Thực phẩm không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu


Bà bầu nên kiêng ăn những loại thực phẩm gì? Có những loại thực phẩm bình thường có thể ăn uống, tuy nhiên khi mang thai, lại gây hại cho bà bầu và thai nhi.



Dưới đây là 19 loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai.

1. Bà bầu không được ăn phô mai tươi và phô mai loại mềm trong suốt thai kỳ

Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

2. Bà bầu không được ăn thịt chưa nấu chín trong suốt thai kỳ

Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.

3. Bà bàu không được uống nước ép hoa quả tươi mua sẵn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.

4. Bà bầu không được ăn Sushi trong suốt thai kỳ

Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.

5. Bà bầu không được ăn bánh có trứng sống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng – trứng đánh bông mà không qua nướng chín.

6. Bà bầu không được ăn Salad trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích… Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt trùng.

7. Bà bầu không được ăn thịt gia cầm sống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm sống, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.

8. Mẹ bầu không được ăn Cá có chứa thủy ngân trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ

Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.

9. Mẹ bầu không được ăn Thịt nguội và xúc xích trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ

Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.

10. Mẹ bầu không được ăn Pate

Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.

11. Mẹ bầu không được ăn Rau củ quả chưa rửa

Mang thai không có nghĩa là không có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.

12. Mẹ bầu không được ăn Rau mầm

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.

13. Mang thai không được ăn hải sản hun khói trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.

14. Mang thai không được ăn động vật có vỏ sống

Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.

15. Mang thai nên kiêng ăn đồ buffet

Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.

16. Mang thai không nên uống sữa chưa được tiệt trùng

Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.

17. Mang thai không nên uống caffein

Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.

18. Mang thai không nên uống đồ uống có cồn

Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng…

19. Khi mang thai, không nên để thức ăn vào túi – hộp xốp

Thức ăn lưu lại trong túi lâu sẽ khiến vi khuẩn nhân lên rất nhiều. Nếu mua thức ăn về nhà mà đặt trong túi bạn nên để vào tủ lạnh trước khi dùng khoảng 2 giờ.

 

'Thực phẩm vàng' cho mẹ 3 tháng đầu


3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cơ thể thai phụ sẽ có những biến đổi sinh lý mạnh mẽ để thích nghi với sự hình thành của trẻ. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm vô cùng quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Vì vậy, chị em nên chú ý tăng cường bổ sung các loại “siêu thực phẩm” dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Rau bina

Lý do nên ăn: Những loại rau lá xanh thẫm như rau bina là nguồn thực phẩm phong phú lượng vitamin, khoáng chất và protein cần thiết. Ngoài ra, rau bina còn giàu axit folic, sắt giúp phát triển hệ thần kinh của trẻ và chống lại sự mệt mỏi khi mang bầu.

Bí kíp của chị em: “Tủ lạnh nhà em lúc nào cũng đầy ắp rau bina. Mỗi sángem đánh rau bina với trứng sau đó rán lên để ăn. Ngoài ra, em cũng thường xuyên xay rau bina với dâu. Dễ uống lắm các mẹ ạ”. (Hà Anh, Hà Nội)

Đậu lăng

Lý do nên ăn: Các chất protein trong đậu lăng hỗ trợ tích cực tới sự phát triển mô và cơ của thai nhi. Ngoài ra, đậu lăng còn giàu chất xơ chống lại chứng táo bón cho thai phụ.


Đậu lăng giàu chất xơ chống lại chứng táo bón cho thai phụ (Ảnh minh họa)

Bí kíp của chị em: “Đem đậu lăng đi nấu súp thì ngon lắm các mẹ ạ. Nếu không thích ăn súp, chị em thử làm món bánh mì kẹp thịt với đậu lăng và rau bina xem sao. Không biết các chị thế nào chứ em “cuồng” món này rồi”. (mẹ Chíp)

Cam quýt bưởi

Lý do nên ăn: Cam quýt  bưởi rất giàu vitamin C  - loại vitamin giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, mạch máu cho bào thai và tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Ngoài ra, acid folic trong những loại hoa quả này còn hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống cho thai nhi.

Bí kíp của chị em: “Em thì mê bưởi nên cứ bóc ra, “đánh chén” thường xuyên, ông xã “hãm” lại không được. Buổi sáng em uống thêm cốc nước cam. Vừa thơm mát lại bổ. Thêm cam vào salad hoa quả cũng ngon lắm nhé”. (độc giả Như Nguyệt, Bắc Giang)

Các loại hạt

Lý do nên ăn: Hạnh nhân chứa chất chống oxy hóa và vitamin, làm tăng khả năng trao đổi chất, giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng và đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi. Omega-3  trong quả óc chó có tác dụng phát triển não bộ cho trẻ.


Hạnh nhân giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng và đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi (Ảnh minh họa)

Bí kíp của chị em: “Nếu chán ngồi nhai các loại hạt chị em nên nghiền óc chó, hạnh nhân... ngồi rắc lên sữa chua hay bột ngũ cốc. Ăn cứ gọi là ầm ầm.” (mẹ Cam)

Pho mát

Lý do nên ăn: Pho mát chứa nhiều canxi và protein – hai chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và cơ.

Bí kíp của chị em: “Các mẹ nên pho mát vào mì lasagnas hay các loại bánh để bổ sung thêm protein và canxi cho cơ thể nhé”. (Hương Giang, Hải Phòng)

Măng tây

Lý do nên ăn: Sự thiếu hụt vitamin D ở thai phụ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ. Bởi vậy chị em nên ăn nhiều măng tây – thực phẩm dồi dào vitamin D.


Măng tây là thực phẩm dồi dào vitamin D (Ảnh minh họa)

Bí kíp của chị em: “Măng tây luộc là món khoái khẩu của em. Khi luộc chị em nên để lửa nhỏ, ít nước và vớt ra ngay khi chín tới. Các mẹ cũng có thể nấu canh măng cua, bò cuộn măng tây, salad măng tây, sò điệp xào măng tây...Nhà em ai cũng thích mấy món này đấy”. (Thu Hằng, Hà Nội)

Trứng

Lý do nên ăn: Trứng là nguồn đạm chất lượng cao, chứa nhiều canxi, vitamin D. Ngoài ra Omega-3 trong trứng cũng rất tốt cho sự phát triển của não và thị giác của thai nhi.

Bí kíp của chị em: “Em hay thêm trứng luộc vào món salad cá ngừ vì không thể chịu đựng được mùi dầu khi rán trứng”. (mẹ Nhím xù)

Súp lơ xanh

Lý do nên ăn: Súp lơ xanh không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai phụ như calcium và axit folic mà còn chứa chất xơ và chất chống oxy hóa. Súp lơ xanh cũng chứa nhiều vitamin C nên giúp cơ thể hấp thụ sắt khi ăn cùng với thức ăn giàu sắt như mì sợi và gạo không xát.


Súp lơ xanh chứa chất xơ và chất chống oxy hóa (Ảnh minh họa)

Bí kíp của chị em: “Súp lơ đem nấu canh hay xào với tôm, thịt rất ngon mà dễ ăn. Ngoài ra, các mẹ có thể kết hợp súp lơ nghiền với nước ép táo hoặc lê. Uống “đã” lắm”. (Mi Vân, Hà Nội)

Đậu đỏ

Lý do nên ăn: Hầu hết mẹ bầu thường bị thiếu máu trong thai kỳ. Để tăng lượng hemoglobin, chị em nên đưa đậu đỏ vào chế độ ăn hàng ngày. Những loại hạt giàu chất sắt như đậu đỏ cũng nên được bổ sung sau khi sinh nở.

Bí kíp của chị em: “Cuối tuần, em hay nấu chè đậu đỏ. Chỉ cần ninh nhừ đậu thêm chút đường hay hạt sen (tùy ý) là các mẹ đã có món chè ngon lành này rồi”. (mẹ Kún Kín)

Sữa chua

Lý do nên ăn: Sữa chua là nguồn thực phẩm dồi dào canxi và vitamin D, rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua có tác dụng “đánh bay” mệt mỏi, uể oải cho thai phụ.


Sữa chua có tác dụng hỗ trợ sự phát triển xương của trẻ (Ảnh minh họa)

Bí kíp của chị em: “Em “nghiện” trộn hoa quả với sữa chua. Mùa nào thì thức nấy. Khi thì táo, lúc lại lê, dâu tây, dưa hấu....Ăn “nghiền” lắm”. (độc giả ở địa chỉ maihoanganh...@gmail.com)

Đậu bắp

Lý do nên ăn: Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, các nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và canxi. Ngoài ra đậu bắp còn  cung cấp chất xơ và acid folic cho thai phụ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ, “nhổ tận gốc” chứng táo bón cho thai phụ.

Bí kíp của chị em: “Đậu bắp tẩm bột chiên là món tủ của em. Cách làm thì rất đơn giản. Đậu bắp mua về, sơ chế và rửa sạch, sau đó cắt làm đôi. Trứng gà đập lấy lòng đỏ, đánh tan cùng với bột cà mì cho hỗn hợp quện vào nhau. Nhúng những cây đậu bắp vào hỡn hợp trứng bột, sau đó đun dầu nóng già và thả đậu vào. Khi thấy đậu vàng đều, vớt ra đặt lên giấy thấm dầu. Thế là xong”. (mẹ Thanh Loan)

Cá hồi

Lý do nên chọn: Đây là nguồn cung cấp DHA tốt nhất. Axit béo omega-3 giúp não bộ và hệ thần kinh của bé phát triển. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bà bầu ăn nhiều cá thì não bộ của thai nhi càng phát triển. Mặc dù cá hồi có ít hàm lượng thủy ngân nhưng ăn cá hàng ngày có thể làm tích tụ một lượng lớn trong cơ thể nên chỉ nên ăn đến 360 gam mỗi tuần.


Cá hồi là nguồn cung cấp DHA tốt nhất (Ảnh minh họa)

Bí kíp của chị em: “Trong ba tháng đầu khi “đeo ba lô ngược”, tuần 2 lần, em ăn cá hồi. Cá hồi có thể đem kho tộ, làm salad, nấu súp với bí đỏ, xốt cam tươi....đều rất ngon”. (Mẹ Bon Bon)




Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Những vitamin cần thiết cho bà bầu
Cách chọn tai nghe bà bà bầu cực tốt
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Cách trị cảm cúm cực hay cho bà bầu


(ST)