Thực phẩm tốt cho người chạy thận
Cách chăm sóc mèo mẹ sinh con đúng cách
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm kịp thời bằng cách đơn giản
Mẹo vặt để sinh con trai - bí kíp cực hay cho các cặp vợ chồng
Phụ nữ mang thai những tháng cuối thường được các mẹ, các chị từng trải qua cơn đau đẻ miêu tả quá trình vượt cạn của mình đều phải "lắc đầu lè lưỡi" , đúng là không đau gì hơn đau đẻ nhưng với một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua thời khắc "đau đớn" dễ dàng bằng những thực phẩm vô cùng dễ tìm
1. Dứa
Trong dứa tươi có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Chính vì điều này mà việc các mẹ bầu ăn dứa hoặc uống nước ép dứa tươi được biết đến như là một liều thuốc tự nhiên để giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Liều thuốc này đặc biệt cần thiết với những mẹ bầu đã quá ngày sinh nở.
Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn dứa trong 1 vài tuần cuối thai kỳ, còn trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu không nên uống nhiều nước dứa bởi vì chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung có thể dẫn tới tiêu chảy rất khó chịu cho các phụ nữ mang thai.
Nước dứa giúp cổ tử cung mở nhanh hơn (Hình minh họa)
2. Chè vừng đen
Vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic. Ngoài ra hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt.
Vừng đen đem nấu với sắn dây thành món chè vừa dễ ăn lại vừa thơm ngon. Mẹ bầu có thể ăn hàng sáng hoặc 3 lần/tuần, nhưng chú ý chỉ nên bắt đầu ăn từ tuần thai thứ 34-35 nhé. Mỗi lần các mẹ chỉ cần ăn 1 bát ăn cơm là đủ.
Chè vừng đen giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng (ảnh minh họa)
3. Nước lá tía tô
Nước lá tía tô có công dụng làm mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý chỉ uống khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thôi nhé. Nhớ là nước tía tô càng đặc càng tốt nhé. Sau đó để nguội một chút rồi cho vào bình thủy uống liên tục khoảng tầm 0.5-1 lít.
4. Ăn rau húng quế
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể thêm loại rau thơm này vào bữa ăn hàng ngày. Rau húng quế cũng có tác dụng giúp bà bầu những tuần cuối dễ dàng sinh nở hơn, thời gian chuyển dạ được rút ngắn lại giúp mẹ bầu vượt qua “hành trình đau đớn” một cách nhanh chóng.
5. Cà tím
Cũng như rau húng quế, mẹ bầu nên chịu khó thêm cà tím vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình nhé. Theo kinh nghiệm dân gian, cà tím có tác dụng làm co giãn cổ tử cung, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý chỉ nên ăn cà tím vào những tuần cuối của thai kỳ thôi.
Cà tím giúp co giãn cổ tử cung, giúp việc sinh nở thuận tiện (ảnh minh họa)
6. Uống trà cam thảo
Mẹ bầu đã biết chưa, uống trà cam thảo thường xuyên ở những tuần cuối thai kỳ có thể hỗ trợ việc gây ra những cơn co thắt giúp quá trình lâm bồn được dễ dàng hơn đấy.
Cơn co thắt đến sớm, đến nhanh thúc đẩy quá trình chuyển dạ, sinh con diễn ra nhanh hơn giúp mẹ bầu sớm được gặp bé yêu của mình.
7. Nước dừa nóng
Khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thì lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong rồi lấy ống hút uống hết chỗ nước dừa ấy ngay khi còn nóng.
Sau đó mẹ bầu nên ăn thêm trứng luộc sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn. Quá trình sinh sớm hoàn tất, lúc ấy mẹ bầu sẽ không phải chịu những cơn đau đẻ kéo dài hành hạ nữa rồi.
Nước dừa nóng giúp mẹ bầu dễ vượt can (ảnh minh họa)
8.Rau lang luộc
Rau lang không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, là “kẻ thù” của táo bón và trĩ mà còn có tác dụng giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. Ăn rau lang luộc thường xuyên trong những tuần cuối thai kỳ cho đến khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn và giảm thời gian đau đẻ.
Ngoài ra, sau khi sinh xong, ăn rau lang còn giúp sản phụ có nhiều sữa cho bé yêu bú nữa đấy. Các mẹ cùng thử xem sao nhé.
Ngoài những mẹo nhỏ thông qua việc ăn uống như đã nêu ở trên, mẹ bầu nên kết hợp với những hoạt động sau:
9. Massage
Hãy tìm cho mình một chuyên gia massage chuyên nghiệp và thực hành thường xuyên trong những tháng cuối thai kỳ. Massage đúng cách cũng giúp quá trình chuyển dạ nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.
Nếu việc tìm chuyên gia massage chuyên nghiệp gây khó khăn, các mẹ có thể đến các trung tâm massage một vài buổi để học hỏi kỹ thuật massage đúng cách. Hãy biến mình và chồng yêu thành những chuyên gia massage hàng đầu trong gia đình nhé.
10. Kích thích ‘nhũ hoa’
Kích thích nhũ hoa tạo ra những cơn co thắt mạnh và chị em bầu sẽ dễ dàng sinh nở hơn. Đây là phương cách phổ biến và hữu hiệu trong quá trình lâm bồn mà các chị em nên áp dụng.
11. Tạo cực khoái
Dù bất cứ hành động nào có thể tạo ra cực khoái cho chị em đều được khuyến khích thực hiện khi bà bầu đã lên bàn sinh nở. Cực khoái sẽ giúp quá trình lâm bồn dễ dàng hơn rất nhiều.
12. Đi bộ
Việc di chuyển khi bắt đầu có những cơn đau đẻ sẽ khiến thai nhi dễ dàng “rơi” vào vị trí sinh nở. Đây cũng là cách phổ biến nhất mà mẹ bầu bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ khoa sản khi bắt đầu trở dạ đấy.
Vận động nhẹ nhàng giúp mẹ bầu dễ dàng sinh thường (ảnh minh họa)
Những điều không ai nói cho bạn biết khi vượt cạn
Bị “xì hơi” thành tiếng, thậm chí bạn có thể đại tiện ngay trên bàn đẻ và vô số những điều không ngờ khác đều có thể xảy ra lúc vượt cạn.
Có thai là một niềm vui lớn đối với tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với người làm mẹ. Bạn mang thai và bạn đã tìm hiểu rất nhiều điều về quá trình mang thai, thời điểm vượt cạn cũng như cách nuôi dạy con. Tuy nhiên vượt cạn đối với mỗi người là thời khắc đặc biệt quan trọng và có nhiều điều về nó mà có thể bạn chưa từng nghe nói ở bất cứ trang web hay cuốn sách nào. Hãy điểm qua một số bất ngờ bạn có thể gặp phải sau đây trong quá trình sinh con nhé!
1. Bạn có thể bị nôn ọe
2. Bạn có thể thấy ớn lạnh và run rẩy
Khoảng gần 50% phụ nữ phàn nàn rằng họ run rẩy và răng va vào nhau lập cập trong quá trình sinh đẻ. Trên thực tế, rõ ràng bạn không hề bị lạnh, thậm chí nhiệt độ cơ thể bạn còn tăng hơn mức bình thường khoảng 1-2 độ khiến bạn bị nóng và đổ mồ hôi. Vậy điều gì khiến bạn bị như vậy? Nhiều nhà khoa học giải thích rằng trong quá trình chuyển dạ, một ít máu từ em bé sẽ bị truyền vào cơ thể người mẹ, và nếu 2 loại máu không tương thích (ví dụ máu của bạn nhóm A và máu của em bé nhóm B) thì sẽ dẫn đến việc mẹ bị ớn lạnh và run rẩy.
3. “Xì hơi” và những điều không hề mong đợi
Có những bà mẹ thấy thật xấu hổ khi trung tiện hay thậm chí đại tiện ngay trên bàn đẻ. Bạn cần hiểu rằng chuyện đó là vô cùng bình thường và không có gì phải xấu hổ. Khi một đứa trẻ sắp ra khỏi cơ thể mẹ qua ống sinh, không khí trong hậu môn sẽ bị ép hết ra ngoài. Điều này sẽ càng có khả năng xảy ra cao hơn nếu bạn dùng thuốc gây tê bởi thuốc gây tê sẽ làm tê liệt cơ thắt hậu môn. Ngoài ra, khi đầu em bé chuẩn bị chui ra ngoài, trực tràng của bạn cũng sẽ bị san phẳng và mọi thứ có trong đó sẽ bị đẩy ra ngoài, đó chính là lý do bạn hoàn toàn có thể sẽ đi đại tiện ngay trên bàn đẻ - điều này có nghĩa là cơ thể của bạn đang thực hiện đúng các chức năng của nó nên bạn không có gì phải lo lắng nhé!
4. Bạn hành động như bị mất hết lý trí
Trong quá trình chuyển dạ - đặc biệt nếu không được dùng thuốc giảm đau – bạn có thể sẽ la hét, khóc và thậm chí chửi thề cả chồng lẫn bác sỹ. Một số người thậm chí thấy khó chịu đến mức đã cởi hết quần áo và sinh con trong tình trạng khỏa thân. Tất cả những phản ứng này đều rất phổ biến và chúng chỉ đơn giản là sự phản ứng của cơ thể bạn với sự đau đớn và kiệt sức. Ngoài ra các phản ứng bất thường này cũng có thể là nguyên nhân của việc thay đổi hormone; bởi quá trình chuyển dạ gây ra sự thay đổi lớn về mức độ estrogen và progesterone. Tuy nhiên nếu không muốn chuyện này xảy ra, hãy chuẩn bị tinh thần cho mình thật kỹ nhé! Các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đã học qua các lớp học tiền sản có xu hướng bình tĩnh hơn so với những người không qua học các lớp học này.
5. Bạn quên hết mọi thứ đã học
6. Bất ngờ khi nhìn thấy con lần đầu
Bạn xem trên phim và thấy phản ứng đầu tiên của các bà mẹ là sự vỡ òa sung sướng. Thực tế có thể có đôi chút khác biệt. Bạn vừa trải qua một quá trình sinh nở đầy mệt mỏi và cần thời gian để cơ thể cũng như tâm lý được phục hồi. Nếu có thể, hãy cố gắng cho con bú rồi sau đó đưa con cho y tá chăm sóc để bạn được nghỉ ngơi. Nhiều mẹ chia sẻ rằng lần đầu tiên nhìn thấy con họ cảm thấy đầu óc trống rỗng và không có chút cảm xúc nào, tuy nhiên sau khi được nghỉ ngơi và nhìn thấy con lần thứ hai họ mới cảm thấy niềm sung sướng và tự hào đến phát khóc lên được!
7. Chồng có nên vượt cạn cùng bạn hay không?
Với tâm lý vượt cạn là một trong những thời điểm khó khăn và đau đớn nhất trong cuộc đời, nhiều phụ nữ muốn chồng ở bên mình trong lúc này. Và ở trên phim, điều đó có vẻ thật lãng mạn. Tuy nhiên thực tế có lẽ lại khác hoàn toàn. Tiếng bíp bíp của máy móc, sự đau đớn của người bạn đời và sự có mặt của các bác sỹ có thể làm cho anh ấy cảm thấy căng thẳng tột cùng, và điều đó sẽ càng gây khó khăn hơn cho quá trình sinh con của bạn. Có những anh chồng thậm chí đã ngất xỉu khi thấy vợ sinh con do quá căng thẳng. Bởi vậy nếu thấy bác sỹ mời chồng bạn ra ngoài, bạn không nên níu giữ anh ấy lại. Tốt nhất bạn nên đề nghị sự việc này với mẹ, mẹ chồng hoặc một thành viên nữ thân thiết trong gia đình – một người đã có kinh nghiệm về việc sinh đẻ để có thể động viên và giúp đỡ bạn tốt hơn.
Một vài bí kíp giúp bà bầu khỏi lo sinh khó
Tình trạng khó sinh ngày càng phổ biến đối với các bà bầu. Có những người khổ sở vật vã với những cơn đau đẻ đến 1-2 ngày mà vẫn không thể sinh được. Nỗi ám ảnh về việc sinh nở khiến nhiều chị em không dám sinh thêm con.
Dưới đây là một số bí kíp của các mẹ về việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ và sinh nở. Xin chia sẻ cùng chị em.
Quan hệ tình dục
Chị Mai ở Thanh Xuân mẹ của cu Tít và bé Na tâm sự, lần đầu sinh cu Tít chị đau đẻ mất 2 ngày. Những cơn co thắt khiến chị đau như “chết đi sống lại” vậy. Chị sợ đến nỗi câu đầu tiên chị nói với chồng sau khi sinh con ra là “Tôi thề sẽ không bao giờ đẻ nữa”. Thế nhưng, khi cu Tít được 4 tuổi, gia đình 2 bên động viên, rồi hối thúc bắt chị phải sinh thêm 1 đứa nữa cho cu Tít có anh có em. Chị đành phải nghe theo. Rút kinh nghiệm lần trước chị đi tìm hiểu cách giúp chuyển dạ nhanh. Chị được mấy chị cùng cơ quan mách cho cách thường xuyên làm chuyện ấy với chồng từ tuần 40 của thai kỳ . Trong tinh dịch nam giới có chứa chất prostaglandin có tác dụng giãn cổ tử cung khiến chuyển dạ tự nhiên và những “chuyển động” khi quan hệ sẽ giúp tử cung mở ra nhanh hơn. Giờ bé Na được gần 1 tuổi rồi, chị tếu táo “chả biết nhờ chuyện “ấy” hay cái gì mà vừa có dấu hiệu sinh mình vào luôn bệnh viện. Chỉ 1 giờ sau là sinh được liền. Nhanh chóng, dễ dàng lắm.”
Tuy nhiên theo các chuyên gia không quan hệ tình dục khi bà bầu bị rỉ nước ối vì gây nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm tử cung.
Ăn dứa
Còn với mẹ Mít, từng chứng kiến cảnh chị dâu đau đớn vật vã cả ngày mới sinh được, chị vô cùng sợ hãi. Đến lượt mình, trong 2 tháng cuối thai kỳ chị đã lên mạng tìm hiểu thông tin làm thế nào để dễ sinh và đã tìm ra phương án ăn dứa thường xuyên trong một vài tuần cuối của thai kỳ.
Trong dứa có chứa nhiều enzyme bromelain có tác dụng làm mềm cổ tử cung và đẩy nhanh tốc độ mở của cổ tử cung giúp tử cụng mở ra nhanh hơn. Cũng giống như mẹ cu Tít, mẹ Mít chỉ mất 2 tiếng đồng hồ là đã sinh được cô Mít xinh xắn, bụ bẫm.
Có rất nhiều cách giúp mẹ bầu dễ dàng sinh nở hơn. (ảnh minh họa)
Thường xuyên đi bộ
Trường hợp của chị Ngân ở Hoàng Mai, chị cho biết trong suốt quá trình mang thai tối nào chị cũng phải kéo ông xã đi bộ quanh hồ Đền Lừ. Chị cho biết: “Khi mang thai qua tìm hiểu mình biết rằng bà bầu nên thường xuyên vận động thì việc sinh nở mới dễ dàng. Mình nghĩ điều này đúng quá. Ngày xưa nghe bà nội mình kể sinh tận 5, 6 người con mà ai cũng “chui” ra “tòn tòn”. Chả thấy ai bị khó sinh. Có người còn suýt bị đẻ rơi khi cụ đi làm ruộng. Các cụ khi mang thai thường xuyên vận động nên sinh nở rất dễ. Mình chọn phương pháp đi bộ vì nó dễ thực hiện mà lại an toàn”. Không những thế, theo các nhà khoa học đi bộ còn có tác dụng giúp đầu thai nhi đặt đúng vị trí ở cổ tử cung trước khi sinh nở . Ngoài ra, đi bộ còn giúp chị em lấy lại vóc dáng dễ dàng sau sinh.
Xoa bóp
Chị Hồng, nhân viên văn phòng chia sẻ kinh nghiệm, trước ngày dự sinh 10 ngày, chị thường nhờ chồng massage vùng đáy xương chậu. Qua tìm hiểu chị biết được rằng việc xoa bóp có thể giúp sản sinh hoc môn oxytocin, một loại hóc môn làm co thắt dạ con giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Ngoài ra, xoa bóp còn giúp bà bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi những ngày trước khi sinh. Nhờ vậy, chị sinh con khá dễ dàng mà không cần phải rạch âm hộ.
Dầu thầu dầu
Với mẹ Bi, dầu thầu dầu (hay có tên gọi khác là dầu Hải Ly) là một vị thuốc “cứu tinh” trong suốt thời kỳ mang thai. Mẹ tâm sự khi mang thai bé Bi, mẹ thường bị táo bón, mỗi lần như vậy mẹ thường sử dụng dầu thầu dầu. Không những thế, trước ngày “vượt cạn”, mỗi khi uống nước cam mẹ thường cho một vài giọt thầu dầu vào, vừa ngon miệng, vừa giúp tiêu hóa tốt mà loại dầu này còn có tác dụng kích thích sự co bóp cổ tử cung giúp sinh nở dễ hơn.
Giờ thì cu Bi đã được 2 tháng tuổi rồi. Mẹ cu Bi vẫn tin tưởng sử dụng loại thực phẩm này.
Trên đây là một số kinh nghiệm của một số chị em từng trải qua giai đoạn sinh nở. Dẫu biết, thời gian chuyển dạ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người nhưng biết đâu khi áp dụng những biện pháp trên lại giúp chị em có một quá trình vượt cạn nhanh chóng và thành công.
Ăn gì để sinh con trai theo ý muốn
Ngày rụng trứng sinh con trai
Sinh con trong nước những điều cần biết
Làm thế nào để sinh con trai?
12 điều cấm kị khi sản phụ sinh con
(ST)