Thực phẩm giúp trẻ hay ăn chóng lớn


Tiêu hóa tốt sẽ khiến bé ăn ngon miệng, khắc phục được rất lớn tình trạng biếng ăn của trẻ. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tiêu hóa tốt là đề tài hấp dẫn được các mẹ trao đổi rất sôi nổi trên các diễn đàn.


 
Thực phẩm giàu chất xơ

Để bé yêu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn hàng ngày cho bé.

Cơ thể rất cần chất xơ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một khi bị thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, bé rất dễ bị táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ này sẽ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, giúp hạn chế chứng táo bón, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các chứng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… cân bằng nguồn dinh dưỡng cho bé.
Thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài.
Vì thế, ngoài sữa, cha mẹ nên bổ sung vào bữa ăn dặm, bữa ăn chính của con một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: táo, đu đủ, bí ngô, chất xơ từ ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu, đậu Hà Lan,…
Chuối điển hình là một loại trái cây giàu chất xơ. Mỗi ngày, cha mẹ cho bé ăn một quả chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Do đó, từ tháng thứ 6 bạn nên bắt đầu tập cho trẻ ăn hoa quả tươi bằng cách ép lấy nước cho trẻ ăn từng giọt, có thể tăng lên 1 – 3 thìa cà phê/ ngày khi bé quen, hoặc tập cho trẻ ăn chuối nạo, đu đủ được nghiền nát.
Có thể cho bé ăn “kèm” trái cây vào món ăn để tăng thêm dưỡng chất.
Gừng
Gừng hỗ trợ cho tiêu hóa cho bé bằng cách giúp di chuyển thức ăn nhanh từ dạ dày xuống ruột non. Gừng đôi khi được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi và hội chứng ruột kích thích. Khi con bị đầy hơi, tiêu chảy, nhiều bà mẹ cũng lựa chọn thêm nếm một chút loại gia vị này để giúp bé nhanh hết triệu chứng khó chịu.
Sữa chua, những chế phẩm từ sữa
Sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men sữa động vật, sữa chua có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ đặc biệt là hệ tiêu hóa của bé. Sữa chua giúp bé tiêu hóa tốt hơn là nhờ lượng lợi khuẩn probiotics có trong sữa.
Chất này có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, các bà mẹ nên duy trì thói quen cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung sữa, đậu nành và các chế phẩm của chúng cho bé. Đây cũng là cách mẹ thêm vào các protein thực vật dễ tiêu hóa, vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp tăng cường hoạt động hệ thần kinh của trẻ.
Hạn chế thực phẩm kích thích
Những đồ uống như nước ngọt có ga, soda, thực phẩm giàu chất béo, cà phê, ... sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa nhanh thức ăn của bé. Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên cha mẹ cần tránh để bé ăn/uống những thực phẩm khó tiêu hóa như vậy.
Nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng của bé. Nhắc nhở và tạo thói quen uống nước đều đặn hàng ngày và thường xuyên cũng là một cách hữu hiệu để cải thiện hệ tiêu hóa vì nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa.
Món mới: phải tập dần
Một điều lưu ý đó là, bất kỳ bà mẹ nào cũng mong mỏi con phát triển nhanh, khỏe mạnh, thế nhưng tùy từng độ tuổi, cha mẹ hẵng cho con “tiếp xúc” với món mới. Đặc biệt khi bé còn nhỏ, bạn nên bắt đầu từ lượng thật ít, sau đó mới tăng dần và chỉ đổi món sau khi bé đã quen. Cho bé ăn quá sớm các loại hải sản, thực phẩm nguyên hạt, nhiều đạm, tinh bột… sẽ không giúp bé cứng cáp lên mà ngược lại làm hệ tiêu hóa bị hoạt động “quá tải” và dẫn đến rối loạn.


Bí quyết giúp bé ăn ngon miệng


Nếu trẻ ăn không ngon miệng sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn và suy dinh dưỡng, sau đây là những bí quyết giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cho trẻ ăn theo nhu cầu: Nhiều bà mẹ có suy nghĩ ép trẻ ăn càng nhiều càng tốt mà không quan tâm đến nhu cầu của con. Chính tình trạng bị ép ăn nhiều ngày kéo dài khiến trẻ nảy sinh tâm lý biếng ăn. Cách tốt nhất là hãy để trẻ ăn theo nhu cầu. Với những trẻ khó ăn uống phụ huynh nên “chia nhỏ bữa ăn” giúp trẻ vẫn ăn đủ lượng thức ăn cần thiết mà hệ tiêu hóa của trẻ lại không bị quá tải.

Cho trẻ ngồi chung mâm cơm gia đình: Điều này sẽ giúp trẻ vui vẻ, phấn khởi hơn, ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, khi được ngồi chung mâm cơm với bố mẹ, trẻ sẽ được tập dần các kỹ năng ăn uống như cầm muỗng đũa, biết tự đút ăn, kỹ năng giao tiếp trên bàn ăn cùng với người lớn… Nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị đã chứng minh khi trẻ ăn chung với gia đình trong không khí đầm ấm, trẻ thường ăn được nhiều hơn, phát triển các giác quan và trí não một cách hoàn thiện nhất.

Trẻ sẽ thấy ngon miệng hơn nếu được mẹ thay đổi thực đơn thường xuyên.

Thay đổi thực đơn thường xuyên: Trẻ sẽ thấy ngon miệng hơn nếu được mẹ thay đổi thực đơn thường xuyên. Nếu bạn ngày nào cũng ăn một loại thức ăn nào đó cũng sẽ cảm thấy chán, thì trẻ cũng vậy. Hãy chế biến những món ăn phù hợp khẩu vị của trẻ, thường xuyên có những món mới cho trẻ hào hứng với bữa ăn.

Không đe dọa hoặc trừng phạt trẻ khi không ăn: Mặc dù khi trẻ từ chối không chịu ăn những thực phẩm bạn đưa ra và điều này khiến bạn buồn bã nhưng cũng không nên đe dọa hoặc trừng phạt trẻ khi không ăn. Bên cạnh đó hãy tìm cách để trẻ tiếp nhận thực phẩm một cách thoải mái hơn.

Cho trẻ ngồi đúng cách khi ăn: Để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt nhất, phụ huynh nên chọn cho trẻ một ghế ngồi thẳng lưng có phần dựa phía sau, ghế trẻ ngồi phải ngang tầm với vị trí thức ăn để trẻ có thể ăn uống dễ dàng. Ghế ngồi phù hợp sẽ giúp các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa giãn nở tối đa làm cho thức ăn nhanh chóng được tiêu hóa và hấp thu, tránh được những phiền toái do đầy hơi, chướng bụng hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra.
 

Thiết kế thực đơn cho bé biếng ăn

Các mẹ cùng ngó thực đơn của Gấu con để khám phá vì sao bé luôn hào hứng với những bữa ăn dặm nhé.

Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thường vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước đây, Gấu nhà em cũng rất lười ăn, thường xuyên bỏ dở, đòi đi ăn rong. Những ngày đầu Gấu ăn dặm em thường nấu một nồi cháo với rau, thịt rất đầy đủ dinh dưỡng cho con ăn cả tuần. Nhưng có khi đến cả tháng trời con vẫn không tăng được lạng nào. Em và cả gia đình đều vô cùng sốt ruột.

Với quyết tâm mang đến cho con cảm giác "Mỗi bữa ăn là một niềm vui", em đã cố gắng tìm hiểu, đọc rất nhiều sách báo và thay đổi phương pháp chế biến thức ăn dặm của mình.

Ngoài việc đảm bảo đủ dưỡng chất từ bốn nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm và chất xơ ra thì làm thế nào cho bữa ăn của con luôn được phong phú, đa dạng và ngon miệng là điều trăn trở của các bà mẹ. Bạn Gấu giờ đã được hơn 10 tháng, nặng 12kg. Con đã có thể ăn cháo trắng nguyên hạt. Để chuẩn bị các món cháo thay đổi khẩu vị cho Gấu thì em trước mỗi tuần đều lên thực đơn sẵn. Như vậy vừa có thể bao quát được lượng dinh dưỡng trong 7 ngày của con, vừa khỏi lo đụng món trong tuần!

Thông thường mỗi ngày, Gấu sẽ ăn 2 loại thịt và 3 loại rau thay đổi cách chế biến luân phiên. Mời các mẹ hãy cùng tham khảo xem tuần này bạn Gấu thưởng thức những món gì nhé.
Hoa quả mẹ cũng nên lên thực đơn cụ thể cho bé (ảnh minh họa)

Ngoài ra, em cũng xin tặng các mẹ một vài bí quyết trong khâu chuẩn bị các món ăn dặm cho con để vừa đảm bảo đủ chất, vừa giúp con ăn ngon như sau:

Bài liên quan:

Hàng ngày, mẹ nên bổ sung cho con các loại nước trái cây và sữa chua. Hè đến có thật nhiều loại quả cho bé yêu như: hồng xiêm, bơ, xoài, dưa hấu, thanh long v…v vậy nên mỗi ngày mẹ hãy chọn cho bé một loại quả để làm sinh tố, ép hoặc trộn cùng sữa chua, pho mai....

Mẹ có thể cho bé ngày ăn bò, ăn heo, ăn cá, ăn gà để tiện đường đi chợ, nhưng những nguyên liệu nấu còn lại mẹ nên chú ý thay đổi để con không bị nhàm miệng.

Khi nấu cho bé hãy cố gắng tận dụng cho thêm các loại gia vị như rau mùi, hành, hẹ để bé dần làm quen và cũng để kích thích vị giác của bé.

- Với những món xào, mẹ nên để cháo trắng riêng rồi rưới thịt/rau đã xào lên, như vậy sẽ ngon miệng hơn khi mẹ cho chung vào xay hoặc trộn lẫn.

- Khi nấu rau đay, mẹ nhớ cho cháo loãng hơn bình thường vì rau đay khá nhớt và dễ tạo độ quánh của cháo.

- Với những món củ quả như bí, su su, mẹ cần đun kĩ băm nhỏ hơn bình thường để tránh bé bị hóc hoặc khó nhai.

- Vì khoai tây, khoai lang, ngô đều có tinh bột nên khi nấu những món này với cháo mẹ có thể giảm bớt lượng cháo đi.

Chúc mẹ và bé luôn có với nhau những bữa ăn nhiều niềm vui !
Các thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm tốt cho 'cậu nhỏ'
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Thực phẩm tốt cho âm đạo
Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả


(ST)