Thực phẩm chống tai biến mạch mãu não

Những ngày lạnh sắp đến, thời tiết rét đậm rét hại kèm theo ăn uống không phù hợp làm tăng nhiều trường nên đã làm tăng nhanh bệnh nhân tai biến mạch máu não. Dưới đây xin giới thiệu một số thực phẩm tốt để phòng tai biến.

Những thực phẩm tốt để phòng tai biến mạch máu não


Chuối và các loại rau quả giàu kali
:

Giá trị dinh dưỡng của chuối khá phong phú. Cứ 100g thịt chuối chứa 1,2g protein, 0,5g mỡ, 19,5g hydrat, 0,9g xơ, 9mg canxi, 31mg phốt pho, 0,6mg sắt và các vitamin B,C,E.

Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa kali làm giảm huyết áp, có tác dụng khống chế lượng natri gây tăng huyết áp, làm tổn hại mạch máu.

Nước ép cần tây:

Dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế thêm một chút mật o­ng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.

Cà chua:

Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P. Nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1 - 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

Sữa đậu nành:

Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Bạn nên dùng mỗi ngày 1 cốc.

Nguyên tắc ăn uống cho người tai biến mạch máu não hoặc dự phòng là thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa.

Cần phân bố đều 3 - 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn.

Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến, hạn chế các chế phẩm ăn sẵn và từ động vật.

Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém.
 

Chế độ ăn phòng bệnh tai biến mạch máu não


Tai biến mạch máu não còn được biết đến với tên khác là Đột quỵ não. Đây là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị ngưng trệ một cách đột ngột. Tai biến mạch máu não gồm có hai loại: Loại tắc mạch gây nhồi máu não, và loại vỡ mạch gây chảy máu não. Dù thuộc loại nào cũng rất nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số những bệnh thần kinh hiện nay.
Để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não thì chế độ ăn có vai trò quan trọng.

Để phòng bệnh tai biến mạch máu não thì một chế độ ăn giúp loãng máu là cần thiết.

Các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ.

Các loại trái cây giàu kali, vitamin C như: chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ.

Ngũ cốc nguyên hạt: như các loại đậu, hạnh nhân có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn.

Các chất béo bão hòa như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông.

Thực phẩm không nên dùng cho người tai biến mạch máu não.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin K thường được tìm thấy nhiều trong gan và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi không tốt cho người đột quỵ.

Muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao: giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao.

Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật,...

Bên cạnh đó, nên dùng sản phẩm nguồn gốc thảo dược có tác dụng trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não, làm tan các cục máu đông để phòng ngừa tai biến mạch máu não. Sản phẩm được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn đó là thực phẩm chức năng Minh Não Vương. Minh Não Vương bao gồm các thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên bệnh nhân dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng Minh Não Vương ngày 4 viên chia 2 lần uống trước bữa ăn 30 phút sẽ giúp phòng ngừa tai biến hiệu quả.


Tham khảo thêm cách phòng chống bệnh tim và tai biến ở người già

Để tránh xảy ra đột quỵ ở người già do tai biến, cần thực hiện tốt chế độ sinh hoạt đều đặn: Không thuốc lá, không uống rượu, bia, hạn chế ăn mỡ động vật và ăn nhiều rau, củ, quả, duy trì tập thể dục.

Tai biến mạch máu não

Là  bệnh xảy ra khi tình trạng cung cấp máu cho một bộ phận não bị đột ngột ngừng.

Có hai loại tai biến mạch máu não: đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ chảy máu não. Bệnh thường xảy ra trong những hoàn cảnh sau: trong hoặc sau khi uống rượu, bia; thay đổi thời tiết, khí hậu; căng thẳng tinh thần hoặc thể lực; tắm nóng hoặc lạnh; thời gian khi đêm về sáng.

Người cao tuổi đã có tiền sử các bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, mỡ máu tăng cao, một số bệnh tim (bệnh hẹp van 2 lá, rung nhĩ…), rối loạn chức năng đông máu, béo phì… rất dễ bị đột quỵ não.

Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ giảm bớt nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch. Nên dùng sản phẩm sữa có bổ sung dưỡng chất Mufa và Pufa để hỗ trợ sức khỏe hệ tim mạch và phòng chống tai biến.

Cần nghĩ đến đột quỵ não khi người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng sau: đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt, cảm giác nặng tay chân, không hoặc khó nâng lên được, có cảm giác như “tay chân của người khác”, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa; đột ngột mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt; đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động; đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.

Trong gia đình có người thân xảy ra đột quỵ cần phải làm các việc như sau: đỡ bệnh nhân để họ không bị ngã; nếu bệnh nhân còn tỉnh cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất; nếu bệnh nhân hôn mê cần phải cho bệnh nhân nằm nghiêng, lau đờm dãi và xem tình trạng thở như thế nào. Không bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này vô tình có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Không cho bệnh nhân ăn, uống và đề phòng nôn, gây trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm. Phải gọi xe cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Để tránh xảy ra đột quỵ não cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như: điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, bệnh van tim... bằng cách thực hiện tốt việc uống thuốc đều đặn. Không thuốc lá, không uống rượu, bia, hạn chế ăn mỡ động vật. Ăn nhiều rau, củ, quả, duy trì tập thể dục, tránh thay đổi đột ngột về tư thế, giữ ấm cơ thể...

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử một vùng tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim. Nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim là do vữa xơ động mạch vành. Mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần gây tắc mạch. Những người có các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim bẩm sinh… hoặc những người béo phì, hút thuốc lá nhiều năm, nghiện rượu, bị stress, trong gia đình có người bị nhồi máu cơ tim… cũng dễ mắc bệnh này trước độ tuổi này, estrogen sẽ đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ tim, khi lượng chất này bị giảm đi vai trò bảo vệ cũng không còn nữa.
Hãy nghĩ đến việc tạo ra các dưỡng chất thay thế estrogen bằng cách ăn những thức ăn có lợi cho hệ tim bao gồm chất béo có lợi, hoa quả tươi, rau xanh, thực phẩm có nhiều chất xơ, protein ít béo có trong cá và đậu nành. Ít ai biết được có một phương pháp đơn giản và hiệu quả không kém là việc thêm 2 ly sữa Geego Sure mỗi ngày vào khẩu phần ăn sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Hỗn hợp chất béo PUMA và MUFA giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hạ huyết áp và bớt triệu trứng trầm cảm, nhồi máu cơ tim ở người già.

Nhồi máu cơ tim là bệnh cần phải cấp cứu khẩn cấp. Nếu thấy biểu hiện của bệnh như trên cần gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.




Tai biến mạch máu não
Cách chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Thực phẩm tốt cho người sau tai biến
Bài thuốc cho người bị di chứng tai biến mạch máu não


(ST)