Những thực phẩm kiêng ăn khi trầy xước da để tránh để lại sẹo
Cách kiểm tra thực phẩm đông lạnh bị rã đông còn tươi hay không cực đơn giản
8 loại thực phẩm giúp "xả stress"
8 thực phẩm giảm đau cho bạn cực nhanh chóng trong rất nhiều trường hợp
Mặc dù bạn có thể tiêu thụ hàm lượng canxi 1200 mg mỗi ngày như khuyến nghị (Viện Y khoa Hoa Kỳ), nhưng có vài loại thực phẩm có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi trong cơ thể. Chúng ta cùng tham khảo những thực phẩm làm giảm hấp thụ canxi nhé!
Thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu canxi
Các loại rau
Những loại rau có lá màu xanh sẫm như rau bina, cải xoăn và cải bắp có chứa một loại chất hóa học là axit oxalic. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có lượng lớn axit oxalic rất độc hại. Axit oxalic trong thực phẩm sẽ kết hợp với các khoáng chất như canxi tạo ra hợp chất muối gây ức chế khả năng hấp thụ canxi và làm tiêu hao canxi trong cơ thể. Những loại rau khác cũng có chứa axit oxalic như bông cải xanh, súp-lơ, hẹ và một số loại đậu.
Các loại đậu
Đậu phộng, đậu xanh và các loại đậu khác có chứa axit phytic. Loại axit này có chức năng dự trữ photpho cho thực vật, nhưng đối với người, axit phytic kết hợp với canxi gây cản trở cho việc hấp thu canxi. Để giảm lượng axit phytic trong đậu và giảm bớt nguy cơ canxi bị tiêu hao, nên ngâm đậu qua đêm trước khi chế biến.
Muối ăn
Muối ăn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể nhất là khi tiêu thụ với số lượng lớn. Viện Y khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên giữ mức hấp thụ muối khoảng 1500 mg mỗi ngày. Natri trong muối ăn cùng với các khoáng chất khác bao gồm kali, canxi và magie giúp kiểm soát sự cân đối về nước giữa các tế bào và dịch xung quanh các tế bào, cũng như việc kích thích thần kinh hoạt động và sự co thắt cơ. Hấp thụ muối quá nhiều có thể gây ra sự bài tiết quá độ các chất khoáng khác qua đường tiết niệu bao gồm canxi, từ đó làm tiêu hao canxi trong cơ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi
Không phải cơ thể thiếu canxi chỉ cần bổ sung canxi là đủ. Chúng ta cần phải cân đối chế độ dinh dưỡng để đảm bảo rằng, lượng canxi cung cấp cho cơ thể có thể hấp thu hết.
Canxi được hấp thụ vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa. Vì thế, khả năng hấp thụ canxi phụ thuộc và từng tình trạng cơ thể, tuổi tác, các thành phần trong chế độ ăn uống, vitamin D.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi là:
Độ tuổi. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lúc này, cơ thể đang cần một lượng canxi lớn để xây dựng bộ xương, vì thế, hàm lượng canxi có thể hấp thu được lên đến 60%. Tỉ lệ hấp thu canxi sẽ giảm từ 15-20% ở tuổi trưởng thành. Do canxi hấp thụ giảm dần so với tuổi tác của con người, vì thế, để có thể đáp ứng lượng canxi cơ thể cần, mỗi lứa tuổi khác nhau cần cung cấp lượng canxi khác nhau. Đặc biệt cần chú ý chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi (từ 51 tuổi trở lên) để bổ sung hàm lượng canxi được nhiều nhất. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ về hàm lượng canxi cần thiết đối với tình trạng cơ thể và lứa tuổi của mình để bổ sung canxi hợp lý.
Vitamin D là một yếu tố giúp cải thiện sự hấp thụ canxi. Cơ thể của bạn có thể lấy vitamin D từ thực phẩm và nó cũng có thể tạo ra vitamin D khi làn da của bạn được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, cung cấp đầy đủ lượng vitamin D từ thực phẩm và tiếp xúc với ánh mặt trời là điều cần thiết để đảm bảo nhu cầu canxi cân đối.
Một số loại thực phẩm khi ăn cùng sẽ làm cản trở việc hấp thụ canxi. Đặc biệt là các thực phẩm giàu axit oxalic và thực phẩm giàu axit phytic. Các thực phẩm giàu axit oxalic là rau bina, khoai lang, đại hoàng, và đậu. Thực phẩm giàu axit phytic bao gồm bánh mì hạt nguyên, đậu, hạt, ngũ cốc và đậu nành chủng.
Chất xơ có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc và nguồn gốc và bản chất của chất xơ. Các chất xơ cản trở việc hấp thụ canxi điển hình là chất xơ trong vỏ lúa mạch, vỏ ngũ cốc. Các chất xơ này đặc biệt cản trở việc hấp thụ canxi khi được kết hợp với các thực phẩm giàu axit oxalic và axit phytic.
Các thực phẩm giàu natri và protein. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm giàu protein và giàu natri cũng chứa canxi, vì thế có thể giúp hạn chế việc thất thoát canxi.
Cafein có thể làm tăng bài tiết canxi và làm giảm tỉ lệ hấp thu canxi.
Rượu Có thể làm giảm tỉ lệ hấp thu canxi ở ruột. Nó cũng có thể ức chế enzym trong gan giúp chuyển đổi vitamin D từ đó dẫn đến giảm hấp thu canxi.
Bên cạnh đó, việc hấp thụ canxi cũng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng canxi mà cơ thể có thể hấp thụ trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, bổ sung canxi cho cơ thể cần cân đối nhu cầu dinh dưỡng trong cả ngày.
Như vậy, không phải cơ thể thiếu canxi chỉ cần bổ sung canxi là đủ. Chúng ta cần phải cân đối chế độ dinh dưỡng để đảm bảo rằng, lượng canxi cung cấp cơ thể có thể hấp thu được. Nếu như cơ thể không hấp thu hết hàm lượng canxi bổ sung, tất yếu sẽ dẫn đến quá trình lắng đọng và gây hại đối với cơ thể.
Sai lầm khi bổ sung canxi không đúng cách
Canxi là một yếu tố có lợi khi được hấp thu đúng mức. Nhưng khi bổ sung quá nhiều canxi sẽ làm cho bé dễ bị táo bón, đồng thời gây ra chứng chán ăn, buồn nôn, khó tiêu và các triệu chứng khác.
Trên tạp chí “Dinh dưỡng học lâm sàng Mỹ”, bác sĩ dinh dưỡng Marvel Jackson sẽ chỉ ra cho các mẹ những sai lầm nghiêm trọng nhất khi bổ sung canxi cho con khiến bé bị táo bón.
Có rất nhiều sai lầm khi bổ sung canxi có thể gây chứng táo bón ở trẻ:
Ăn nhiều thực phẩm giàu axit oxalic khi bổ sung canxi
Một số loại rau như rau bina, rau dền, măng tây, hành, đậu trắng, đậu tương, có chứa oxalat dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể để tạo thành canxi oxalate, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể, gây ra chứng táo bón ở trẻ. Vì vậy khi bổ sung canxi cho con mẹ nên lưu ý đến điều này.
Ăn quá nhiều thực phẩm béo và các loại dầu
Khi bổ sung canxi cho bé phải cẩn thận giảm bớt các thức ăn có quá nhiều chất béo và các loại dầu. Ăn nhiều thực phẩm có axit béo tự do, chất béo tạo ra sau khi tiêu hóa rất dễ kết hợp với canxi, làm giảm sự hấp thụ canxi. Canxi không hấp thụ được sẽ theo vào các chất thải, gây ra táo bón ở trẻ.
Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ
Ngũ cốc thô và chế độ ăn uống quá giàu chất xơ cũng là một nguy cơ gây táo bón. Thành phần chất xơ thực vật cũng dễ kết hợp với canxi, làm giảm sự hấp thu canxi, dẫn đến kết tủa canxi, gây ra táo bón cho trẻ.
Trộn canxi với thức ăn, sữa
Một số cha mẹ nghiền nát viên canxi và trộn lẫn với thức ăn hoặc sữa để cho bé ăn. Phương pháp này rất phản khoa học. Trẻ chỉ có thể hấp thụ tối đa 20% canxi trộn lẫn trong thức ăn, phần còn lại sẽ bị bài tiết sau khi tiêu hóa. Lượng canxi tồn đọng nhiều, lâu ngày sẽ gây ra táo bón ở trẻ.
Giúp trẻ bị táo bón trong giai đoạn bổ sung canxi như thế nào?
Các mẹ cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi. Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể thử một trong các cách sau:
- Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng.
Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.
- Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường).
Nên cho trẻ ngồi ghế đi cầu riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.
Bổ sung sắt và can xi cho bà bầu
Nguyên nhân của bệnh hạ canxi máu và cách chữa trị
Khắc phục tình trạng thiếu canxi ở trẻ bằng cách đơn giản
Cách bổ sung Canxi cho trẻ để bé thêm cao lớn
Thiếu canxi, bà bầu dễ đẻ non, thai chết lưu?
(ST)