Thực phẩm không tốt cho bà bầu




Thịt động vật hay hải sản sống, còn tái; trứng luộc hay ốpla còn lòng đào... là những thực phẩm bà bầu không nên ăn. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm không tốt cho bà bầu nhé!



NHỮNG THỰC PHẨM BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN


Quá trình mang thai là thời gian thật hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người mẹ. Mẹ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà bố vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu. Nhưng đôi khi chị em phải biết tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đó không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ.

Thai phụ nên ăn thực phẩm tươi sống, giàu dinh dưỡng, tránh những thực phẩm nhiều “năng lượng rỗng” như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt… Ảnh minh họa: lamdepcothe.

Về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Thị Hiền Thu khuyến cáo, thai phụ không nên ăn nhiều chất ngọt để tránh tăng cân nhanh, phòng ngừa các nguy cơ rối loạn đường huyết trong thai kỳ; chú ý giảm ăn mặn để tránh phù nề và cao huyết áp gây sản giật.

Khi có thai, sự thay đổi nội tiết làm hệ thống miễn dịch của mẹ chịu nhiều áp lực, dẫn đến dễ mắc các bệnh do vi trùng, virus hay ký sinh trùng từ thức ăn nhiễm mầm bệnh. Vì vậy phụ nữ có thai không nên ăn:

- Thịt hay hải sản sống, còn tái.

- Trứng luộc hay ốpla còn lòng đào.

- Các sản phẩm giò chả, thịt nguội, thịt hay cá xông khói chưa được hâm lại.

- Các loại rau sống, giá hay rau mầm sống.

- Tránh uống rượu, bia, các loại nước uống có caffeine như cà phê, sô đa.

- Không nên hút thuốc và tránh hít khói thuốc lá, các loại khói bụi và hóa chất độc hại.

Ngoài ra thai phụ cần tránh những thực phẩm nhiều “năng lượng rỗng” như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt… Chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, giàu dinh dưỡng; các loại thực phẩm vừa giàu chất đạm vừa giàu canxi như cá cơm, tôm, cua, trứng, thịt gia cầm…; ăn thêm nhiều rau củ, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất


BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE THAI KỲ


Khi mang bầu bạn cần phải xem xét lại thói quen ăn uống của mình, không nên muốn gì ăn nấy một cách vô tội vạ như trước đó nữa. Bạn cần phải xem xét món nào ăn sẽ tốt và món nào sẽ không tốt cho chính bản thân mình và bé yêu trong bụng. 

Cá là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên trong một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bà bầu nên ăn cá thế nào?

-  Chỉ nên ăn dưới 350g các loại thủy hải sản trong một tuần.

-  Nên ăn cá đã nấu chín kỹ, không ăn các món cá chưa kỹ như gỏi cá, rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn xâm hại.

-  Nên ăn những loại cá phải được nuôi từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm độc, cá còn tươi, không ăn những loại cá đã chết từ lâu và ươn.

-  Nếu không dám chắc cá mà bạn sử dụng có an toàn không nên sử dụng dầu cá để thay thế.

-  Sử dụng viên dầu cá trong quá trình mang thai, sẽ sinh ra những đứa con có đôi mắt sáng hơn so với những trẻ khác. Về liều lượng sử dụng viên dầu cá bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Những lưu ý khi bà bầu ăn cá

Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.

Cá là một thực phẩm không nên bỏ qua nhưng phải thận trọng (Hình minh họa)

Trứng

Trứng rất bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai, chả thế mà các chị em rất tích cực tìm mua trứng ngỗng, trứng gà sạch về ăn hàng ngày để thai nhi khỏe mạnh, trắng trẻo… Tuy nhiên ăn trứng sao cho đủ và hợp lý lại là vấn đề khác đấy nhé.

Nhiều mẹ có thói quen ăn trứng chần, trứng sống hoặc trứng lòng đào chưa chín kỹ. Sẽ không có ảnh hưởng gì nếu bạn chưa mang thai nhưng khi bé yêu trong bụng của bạn đang lớn lên từng ngày thì đây lại là một thói quen có hại cho cả mẹ và bé. Khi mang thai, hệ miễn dịch của bạn đã không được khỏe mạnh như bình thường vì thế càng dễ bị vi khuẩn tấn công và tình trạng ngộ độc thực phẩm sẽ càng thêm tồi tệ. Ngộ độc salmonella không gây hại cho thai nhi nhưng tốt nhất nên tránh vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.

Món trứng an toàn cho mẹ bầu:

- Đun sôi một quả trứng gà ít nhất trong 7 phút.

- Nếu rán thì cần phải lật cả 2 mặt.

- Kho trứng cho đến khi lòng trắng hoàn toàn đặc sệt và mất thêm khoảng 5 phút nữa để lòng đỏ bên trong chín hẳn.

Vỏ trứng cũng có thể mang vi khuẩn gây hại vì thế nên để trứng ở ngăn riêng, không lẫn với các thực phẩm khác và luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với trứng.

Mẹ bầu nên ăn trứng chín kỹ (Hình minh họa)

Cafe, nước uống có chứa cafein

Cà phê và những thức uống có cafein là những đồ uống “ruột” của nhiều người. Tuy nhiên khi bạn đang mang thai những thức uống có chứa hàm lượng cafein cao có nguy cơ gây ra sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc sảy thai. 

Tuy nhiên, một tin vui cho các bà bầu, những nguyên tắc hướng dẫn về dinh dưỡng mới đã khẳng định rằng, phụ nữ mang bầu có thể uống 1 tới 3 ly cà phê hòa tan, 4 tách trà hoặc 4 lon nước côca mỗi ngày. Tất nhiên, mức cà phê họ tiêu thụ phải vừa phải và không vượt quá 300mg/ngày.

Tốt nhất các bà bầu nên uống loại cà phê có hàm lượng caffeine thấp. Tương tự, với trà, các bà bầu uống trà thật loãng 1 giờ sau bữa ăn, không uống khi bụng đói, có thể chọn loại trà tự nhiên, ít gia công. 

Nên uống cafe có chứa nồng độ cafein thấp (Hình minh họa)

Các loại trà thảo dược

Khi bầu bí bạn cũng nên thận trọng và xem lại thói quen uống trà thảo dược của mình. Sẽ có những loại trà gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chúng có thể vô tình gây kích thích tử cung, gây ra sảy thai hoặc các cơn co thắt dạ con. Tốt nhất chị em nên chú ý và hạn chế uống các loại trà thảo dược sau:

-  Trà hoa cúc

-  Trà cây ma hoàng

-  Trà rễ cây cam thảo

-  Trà lá mâm xôi

-  Trà hoa hồi

-  Trà cây ngải đắng

-  Trà cây hương thảo

-  Trà cây dâm bụt

-  Trà cây sả

-  Trà cây de vàng

-  Trà cây tầm ma

-  Trà cây thìa là

Dùng trà an toàn

Có rất nhiều loại trà dành cho phụ nữ trước khi sinh và có nhiều loại trà rất an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Hãy lưu ý dùng các loại trà có nguồn gốc đáng tin tưởng và thảo dược phải có thành phần hữu cơ và sao khô. Nếu bạn muốn bạn có thể tự làm một tác trà, hoặc có thể mua trà có chất lượng cao để dùng. Một số loại trà được cho là tốt trong thời kỳ mang thai:

-  Trà gừng

-  Trà chanh

-  Trà húng

-  Trà lúa mạch

-  Trà bạc hà

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại trà dùng khi mang thai. Các nhà sản xuất của các loại trà này giới thiệu sản phẩm của họ như là một sự trợ giúp cho những người đang mang thai.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là, mặc dù các loại trà này không nhất thiết phải được chứng minh lâm sàng là an toàn cho thai nhi khi được tiêu thụ với số lượng lớn, nhưng chị em khi mua trà cũng nên chú ý các thành phần được liệt kê trên vỏ hộp hoặc bao bì.

Chị em nên chú ý lựa chọn loại trà phù hợp khi bầu bí (Hình minh họa)

Rượu

Phụ nữ Việt Nam ít có thói quen uống rượu, song ở một vài nơi có thói quen cho phụ nữ có thai ăn rượu nếp. Họ cho rằng, nó có tác dụng cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, thành phần rượu nếp có chứa chất cồn, vì thế ăn rượu nếp cũng giống như uống rượu cho dù trong rượu nếp lượng cồn có thấp hơn trong rượu bình thường. Còn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và thông qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi. Nó có thể khiến em bé phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận dị dạng như đầu nhỏ, mắt to, cằm ngắn, lùn. Thậm chí, tứ chi và tim cũng dị dạng, có đứa trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt, bướng bỉnh, dễ mắc bệnh.

Thế nhưng, mới đây các nhà nghiên cứu Anh lại kết luận, phụ nữ mang thai vẫn có thể uống rượu vang mà không gây hại gì đến sự phát triển của đứa trẻ.

Theo các nhà nghiên cứu, các thai phụ chỉ nên thưởng thức 1-2 ly rượu/ tuần. Nếu các bà bầu thực hiện đúng theo chỉ dẫn, điều này không những không có hại gì mà còn tác động tốt đến hành vi sau này của đứa trẻ hơn là việc kiêng rượu.

Bà bầu có thể nhâm nhi 1-2 ly rượu vang mỗi tuần (Hình minh họa)

Theo đó, các bà bầu hoàn toàn có thể được uống 1 ly rượu vang thể tích 175ml, 1 ly các loại rượu khác thể tích 50ml, hay dưới nửa lít bia một tuần mà không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển trí tuệ cũng như hành vi cư xử của trẻ.


LỜI KHUYÊN VÀNG CHO MẸ BẦU


Mọi thứ xung quanh bỗng thay đổi khi bạn biết rằng mình sắp làm mẹ. Bạn tràn đầy tình yêu thương với em bé tương lai. Điều tốt nhất bạn có thể dành cho bé là giữ sức khỏe của chính mình ngay từ bây giờ.

Lúc này đây hơn bao giờ hết, bạn cảm nhận rõ ràng bất cứ hành động nào của bản thân. Và điều này thật đúng, người mẹ là người thiêng liêng nhất trên trái đất đối với bé. Sức khỏe của bé phụ thuộc vào phong cách sống của bạn. Vì vậy đừng ép mình vào các khuôn phép kiêng cữ và đừng lao tâm khổ sức cho những bài tập thể dục. Hãy lắng nghe những mong ước của mình. Còn những lời khuyên của chúng tôi sẽ giúp hiện trạng “bầu bí” của bạn được thú vị hơn. Khi đó, bé sẽ sinh ra khỏe mạnh, còn bạn sẽ là người mẹ hạnh phúc nhất trên đời.

Ăn uống hợp lý

• Các sản phẩm từ sữa: Trước hết, đó là sữa bột cho bà bầu, sữa tươi, sữa chua. Bạn chỉ nên uống sữa bột pha nước ấm, nếu là sữa tươi nên chọn loại tiệt trùng. Đây là nguồn cung cấp chất protit và canxi.

• Rau, củ quả: Hãy ưu tiên cho bắp cải, ớt ngọt, cải bó xôi, súp lơ xanh. Các loại rau này chứa rất nhiều vitamin C. Hãy rửa thật kỹ (hơn bình thường) các loại củ quả.

• Trứng: Đây là nguồn cung cấp chất riboflavin và protit. Trước khi mang bầu có thể bạn thích ăn trứng luộc chín tới hoặc lòng đào, bây giờ bạn tam thời phải quên đi “thú vui” ấy. Bàu bầu bắt buộc phải ăn trứng luộc chín kỹ.

Hãy hạn chế ăn các thực phẩm sau:

• Trà đặc và cà phê. Trong cà phê, trà, đặc biệt là trà xanh có chứa chất caffein - chất này khiến nhịp tim tăng.

• Đồ ngọt: Thường thì loại này chứa quá nhiều đường và chất béo khiến cơ thể bị quá tải.

• Nước uống có ga: Các loại đồ uống có ga kích thích các “vùng miền” của dạ dày khiến nó phải tiết ra nhiều chất ga gây cảm giác khó chịu cho dạ dày.

Tạm thời ngưng dùng các loại sau:

• Đồ ăn nhanh: Thực phẩm loại này chứa rất nhiều calo và không mang lại tác dụng bổ dưỡng gì cho cơ thể.

• Rượu bia: Hãy đoạn tuyệt với rượu. Kể cả một ly rượu vang cũng có thể tác động không tốt đến bé.

Chăm sóc răng


Không ai thích đến gặp bác sĩ nha khoa cả. Nhưng đối với bạn, bây giờ là lúc cần chăm sóc răng đặc biệt. Ổ bệnh nằm trong vùng miệng rất có hại cho bé. Vì vậy, hãy vui vẻ bước đến thăm bác sĩ nha khoa. Nếu lợi bị chảy máu, hãy dùng loại bàn chải mềm hơn, hoặc các loại thuốc đánh răng không phải dùng bàn chải.

Không tin vào những thành kiến


Những người bạn gái, đồng nghiệp, những người quen sẽ thì thầm vào tai bạn vô số những lời khuyên răn: đừng cắt tóc, đừng ngắm những người xấu xí, đừng đi đám cưới... Còn hàng xóm và bạn bè thì chắc chắn sẽ kể cho bạn nghe về thời gian “bầu bí kinh hoàng” của họ. Không nên nghe ai cả! Đừng so sánh cảm giác của mình với người khác. Mỗi người phụ nữ đều trải qua thời kỳ này một cách khác biệt. hãy tin rằng bạn và thai nhi sẽ khỏe mạnh, vui vẻ suốt thai kỳ.

Uống nhiều vitamin

Hiện nay có rất nhiều loại vitamin tổng hợp dành cho bà bầu. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại phù hợp. Những loại đa sinh tố này thường ở dạng viên nang, mỗi ngày uống một viên rất thuận tiện khi sử dụng. Bạn cũng đừng quên nhiều chất bổ cũng có trong rau tươi và hoa quả. Đặc biệt là chất xơ – rất cần cho hệ tiêu hóa, chống táo bón hiệu quả.

Bỏ thuốc lá

Chúng ta đã quá quen thuộc với những cảnh báo về nicotin đến nỗi chẳng thèm chú ý đến nữa. Đúng là việc hút thuốc tác động rất hại kể cả với cơ thể người lớn. Vậy bạn hãy tưởng tượng em bé sẽ phải khổ sở thế nào! Đừng hút thuốc và không cho ai hút thuốc khi ở cạnh bạn. Hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc của người khác) cũng có hại cho em bé không kém gì chính bạn hút thuốc.

Đề phòng cảm cúm

Các bệnh về đường hô hấp rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là vào những tháng đầu tiên của thai kỳ. Nếu bà mẹ bị nhiễm cảm cúm trong gia đoạn này sẽ có nguy cơ phát triển các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển ở thai nhi. Để không bị “dính” bệnh, trong quá trình mang bầu bạn hãy hạn chế tối đa việc đến chỗ đông người (đi xe buýt, đến rạp chiếu phim, siêu thị, v.v...) Thường xuyên làm thoáng phòng ở và giữ ẩm cho phòng. Ngoài ra, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nếu đây chưa phải là thói quen của bạn.

Cử động nhiều hơn

Đi dạo trong công viên hoặc bơi là những “môn thể thao” dành cho bạn trong giai đoạn mang thai. Bạn chưa hề nghĩ đến tập thể dục trước khi có bầu ư? Bây giờ là lúc không thể thiếu được thể dục rồi đấy! Hãy tập những bài thể dục buổi sáng đơn giản sau tháng thứ 6. Bạn sẽ chuẩn bị cho việc sinh nở và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Từ sau tháng thứ 8 hãy hạn chế bơi. Khi đi bơi, phải có người bơi cùng với bạn.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Bạn không có thời gian để ngủ ư? Hãy dành bất cứ lúc nào trong ngày để ngủ cho thỏa thích, vùi mình vào chăn ấm. Nói chung bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều. Hãy đọc những cuốn sách yêu thích hoặc xem bộ phim hấp dẫn. Chứng buồn ngủ đôi khi cũng do huyết áp thấp gây nên. Nếu bạn muốn tỉnh táo, hãy uống một tách trà loãng.

Giữ bình tĩnh

Trạng thái tinh thần sảng khoái của bạn cũng có ảnh hưởng tích cực tới bé. Nếu bạn căng thẳng thần kinh, các hoóc-môn stress sẽ lập tức tấn công hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, cũng chính các hoóc-môn này khiến mạch máu của người mẹ thu hẹp khiến bé bị thiếu ôxy và chất dinh dưỡng. Vì vậy khi mang bầu, đừng sợ bất cứ điều gì. Hãy nhìn thế giới xung quanh với sự lạc quan!

Tham vấn bác sĩ

Hãy đi khám thai 4 tuần/lần vào 6 tháng đầu, và 2 tuần/lần trong 3 tháng cuối của thai kỳ (trừ những chỉ định đặc biệt khác của bác sĩ). Thường xuyên thử nước tiểu.  Cần tham khám kịp thời mỗi khi có những bất thường để tránh các bệnh truyền nhiễm cho bé. Cần xét nghiệm máu để phát hiện có bị nhiễm HIV, viêm gan B hay không. Ngoài ra, cũng cần thử máu thường xuyên để kiểm soát nồng độ đường trong máu. Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe tổng thể. Và nếu bạn trên 35 tuổi hoặc gia đình có bệnh di truyền, bạn cần nên tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ di truyền.



Các loại thực phẩm có hại cho bé 1 tuổi
Thực phẩm không tốt cho "chuyện ấy"
Ăn nhiều chuối có tốt không
Ăn rau sống có tốt không?
Thói quen có hại cho răng bạn cần biết để tránh
Thực phẩm tốt cho tinh trùng


(st)