Thực phẩm giúp nhanh liền da không để lại sẹo

Rau ngót, thịt lợn, diếp cá và các loại rau họ cải được Đông y khuyên dùng trong thời gian có vết thương để tránh sẹo xấu. Chúng ta cùng điểm lại những thức ăn làm nhanh lành vết thương nhé!



NHỮNG THỨC ĂN NHANH LÀNH VẾT THƯƠNG



Rau ngót, thịt lợn, diếp cá và các loại
rau họ cải được Đông y khuyên dùng trong thời gian có vết thương để tránh sẹo xấu.

Theo bác sĩ đông y Trần Văn Thuấn (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), các tổn thương ít nhiều đều để lại sẹo lớn hay nhỏ, có khi là những sẹo bất thường sẹo lồi, lõm, sẹo quá phát, sẹo trắng, sẹo thâm... Sẹo lồi thường do cơ địa hoặc ảnh hưởng di truyền, tỷ lệ tái phát cao sau khi phẫu thuật loại bỏ. Một số trường hợp tuy không thuộc tạng sẹo lồi nhưng do không được mổ tốt hoặc bị sang chấn, nhiễm trùng... cũng dẫn đến sẹo lồi. Sẹo trắng làm mô da bị mất màu. Sẹo thâm là do phản ứng của tế bào sắc tố dưới ánh sáng mặt trời.

Khi bị tổn thương, bạn xử lý vết thương càng sớm bao nhiêu thì càng hạn chế được sẹo bấy nhiều. Không nên ăn rau muống, rau rút... vì dễ để lại sẹo bất thường. Trong phẫu thuật thẩm mỹ, các bác sĩ cũng khuyên kiêng các loại rau này. Nên ăn các loạu rau có tính chất mát như rau ngót, các loại rau họ cải, diếp cá... để giúp vết thương chóng liền miệng. Khi da thịt đã tổn thương, cần tránh những món như cơm nếp, thịt gà, đồ cay nóng, cũng không nên dùng rượu, bia....

Trong dân gian lưu truyền rằng có một số món ăn cần kiêng trong quá trình hình thành sẹo, chẳng hạn món trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben, thịt bò dễ gây co kéo da, hải sản, da gà hay gây ngứa.... Nhưng đó chỉ là sự lưu truyền trong dân gian, chưa có cơ sở khoa học để khẳng định điều đó. Tốt nhất, khi da thịt bị tổn thương, cần luôn giữ vết thương thông thoáng, khô ráo để chóng liền miệng.

 
Canh rau ngót nấu thịt nạc - Món ăn bài thuốc cho người đang có vết thương chưa liền da

Thịt lợn là món ăn lành nhất. Có thể chế biến thịt lợn thành những món ăn khác nhau cho đỡ ngấy và cung cấp kịp thời dinh dưỡng, giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng. Các loại rau củ đều có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non. Nghệ là món ăn được khuyến khích cho người đang cần tái tạo các tế bào. Diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.



ĂN NHIỀU ĐẠM GIÚP NHANH LÀNH VẾT THƯƠNG



Khi bị vết thương dù nhỏ hay to, ngoài việc chữa trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng giúp vết thương mau lành và ít bị nhiễm trùng - bưng mủ.

Sự lành của một vết thương bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn có xuất huyết và viêm. Ở giai đoạn này vết thương dễ bị nhiễm trùng - bưng mủ; giai đoạn tạo mô hạt để làm đầy vết thương và tái tạo biểu bì để vết thương lành hoàn toàn. Vết thương lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất và mức độ tổn thương (nhỏ, nông) có thể không để lại sẹo hay bị bầm dập, dễ bị nhiễm trùng, bưng mủ và có thể để lại sẹo xấu. Một số yếu tố khác như thiếu đạm, vitamin, selen, kẽm hay người cao tuổi, bị bệnh đái tháo đường, đang điều trị bằng thuốc có corticoid, đang hóa trị ung thư...

Một số người cho rằng, khi có vết thương thì kiêng ăn tôm, cá biển, thịt bò, gà, rau muống... vì sợ vết thương bưng mủ, lồi thịt và ngứa. Thực ra, chỉ nên kiêng những thực phẩm khi nào ăn vào bị dị ứng (ngứa, nổi mề đay, sưng tay, chân, sưng mí mắt, khó thở, lên cơn hen...) vì dị ứng sẽ gây tăng hiện tượng viêm tại chỗ, làm tạo mủ nhiều hơn. Nếu không bị dị ứng thì vẫn có thể ăn các món này bình thường.

Để vết thương nhanh lành nên tuân thủ ăn đủ chất đạm, ăn các loại thực phẩm liên quan đến quá trình tạo máu và các vitamin B, A, E... Theo đó, chất đạm có nhiều trong thịt, cá, tép, trứng, lươn... các loại đậu, chất đạm là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương.
Các thức ăn có liên quan đến quá trình tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B12... có nhiều trong gan, thịt, huyết, trứng, sữa, rau xanh đậm vì máu sẽ mang protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến nuôi dưỡng các mô bị tổn thương. Đồng thời, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết.
Còn các vitamin B, A, E, C... có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng chống lại hiện tượng nhiễm trùng, bưng mủ. Rau lá xanh đậm, đu đủ, thanh long, cam, giá đỗ... có chứa các vitamin này. Kẽm và selen cũng giúp vết thương nhanh lành, chống nhiễm khuẩn, có nhiều trong cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, hàu...


BÀI THUỐC GIÚP VẾT THƯƠNG MAU PHỤC HỒI


Bạn có biết ngoài thuốc, một chế độ dinh dưỡng thích hợp sẽ giúp vết thương mau chóng phục hồi ?


Hiểu rõ cơ chế Vết thương hay vết bỏng, bên cạnh điều kiện đầy đủ nước và chất điện giải, nếu muốn mau lành phải cần một số hoạt chất như:

Chất đạm để kiến tạo tế bào và làm đầy vết thương.

Sinh tố C cần thiết cho quy trình tổng hợp lớp sợi keo và sợi đàn hồi dưới da để vết thương không bị sẹo xấu.

Sinh tố A để gia tốc tiến trình phân hoá của lớp biểu bì nhằm phủ kín vết thương cho phù hợp với tiến độ sinh trưởng của lớp dưới da.

Chế độ dinh dưỡng của người bị thương, bị bỏng vì thế cần tập trung vào các mục tiêu vừa kể đồng thời tăng cường sức đề kháng trong chiều hướng tối ưu hoá hiệu năng của hệ thống thực bào nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng dễ xảy ra qua ngõ vết thương.

Ưu tiên thực phẩm

Thịt gia cầm, trứng, sữa để cung ứng toàn bộ chất đạm cơ bản (acid amin) cần thiết cho tiến trình tái tạo mô mềm. Chọn thịt gia cầm thay vì thịt heo, thịt bò để tránh tình trạng dị ứng. Với người thuộc cơ tạng dị ứng với sữa thì có thể dùng sữa chua để thay thế.

Đậu nành như tàu hủ, sữa đậu nành vì là nguồn cung ứng lecithin, chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào.

Tảo spirulina vì có hàm lượng chất đạm dồi dào hơn cả trứng gà lại thêm tiền sinh tố A, chất cần thiết hàng đầu cho da niêm.

Gan bò để tận dụng lượng khoáng tố kẽm, hoạt chất có công năng gia tốc tiến trình làm lành vết thương.

Cá thu để vừa bổ sung acid amin, vừa tiếp tế các loại acid béo không thể thiếu trong tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da.

Dầu gấc để nhờ thành phần sinh tố E và A trong đó làm đòn bẩy cho tiến trình phục hồi mô mềm quanh vết thương.

Bưởi để mượn lượng sinh tố C dồi dào trong trái này làm thuốc chống nhiễm trùng.

Và hạn chế

Bánh kẹo, thực phẩm xông khói vì là lý do gây hao hụt sinh và khoáng tố đang cần được tích luỹ cho phản ứng biến dưỡng.

Rượu, cà phê vì không chỉ gây hao hụt sinh tố, khoáng tố như hai món vừa kể mà đồng thời là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong khi cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước do vết thương, vết bỏng.

Vết thương, vết bỏng ngoài da càng kéo dài thì xác suất của mối nguy bội nhiễm càng cao. Ăn uống làm sao để vết thương mau lành chính là một biện pháp tương đối đơn giản để thu ngắn liệu trình. Điều đáng tiếc là không chỉ nhiều người bệnh mà ngay cả một số thầy thuốc vẫn thường bỏ sót khâu này.

 

CHẾ ĐỘ ĂN GIÚP VẾT THƯƠNG MAU LÀNH SẸO


Nhiều người cho rằng khi vết thương đang lành sẹo, cần kiêng cá biển, tôm, cua, thịt bò vì sợ bị sẹo lồi, không ăn cam vì sợ vết thương bị chảy nước vàng. Thực ra, bệnh nhân vẫn có thể ăn mọi thứ, trừ những thực phẩm từ trước đến nay vẫn gây dị ứng cho mình.

Có thể xem da là một chiếc áo giáp mềm mại và vững chắc giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ môi trường. Khi lớp áo này bị tổn thương, cơ thể sẽ huy động hết khả năng để "vá" lại bằng những vết sẹo. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp cơ thể thực hiện công việc này tốt hơn, nhanh hơn.

Các nguyên liệu để "khâu" lại những vết rách trên bộ áo da bao gồm:

Protein: Đây là nguyên liệu chính để tạo tế bào mới, thành phần của mô hạt và các thành phần khác có liên quan đến sự lành vết thương như collagen, fibronectin. Ở người suy dinh dưỡng, người có bệnh lý làm giảm protein trong cơ thể (như hội chứng thận hư, các bệnh rối loạn chuyển hóa protein...), vết thương thường chậm lành sẹo hơn, có khi không lành được nếu tình trạng thiếu protein quá nặng.

Mỗi ngày, cần ăn khoảng 200 g các thức ăn cung cấp protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ...

- Các chất có liên quan đến việc tạo máu (sắt, axit folic, vitamin B12, chất đạm): Máu là phương tiện mang những nguyên liệu cần thiết như protein, ôxy đến và đem chất thải ra khỏi khu vực vết thương. Các bạch cầu, đại thực bào trong máu giúp dọn dẹp các chất thải, xác tế bào chết. Vì vậy, để vết thương chóng lành sẹo, cần chú ý các thành phần dinh dưỡng có liên quan đến việc tạo máu; nhất là khi có vết thương phần mềm nghiêm trọng, gây mất máu nhiều.

Các thức ăn bổ máu bao gồm các loại huyết (lợn, bò, gà, vịt), thịt, gan, trứng, sữa...

- Các vitamin (nhất là các loại tan trong nước như vitamin nhóm B, C): Vitamin có vai trò tích cực trong việc hình thành tế bào mới và làm vết thương mau lành sẹo hơn, vì nó tạo nên các loại men thúc đẩy sự tổng hợp protein, tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở tế bào. Loại vitamin có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lành vết thương là vitamin C. Chất này còn giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng chuyển hóa năng lượng của tế bào cũng như sự hấp thu, chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Nó cũng giúp chống nhiễm trùng vết thương. Để bổ sung vitamin, cần ăn nhiều rau quả tươi.

Như vậy, chế độ ăn tốt nhất trong thời gian vết thương đang lành sẹo vẫn là chế độ ăn thông thường, đa dạng, đủ năng lượng và đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

Một số lưu ý khi vết thương đang lành sẹo:

- Tránh hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân gây co các mạch máu ở ngoại vi, làm giảm sự tưới máu đến vết thương, giảm lượng ôxy đến mô.

- Đối với người cao tuổi, vết thương bao giờ cũng chậm lành sẹo hơn người trẻ do khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và khả năng tăng trưởng, tái tạo tế bào đều giảm. Nên sử dụng thêm một số thực phẩm giàu năng lượng để bồi bổ.

- Ở những người bị rối loạn đường huyết, tiểu đường, bệnh thận có tăng urê huyết, người đang sử dụng corticoide trị liệu, hóa trị, xạ trị ung thư..., các vết thương rất khó lành. Cần tham khảo ý kiến chuyên viên dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp ổn định cơ thể để vết thương mau lành, đồng thời không ảnh hưởng xấu đến bệnh lý đang có.


TRÁNH SẸO NHỜ THỨC ĂN


Có một bí quyết cho phái đẹp: Nếu biết sử dụng một số loại thực phẩm để ăn uống chị em có thể phòng tránh được sẹo xấu.

Theo bác sĩ đông y Trần Văn Thuấn (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), các tổn thương ít nhiều đều để lại sẹo lớn hay nhỏ, có khi là những sẹo bất thường sẹo lồi, lõm, sẹo quá phát, sẹo trắng, sẹo thâm... Y học cũng cho biết, sẹo lồi thường do cơ địa hoặc do ảnh hưởng di truyền, sau khi phẫu thuật, tỉ lệ tái phát cao. Một số trường hợp tuy không thuộc tạng sẹo lồi nhưng do không được mổ tốt hoặc bị sang chấn, nhiễm trùng cũng bị sẹo lồi. Sẹo trắng làm mô da bị mất màu. Sẹo thâm là do phản ứng của tế bào sắc tố dưới ánh sáng mặt trời.

Khi bị tổn thương, bạn phải xử lý vết thương càng sớm bao nhiêu thì càng hạn chế được sẹo bấy nhiều. Không nên ăn rau muống, rau rút... vì dễ để lại sẹo bất thường. Trong phẫu thuật thẩm mỹ, các bác sĩ cũng khuyên nên kiêng các loại rau này, cũng không nên dùng rượu, bia. Nên ăn các loạu rau có tính chất mát như rau ngót, các loại rau họ cải, diếp cá... để giúp vết thương chóng liền miệng. Khi da thịt đã tổn thương, cần tránh những món ăn như cơm nếp, thịt gà, đồ cay nóng...
Rau cải là một trong những loại rau nên ăn khi có tổn thương.

Trong dân gian lưu truyền một số món ăn cần kiêng trong quá trình hình thành sẹo như: Món trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben. Thịt bò dễ gây co kéo da. Hải sản, da gà hay gây ngứa... Nhưng theo các bác sĩ Đông y: Đó chỉ là dân gian lưu truyền, chưa có cơ sở khoa học để khẳng định điều đó. Tốt nhất, khi da thịt bị tổn thương cần luôn giữ vết thương thông thoáng, khô ráo để chóng liền miệng.

Thịt lợn là món ăn lành nhất. Có thể chế biến thịt lợn thành những món ăn khác nhau cho đỡ ngấy và cung cấp kịp thời dinh dưỡng, giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng. Các loại rau củ đều có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non. Nghệ là món ăn được khuyến khích cho người đang cần tái tạo các tế bào, diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên chống viêm và kháng khuẩn rất tốt...

Với những tổn thương nhẹ như mụn trứng cá, các vết đứt tay... miệng vết thương lành nhanh, phần da phải tái tạo không nhiều, chỉ cần vệ sinh tại chỗ sạch sẽ bằng nước muối Natri Clorid là được. Sau khi vết thương khô, có thể dùng nghệ tươi bôi trực tiếp lên để thúc đẩy ngay quá trình tái tạo da.

Những vết thương hở, mất da cần giữ cho thông thoáng và vệ sinh ngay từ khi bị thương. Khi vết thương bắt đầu se mặt, có thể ép nước cốt nghệ tươi bôi trực tiếp lên khắp bề mặt vết thương. Khi vết thương đóng vảy, đặc biệt là lúc lên da non gây ngứa, không nên bóc vảy vết thương vì có thể gây nhiễm trùng và khiến sẹo lớn, lâu lành hơn.
Loại sẹo bỏng là khủng khiếp nhất cho da, cơ bị co kéo làm biến dạng các tổ chức lân cận. Sau phẫu thuật, khi vết thương khô miệng hoặc cắt chỉ phải nghĩ tới việc hỗ trợ giảm sẹo bằng cách ăn nghệ và bôi trực tiếp lên vết thương. Bài thuốc nước cốt nghệ tươi bôi lên vết thương có thể làm ngay từ những ngày đầu tiên sẽ kích thích quá trình tái tạo da nhanh chóng. 


ĂN NHỮNG THỨC ĂN GÌ ĐỂ TRÁNH SẸO LÕM


Sẹo lõm hình thành do nặn mụn không đúng cách. Mụn trứng cá giai đoạn ba thường để lại di chứng là mặt đầy sẹo lớn. Sẹo lõm thường là hậu quả của một tình trạng viêm hoại tử rộng tại nang lông hình thành một dạng nặng của mụn trứng cá là mụn nang mủ (Ance cyst) hay mụn dạng nang. Hoặc có thể do nhiều nguyên nhân khác khiến chúng ta bị sẹo như do thủy đậu, do bỏng dạ. Ngoài các cách chữa trị mà khách hàng đã lựa chọn, thì cách ăn uống đúng cách cũng giúp bạn loại bỏ được sẹo lõm một cách hiệu quả.

Ăn cà chua

Cà chua là nguồn dưỡng chất giàu vitamin A, vitamin C, giúp ngăn ngừa tối đa sự xuất hiện sẹo mụn. Bạn có thể ăn sống cà chua mỗi ngày để giúp chữa bệnh và đẩy lùi sẹo mụn. Cà chua cung cấp nhiều vitamin A và có thể giúp bạn có được làn da mịn màng trắng sáng hơn khi thường xuyên ăn cà chua.

Uống nhiều nước

Uống ước là một trong những biện pháp giảm sẹo mụn. Nó cải thiện, lưu thông máu trong cơ thể và tăng khả năng chữa trị vết thương. Vì vậy, bạn nên uống ít nhất 7 đến 8 ly nước mỗi ngày, mỗi ly khoảng 300ml. Uống nước nhiều cũng có thể làm có được làn da mịn màng và không tì vết, giúp làn da bạn đươc cải thiện và khỏe mạnh hơn.

Sử dụng mật ong

Người ta tin rằng mật ong cho bạn một làn da tuyệt vời và chữa lành mọi vết sưng, viêm nhiễm. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên sẹo mụn và để thế khoảng mười phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Hoặc bạn có thể dùng mật ong để uống, pha với một chút nước để uống.

Sử dụng lô hội

Lô hội từ lâu đã được biết đến là loại thảo mộc tốt cho da, đặc biệt là khả năng làm lành da nên rất hữu hiệu với những vùng da bị sẹo do mụn. Có thể dùng lô hội tươi hoặc dùng gel chiết xuất từ lô hội. Dùng lô hội để bôi hoặc uống cũng rất tốt cho da.


Uống nước chanh
Chanh chứa số lượng axit citric lớn, là một phần của nhóm AHA có khả năng tuyệt vời để giảm sẹo. Uống nước chanh càng nhiều càng làm da trắng mịn và mờ vết thâm. Nước cốt chanh rất hữu hiệu trong việc cải thiện các vết sẹo do mụn đầu đen gây ra. Vắt một quả chanh lên một miếng vải cotton mỏng rồi đắp lên mặt một lúc, rửa sạch lại mặt bằng nước. Kiên trì thực hiện hai lần một tuần, bạn sẽ cảm thấy da sáng mịn và các vết sẹo cũng dần biến mất.


NHỮNG THỨC ĂN NÊN TRÁNH KHI ĐANG HÌNH THÀNH SẸO

Có một làn da trắng hồng mịn màng là mong ước chung của chị em, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sở hữu được làn da như mong ý. Làn da chúng ta rất dễ bị sẹo do nhiều nguyên nhân mà chúng ta không kịp phòng tránh. Vậy bạn nên chú ý tới việc ăn uống khi bị thương để có thể phòng ngừa sẹo cho làn da của mình.

Khi bị các vết thương trên da, do bạn không chú ý tới cách ăn uống hợp lý để giúp các vết thương lành nhanh mà không để lại sẹo, vì thế đã khiến các vết sẹo hình thành trên da. Tuy sẹo không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn, nhưng nó là yếu tố làm bạn kém xinh, kém hấp dẫn.

Thức ăn nào tốt và không tốt cho da khi đang hình lành sẹo?

Những thức ăn nên tránh

Cơm nếp, thịt gà, đồ cay nóng… sẽ khiến vết thương mưng mủ, lâu lành. Trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben; rau muống tăng sinh tế bào gây lồi da, dẫn đến bị sẹo lồi; hải sản dễ kích ứng gây ngứa, khó chịu… ở những vết thương đang lành.

Nghệ tươi giã lấy nước bôi lên vết sẹo, giúp da sớm hồi phục, xóa hoàn toàn sẹo

Những thức ăn tốt cho da khi đang hình thành sẹo

Lời khuyên đầu tiên mà các bác sĩ dành cho những ai đang cần tái tạo da là hãy ăn thật nhiều thịt. Đó chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng. Các loại rau củ (trừ rau muống) đều có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non.

Nghệ là món ăn được khuyến khích cho người đang cần tái tạo các tế bào; diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên chống viêm và kháng khuẩn rất tốt…

Để trị sẹo, bạn có thể dùng kem nghệ hoặc nghệ tươi giã lấy nước bôi lên vết sẹo, giúp da sớm hồi phục, xóa hoàn toàn sẹo.


Cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo
Trị sẹo bằng phương pháp tự nhiên
Bí quyết xóa sẹo lâu năm cực nhanh
Cách làm vết thương không có sẹo đơn giản
Mẹo trị sẹo lồi hiệu quả mà bạn không ngờ tới
Cách làm mờ sẹo lồi hiệu quả


(ST)