Thực phẩm làm giảm tiết sữa mẹ cần lưu ý


Ngược đời nhưng có thật, mẹ đang cho con bú nên "ngó nghiêng" lại khẩu phần ăn. Dưới đây là các thực phẩm làm giảm tiết sữa mẹ cần lưu ý.

"Thủ phạm" âm thầm làm mất sữa mẹ



Trước nay ta chỉ thường nghe đến những bài báo giúp mẹ kích thích sữa, ăn gì để nhiều sữa, làm thế nào để đủ sữa cho con…chứ không hề để ý rằng một số loại thức ăn có thể gây mất sữa. Thực phẩm quả nhiên đóng một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa và chất lượng sữa mẹ. Xin mách mẹ danh sách những món ăn có thể khiến mẹ vô tình làm mất sữa cho con. Đối với những mẹ ít sữa, đang muốn duy trì nguồn sữa mẹ cho con, tuyệt đối không nên ăn. Mặt khác, với những mẹ đang muốn cai sữa, tiêu sữa, đây có lẽ sẽ là những gợi ý không tồi. Một danh sách, 2 mục đích khác nhau, hẳn các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ đều nên “ngó nghiêng” đôi chút

Lá lốt


Lá lốt rất ngon nhưng lại là "thủ phạm" khiến mẹ mất sữa (ảnh minh họa)

Thực phẩm hàng đầu trong danh sách những “sát thủ” tiêu diệt sữa mẹ là lá lốt. Rất nhiều mẹ khi nuôi con nhỏ, do không biết, vô tình ăn nhiều món ăn có chế biến từ lá lốt. Kết quả là khiến ngực mất sữa nhanh chóng. Chính vì vậy, nếu đang cho con bú, có lẽ mẹ cần phải “nhịn miệng” một vài món ngon chế biến từ lá lốt như chả lá lốt, ốc chuối đậu nấu lá lốt hay bò cuốn lá lốt…để đảm bảo nguồn sữa cho con.

Rau mùi tây

Rau mùi tây là một loại lá thuốc lợi tiểu và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Người Việt hay có thói quen trang trí thức ăn bằng rau mùi hoặc dùng rau mùi làm rau sống ăn kèm với các món bún ốc, rún riêu…Ngắt vài cọng ngọn rau mùi nhỏ để ăn sẽ không gây hại cho nguồn sữa của mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú và bị ít sữa, không nên ăn quá nhiều rau mùi tây.

Măng

Măng là món ăn quen thuộc được rất nhiều người Việt Nam ưa thích, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, măng lại rất độc hại. Mỗi một kg măng củ chưa một lượng độc tố HCN đủ để gây tử vong tức thì cho hai đưa trẻ nhỏ. Mặc dù độc tố HCN có thể dễ dàng hòa tan trong nước và bay hơi khi nước sôi, tuy nhiên với mẹ đang cho con bú, vẫn nên đề phòng. Không những độc hại, ăn nhiều măng cũng có thể làm giảm tiết sữa của cơ thể. 


Măng vừa độc lại gây ức chế tiết sữa (ảnh minh họa)

Lá oregano

Lá oregano – một loại lá rất được mẹ Việt chuộng dùng khi chế biến món ăn Italy như pizza hay paste có thể tác động tiêu cực đến cơ chế sản xuất sữa của cơ thể. Khi nấu món Ý, mẹ nên chú ý không nên dùng lá oregano

Bạc hà

Bạc hà và tinh dầu bạc hà có thể ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa. Uống một cốc trà từ lá bạc hà thường xuyên không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Mẹ phải uống một lượng rất lớn trà bạc hà hàng ngày (khoảng 1 lít) mới có thể giảm lượng sữa tiết ra. Tuy nhiên, các loại siro và bánh kẹo khác được làm từ tinh dầu bạc hà lại là một vấn đề khác hẳn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ thưởng thức nhiều kẹo bạc hà mỗi ngày ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong lượng sữa hút được.

Bắp cải

Lá bắp cải vốn “nổi tiếng” vì khả năng giảm bớt căng vú. Dân gian vẫn truyền nhau mẹo đắp lá bắp cải lên ngực khi bị tắc tia sữa có thể giúp thông sữa, giảm đau. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng bắp cải. Chỉ cần đắp lá bắp cải một đến hai lần một ngày. Nếu lạm dụng, bắp cải có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Các loại kem bôi được làm từ chiết xuất từ ​​bắp cải cũng có tác dụng tương tự.

Bia và đồ uống có cồn

Bia và các loại đồ uống có cồn khác thường được các mẹ các chị “rỉ tai” nhau là nhấp một chút sẽ làm tăng tiết sữa. Điều đó là hoàn toàn sai! Trong thực tế, rượu ức chế sự phóng sữa của cơ thể xuống đầu ngực. Điều này khiến bé gặp khó khăn trong quá trình bú mẹ. Theo thời gian, điều này có thể làm giảm lượng sữa. Đương nhiên nếu quá nghiện, mẹ vẫn có thể nhấp một chút bia hoặc rượu. Tuy nhiên nên nhớ, chỉ uống sau khi mẹ đã cho be bú no.



6 loại thực phẩm giúp mẹ dồi dào sữa nuôi con


Ngũ cốc, khoai tây, các loại cá, hải sản… là những loại thực phẩm rất tốt cho sữa mẹ.

1. Ngũ cốc và khoai tây

Ngũ cốc và các loại khoai như khoai tây, khoai lang, khoai lang rất giàu carbonhydrate, cung cấp năng lượng dự trữ cho mẹ bầu. Trong đó, ngũ cốc rất giàu vitamin B, có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ và nâng cao chất lượng của sữa sau khi sinh.

Khoai tây lại chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và có lợi cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể và chuyển hóa thành sữa mẹ.


2. Cá

Trung bình phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cần “sản xuất” ra ít nhất 800ml sữa mỗi ngày. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc cơ thể sản sinh ra sữa nhiều hay ít, chất lượng tốt hay xấu, mà cá lại là nguồn thực phẩm cung cấp protein rất phong phú. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên ăn nhiều cá, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ để chuẩn bị cho việc cơ thể sản sinh ra sữa.

Ngoài ra, cá cũng có thể cung cấp các chất khác như omega-3, các axit béo không bão hòa, axit béo chứa DHA… có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của não trẻ sơ sinh.

3. Rong biển

Ngoài cá biển thì các loại hải sản khác, đặc biệt là tảo biển, rong biển đều giàu i-ốt, kẽm và một số chất dinh dưỡng khác có lợi cho sự phát triển thể chất và hệ thống thần kinh của trẻ.

Ăn hải sản còn giúp giảm nồng độ estrogen trong máu, bảo vệ tuyến vú và kích thích cơ thể tiết sữa trong thời gian nuôi con.



4. Vitamin C

Ngoài việc thúc đẩy sự hấp thu sắt của cơ thể, vitamin C còn có thể ngăn chặn sinh ra một loại hợp chất gây ra bệnh ung thư vú, vì thế nó còn có tác dụng như một “vệ sĩ” tận tụy của tuyến vú, giúp tuyến vú hoạt động bình thường và sản sinh ra sữa mẹ. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây…

5. Rau và trái cây tươi

Rau và trái cây tươi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, pectin, axit hữu cơ và các thành phần khác. Tích cực ăn rau và trái cây tươi giúp phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú tăng cảm giác ngon miệng, giảm tỉ lệ táo bón, thúc đẩy sự tiết sữa và đặc biệt là cải thiện chất lượng sữa.

Bên cạnh đó, các loại rau có lá sẫm màu thường cung cấp nhiều axit folic có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh của thai nhi.


6. Các loại hạt

Các loại hạt rất giàu vitamin E, kali, đồng. axit folic, các axit béo không bão hòa… Trong đó vitamin E có thể điều chỉnh sự bài tiết estrogen, chống oxy hóa trong cơ thể và cải thiện chất lượng sữa mẹ. Mẹ bầu và phụ nữ đang nuôi con nhỏ nên ăn nhiều hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt bí… sẽ tốt cho số lượng và chất lượng sữa mẹ.


Lưu ý dinh dưỡng khi cho con bú


Những lưu ý về dinh dưỡng khi cho con bú dưới đây sẽ giúp mẹ khỏe, con thông minh và phát triển toàn diện

1. Những thực phẩm nên hạn chế:

Để đảm bảo được sức khỏe của bản thân mà vẫn không lo lắng về chất lượng sữa cho con, những bà mẹ đang cho con bú cần phải tránh hoặc hạn chế dùng những loại thực phẩm sau đây:

Socola

Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể ăn socola. Tuy nhiên nên chú ý là không ăn quá nhiều để tránh tình trạng tăng cân quá mức và đảm bảo chất lượng sữa.

Các chuyên gia cho biết rằng, nếu ăn quá nhiều socola trong quá trình cho con bú thì không tốt cho sức khỏe của cả người mẹ lẫn em bé vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Trong socola có chứa theobromine, tích lũy quá nhiều chất này trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, tim của trẻ nhỏ.

Khi đang cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn sô cô la
Trà

Uống trà sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và khi trẻ bú sữa mẹ sẽ bị mất ngủ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bột ngọt

Khi đang trong thời kỳ cho con bú, tốt nhất là các bà mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ăn có chứa bột ngọt. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ có thể sẽ bị chậm tăng trưởng hoặc chịu hậu quả khi bú sữa của mẹ ăn đồ ăn chứa nhiều bột ngọt.

Rượu

Một lượng rượu nhỏ mà mẹ uống cũng có thể ảnh hưởng tới sự tiết sữa. Ngoài ra nó cũng sẽ tác động tới sự co lại của tử cung. Chính vì vậy mà các bà mẹ đang cho con bú không nên uống rượu.

Thuốc lá cũng là thứ cần tránh trong giai đoạn này vì lượng nocotine có thể sẽ ảnh hưởng tới sữa và tác động tới đường hô hấp của trẻ. Tốt nhất là bà mẹ nuôi con nên bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc.

Một số loại hoa quả

Trái cây tốt cho cơ thể, tuy nhiên một số loại trái cây có vị chua, loại trái cây có tính hàn vì chúng sẽ khiến bé khó chịu, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Bởi vậy, trong quá trình đang cho con bú thì các mẹ nên ăn những loại trái cây trung tính như táo, nho, dứa, long nhãn…

Trái cây để trong tủ lạnh quá lâu cũng không tốt cho trẻ nhỏ, bởi vậy, nếu các mẹ muốn ăn trái cây đã được cất trong tủ lạnh thì hãy lấy ra trước khi ăn khoảng nửa giờ cho bớt lạnh rồi mới ăn.

Đồ uống có ga và cà phê

Chất cafein có trong cà phê có thể gây kích thích hệ thống thần kinh. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về tác hại của cà phê đến cơ thể của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tốt nhất là các bà mẹ đang cho con bú không nên uống cà phê để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Với đồ uống có ga cũng như vậy.
2. Những nhóm chất làm tăng chất lượng sữa mẹ

Dinh dưỡng khi cho con bú đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé và việc phục hồi của cơ thể mẹ sau sinh. Vì vậy các mẹ đang cho con bú đừng bỏ qua những nhóm chất sau:

Protein: Protein là chất cơ bản tốt cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Protein có nhiều trong cá, thịt gia cầm, nội tạng động vật, trứng và các sản phẩm từ sữa…

Carbohydrates: Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Carbohydrates có nhiều trong gạo, bột mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang. Bởi vậy, để đảm bảo chất lượng sữa, các bà mẹ hãy ăn nhiều những sản phẩm trên.
 

Chất béo: Theo các chuyên gia thì trong 2 năm đầu đời, trẻ cần một lượng lớn chất béo để phát triển. Ngoài việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà nó còn cung cấp các acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Chất béo lành mạnh có nhiều trong dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu thực vật, dầu mè, cá, sữa, thịt, quả óc chó, các loại hạt… Các mẹ cũng nên nên lưu ý tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và trans-fat. Vì bản thân các chất béo không lành mạnh này có thể tác động ngăn chặn việc sản xuất omega-3 (loại acid béo cực cần thiết cho sự phát triển của trẻ).

Vitamin: Các loại rau màu xanh đậm, màu đỏ, màu vàng thường chứa rất nhiều vitamin A. Ánh sáng mặt trời, thịt nạc, trứng, gan, ngũ cốc cung cấp nhiều vitamin D. Nấm, trái cây tươi như táo, kiwwi lại chứa nhiều vitamin B và C… Những loại vitamin này không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển ở trẻ nhỏ.

Khoáng chất: Các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magiê, mangan, iot giúp phục hồi cơ thể. Sau khi sinh, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm như sữa, đậu, vừng, tảo bẹ và rong biển.




Sữa mẹ như thế nào là tốt
Cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất
Cách làm sữa chua từ sữa mẹ cực ngon cho bé
Những điều cần biết khi cho bé bú sữa mẹ
Cai sữa mẹ uống thuốc gì?



(ST)