Thực phẩm không tốt cho "cậu nhỏ" và "chuyện ấy"
Thực phẩm không tốt cho bà bầu
Thực phẩm không tốt cho bà mẹ cho con bú
Khi đang cho con bú, các bà mẹ nên chú ý tránh những loại thực phẩm gây dị ứng cho bé hoặc gây mất sữa nhé.
Thực phẩm không tốt với mẹ cho con bú
Vẫn biết khi nuôi con bằng sữa mẹ, chị em luôn phải bổ sung dưỡng chất từ nhiều nguồc thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng tốt, cũng phù hợp với bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Sau đây là những loại thực phẩm mà các mẹ nên đặc biệt chú ý khi ăn, thậm chí là không nên ăn trong khi đang cho con bú.
1. Quả bơ
Có thể nói rằng bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với trẻ nhỏ thì các mẹ cần phải chú ý hơn. Trước khi ăn bơ, các mẹ nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé ọc ạch, khó chịu và quấy khóc.
Bơ có thể khiến cho dạ dày trẻ bị 'ọc ạch', khó chịu (Hình minh họa)
2. Trái cây họ cam
Các loại trái cây có múi thường cung cấp rất nhiều vitamin C và khoáng chất cần thiết, tốt cho sức khỏe của các bà mẹ. Tuy nhiên, một số thành phần có trong trái cây họ cam có thể gây ngứa, dẫn đến bé khóc quấy, nôn mửa, thậm chí là nổi mẩn đỏ trên da.
Nếu bé yêu rơi vào trường hợp này, các mẹ có thể bổ sung nguồn vitamin C bằng các loại hoa quả khác như đu đủ hoặc xoài.
3. Sô-cô-la
Hầu hết phụ nữ đều thích ăn sô-cô-la, tuy nhiên đây là một loại thực phẩm có chứa caffeine nên dễ làm trẻ bị đầy hơi. Nếu mẹ nào “nghiện” món sô-cô-la, có thể chọn loại sô cô la trắng sữa bởi chúng sẽ không gây khó tiêu như sô-cô-la nâu. Tuy nhiên, các mẹ hãy lưu ý, chỉ nên ăn vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và bé yêu.
Trong trường hợp thấy bé yêu quấy khóc nhiều, các mẹ hãy ngưng dùng sô-cô-la vài ngày, nếu thấy triệu chứng của bé tiến triển tốt hơn thì có lẽ các mẹ nên tránh dùng sô-cô-la thường xuyên.
4. Khoai tây chiên
Có thể thấy khoai tây chiên là một món ăn vặt rất hấp dẫn và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, các mẹ đang cho con bú không nên “nhâm nhi” món ăn này bởi khoai tây chiên và các món rán với nhiều dầu mỡ có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.
Mẹ cho con bú ăn khoai tây chiên dễ gây kích ứng dạ dày cho bé (Ảnh minh họa).
5. Thực phẩm cay nóng
Nhiều người có thói quen ăn cay kể cả khi trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Thế nhưng điều này có thế khiến bé ngứa ngáy và khóc quấy hàng giờ. Thậm chí, nếu quá lạm dụng sẽ khiến các bé bị tiêu chảy, đau dạ dày, mẩn ngứa, mụn nhọt khắp người, tệ hơn là nôn mửa hoặc đau bụng dữ dội.
Chính vì vậy, khi đang trong thời kỳ cho con bú các mẹ nên tránh ăn những loại thực phẩm cay nóng gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ như ớt, hạt tiêu, cà-ri, hành tây và quế nhé.
6. Đậu phộng (lạc)
Nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với đậu phộng hoặc những sản phẩm được làm từ đậu phộng. Trong trường hợp các mẹ ăn thực phẩm làm từ đậu phộng và bé có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng, như nổi mẫn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè thì phải ngừng ăn ngay nhé. Nếu trong gia đình có thành viên bị dị ứng với đậu phộng thì các mẹ cũng nên thận trọng hơn, tốt nhất là nên thăm dò trước khi ăn đậu phộng nhé.
7. Một số loại cá biển
Cá không khiến trẻ khó chịu khóc quấy hay trướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Tuy nhiên, không phải vì như vậy mà các bà mẹ phải “kiêng” ăn cá hoàn toàn. Tốt nhất, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần.
5 loại “cá” thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mà các mẹ nên tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.
8. Các loại hải sản có vỏ cứng
Nhiều người thường bị dị ứng với hản sản, đặc biệt trẻ nhỏ càng dễ bị hơn. Chính vì vậy, khi ăn những món này các mẹ cũng phải thăm dò trước xem biểu hiện có bé như thế nào rồi mới tiếp tục quyết định có nên ăn hay không nhé.
Ngoài ra, nếu người trong gia đình có tiền sử bị dị ứng hải sản có vỏ (ví dụ cha của bé) thì rất nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị dị ứng. Vậy nên, nếu phát hiện biểu hiện bất thường ở trẻ thì tốt nhất các mẹ nên “nhịn” ăn loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Trẻ nhỏ thường hay bị dị ứng với hản sản (Hình minh họa)
9. Tỏi
Thực phẩm có chứa tỏi có thể nhiễm mùi vào bầu sữa của mẹ (mùi tỏi có thể thâm nhập vào sữa mẹ tới 2 giờ sau bữa ăn). Một vài trẻ có thể thấy khó chịu hoặc khóc quấy khi bú nếu phát hiện mùi tỏi trong sữa. Thậm chí có một số trẻ nhất định không chịu bú khi sữa mẹ có “mùi khó chịu”. Chính vì vậy, theo kinh nghiệm dân gian, các bà các mẹ thường truyền tai nhau mẹo nhỏ để cai sữa cho bé là ăn tỏi để bé sợ không dám bú mẹ. Còn với những bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ thì tốt nhất không nên cho tỏi vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình nhé.
10. Bạc hà
Khi đang cho con bú các mẹ nên hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống có thành phần từ bạc hà như trà bạc hà, kẹo bạc hà hoặc thuốc ho bạc hà. Bởi bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé do trong bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của mẹ.
Các mẹ có thể thay thế trà bạc hà bằng một tách trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cho bé và cả cho mẹ
Tham khảo thêm: Rau củ ngon bổ với mẹ cho con bú
Nguồn sữa mẹ dồi dào, giàu dưỡng chất hay không phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm, rau củ quả mà chị em ăn mỗi ngày.
Dưới đây, Eva xin giới thiệu đến các mẹ những loại rau củ tốt cho các mẹ đang cho con bú.
1. Rau ngót
Đây là sự lựa chọn số một với tất cả sản phụ mới sinh con. Ngoài việc tăng cường sản xuất và khơi thông dòng sữa cho mẹ, rau ngót còn có thể khơi dậy sức sống của đời sống tình dục, ngăn ngừa loãng xương, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh.
Bên cạnh đó, lá rau ngót còn có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.
2. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh nấu cháo cùng móng giò từ lâu đã được biết đến như một món ăn giúp lợi sữa, thông sữa hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Mặt khác món này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.
Trong đu đủ có chứa nhiều protein, chất béo và các vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều sản phụ lại không ăn được móng giò hoặc sợ béo. Nếu vậy chị em cũng có thể thay móng giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng đều đem lại hiệu quả tương tự mà còn giúp giảm được mỡ bụng.
Đu đủ xanh nấu cháo cùng móng giò từ lâu đã được biết đến như một món ăn giúp lợi sữa. (Ảnh minh họa).
3. Khoai lang và rau khoai lang
Với lượng vitamin A, B, C, E và protein, tinh bột, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết như: canxi, magie, sắt, kẽm…khoai lang là một thực phẩm vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, các mẹ có thể luộc hoặc xào rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng lại vừa lợi sữa nữa đấy nhé.
4. Rau mùng tơi
Với những bà mẹ ít sữa thì rau mồng tơi là lựa chọn lý tưởng. Ngoài ra, trong rau mồng tơi còn chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho sản phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt và giảm chứng táo bón sau sinh.
5. Hoa bí
Hoa bí giàu protein thực vật và các khoáng chất như photpho, sắt, vitamin A và C, ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng. Ăn hoa bí giúp lợi tiểu, hạ nhiệt; khi gặp các triệu chứng như đau bụng, khó ngủ, da dẻ xanh xao thì nên ăn nhiều loại rau này.
6. Cà chua
Trong cà chua có rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe.
Vì vậy phụ nữ đang trong thời gian cho con bú được khuyên nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ. Ngoài ra, ăn cà chua còn giúp cho làn da của chị em trở nên ngày càng mịn màng và hồng hào hơn nữa đấy.
Nên ăn nhiều cà chua để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ (Hình minh họa)
7. Ngó sen
Ngó sen là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, thanh huyết, nhuận tràng. Ăn nhiều ngó sen có thể giúp sản phụ tiêu ứ máu, chống suy nhược cơ thể, tăng sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa, tăng tiết sữa.
8. Rong biển
Rong biển giàu i-ốt và sắt. I-ốt là nguyên liệu chính để sản xuất thyroxine và sắt là nguyên liệu chính để tạo tế bào máu. Bà mẹ mới sinh ăn rong biển sẽ tăng hàm lượng sữa. Trẻ sơ sinh ăn sữa này rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, ngăn ngừa bệnh đần độn, chống thiếu máu.
Chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú
Em mới sinh con đầu lòng được gần 4 tháng và đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Để nguồn sữa mẹ luôn đảm bảo tốt cho sức khỏe của bé, những thực phẩm nào em nên kiêng và nên có chế độ ăn thế nào?
Nguyễn Thị Linh (Hải Dương)
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú cần:
Rau xanh tốt cho bà mẹ đang cho con bú. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm | Số lượng (gam) |
Ngũ cốc | 450 - 500g |
Trứng các loại | 100 - 150g |
Đậu và chế phẩm từ đậu | 50 - 100g |
Cá và thịt các loại | 150 - 200g |
Sữa bò | 220 - 440g |
Rau xanh | 500g |
Trái cây | 100 - 200g |
Đường | 20g |
Dầu ăn | 20g |
- Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu; hạn chế nướng và rán.
- Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý.
- Hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ (như các loại thịt nạc), nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú... để tăng nguồn cung cấp canxi cho bé. Hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh...
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
- Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày (2- 3 lít) vì nước là thành phần chính tạo nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.
Những đồ ăn thức uống bà mẹ đang cho con bú nên tránh
Hành tỏi là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. (Ảnh minh họa).
- Gia vị: Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu.
- Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé ‘ọc ạch’, khó chịu.
- Khoai Tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.
- Đồ uống có chứa cafein: Một ít caffeine là không sao, nhưng quá nhiều caffeine trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh.
Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi bạn ăn sôcôla. Nếu thực vậy thì tốt nhất, mẹ nên loại trừ các thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình. Một số phụ nữ thấy rằng uống ca cao nóng hoặc hạt ca thay cho sôcôla sẽ tốt hơn là ăn uống những thứ liên quan đến sôcôla.
- Đồ uống có cồn: Nếu bạn đang ở trong một tình huống nào đó mà muốn uống một chút rượu, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi bạn sẽ không thể cho con bú một lần nữa mình sau hai giờ sau khi bạn ngừng uống rượu.
Mang thai khi cho con bú
Chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú
Cách giảm cân khi đang cho con bú để lấy lại thân hình thon thả
Viêm âm đạo khi cho con bú điều trị như thế nào?
(ST)