Thực phẩm không tốt cho bệnh dạ dày



Đau dạ dày là bệnh phổ biến và thưởng xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Chế độ ăn uống không lành mạnh cho thể làm cho bệnh nghiêm trọng thêm. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm không tốt cho bệnh dạ dày để tránh nhé!



NHỮNG THỰC PHẨM HẠI NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY


Đau dạ dày có thể do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Yếu tố ngoại sinh thường gặp là virut, vi khuẩn và độc tố của chúng, thức ăn quá nóng, lạnh hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, E.coli…, các chất ăn mòn, các kích thích nhiệt, dị vật hay một số loại thuốc như aspirin…

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm bệnh trầm trọng thêm, gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất của cơ thể con người. Vì vậy, điều quan trọng là cho những người bị đau dạ dày cần hiểu và tránh các loại thực phẩm không phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.  

Thực phẩm chiên

Những người bị đau dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm chiên. Các loại thực phẩm này luôn chứa nhiều chất béo. Nếu bạn đang gặp rắc rối bởi tình trạng viêm đường ruột, đau dạ dày, thực phẩm chiên có thể gây tiêu chảy.

Hành tây chưa nấu chín

Hành tây có chứa các chất dinh dưỡng phong phú, giúp bảo vệ tim cho cơ thể con người. Tuy nhiên, lượng hành tây sống cũng có thể gây đau bụng. Bạn nên nấu chín hành tây để loại bỏ một số chất độc hại.

Chế độ ăn uống không lành mạnh khiến cho bệnh đau dạ dày trầm trọng thêm (Ảnh: Internet)

Súp lơ xanh và cải bắp sống

Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống hai loại rau này. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi ăn.

Cà phê

Trong cà phê có chứa nhiều cafein là một chất kích thích, người đau dạ dày không nên dùng. 

Chè đặc

Đối với người bình thường, chè xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hại đối với người bị đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Đặc biệt không nên uống chè xanh đặc vào lúc đói.

Sô cô la 

Đối với những người đau dạ dày nên kiểm soát lượng sô cô la vì nếu ăn quá nhiều sô cô la có thể thể gây ra hiện tượng chảy ngược của dịch vị trong dạ dày.

Nước cam 

Nước cam ép có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đường ruột, đau dạ dày.

 Quả đào 

Quả đào vừa ngon vừa có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đào chứa hàm lượng sắt phong phú, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho cơ thể con người. Các pectin có trong đào cũng có thể ngăn ngừa táo bón cho con người. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đau dạ dày, nếu ăn đào có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn quá nhiều đào có thể gây đầy bụng.

Đối với bệnh nhân đau dạ dày, nếu ăn đào có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Ớt

Ớt tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nó sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn ớt. 

Kem

Mùa hè, nếu đau dạ dày bạn nên tránh kem. Hàm lượng chất béo trong kem rất cao. Điều này rất nguy hiểm cho những người bị bệnh dạ dày và đường ruột. Đau bụng có thể dễ dàng gây ra. 

Triệu chứng đau dạ dày

- Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.

- Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.

- Nôn hoặc buồn nôn.

-  Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.

- Sụt cân, mệt mỏi.


QUY TẮC ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH DẠ DÀY


Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữ trị bệnh của các bác sỹ

Vậy, rốt cuộc nên ăn đồ gì và không nên ăn đồ gì? Dưới đây là 11 quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày.
Ăn ít các thực phẩm chiên rán
Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
Ăn ít các thực phẩm ngâm muối
Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.
Hạn chế đồ sống, lạnh và thực phẩm kích thích
Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Ăn uống điều độ
Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.


Đúng giờ, định lượng
Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày
Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Chọn giờ uống nước
Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
 
Chú ý phòng lạnh
Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.
 
Tránh các chất kích thích
Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
 

8 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN SỚM TẠM BIỆT BỆNH ĐAU DẠ DÀY


Làm thế nào để điều trị tốt hơn bệnh đau dạ dày? 8 lời khuyên dưới đây không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh này mà còn là thói quen rất đáng khuyến khích để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh
Bởi vì bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dại dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.
Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần)

Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.

Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt. Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.

Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị

Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.

Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.

Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.

Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.

Không tập thể dục ngay sau khi ăn

Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.

Uống trà ấm

Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.

Mát xa trước khi đi ngủ  

Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.




Thực phẩm không tốt cho "chuyện ấy"
Ăn nhiều chuối có tốt không
Ăn rau sống có tốt không?
Thói quen có hại cho răng bạn cần biết để tránh
Thực phẩm tốt cho tinh trùng
Các loại thực phẩm có hại cho bé 1 tuổi



(st)