Thực phẩm giúp dễ sinh khi chuyển dạ



Những thực phẩm vừa giúp bổ sung dinh dưỡng vừa có tác dụng làm cho chị em phụ nữ dễ dàng vượt cạn, bỏ túi những mẹo nhỏ này mẹ bầu nhé.



Phụ nữ mang thai những tháng cuối thường được các mẹ, các chị từng trải qua cơn đau đẻ miêu tả quá trình vượt cạn của mình đều phải "lắc đầu lè lưỡi" , đúng là không đau gì hơn đau đẻ nhưng với một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua thời khắc "đau đớn" dễ dàng bằng những thực phẩm vô cùng dễ tìm

1. Dứa 

Trong dứa tươi có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Chính vì điều này mà việc các mẹ bầu ăn dứa hoặc uống nước ép dứa tươi được biết đến như là một liều thuốc tự nhiên để giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Liều thuốc này đặc biệt cần thiết với những mẹ bầu đã quá ngày sinh nở. 

Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn dứa trong 1 vài tuần cuối thai kỳ, còn trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu không nên uống nhiều nước dứa bởi vì chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung có thể dẫn tới tiêu chảy rất khó chịu cho các phụ nữ mang thai. 

Nước dứa giúp cổ tử cung mở nhanh hơn (Hình minh họa)

2.  Chè vừng đen

Vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic. Ngoài ra hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt.

Vừng đen đem nấu với sắn dây thành món chè vừa dễ ăn lại vừa thơm ngon. Mẹ bầu có thể ăn hàng sáng hoặc 3 lần/tuần, nhưng chú ý chỉ nên bắt đầu ăn từ tuần thai thứ 34-35 nhé. Mỗi lần các mẹ chỉ cần ăn 1 bát ăn cơm là đủ.

Chè vừng đen giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng (ảnh minh họa)

3. Nước lá tía tô

Nước lá tía tô có công dụng làm mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý chỉ uống khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thôi nhé. Nhớ là nước tía tô càng đặc càng tốt nhé. Sau đó để nguội một chút rồi cho vào bình thủy uống liên tục khoảng tầm 0.5-1 lít.

4. Ăn rau húng quế

Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể thêm loại rau thơm này vào bữa ăn hàng ngày. Rau húng quế cũng có tác dụng giúp bà bầu những tuần cuối dễ dàng sinh nở hơn, thời gian chuyển dạ được rút ngắn lại giúp mẹ bầu vượt qua “hành trình đau đớn” một cách nhanh chóng.

5.  Cà tím

Cũng như rau húng quế, mẹ bầu nên chịu khó thêm cà tím vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình nhé. Theo kinh nghiệm dân gian, cà tím có tác dụng làm co giãn cổ tử cung, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý chỉ nên ăn cà tím vào những tuần cuối của thai kỳ thôi.

Cà tím giúp co giãn cổ tử cung, giúp việc sinh nở thuận tiện (ảnh minh họa)

6. Uống trà cam thảo

Mẹ bầu đã biết chưa, uống trà cam thảo thường xuyên ở những tuần cuối thai kỳ có thể hỗ trợ việc gây ra những cơn co thắt giúp quá trình lâm bồn được dễ dàng hơn đấy.

Cơn co thắt đến sớm, đến nhanh thúc đẩy quá trình chuyển dạ, sinh con diễn ra nhanh hơn giúp mẹ bầu sớm được gặp bé yêu của mình.

7. Nước dừa nóng

Khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thì lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong rồi lấy ống hút uống hết chỗ nước dừa ấy ngay khi còn nóng.

Sau đó mẹ bầu nên ăn thêm trứng luộc sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn. Quá trình sinh sớm hoàn tất, lúc ấy mẹ bầu sẽ không phải chịu những cơn đau đẻ kéo dài hành hạ nữa rồi.

Nước dừa nóng giúp mẹ bầu dễ vượt can (ảnh minh họa)

8.Rau lang luộc

Rau lang không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, là “kẻ thù” của táo bón và trĩ mà còn có tác dụng giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. Ăn rau lang luộc thường xuyên trong những tuần cuối thai kỳ cho đến khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn và giảm thời gian đau đẻ.

Ngoài ra, sau khi sinh xong, ăn rau lang còn giúp sản phụ có nhiều sữa cho bé yêu bú nữa đấy. Các mẹ cùng thử xem sao nhé.

Ngoài những mẹo nhỏ thông qua việc ăn uống như đã nêu ở trên, mẹ bầu nên kết hợp với những hoạt động sau:

9. Massage

Hãy tìm cho mình một chuyên gia massage chuyên nghiệp và thực hành thường xuyên trong những tháng cuối thai kỳ. Massage đúng cách cũng giúp quá trình chuyển dạ nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.

Nếu việc tìm chuyên gia massage chuyên nghiệp gây khó khăn, các mẹ có thể đến các trung tâm massage một vài buổi để học hỏi kỹ thuật massage đúng cách. Hãy biến mình và chồng yêu thành những chuyên gia massage hàng đầu trong gia đình nhé.

10. Kích thích ‘nhũ hoa’

Kích thích nhũ hoa tạo ra những cơn co thắt mạnh và chị em bầu sẽ dễ dàng sinh nở hơn. Đây là phương cách phổ biến và hữu hiệu trong quá trình lâm bồn mà các chị em nên áp dụng.

11. Tạo cực khoái

Dù bất cứ hành động nào có thể tạo ra cực khoái cho chị em đều được khuyến khích thực hiện khi bà bầu đã lên bàn sinh nở. Cực khoái sẽ giúp quá trình lâm bồn dễ dàng hơn rất nhiều.

12. Đi bộ

Việc di chuyển khi bắt đầu có những cơn đau đẻ sẽ khiến thai nhi dễ dàng “rơi” vào vị trí sinh nở. Đây cũng là cách phổ biến nhất mà mẹ bầu bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ khoa sản khi bắt đầu trở dạ đấy.

Vận động nhẹ nhàng giúp mẹ bầu dễ dàng sinh thường (ảnh minh họa)



11 cách giúp bà bầu sinh thường dễ dàng hơn

Để có một ca sinh nở tự nhiên thành công, bạn cần phải lên kế hoạch rõ ràng để phản ứng với tất cả những vấn đề khi lâm bồn. Để sinh thường thành công, hãy lên kế hoạch một cách cụ thể và tỉ mỉ để bạn có đủ tự tin bình tĩnh đối mặt với tất cả các vấn đề có thể nảy sinh khi lâm bồn. Dưới đây là 11 cách giúp bà bầu sinh thường dễ dàng hơn.

Thư giãn giúp bà bầu sinh thường dễ dàng

Thư giãn là cách tốt giúp cho việc sinh nở được dễ dàng, hãy tập các bài tập thở để giúp thả lỏng cơ thể và đầu óc hoàn toàn thư giãn. Tập thở trước khi sinh để không phải bỡ ngỡ khi cơn đau đẻ bắt đầu. Đừng quá căng thẳng để khiến bản thân cảm thấy áp lực, hãy nhẹ nhàng đón nhận thời khắc chuyển dạ. Mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp cả thôi.
Massa

Hình ảnh minh họa

Massage thường xuyên giúp bà bầu cảm thấy thư giãn, cơ thể điều hòa hơn. Bạn nên nhờ ông xã massage hoặc tham gia các lớp học massage để nắm được các điểm nhạy cảm trên cơ thể. Khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ, các bác sỹ cần kích thích lên những điểm nhạy cảm trên cơ thể để giúp bạn dễ dàng sinh nở. Bạn có thể dùng dầu ô liu massage vùng đáy xương chậu trong giai đoạn cuối sinh nở sẽ giúp quá trình bé chào đời được dễ dàng hơn và các bác sĩ sẽ không cần dùng đến thủ thuật rạch âm hộ.

Thay đổi vị trí ngồi, đứng

Bà bầu nên liên tục thay đổi các vị trí ngồi, đứng khi chuyển dạ. Việc di chuyển thường xuyên như vậy không chỉ giúp các bà mẹ đỡ đau mà còn sinh nở được dễ dàng hơn

Thôi miên

Đây là một phương pháp chữa bệnh trong thời gian mang thai có tác dụng hơn cả chữa bệnh bằng thuốc. Kỹ thuật chính của thôi miên là thở sâu có kỹ thuật, tập trung hình ảnh, thư giãn tinh thần. Bạn nên thực hiện phương pháp này với hướng dẫn viên hoặc tập với băng gi âm.

Ngâm mình trong bồn tắm

Khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm chuyên dụng dành cho bà bầu. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, việc ngâm mình trong nước mang lại nhiều lợi ích tích cực như giảm khó chịu và thư giãn cơ bắp.

Uống nước thật nhiều

Nên nhớ, khi chuyển dạ hãy luôn đặt cạnh mình chai nước vì quá trình sinh nở cũng mất sức như bạn đang chạy trên một quãng đường dài. Thường xuyên cung cấp nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi đau đẻ.

Sử dụng những chiếc khăn lạnh hoặc nóng

Lạnh hoặc nóng vào cơ thể giúp làm giãn các cơ và hồi sinh năng lượng trong quá trình chuyển dạ. Hãy đặt những chiếc khăn lạnh hoặc nóng trên lưng, cổ hoặc trán. Khăn cần được để vào tủ lạnh hoặc lò vi sóng trước khi sử dụng.

Luôn có người thân bên cạnh

Hình ảnh minh họa

Một người thân (bạn tốt hoặc mẹ chồng, mẹ đẻ) có kinh nghiệm sinh nở cũng rất tốt khi bạn vào phòng sinh. Bạn sẽ luôn cảm thấy yên tâm vì bên cạnh mình có một người rất hiểu biết và hỗ trợ hết mình giúp bạn có tâm lý và kỹ thuật đẻ tốt nhất có thể. Người ấy sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong việc rặn đẻ, kỹ thuật hít thở, lấy hơi và quan trọng hơn là truyền thêm sức mạnh cho bạn khi lâm bồn.

Không nên đến bệnh viện quá sớm

Đến bệnh viện quá sớm không giải quyết được việc gì, thậm chí còn khiến bạn căng thẳng mệt mỏi hơn vì sự đông đúc, ồn ào và chật chội. Cần nói chuyện trước với bác sĩ trước khi quyết định bất cứ việc gì.

Nữ hộ sinh

Trước khi sinh 1 tháng, bạn nên liên hệ với một bệnh viện uy tín và tìm người hộ sinh, người sẽ hỗ trợ bạn mọi mặt trong quá trình sinh nở. Bạn nên nói chuyện với họ trước để nữ hộ sinh nắm được tình hình hiện tại của bạn.

Đi bộ

Hình ảnh minh họa

Vận động cơ thể bằng cách đi bộ nhiều. Một việc làm đơn giản nhưng lại có tác dụng tích cực trong quá trình sinh nở. Đi bộ khi mới chuyển dạ sẽ giúp bạn thư giãn, điềm tĩnh và làm giảm thời gian sinh nở. Hãy đi dạo cùng chồng tại những nơi yên tĩnh, thoáng mát, không khí trong lành nhé!
 

Để bớt đau khi "vượt cạn"

"Mang nặng" và "đẻ đau" là điều mà bất cứ người mẹ cũng phải trải qua. Sau 9 tháng 10 ngày "mang nặng", chắc hẳn các bà mẹ, nhất là những bà mẹ sinh con đầu lòng, không dưới một lần hoảng sợ khi nghĩ đến giây phút "đẻ đau", cái đau đã được mô tả là "rứt ruột sinh con".

Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn bình tĩnh và biết cách tự giúp mình. Thông thường, khi các cơn co thắt tử cung dữ dội ập đến, điều báo hiệu cho bạn biết là tiến trình chuyển dạ đã bắt đầu, bạn chỉ muốn nằm yên trên giường để nghỉ ngơi. Nhưng đây lại là một sai lầm lớn. Các nhà khoa học đã chứng minh việc đi lại vừa giúp bạn bớt đau đớn, vừa làm cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ (thường kéo dài 10 tiếng) ngắn hơn và kết quả là bạn sẽ sinh con dễ dàng hơn. Tư thế thẳng đứng sẽ tận dụng được sức kéo của trọng lực, làm cho cổ tử cung mở mau hơn, giúp cho máu lưu thông đến nhau cũng như thai nhi dễ dàng hơn và tận dụng tối đa khoảng trống của khung xương chậu làm cho thai nhi lọt ra ngoài dễ dàng hơn. Chính hoạt động đi lại trong quá trình chuyển dạ làm giảm tỷ lệ phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ đối với sản phụ lúc sinh con.

Kỹ thuật thở cũng giúp ích không ít cho những cơn đau đẻ của bạn. Thở nông, chỉ đưa không khí vào phần trên của phổi sẽ giúp ích vào những lúc tử cung co thắt cao điểm. Nhớ rằng cả hít vào và thở ra đều phải thực hiện bằng miệng nhưng bạn đừng thở như thế quá lâu để tránh bị choáng váng. Ngược lại, biện pháp thở sâu: hít vào bằng mũi đến tận cùng đáy phổi và thở ra chậm rãi có tác dụng làm dịu vào lúc đầu và cuối của những cơn co thắt tử cung. Sau giai đoạn đầu của tiến trình chuyển dạ, nhiều người muốn rặn đẻ ngay, dù lúc này cổ tử cung chưa mở hết. Bạn có thể chống lại phản ứng này bằng cách hít vào 2 hơi ngắn rồi thở ra 1 hơi dài. Hãy tập luyện những kỹ thuật thở này trước vì bạn có thể sẽ chẳng nhớ gì trong các cơn đau. Một khi "thời khắc" đã đến, bạn hãy cố gắng bình tĩnh hít vào thật sâu, dồn hơi xuống bụng rồi rặn thật mạnh. Ngoài ra, còn có một số biện pháp tự nhiên có thể giúp giảm đau như xoa bóp, nghe nhạc, châm cứu, tắm nước ấm... Bạn cũng đừng quên phải đi tiểu nhiều để bàng quang không làm vướng lối em bé.

Quyết tâm hạn chế tối đa việc sử dụng các biện pháp can thiệp để giảm đau là một ý nghĩ tích cực vì một số biện pháp có thể mang lại những bất lợi cho sản phụ hoặc em bé. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào quá trình chuyển dạ và khả năng chịu đựng của từng người. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn không thể chịu đựng được nữa và tùy từng trường hợp, họ có thể quyết định sử dụng các biện pháp khác nhau như dùng máy xung điện, hỗn hợp khí và không khí, thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng.

Rõ ràng đã gọi là "rứt ruột sinh con" thì không thể không đau đớn nhưng chắc chắn đó không phải là cái đau không thể chịu nổi. Bằng chứng là hàng tỉ phụ nữ trên hành tinh này đã làm được điều đó một cách hoàn hảo. Thêm vào đó, đây không phải là cái đau vô ích mà mỗi cơn co đều đưa bạn tới gần thiên chức cao cả của người phụ nữ: làm mẹ.



Mẹo vặt khi chuyển dạ để giảm đau, dễ sinh
'Bí kíp vàng' để chuyển dạ dễ dàng
Có nên ăn uống khi chuyển dạ?
Những biến cố nguy hiểm khi chuyển dạ
Thực phẩm giúp chuyển dạ nhanh cho mẹ bầu


(ST)