Thực phẩm làm giảm cận thị

Ít người biết rằng bệnh cận thị của đôi mắt lại có liên quan đến dinh dưỡng. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm làm giảm cận thị hiệu quả nhé!


Các thực phẩm phòng chống cận thị



 Theo kết quả nghiên cứu trên tóc của những người cận thị thì họ đều thiếu 2 nguyên tố chính là crôm và canxi. Hai chất này ảnh hưởng đến sự điều tiết áp lực của mắt, là nguyên nhân gây ra bệnh cận thị. Áp lực trong mắt nếu duy trì ở trạng thái bình thường thì không xảy ra cận thị.

Một loại khoáng chất ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của đôi mắt nữa là selen. Selen góp phần tạo nên võng mạc mắt. Thiếu nguyên tố này, mắt sẽ phản ứng chậm, khó nhìn những vật nhỏ cần sự tinh tường.

Ngoài các loại khoáng chất, vitamin A, vitamin B2 chính là những chất bổ của đôi mắt. Vitamin A giúp mắt nhìn rõ trong bóng tối. Nếu thiếu nó, mắt sẽ bị quáng gà, giảm thị lực, nhất là đối người đọc sách, làm việc với máy vi tính nhiều. Mắt kém làm cho thủy tinh thể phải điều tiết, lâu dần thủy tinh thể phồng lên làm sai lệch tiêu cự hình ảnh, đó là nguyên nhân gây cận thị.

Vitamin B2 tham gia vào sự trao đổi sắc tố ở võng mạc mắt, làm cho mắt thích nghi với ánh sáng. Cơ thể thiếu vitamin B2 sẽ dẫn đến khô giác mạc, nếu nặng sẽ loét giác mạc, xung huyết.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến cận thị lại là khá bất ngờ. Đó chính là do ăn quá nhiều đường. Bản thân đường khiến cho độ đàn hồi của các tổ chức mắt giảm sút. Đường cũng làm giảm lượng dự trữ crôm khiến cho trục mắt có thể dài ra. Ngoài ra, ăn nhiều đường còn làm lượng đường trong máu gia tăng, làm biến đổi áp suất thẩm thấu của thủy tinh thể, phát sinh tật cận thị. Sự gia tăng lượng đường trong máu còn làm biến đổi độ axit của máu, ảnh hưởng tới độ hấp thụ canxi.

Vì vậy, bạn hãy chăm sóc đôi mắt của mình và các thành viên trong gia đình bằng những bữa ăn hàng ngày. Chỉ có thực phẩm mới giúp bạn làm được việc này.

* Nên ăn

- Ăn nhiều chất bột, gạo lứt còn cám (vì còn vitamin B2), hạn chế ngọt, dầu mỡ động vật để hạn chế việc bài tiết crôm ra khỏi cơ thể.

- Ăn nhiều thức ăn chứa crôm như: cá, tôm, nghêu, sò, ốc, hến, trái cây tươi, thịt nạc, rau xanh...

- Ăn nhiều thức ăn chứa selen như: tôm, gan, nấm, hành, ngũ cốc, măng...

- Ăn nhiều thực phẩm chứa caroten để khi vào cơ thể nó chuyển hoá thành vitamin A: cà rốt, ớt, bắp, hẹ, rau cải thìa, rau cần...

- Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin B2 như: nội tạng động vật, thịt, cá, trứng, đậu, lươn, rau xanh...

- Ăn đủ thức ăn chứa canxi: tôm, cua, cá....

* Không nên ăn

- Ăn quá nhiều đồ ngọt và các chất cung cấp hydrat carbon làm giảm lượng crôm, gây nên bệnh tiểu đường và làm mắt kém.


Những thức ăn rất tốt cho đôi mắt

Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có giúp bạn bảo vệ và cải thiện thị lực của đôi mắt.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần phải tạo thói quen tốt và nắm bắt được các kỹ năng để bảo vệ đôi mắt của mình. Thực tế, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có giúp bạn bảo vệ và cải thiện thị lực của đôi mắt.

Canxi

Sự hình thành của cầu mắt giữ một mối quan hệ chặt chẽ với canxi. Thiếu canxi có thể không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương mà còn làm giảm tính đàn hồi của các thành của nhãn cầu và gây ra cận thị.

Để ngăn chặn cận thị bạn nên bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể của bạn. Nguồn thực phẩm có chứa canxi dồi dào chủ yếu bao gồm các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm đậu nành, lòng đỏ trứng...

Crôm

Crôm có hiệu quả có thể kích hoạt insulin và tăng cường hiệu quả sinh học của insulin. Thiếu crôm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng bình thường của insulin, làm tăng áp lực của huyết tương và gây ra cận thị.

Crôm phổ biến trong gạo lứt, gan động vật, nước ép nho và các loại hạt. Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như vậy trong cuộc sống hàng ngày để hấp thụ đủ crôm.

Kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng bình thường của võng mạc, mống mắt và thủy tinh thể. Nó cũng có hiệu quả trong việc duy trì sự trao đổi chất bình thường và vận chuyển vitamin A trong mắt và cải thiện thị lực của cho cơ thể.

Thiếu kẽm nghiêm trọng có thể gây ra rối loạn thị giác. Vì vậy, nó là cần thiết để bạn có thể bổ sung kẽm đầy đủ bằng cách ăn các loại thực phẩm như thịt, gan, trứng, đậu phộng, lúa mì và đậu nành.

Vitamin C

Vitamin C có thể giúp mắt giảm bớt sự nguy hiểm gây ra bởi ánh sáng và oxy để trì hoãn sự hình thành đục thủy tinh thể. Các loại thực phẩm như cà chua và chanh có chứa một hàm lượng cao vitamin C. Bạn có thể thường xuyên ăn các loại thực phẩm để hấp thụ các chất dinh dưỡng.
 

Hoa quả là nguồn Vitamin dồi dào (Ảnh: Internet)
 

Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực cho bạn. Thiếu vitamin A có thể gây ra tình tráng quáng gà, khô mắt... nghiêm trọng. Các nguồn tốt nhất của vitamin A bao gồm gan động vật, dầu cá gan, trứng...Tiền vitamin A có trong các loại thực phẩm như cà rốt, bí ngô có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể.

Rong biển cũng là một loại thực phẩm tốt để bảo vệ đôi mắt của bạn. Mannite có trong rong biển có thể cải thiện việc đi tiểu, làm giảm áp lực trong mắt của bạn và làm giảm bớt bệnh tăng nhãn áp. Do đó, bạn có thể thường xuyên ăn rong biển để hấp thụ mannite.

Những thói quen khiến thị lực giảm

Làm việc máy tình liên tục trong thời gian dài khiến cho thị lực của mắt giảm.

Dùng máy tính: Việc sử dụng máy tính liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân khiến cho thị lực của mắt giảm bao gồm: mờ mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị…

Đọc sách: Đọc sách nhiều, không đúng tư thế, khoảng cách...sẽ khiến cho mắt gặp phải rất nhiều các vấn đề về mắt, đặc biệt là bệnh cận thị.

Xem tivi: Khi xem tivi nhiều, các tia bức xạ của tivi cũng có thể gây ra những tổn thương nhất định cho mắt, nhất là đối với mắt trẻ nhỏ vì các tế bào thị lực của trẻ còn chưa phát triển và hoàn thiện.

Môi trường: Không khí ô nhiễm, không gian không đủ ánh sáng hoặc quá sáng cũng là nguyên nhân làm mắt yếu đi.

Vệ sinh mắt: Vệ sinh mắt không đúng cách là nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt. Để bảo vệ mắt, bạn cần biết vệ sinh mắt đúng cách.

Ngoài ra, các yếu tố di truyền, căng thẳng, mệt mỏi, bệnh tật (bao gồm các bệnh có liên quan trực tiếp tới mắt như: viêm kết mạc, đau mắt đỏ, cận thị, viễn thị, loạn thị… hoặc các bệnh khác như: tiểu đường, cao huyết áp…) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.



Tham khảo thêm cách chữa cận thị bằng phương pháp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả


Mắt cần được thư giãn và cần được tập luyện cho mắt phục hồi chức năng(Khi bạn làm việc nặng bạn cảm thấy đau lưng, đau chân, đau người, đau mỏi tay… và bạn liền nghỉ ngơi và đã giúp cho các bộ phận cơ thể đó có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và giúp chúng được thư giãn và phục hồi chức năng như ban đầu. Tuy nhiên tâm lý của chúng ta là không coi trọng việc nghỉ ngơi cho mắt và sự phản ánh của sự mỏi mắt thường không quá gay gắt cho lên chúng ta thường làm việc cố gắng và bỏ qua những cảm giác cảnh báo mắt đã bị mỏi đó.Những người bị bện bại liệt nhưng sau khi khỏi bệnh muốn đi lại và vận động họ đều làm các bài tập chân và tay để phục hồi chức năng của chúng)





Trước khi thực hiện các bài tập về mắt chúng ta cần tập luyện cho thể lực tốt bằng cách tập thể dục đều đặn và nghỉ ngơi hợp lý cho bạn sức khỏe tốt.

1. Tập thói quen thư giãn mắt.

Mắt cũng như những bộ phận khác của cơ thể, nếu không được sử dụng đúng cách và làm việc trong một khoảng thời gian mà không được nghỉ ngơi sẽ dẫn tới mắt bị mỏi.
Hãy coi mắt cũng như những phương tiện công cụ khác và nhằm chỉ sử dụng mắt làm việc hay bắt mắt điều tiết khi thật sự cần thiết.

Thư giãn mắt bằng những cáh sau đây:

+ Cho mắt làm việc một khoảng thời gian tới khi cảm thấy mắt phải điều tiết nhiều hơn hoặc cảm thấy mỏi thì để mắt nghỉ hợp lý, tới khi nào mắt cảm thây thoải mái thì làm việc tiếp.
+ Nhìn một vật gì đó không quá lâu sau đó chuyển sang nhìn vật khác, nhìn ra khu vực khác.
+ Đối với những người bị cận có thể áp dụng một công thức như làm việc 10 phút, thì nghỉ mắt nhìn ra xa khoảng 3 mét, hoạc nhìn ra xa vào những đám cây xanh trong 10 giây.

Và kết hợp với kỹ thuật dùng hai lòng bàn tay úp trên hai hốc mắt cũng tạo được sự thư giãn.

2. Mát xa mắt
Việc này giúp cho máu lưu thông tới các cơ quan của mắt, việc này cũng rất quan trọng nếu bạn thử hình dung bạn bị tê chân hoặc tay, lúc đó là vì máu không được lưu thông đều vì vậy dẫn tới tê bộ phận đó và biểu hiện chỗ đó sẽ tím ngắt hơn các chỗ khác.
Kỹ thuật mát xa mắt rất đơn giản đó là chỉ dùng các ngón tay để xoa quanh hốc mắt để cho các cơ quanh đó được làm việc và máu sẽ lưu thông tới. Chú ý không đè vào trực tiếp mắt sẽ không tốt cho mắt. Làm việc này nhiều tới khi bạn có thể.

3. Ủ mắt bằng khăn ấm và khăn lạnh.

Khi bạn ủ khăn ấm xong chuyển sang ủ bằng khăn lạnh,khi khăn lạnh ấm lên lại thay bằng khăn ấm làm việc này trong 10 phút.

4. Tập nhìn cho mắt
Sử dụng bảng chữ tiêu chuẩn để tập nhìn. Lưu ý đủ ánh sáng, tầm cao của chữ vừa bằng tầm cao của mắt. Nhìn một chữ không quá lâu rồi chuyển mắt nhìn chữ khác để mắt không bị căng thẳng vì cố gắng nhìn. Nhìn từ gần tới xa. Khi đã đạt được ở một cự ly thì dịch bảng ra xa 30cm.
Khi nhìn rõ một chữ khoảng 5m thì là mắt 10/10.

5. Sưởi ấm cho mắt.
Sưởi ấm bằng ánh nắng mặt trời.
Bạn nhắm mắt hướng về phía mặt trời, trong khi đó thì nghĩ tới những điều giúp bạn vui vẻ.
Kết hợp nghiêng sang trái phải và quay vòng để cho mắt lúc đó cũng được tập theo.

6. Không dùng kính.
Bạn nên bỏ hoàn toàn kính, nếu như phải làm việc thì nên dùng kính có độ nhỏ hơn so với mức bị cận là 3 điốp. Việc này rất quan trọng, bởi vì chúng ta đang tập cho mắt trở lại khả năng tự nhiên của nó vì vậy việc đầu tiên là chúng ta phải tách rời kính ra khỏi mắt.

7. Biện pháp duy trì mắt tốt.
Cũng giống như những bộ phận khác của cơ thể. Cho mắt làm việc hợp lý, khi mắt mỏi thì nghỉ ngơi, hoặc nhìn sang vật khác, nhìn ra xa. hoặc nhìn vào những chữ to dễ nhìn. Chú ý trong sinh hoạt tránh không để mắt phải điều tiết quá bình thường. (theo tiêu chuẩn là với khoảng cách 2.1m là mắt nhìn thấy bình thường)

Cuối cùng, các nỗ lực của bạn sẽ nhận được xứng đáng, tuy nhiên mọi thứ đều cần thời gian. Hãy kiên trì khoảng 2 tháng bạn sẽ thấy được điều mình mong muốn.




Cách phòng tránh bệnh cận thị ở trẻ em
Thực phẩm tốt cho mắt cận thị
Hướng dẫn làm giảm cận thị hiệu quả
Nguyên nhân của bệnh cận thị


(ST)