Thực phẩm chống táo bón cho trẻ em

Táo bón ở trẻ em là 1 vấn đề nam giải cho các bậc cha mẹ. Sau đây là một vài thực phẩm giúp chống táo bón cho trẻ em!

Trẻ táo bón nên ăn gì ?


Sai lầm trong ăn uống gây nên táo bón

Ở trẻ em thường có sở thích ăn các món chiên rán và ngại ăn rau nên các bữa ăn của trẻ rất nhiều chất béo mà lại thiếu hụt chất xơ. Chất béo còn đến từ các loại sữa nguyên kem, các thực phẩm chế biến từ sữa mà trẻ dùng hàng ngày.

Sau đây là vài mẹo đơn giản và dễ dàng áp dụng cho trẻ để giải quyết vấn đề này

Chuyển loại sữa trẻ đang dùng từ loại nguyên kem sang sữa ít béo hoặc sữa đậu nành cũng rất tốt ( chỉ áp dụng với trẻ từ 2 tuổi trở lên).

Lượng sữa trẻ tiêu thụ mỗi ngày khoảng 16 ounces sữa là đủ, kể cả các thực phẩm khác chế biến từ sữa.

Tăng lượng chất xơ vào khẩu phần ăn bằng các món ngũ cốc nguyên cám, bơ, đu đủ, mận khô, bông cải xanh … Các loại trái cây có thể ăn nguyên vỏ như táo, nho, đào sẽ làm đa dạng bữa ăn của bé hơn (lưu ý nhớ rửa sạch trước khi ăn). Lượng chất xơ cần 10-25gr/ngày nếu trẻ đang bị táo bón.

Trẻ có thể ăn cả vỏ trái cây để tăng lượng chất xơ

Tăng cường uống nước trong ngày, nước lọc lẫn các nước ép táo, lê, hay dứa đều tốt. Các loại trái cây có hàm lượng nước cao cũng không nên bỏ qua như dưa hấu và dưa lưới.

Các loại rau nên được chế biến nhiều cách khác nhau để trẻ hứng thú khi ăn như trộn dầu giấm, nấu súp …

Nên chọn mua các loại thực phẩm với dòng chữ “bổ sung chất xơ” trên bao bì.

Cân nhắc dùng thuốc nhuận tràng làm mềm phân bằng đường hậu môn hay thuốc nhuận tràng đường uống. Polyethylene glycol là loại thường được dùng nhất vì không mùi khó chịu, hiệu quả và dễ dung nạp đối với trẻ em. Pha gói bột vào nước và uống theo liều lượng. Lưu ý uống nhiều nước để có hiệu quả tốt.

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh 2 lần trong ngày, tốt nhất là sau bữa ăn. Đừng ép buộc trẻ mà nên khuyến khích trẻ để dần hình thành thói quen.


Thực đơn hoàn hảo cho bé bị táo bón



Táo bón lâu ngày sẽ sẽ gây tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng, chán ăn. Do đó, cần giúp bé cải thiện ngay tình trạng táo bón bằng cách:

Về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ thường xuyên bị táo bón  như sau:

- Bữa sáng: Có thể chọn một trong những món cho bé như bánh mỳ, sữa (hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml; phở bò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g); hoặc: cháo gà (1 bát ăn cơm), 1 quả quýt ngọt; hoặc: cháo thịt lợn (thịt heo) 1 bát ăn cơm; 1 quả chuối…

- Bữa trưa: Là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, nên cho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau… Lượng chất dinh dưỡng cần thiết của bữa trưa chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày của trẻ. Các dưỡng chất cho bữa chiều chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của bé. Các bà mẹ có thể cho trẻ uống những loại như sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả…

- Bữa tối: Nên cho trẻ ăn hơi nhạt, ví dụ như cơm nát, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng trong bữa tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và làm cho trẻ ngủ không ngon.

Ở giai đoạn từ 3 tuổi, trẻ đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn.

Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất 1 bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào sau giấc ngủ trưa. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh hoạt ở trường…

Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để bé có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần!

Chúc bé hay ăn chóng lớn!


Tham khảo thêm bí kíp giúp mẹ đánh bay chứng táo bón ở trẻ

 

Táo bón là bệnh thường gặp ở con trẻ, nhưng cách chữa trị đơn giản mà hiệu quả thì lại là "ẩn số" với nhiều mẹ

Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to. Táo bón khiến trẻ chướng bụng, biếng ăn, khó chịu và quấy khóc, táo bón lâu ngày còn gây sa trực tràng, trĩ,... làm trẻ rất đau đớn và suy kiệt sức khỏe.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng Táo bón ở trẻ: do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ còn non yếu nên hay mắc bệnh; do thói quen chăm con không đúng cách; do mẹ bị táo bón vì ăn ít chất xơ; do mẹ chọn sữa không thích hợp với trẻ hoặc do mải chơi, trẻ nhịn đại tiện thường xuyên...
 
Trong giai đoạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, nếu mẹ bị táo bón thì phải điều trị táo bón cho mẹ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước...

Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, 3-4 lần/ngày giữa 2 bữa để kích thích tăng nhu động ruột.


Massage vùng bụng cho bé là một cách hiệu quả để giảm và phòng ngừa táo bón. Phương pháp này có thể thực hiện khi bé mặc quần áo, nhưng hiệu quả hơn nếu để bé cởi trần.

Mẹ phải đợi tối thiểu là một giờ sau khi trẻ ăn mới massage cho bé nhé. Khi thực hiện, đặt bé nằm ngửa với bàn chân hướng sát về phía bạn.



Mẹ nên tập cho trẻ đại tiện đúng giờ, chọn thời gian lúc trẻ không vội vã, nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng. Tránh để trẻ ngồi bô hoặc ngồi bồn cầu quá lâu.

Việc phải thụt hậu môn là bất đắc dĩ và không nên làm sẽ gây phản xạ không tốt cho bé, tuy nhiên cũng là cần thiết để giải quyết táo bón cho bé.



Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Phương pháp chữa bệnh táo bón ở trẻ em chuẩn nhất
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi
Cách chữa bệnh táo bón ở người lớn tốt nhất
Các món ăn trị bệnh táo bón



(ST)