Thực phẩm giúp mẹ nhiều sữa cho con bú sau sinh


Ngũ cốc, khoai tây, các loại cá, hải sản… là những loại thực phẩm rất tốt cho sữa mẹ.


6 loại thực phẩm giúp mẹ dồi dào sữa nuôi con


1. Ngũ cốc và khoai tây

Ngũ cốc và các loại khoai như khoai tây, khoai lang, khoai lang rất giàu carbonhydrate, cung cấp năng lượng dự trữ cho mẹ bầu. Trong đó, ngũ cốc rất giàu vitamin B, có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ và nâng cao chất lượng của sữa sau khi sinh.

Khoai tây lại chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và có lợi cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể và chuyển hóa thành sữa mẹ.


2. Cá

Trung bình phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cần “sản xuất” ra ít nhất 800ml sữa mỗi ngày. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc cơ thể sản sinh ra sữa nhiều hay ít, chất lượng tốt hay xấu, mà cá lại là nguồn thực phẩm cung cấp protein rất phong phú. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên ăn nhiều cá, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ để chuẩn bị cho việc cơ thể sản sinh ra sữa.

Ngoài ra, cá cũng có thể cung cấp các chất khác như omega-3, các axit béo không bão hòa, axit béo chứa DHA… có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của não trẻ sơ sinh.

3. Rong biển

Ngoài cá biển thì các loại hải sản khác, đặc biệt là tảo biển, rong biển đều giàu i-ốt, kẽm và một số chất dinh dưỡng khác có lợi cho sự phát triển thể chất và hệ thống thần kinh của trẻ.

Ăn hải sản còn giúp giảm nồng độ estrogen trong máu, bảo vệ tuyến vú và kích thích cơ thể tiết sữa trong thời gian nuôi con.



4. Vitamin C

Ngoài việc thúc đẩy sự hấp thu sắt của cơ thể, vitamin C còn có thể ngăn chặn sinh ra một loại hợp chất gây ra bệnh ung thư vú, vì thế nó còn có tác dụng như một “vệ sĩ” tận tụy của tuyến vú, giúp tuyến vú hoạt động bình thường và sản sinh ra sữa mẹ. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây…

5. Rau và trái cây tươi

Rau và trái cây tươi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, pectin, axit hữu cơ và các thành phần khác. Tích cực ăn rau và trái cây tươi giúp phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú tăng cảm giác ngon miệng, giảm tỉ lệ táo bón, thúc đẩy sự tiết sữa và đặc biệt là cải thiện chất lượng sữa.

Bên cạnh đó, các loại rau có lá sẫm màu thường cung cấp nhiều axit folic có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh của thai nhi.


6. Các loại hạt

Các loại hạt rất giàu vitamin E, kali, đồng. axit folic, các axit béo không bão hòa… Trong đó vitamin E có thể điều chỉnh sự bài tiết estrogen, chống oxy hóa trong cơ thể và cải thiện chất lượng sữa mẹ. Mẹ bầu và phụ nữ đang nuôi con nhỏ nên ăn nhiều hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt bí… sẽ tốt cho số lượng và chất lượng sữa mẹ.

Dạy mẹ cách để tạo nhiều sữa cho con bú

Sữa mẹ là thức ăn không thể thay thế cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bà mẹ thường bị mất sữa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều cách để mẹ tạo nhiều sữa hoặc tiết sữa lại. (Tiết sữa lại là khi sữa mẹ giảm đi thì mẹ cần tăng lượng sữa cho con bú hoặc đã ngừng cho con bú nay lại muốn có sữa để cho con bú trở lại)

Những nguyên nhân gây ít sữa thường gặp

  • Mẹ mắc bệnh mãn tính, cấp tính, hoặc bị phẫu thuật lấy thai… khiến cho sức khoẻ suy yếu
  • Mẹ phải dùng các thuốc gây mất sữa như kháng sinh, aspirin …
  • Bé mắc bệnh hay mẹ bị bệnh nên bé không thể bú trong một thời gian khiến lượng sữa tạo ra bị giảm đi.

Lưu ý để phòng và điều trị :

Mẹ cần có niềm tin là mình đủ sữa cho con bú, không nên quá bi quan lo âu mà ảnh hưởng đến tinh thần. Mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần trong khi cho con bú.

Mẹ nên ăn uống đủ chất, ngoài 3 bữa chính nên ăn thêm 2-3 bữa phụ, không nên kiêng cữ quá đáng. Dân gian hay dùng đu đủ hầm với chân giò heo, cháo sữa để tăng tạo sữa. Đây là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho tạo sữa và tạo niềm tin mẹ đủ sữa cho con bú.

Mẹ nên ở gần và bế bé nhiều hơn để có thể cho bé bú ít nhất 10 lần trong ngày và cho bú bất kỳ khi nào bé muốn. Yếu tố tăng tạo sữa quan trọng nhất là cho bé ngậm vú càng nhiều càng tốt.

Đảm bảo bé được bú mẹ ở tư thế đúng và bú thường xuyên, cả ngày lẫn đêm. Nên cho bé bú lâu ở mỗi vú, hết sữa ở vú này mới chuyển sang vú kia.

Trong khi chờ đợi sữa tiết lại hoặc tăng lượng sữa, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa ngoài. Với sữa hộp, mẹ không nên dùng bình và núm vú cao su mà nên pha sữa trong cốc rồi cho bé uống bằng thìa. Khi lượng sữa mẹ tăng dần lên thì mẹ giảm dần lượng sữa ngoài. Thường các mẹ nên dựa vào sự tăng cân của bé để biết sữa mẹ có đủ cho bé chưa và cân nhắc việc dùng thêm sữa ngoài.

Có thể cho trẻ dùng thêm sữa ngoài trong thời gian chờ sữa mẹ tăng dần

Mẹ nên uống nhiều nước để đủ cho việc tạo sữa và nhu cầu cơ thể, nếu khát thì phải uống ngay.

Có thể đến các trung tâm y tế để được tư vấn và kê đơn thuốc làm tăng lượng sữa.

Một số bài thuốc dân gian thường dùng :

  • Sắc dái mít ( quả mít non) hay lá mít tươi với nước để uống.
  • Móng giò heo hầm với củ lạc và đậu tương , ăn trong ngày.

Móng giò, lạc … là những thực phẩm lợi sữa

  • Nấu canh với rau mồng tơi, rau lang thường xuyên có tác dụng lợi sữa.

Cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh...

Đây là những loại thực phẩm mà dân gian quan niệm sẽ giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh. Những loại thực phẩm này có nhiều “nhựa”, chất đạm giúp sữa mẹ đặc hơn và tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung ăn những món ăn này mà quá kiêng khem các loại thực phẩm khác, mẹ sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm chất lượng sữa cho bé và còn làm nhiều mẹ “phát phì” nhanh hơn sau khi sinh.

Vừng đen, rau ngót, rau khoai lang, quả sung....

Những loại rau, củ, quả, hạt có sẵn, rẻ tiền cũng là một phương pháp lợi sữa tốt cho các mẹ sau sinh. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, những loại thực vật này không những không làm các mẹ lên cân khó kiểm soát mà còn có tác dụng nhuận tràng, lợi sữa nhờ việc cung cấp vitamin, đạm thực vật và các axit béo không no...

Cốm lợi sữa

Cốm lợi sữa là giải pháp của một số bà mẹ ít sữa hoặc thiếu sữa. Các sản phẩm cốm lợi sữa được tổng hợp từ các chất giúp mẹ tăng tiết sữa. Dù có hiệu quả lợi sữa, nhưng các loại cốm lợi sữa chỉ là giải pháp tạm thời, các bà mẹ không nên sử dụng lâu dài.


Các món rau lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh rất hiệu quả
Lợi ích khi cho trẻ bú sữa mẹ
Mẹo nhiều sữa sau sinh mà không bị tăng cân
Bà bầu có nên uống sữa đậu nành không?
Em bé mấy tháng ăn sữa chua?


(ST)