Thực phẩm làm co bóp cổ tử cung dễ gây sảy thai cho mẹ bầu
Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Thực phẩm tốt cho người chạy thận
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm kịp thời bằng cách đơn giản
Thực phẩm gây hại cho thai nhi
Khi mang bầu, chắc chắn bạn sẽ muốn những điều tốt nhất cho con yêu. Đó là lý do tại sao bạn quên đi nhan sắc, vóc dáng của mình để ăn thật nhiều, những mong con có thể phát triển tốt nhất. Nhưng bạn có biết, không phải mẹ bầu có thể ăn được tất cả mọi thứ. Khi mang trong mình một sinh linh bé bỏng, chị em cần rất cẩn thận trong việc chọn lựa thực phẩm bổ sung vào cơ thể.
Dưới đây là những loại thực phẩm nên tránh khi mang thai:
Hải sản với lượng thủy ngân cao
Hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào protein và các axit béo omega-3 giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên, có một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao được khuyến cáo không nên sử dụng trong thời gian mang thai. Dung nạp quá nhiều lượng thủy ngân có thể gây tổn hại đến sự phát triển hệ thần kinh của bé. Phụ nữ mnag thai nên tránh ăn các loại cá như cá đao, cá mập, cá thu và cá kình.
Vậy loại hản sản nào là an toàn với mẹ bầu? Những loại hải sản chứa lượng thủy ngân ít như tôm, cua, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi, cá thu và cá rô phi. Phụ nữ mang thai được khuyến khích ăn từ 2-3 bữa (340g) một tuần các loại hải sản.
Bà bầu không được ăn thủy hải sản chứa lượng thủy ngân cao. (ảnh minh họa)
Thủy sản tái, sống
Để tránh nhiễm khuẩn và các loại virus có hại khi mang thai, chị em cần tránh:
- Tránh ăn cá và các loại động vật có vỏ như sò, trai sống hoặc tái
- Tránh ăn các loại thủy sản đông lạnh hun khói như cá hồi hun khói. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể thưởng thức món hun khói nếu nó được chế biến là thành phần của các món hầm. Hãy lưu ý đến hạn sử dụng của các thực phẩm này.
- Tham khảo khuyến của của địa phương khi ăn thủy sản vùng miền.
Mẹ bầu cần chú ý ăn thủy hải sản đúng cách là nấu chín. Với cá cần nấu kỹ và tách đôi khi nấu. Với tôm và sò điệp cần nấu đến khi chúng chuyển sang màu trắng đỏ. Những thực phẩm có vỏ cần đun chín cho tới khi mở vỏ.
Rau quả chưa rửa
Rau quả rất quan trọng cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, nếu chị em ăn rau củ quả chưa được rửa sạch thì đây có thể là nguy cơ khiến bạn bị sẩy thai, con nhẹ cân, chậm phát triển, người mẹ bị chậm phát triển.
Bạn cần rửa sạch rau củ quả trước khi ăn để tránh tiếp xúc với nguy cơ nhiễm toxoplasma, loại vi khuẩn chứa trong đất bị ô nhiễm.
Nếu chị em ăn rau củ quả chưa được rửa sạch thì đây có thể là nguy cơ khiến
bạn bị sẩy thai, con nhẹ cân. (ảnh minh họa)
Thịt gia cầm và trứng tái sống
Trong khi mang thai, nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn là rất cao vì sức đề kháng của cơ thể lúc này khá yếu. Chính vì vậy điều quan trọng là mẹ bầu cần tránh ăn đồ tái sống. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các mẹ cần lưu ý:
- Phải nấu chín tất cả các loại thịt da cầm trước khi ăn
- Tránh ăn xúc xích khi chưa được hấp nóng hoặc làm chín lại. Đó có thể là nguồn gây bệnh khiến chị em nhiễm khuẩn listeriosis.
- Tránh ăn pate lạnh.
- Không nên mua thịt gia cầm đông lạnh không có nhãn mác rõ rang.
- Tuyệt đối không được ăn trứng sống hoặc tái. Trúng có thể nhiễm các vi khuẩn có hại như salmonella – nguy hiểm với mẹ bầu.
Sữa chưa được tiệt trùng
Những sản phẩm từ sữa như sữa tách béo, phô mai, pho mát chưa được tiệt trùng cần tránh sử dụng khi mang thai. Mẹ bầu nên uống sữa và các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thực phẩm chứa caffeine
Mặc dù hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng, nếu bà bầu sử dụng lượng caffeine vừa phải thì không sao nhưng có nhiều nghiên cứu lại khẳng định caffeine có liên quan đến sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân ở trẻ.
Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tránh chất caffeine trong 3 tháng đầu thai kỳ để giảm khả năng xấu xảy ra. Theo nguyên tắc chung, bà bầu không nên dùng quá 200mg mỗi ngày. Caffeine là một chất lợi tiểu, nó giúp loại bỏ chất lỏng từ cơ thể và vô tình khiến mẹ bầu bị mất nước và mất canxi. Có thể bạn có thói quen dùng chất caffeine trước khi mang bầu song chị em nên hạn chế. Mẹ bầu có thể thay bằng nhiều sự lựa chọn khác: uống nhiều nước, nước trái cây, và sữa.
Bà bầu nên tránh chất caffeine trong 3 tháng đầu thai kỳ để giảm khả năng xấu xảy ra. (ảnh minh họa)
Rượu
Đây là đồ uống không hề an toàn với bà bầu, chị em cần phải tránh xa chúng. Người mẹ uống rượu có sự liên quan tới sự chậm phát triển ở trẻ. Tùy thuộc vào số lượng, thời gian, và mô hình sử dụng, tiêu thụ rượu trong khi mang thai, bạn sẽ khiến trẻ bị rối loạn các chức năng khác nhau.
Trà thảo dược
Một số bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, có không ít loại trà thảo dược gây hại cho quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, trước khi thưởng thức bất cứ loại trà nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gây rủi ro đến con yêu
Những thực phẩm không tốt cho sự phát triển não của thai nhi
Đối với những thực phẩm không tốt cho sự phát triển não của thai nhi hoặc gọi là thực phẩm hại não, thai phụ nhất định không nên ăn nhiều, những thực phẩm này luôn có mặt lợi cho cơ thể con người và thai nhi, vì thế, thai phụ có thể ăn nhưng không được ăn quá nhiều.
Sau tháng thứ 5 của thai kỳ, não của thai nhi bắt đầu dần hình thành, phụ nữ mang thai nên ít ăn những thực phẩm không tốt cho sự phát triển của não.
Không nên bổ sung dinh dưỡng bằng các loại thịt. Cơ thể con người cần có cả tính kiềm, nếu chỉ bổ sung dinh dưỡng bằng thịt, cơ thể sẽ thiên về tính axit, dẫn đến não của thai nhi phát triển chậm.
Đường trắng tinh luyện không nên dùng nhiều. Đường trắng có thể trực tiếp hấp thụ vào máu, làm cho máu không thể thông suốt. Đường trắng vào tế bào não, có thể mang theo nước, làm cho tế bào não có trạng thái nhão, không chỉ có hại cho não mà còn có thể dẫn đến tràn máu não, tắc máu não. Thai phụ ăn nhiều đường trắng sẽ không tốt cho sự phát triển của tế bào não.
Bơ không tốt cho sự phát triển của não. Bơ thực chất là miếng mỡ, mỡ dễ lưu lại trong thành mạch máu, cản trở máu lưu thông. Trong não là vô số những mạch máu nhỏ li ti truyền dinh dưỡng cho tế bào não, nếu mỡ làm cho những mạch máu nhỏ không thông suốt thì sẽ dẫn đến đại não bị thiếu dinh dưỡng, làm cho đại não không phát triển bình thường được.
Lời khuyên của bác sỹ
Thai phụ không nên thường xuyên ăn gạo và mỳ tinh luyện. Trong quá trình gia công gạo và mỳ tinh luyện, rất nhiểu thành phẩn dinh dưỡng có ích cho não sẽ bị mất đi; thai phụ phải ăn nhiểu các loại lương thực phụ như ngô, gạo kê vì chúng rất tôt cho sự phát triển của não.
5 tư thế "yêu" an toàn cho thai nh
Thông tin hữu ích cho các cặp đôi là các bạn vẫn có thể quan hệ tình dục cho đến gần ngày sinh nở. Miễn sao cả hai thấy thoải mái và không để xảy ra bất kì biến chứng y tế nào. Điều quan trọng là cả hai cần cẩn thận khi có quan hệ, và nên chọn những tư thế không gây áp lực cho thai phụ và không có tác động đến thai nhi.
Dưới đây là 5 tư thế quan hệ tình dục được coi là tốt nhất cho phụ nữ khi đang mang thai:
Spooning (Úp thìa)
Tư thế spooning không gây áp lực lên bụng của bạn nên cả hai có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của em bé. Vị trí này cũng làm tăng sự thân mật giữa bạn và anh ấy. Bạn nằm nghiêng, với dáng như chữ “C” và anh ấy nằm phía sau. Sự thâm nhập từ phía sau sẽ giúp cả hai thoải mái và an tâm hơn. Mặc dù, tư thế này có một nhược điểm là không cho phép thâm nhập sâu nhưng lại có ưu điểm là không tạo áp lực lên bụng của người phụ nữ.
Side-by-side (Mặt đối mặt)
Vị trí mặt đối mặt này cũng cho phép cả hai thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn, đặc biệt là nó không gây áp lực lên bụng của thai phụ. Bạn và đối tác nằm đối diện nhau, anh ấy có thể nằm thấp hơn một chút so với bạn hoặc là bạn có thể đặt chân lên người anh ấy để cho thoải mái và dễ thực hiện.
Các cặp vợ chồng có thể quan hệ tình dục cho đến gần ngày sinh nở. (ảnh minh họa)
Woman on Top (Phụ nữ ở trên)
Tư thế này có lợi thế về chiều sâu và góc thâm nhập. Tuy nhiên, vị trí này có thể khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi trong vài tháng cuối của thai kỳ. Nhưng khi thực hiện tư thế này, chị em có thể kiểm soát sự xâm nhập của anh ấy và làm chủ được những áp lực tối thiểu trên vùng bụng. Ở tư thế này, chị em có thể dừng lại khi thấy có điều gì bất ổn.
Doggie (US)
Tư thế này có thể không thoải mái bằng các tư thế khác nhưng cũng an toàn cho em bé trong bụng mẹ. Hiểu một cách đơn giản thì tư thế này được thực hiện khi cả hai cùng quỳ và anh ấy quỳ ở phía sau. Nếu thấy mỏi, chị em có thể kê thêm một vài cái gối cho cao để tì vào. Tránh vị trí quan hệ tình dục này trong vài tuần cuối của thai kỳ.
Mép giường
Bạn có thể nằm ngửa ở gần mép giường với đôi chân để thõng theo thành giường hoặc chân để dưới sàn nhà. Anh ấy có thể đứng hoặc cúi. Tư thế này không thể vào sâu nhưng cũng tránh được áp lực cho bà bầu.
Bất kỳ tư thế “yêu” nào gây áp lực lên bụng của thai phụ đều phải tuyệt đối tránh. Vì vậy, ngoài tư thế đè lên bụng bà bầu là không được phép, các tư thế còn lại đều có thể giúp các cặp đôi vẫn được tận hưởng đời sống tình dục tuyệt vời trong khi đang mong chờ một “tình yêu bé nhỏ” chào đời.
Chăm sóc thai nhi tháng thứ 4
Chăm sóc thai nhi tháng thứ 5
Chăm sóc thai nhi tháng thứ 6
Chăm sóc thai nhi tháng thứ 7
Khi nào thì thai nhi có thể nghe nhạc
(ST)