Thực phẩm làm dịu thần kinh đang căng thẳng

Khi bị căng thẳng thần kinh, bạn khó lòng làm tốt được bất cứ việc gì. Cách tốt nhất là nên ăn uống cũng như nghỉ ngơi hợp lý, chú ý tăng cường một số thực phẩm sau trong khẩu phần ăn...Dưới đây là những thực phẩm làm dịu thần kinh căng thẳng.

 

12 loại thực phẩm giúp làm dịu thần kinh



Khi tâm trạng của bạn cảm thấy bất an, lo lắng... đó là triệu chứng của hiện tượng xuống dốc về mặt tinh thần. Điều này có nguy cơ dẫn đến những tật bệnh khác nếu như bạn không có cách khắc phục kịp thời. Một số thực phẩm phổ biến trong chếđộ hàng ngày sẽ có tác dụng giúp làm dịu thần kinh của bạn.

Sò huyết: Sò huyết rất thích hợp cho người mắc bệnh thần kinh và mất ngủ. Khi ăn sò huyết, nhớ chà rửa thật sạch, nên ăn chín để tránh vi khuẩn gây hại.
Hải sâm (đồn đột biển): Là món ăn giúp giảm suy nhược về thể chất lẫn thần kinh do lao tâm lao lực.

Mật ong: Xay nhuyễn cà chua chín hoặc dâu tây trộn chung với mật ong uống mỗi buổi tối sẽ giúp tĩnh tâm, trẻ lâu và bồi dưỡng trí não.

Dâu tây: Có vị ngọt, tính hàn giúp an thần, cần cho người bị suy nhược thần kinh. Có thể ăn từ 10 đến 20 trái dâu chín/ngày. Hoặc tự pha chế cao mật dâu như sau: Dâu, nước và mật ong nấu chung cho đến khi đặc lại thành cao. Mỗi ngày dùng từ 1 đến 2 thìa súp mật dâu.
Sữa tươi: Sữa chứa nhiều thành phần tritopha, là một trong những acid amin thiết yếu giúp giảm căng thẳng, ức chế củanão và có lợi cho hệ thần kinh. Uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ là bài thuốc vừa rẻ tiền lại vừa hiệu nghiệm.

Vải thiều: Có vị bùi, tính ôn nên rất thích hợp cho người lao tâm lao lực hoặc kém ăn, mất ngủ. Ăn vải mỗi ngày có thể giúp trí não minh mẫn và sống lâu.

Hạt sen và tim sen: Hạt sen có vị bùi chát, tính bình, có tác dụng dưỡng tâm. Mỗi buổi tối ăn từ 50g - 100g hạt sen sẽ giúp mang lại giấc ngủ sâu. Tim sen có tác dụng an thần, cần cho người dễ căng thẳng thần kinh và mất ngủ. Dùng 1/2 thìa cà phê tim sen đã sao khô hãm trà để uống trước khi ngủ rất tốt.

Tim heo: Có tác dụng ích trí và an thần. Đây còn là món ăn cho người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, trí nhớ kém, dễ giật mình khi ngủ... Có thể xào hoặc nấu tim với rau tần ô, hẹ hoặc rau xà lách xoong.

Trứng chim bồ câu: Giúp giảm lo lắng, căng thẳng, dễ ngủ. Có thể ăn trứng chim bồ câu chấm muối tiêu hoặc nấu chung với hạt sen hay chưng trứng với mộc nhĩ, trần bì đều được.

Củ cải đường: Ngoài việc chứa nhiều chất xơ hòa tan và chất chống ôxy hóa, trong củ cải đường còn chứa hợp chất betaine có tác dụng thư giãn tinh thần.

Trái bơ: Trong trái bơ chứa nhiều acid folic, hóa chất làm dịu thần kinh và mang lại cảm giác hưng phấn. Ngoài bơ, trong các loại ngũ cốc cũng chứa nhiều acid folic.

Nhóm rau quả bốn màu: Gồm có màu đỏ như dưa hấu, đu đủ, cà chua, lựu, sơri... Màu vàng cam như cà rốt, bí, ngô, cam, quýt, khoai tây, dứa... Màu xanh như bông cải xanh, bông cải trắng, rau diếp, mồng tơi, su hào, ngót, dền, đậu xanh, rau lang... Màu tím hoặc đỏ đậm như cà tím, mận, nho... Luân phiên thưởng thúc bốn nhóm rau quả này chẳng những giúp bạn khỏe khoắn mà còn có lợi cho tinh thần rất nhiều.

Ngoài những thực phẩm trên, ăn cần tây, bánh qui hoặc bánh gạo cũng giúp lấy lại cảm giác cân bằng cho cơ thể khi bị căng thẳng do công việc hoặc những áp lực khác. Lưu ý là thực phẩm chỉ có tác dụng bổ sung nên bên cạnh chế độ ăn, bạn cũng cần phải có sự nghỉ ngơi hợp lý thì mới thư giãn được đầu óc, "tái tạo" lại năng lượng cho cơ thể.
 

Ăn chuối chữa thiếu máu, làm dịu thần kinh

Tuy nhiên, năng lượng không phải là phương cách duy nhất mà quả chuối có thể giúp giữ cơ thể khỏe khoắn. Chuối còn giúp chữa hoặc ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh dưới đây:
 
Trầm cảm: Những người bị chứng trầm cảm sau khi ăn một quả chuối thường cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nguyên nhân là trong chuối có chứa chất triptophan, một chất protein mà cơ thể chuyển thành Serotonin, được coi như chất làm thư giãn, cải hóa tình trạng bị kích động của con bệnh, khiến cảm thấy hưng phấn hơn. Hãy loại thuốc qua một bên và ăn một quả chuối. Vitamin B6 có trong tất cả trái chuối điều hoà sự quân bình của đường trong máu làm giảm đi tình trạng căng thẳng của bạn.

Thiếu máu: Do nhiều chất sắt nên chuối có thể kích thích gia tăng emoglobin trong máu giúp cho những trường hợp thiếu máu.

Áp lực động mạch: Trái cây nhiệt đới duy nhất này có lượng chất kali cao, tuy nhiên lại thấp muối khoáng nên rất tốt để chống lại áp lực động mạch (cao huyết áp) và có thể giúp tập luyện để cho đồng tử của mắt nhanh nhạy hơn.
 
Táo bón: Thêm chuối vào thực phẩm hằng ngày có thể giúp đại tiện điều hoà mà không cần tới thuốc nhuận tràng.


Do có hàm lượng vitamin B cao, chuối giúp làm dịu thần kinh

Các chứng loét: Chuối dùng trong chế độ ăn kiêng để chiến đấu với các vấn đề về đường ruột, có thể ăn mà không gây trở ngại gì cho các chứng này. Nó lại còn bảo vệ dạ dày bằng cách trung hoà chứng tăng dịch vị và làm giảm đau.

Dạ dày đầy hơi: Chuối chứa chất giả hóa axit tự nhiên, vì thế nếu bạn cảm thấy dạ dày đầy hơi, hãy ăn 1 quả chuối để giảm nóng trong dạ dày.

Lợm giọng: Giữa 2 bữa ăn trong ngày, nên ăn 1 quả chuối coi như bữa  ăn nhẹ để giúp ổn định lượng đường trong máu và cũng tránh bị lợm giọng.

Bị muỗi vằn đốt: Thái một lát chuối chín mỏng dán áp lên chỗ muỗi đốt, sẽ làm giảm sưng và đỡ ngứa.

Thần kinh kích động: Do có hàm lượng vitamin B cao, chuối giúp làm dịu thần kinh. Nhiều cuộc thực nghiệm cho thấy, chuối là trái cây có  thể làm dịu mát, hạ nhiệt cơ thể dễ  xúc cảm của phụ nữ mang thai.

Căng thẳng thần kinh: Kali là  chất khoáng trọng yếu giúp bình thường hoá nhịp  đập của mạch, bơm oxy lên não bộ và điều chỉnh việc trữ nước. Khi bị căng thẳng thần kinh, sự chuyển hoá gia tăng, làm giảm đi lượng kali. Trường hợp này có thể cân bằng được nhờ một bữa ăn nhẹ có nhiều kali như một quả chuối.


Tham khảo thêm 5 cây thuốc điều trị căng thẳng và stress mãn tính


Khi bị stress hoặc căng thẳng kéo dài, bạn có thể nhờ cậy tới những cây thuốc sau để giải tỏa căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch với các loại bệnh tật.

Vì sao bạn bị căng thẳng?

Căng thẳng có thể là kết quả mà cơ thể phản ứng trước những vấn đề của đời sống, tình cảm hoặc môi trường.

Bình thường cơ thể bạn cũng có một cơ chế tự nhiên để đối phó với các triệu chứng căng thẳng ngắn ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị căng thẳng một cách thường xuyên thì có thể khiến sức khỏe thể chất và tinh thần gặp nhiều vấn đề.

Theo thời gian, sự mãn tính của hormone stress sẽ làm cạn kiệt nguồn dự trữ chất dinh dưỡng và cả nguồn năng lượng mà từ đó khiến sức khỏe tổng thể của bạn bị kiệt sức.

Đặc biệt, huyết áp và cholesterol trong cơ thể tăng lên, dạ dày tiết ra quá nhiều a xít, hormone giới tính giảm đi và não bộ trở nên thiếu các nguồn năng lượng. Điều này có thể làm giảm khả năng của trí não trong thời gian dài.

Khi bị stress mãn tính, bạn cũng làm hệ miễn dịch bị yếu kém đi. Vì thế, bạn sẽ dễ bị cảm lạnh, cúm và các loại bệnh tật khác.

1. Nhân sâm gia đình

Đây là một loại thảo dược, giúp giảm đau. Từ lâu, cây nhân sâm gia đình này đã được sử dụng để điều trị lo âu, ung thư, mệt mỏi mãn tính, cải thiện khả năng nhận thức, tiểu đường, đau tim, huyết áp cao, bất lực, vô sinh, những khó khăn thời kỳ mãn kinh và căng thẳng kéo dài.


Nhân sâm gia đình có tác dụng ngăn ngừa các rối loạn thần kinh ở những người điều trị morphine hoặc thu hồi thuốc có tác dụng kích thích. Nó cũng làm chậm nhịp tim và giảm nhu cầu oxy của tim.

Ngoài ra, nó còn là liều thuốc bổ giúp phục hồi và thậm chí là liều thuốc an thần cho những người bị yếu hay mệt mỏi vì bệnh tật hoặc tuổi già.


Tại Trung Quốc, nhân sâm được biết đến như một chất kích thích, một loại thảo dược tăng lực cho các vận động viên hoặc những người luôn chịu những căng thẳng về thể chất. Và nó cũng là một kích thích tình dục cho các nam giới. Các rễ của nhân sâm gia đình thường được chiết xuất thành trà, cồn thuốc hoặc viên nang.

Thận trọng: Nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm gia đình này vì nếu sử dụng với liều lượng lớn, chúng có thể gây mất ngủ.

2. Cây hoa cúc

Được trồng nhiều tại các gia đình, cây hoa cúc nhỏ nhắn này cũng là loại thảo mộc có tác dụng chống lo âu, chống dị ứng, chống viêm, chống oxy hóa và có tính chất chống co thắt.


Từ lâu cây hoa cúc này cũng được dùng để điều trị nhiều bệnh như dị ứng, lo lắng, hen suyễn, đau bụng, viêm kết mạc, phát ban tã lót, chàm, hội chứng ruột kích thích, lupus, viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng tiền kinh nguyệt.

Những bông hoa cúc được chiết xuất thành  các loại trà, các rượu thuốc và các loại kem dưỡng da.


Thận trọng: Bạn nên tránh sử dụng hoa cúc nếu bạn đang dùng chất làm loãng máu như warfarin.

3. Cây bạc hà thơm

Đây cũng là thảo mộc có tính chất kháng khuẩn và kháng vi-rút dịu nhẹ. Theo kinh nghiệm từ xưa, nó rất hữu ích trong việc điều trị đau bụng kinh nguyệt, chữa lành vết thương, giảm tiêu hóa, ngăn ngừa chứng mất ngủ và thư giãn các dây thần kinh.

Loại thảo mộc này cũng được sử dụng để điều trị virus herpes và hội chứng ruột kích thích. Đây cũng là một phương thuốc tuyệt vời để làm dịu các dây thần kinh và nâng cao tinh thần vì nó có một mối quan hệ đặc biệt với hệ thống tiêu hóa.


Nó cũng làm bạn trở nên bình tĩnh và xoa dịu triệu chứng nôn, buồn nôn, chán ăn, kiết lỵ, đau bụng, viêm đại tràng, những vấn đề căng thẳng liên quan đến tiêu hóa.

Đặc biệt các tính chất cay và đắng của loại thảo dược này còn nhẹ nhàng kích thích gan và túi mật, tăng cường tiêu hóa và hấp thụ cho cơ thể.

Ngoài ra, cây bạc hà thơm cũng là một phương thuốc hữu ích giảm thiểu lo lắng hoặc trầm cảm làm tăng cơn đau tim, trống ngực hoặc nhịp tim đập không đều.

Thảo mộc này cũng làm giảm khó chịu và sự trầm cảm của các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Nó cũng giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và là liều thuốc giúp thư giãn cho các chị em sau khi sinh nở.


Bằng cách giúp cân bằng hormone trong cơ thể, nó có thể giúp làm giảm trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh và sau khi sinh.

Loại thảo dược này cũng là một phương thuốc tốt cho chứng nhức đầu, đau nửa đầu, chóng mặt và ù tai. Nó cũng là liều thuốc hỗ trợ cho chứng cảm lạnh, cảm cúm và ho. Bởi vì những thuộc tính của nó giúp thư giãn, giảm đờm nhầy, rất có ích cho việc điều trị viêm phế quản cũng như kích thích ho mạnh và hen suyễn.

Cây bạc hà thơn thường được chiết xuất dưới dạng các loại kem, viên nang, rượu thuốc và dịch truyền.

Thận trọng: Loại thảo dược này có thể làm tăng hiệu quả của thuốc an thần.

4. Nấm linh chi gia đình

Từ lâu nấm linh chi gia đình đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc hàng ngàn năm như một loại thuốc bổ tổng thể để tăng cường năng lượng, thúc đẩy tuổi thọ và chống stress.

Nó là một chất kích thích miễn dịch adaptogen, hữu ích trong điều trị bệnh xơ gan, viêm phế quản, cao huyết áp, kích thích việc tạo ra các protein trong tủy xương và nhiễm trùng nấm men.


Một sử dụng khác còn cho thấy, loại thảo dược này được sử dụng nhiều trong điều trị u xơ tử cung. Bởi vì nấm linh chi giúp nội mạc tử tăng trưởng cơ bản (bFGF), một hóa chất xơ hạn chế tăng trưởng vi khuẩn.

Nấm linh chi gia đình cũng thường có sẵn trong siêu thị, bạn chỉ việc mua về để sử dụng ẩm thực. Chúng được sử dụng trong y học đễ chữa các bệnh dưới chiết xuất của trà, thuốc viên, xi-rô và cồn thuốc.


Thận trọng: Tránh dùng nếu bạn có dị ứng với nấm mốc.

5. Nhân sâm Siberia

Từ lâu nhân sâm Siberia được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung và trở thành một loại thảo mộc được biết đến với công dụng giúp cơ thể thích nghi với stress.

Ngoài ra, loại nhân sâm này cũng đã được phân phát cho toàn bộ người dân ở các thành phố ở Siberia cho 10 tuần đầu mùa đông để là liệu pháp sớm ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm.

Nhân sâm Siberia có chứa adaptogen - một chất giúp cơ thể giảm căng thẳng. Các nhà khoa học tin rằng nó còn giúp ngăn chặn sự kiệt sức của tuyến thượng thận được gây ra bởi thể chất ho���c tinh thần. Nó cũng làm tăng khả năng miễn dịch.

Được biết những người khỏe mạnh uống 2 muỗng cà phê (10 ml) của rượu nhân sâm/ ngày đã được chứng minh là tăng số lượng các tế bào miễn dịch. Nó cũng có thể cải thiện hiệu năng thể thao.

Loại thảo dược này cũng là một adaptogen mạnh mẽ giúp giải các độc tố cho gan và giúp bình thường hóa các chức năng cơ thể. Nó được cho là liều thuốc giúp cải thiện sức chịu đựng về thể chất, kích thích miễn dịch, điều trị các loại bệnh ung thư, hội chứng mệt mỏi mãn tính và nhiễm virus.


Nhân sâm Siberia được chiết xuất dưới dạng viên và trà.

Thận trọng: mất ngủ có thể được gây ra nếu bạn dùng quá liều. Không nên dùng cho người có bệnh cao huyết áp không kiểm soát được.



Tìm hiểu về bệnh zona thần kinh
Nguyên nhân và triệu chứng đau thần kinh tọa
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh


(ST)