Thực phẩm lợi sữa

Mới sinh ăn gì cho lợi sữa? Những thực phẩm cho bà bầu nhiều sữa? ăn uống đúng cách để tăng lượng sữa cho trẻ bú?

Các loại thực phẩm giúp lợi sữa


Móng giò là món ăn giúp lợi sữa phổ biến nhất. Song, để chống ngấy, mẹ có thể tăng cường sữa cho con bằng cách ăn thay đổi các loại thực phẩm cũng có khả năng lợi sữa dưới đây:
Chuối sứ: Đây là loại chuối quả to tròn, da hơi nhám. Thịt chuối nhiều hơn so với các loại chuối khác. Đặc biệt, lớp men của loại quả này tốt, sản phụ nếu ăn chuối sứ thường xuyên có thể giúp tăng lượng sữa.

Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.

Rau khoai lang: Luộc hoặc xào lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

Rau mùi: Hạt mùi 12 g, gạo nếp lức 30 g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.

Rau đay: Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.

Đu đủ xanh: Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.

Sung: Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả sung và lá non giúp lợi sữa cho sản phụ. Liều dùng 10 – 20g quả và lá sắc uống hàng ngày.

Hạt bí: Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả.

Lạc: Nấu cháo gạo tẻ với lạc nhân; khi cháo chín cho thêm đường phèn vừa ăn.

Bên cạnh chế độ ăn uống dinh dưỡng, các bà mẹ cũng cần lưu ý có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi khí huyết, tránh cáu giận, căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa. Uống nhiều nước lọc và các loại nước hoa quả. Chú ý cho con bú đều đặn, đúng cách mới có thể kích thích sữa vì thuốc lợi sữa tốt nhất chính là cho con bú nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm cốm lợi sữasẽ giúp ích cho các bà mẹ ít sữa hoặc thiếu sữa.

16 thực phẩm tốt cho sữa mẹ

 - Làm mẹ là một "thành tựu" suốt đời hay đúng hơn là bạn có thể coi đó như là một "trách nhiệm" suốt đời! Ngay khi sinh con, việc các mẹ quan tâm đầu tiên bao giờ cũng là có đủ sữa cho con không và làm sao để có nhiều sữa cho con.
Sản xuất sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến những gì mẹ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng, nhưng thực phẩm ăn uống lại là một yếu tố cần thiết. Các thực phẩm chứa nhiều calo là một nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ việc cho con bú.
Có một số thực phẩm bao gồm phytoestrogen, thuốc an thần thực vật tự nhiên, sterol thực vật, saponin và tryptophan và là nguồn cung cấp phong phú các khoáng chất và cân bằng tốt các chất béo đảm bảo chức năng hoạt động tối ưu của các tế bào và thần kinh, giúp kích thích tuyến sữa và sản sinh sữa nhiều hơn.
Sản xuất sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến những gì mẹ ăn uống hàng ngày.
Các mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm có lợi sau:
• Thì là (Saunf): Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một báo cáo năm 1980 được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin - cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước. Theo khuyến nghị các chuyên gia, rau thì là chỉ được sử dụng cho một vài tuần.
• Cỏ cà ri (Methi): Loại thảo dược tự nhiên này kích thích tuyến sữa trong vú để sản xuất sữa nhiều hơn. Cỏ cà ri thường được sử dụng để tăng nguồn cung cấp sữa trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thảo mộc này cũng có thể được sử dụng một cách an toàn trong một thời gian dài. Phụ nữ có thể sử dụng loại thảo dược này cho đến sữa mẹ đầy đủ hơn.
• Nghệ (Haldi): Nghệ có tính chất lactogenic và cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm.
• Hạt mè (Til): Hạt mè đen được sử dụng để tăng sản lượng sữa mẹ ở các quốc gia châu Á. Gạo lức, hạt vừng trắng cũng có hiệu quả và dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa.
• Mơ (Khubani): Quả mơ chứa nhiều vitamin C và các vitamin khác có lợi cho em bé, đồng thời lại tăng nguồn sữa mẹ nếu mẹ chịu khó ăn quả mơ mỗi ngày.
• Cà rốt, củ cải (Shakharkand): Những loại rau màu đỏ có đầy đủ beta-carotene là rất cần thiết trong thời kỳ cho con bú.
• Rau xanh: Rau lá xanh là một thực phẩm được khuyến cáo là có thể đẩy mạnh nguồn cung cấp sữa mẹ vì chúng là nguồn tiềm năng khoáng sản, vitamin, enzyme và phytoestrogen có hỗ trợ cho con bú.
• Mùi tây (Ajmooda): Mùi tây là một loại thảo dược giúp tăng sản xuất sữa mẹ.
• Tỏi: Từ xa xưa, tỏi đã nổi tiếng về tác dụng y tế. Mặc dù mẹ ăn tỏi có thể khiến sữa có mùi nhưng theo các chuyên gia thì nếu mẹ ăn tỏi thì con sẽ bú tích cực hơn và bú nhiều sữa hơn.
• Gừng: Với những mẹ có nguồn sữa ít thì có thể thử dùng gừng để cải thiện nguồn sữa của mình xem sao.
• Đu đủ xanh: Đu đủ xanh có chứa các enzym, vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin C, A, B và E. Đu đủ xanh là loại trái cây chưa chín và nó cần phải được nấu cho mềm để mẹ dễ ăn hơn.
• Ngũ cốc và đậu: Các hạt nguc cốc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm yến mạch, kê, và gạo. Các cây họ đậu nên được bổ sung trong chế độ ăn uống của mẹ bao gồm đậu đen, đậu xanh và đậu lăng.
• Quả hạch: Quả hạch cung cấp, hỗ trợ nguồn sữa, bao gồm hạnh nhân, hạt điều.
• Chất béo và dầu: Chất béo khỏe mạnh đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào và thần kinh. Các loại chất béo một bà mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến thành phần của chất béo trong sữa của mình. Hãy loại bỏ các chất béo không lành mạnh như dầu thực vật hydro hóa...
• Yến mạch (Jaee hoặc Avena sativa): Đây là một trong các loại thực phẩm bổ dưỡng có chứa protein, vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng nuôi dưỡng các dây thần kinh, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và nâng cao tinh thần. Nó là một cách tiềm năng để tăng nguồn sữa mẹ. Theo một số chuyên gia tư vấn cho con bú, yến mạch có thể hỗ trợ cho con bú vì chúng rất giàu chất sắt. Ngoài ra, yến mạch hoạt động như thuốc chống trầm cảm và antispasmodics và làm gia tăng mồ hôi.
• Tảo spirulina: Đây là một loại tảo xanh không độc hại và có ích trong việc tăng nguồn cung cấp sữa và các chất béo của sữa ở một số bà mẹ cho con bú. Nó có chứa các protein, enzyme, chất khoáng, vitamin, chất diệp lục và các axit béo thiết yếu. Spirulina là chất dinh dưỡng được hấp thu dễ dàng, dễ tiêu hóa.

Mười món ăn thuốc làm tăng sữa mẹ

Phụ nữ sau sinh thông thường là lượng sữa tiết ra đủ để nuôi trẻ. Nhưng cũng có người mẹ sau sinh vì nguyên nhân nào đó làm cho lượng sữa tiết ra không đủ cho trẻ bú hàng ngày. Để giúp khắc phục tình trạng này có thể dùng những món ăn thuốc sau tác dụng thúc đẩy tăng tiết sữa ở người mẹ, đó là cách bồi bổ hợp lý những dinh dưỡng cần thiết, lại còn kích thích sinh nhiều sữa đảm bảo dược chất và lượng đáp ứng nhu cầu cần nuôi trẻ.


Món canh móng giò, hoàng kỳ
Nguyên liệu: Móng giò 500g, hoàng kỳ 30g, đương quy 15g, thông thảo 4g. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, cho thêm ít rượu và mấy lát gừng nấu thêm chút nữa là ăn được, ăn hết cả nước lẫn cái. Ăn trong 5-7 ngày.

Món sườn lợn hầm sơn giáp
Nguyên liệu: Sườn lợn 500g, xuyên sơn giáp 10g, hoàng kỳ 30g. Tất cả nấu cùng đến nhừ, thêm chút rượu vào, ăn thịt uống canh. Cần ăn 4-5 ngày.

Món thịt cừu hầm đương quy
Nguyên liệu: Thịt cừu 500g, đương quy 20g, cho cả vào hầm nhừ, sau thêm chút rượu và mấy lát gừng tươi, ăn thịt uống canh. Ăn trong 4-5 ngày.

Món canh móng giò
Nguyên liệu: Móng giò 1 cặp, gia vị vừa đủ, luộc chín vớt ra, giữ nước cho mì vào, ăn mì nước với móng giò. Cần ăn trong 7-10 ngày.

Món canh móng giò, thông thảo
Nguyên liệu: Móng giò 1 chiếc, thông thảo 2g, cho vào cùng luộc nhừ, nêm gia vị vừa miệng, ăn thịt, uống nước canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn 4-6 ngày.

Món canh móng giò, quất diệp, thanh bì
Nguyên liệu: Móng giò 500g, quất diệp 10g, thanh bì 10g, nấu chín nhừ ăn thịt uống nước canh. Ăn trong 5-7 ngày.

Món canh mạch nha, cá diếc
Nguyên liệu: Cá diếc sống 1 con, mạch nha 20g, nấu chín, nêm đủ gia vị, ăn cá uống nước canh. Cần ăn 5-7 ngày.

Món canh cá diếc, thông thảo
Nguyên liệu: Cá diếc sống 1 con, thông thảo 3g, đương quy 5g, nấu cùng, chín ăn cá, uống nước canh. Cần ăn 5-7 ngày.

Món gà mái hầm hoàng kỳ
Nguyên liệu: Gà mái 1 con, hoàng kỳ 50g, cho hầm nhừ pha chút rượu và mấy lát gừng, ăn cái uống nước canh. Cần ăn 4-5 lần, ngày 1 lần có thể ăn cách nhật.

Món tôm nõn nấu cùng rượu
Nguyên liệu: Tôm nõn 100g, rượu gạo 250g, nấu đến khi tôm nõn chín nhừ, ăn nóng cả nước lẫn cái. Cần ăn trong 5-6 ngày.

Hy vọng những món ăn thuốc trên sẽ có hữu ích khi các bà mẹ sau sinh thiếu sữa cho con bú.

Rau đay - một thực phẩm tuyệt vời cho phụ nữ sau sinh

mangthai.vn - Việc mà hầu hết các sản phụ quan tâm là sữa có nhanh về và về nhiều sau sinh hay không?

Vậy làm thế nào để sữa nhanh về và về nhiều sau khi sinh nở? Tất cả đều có những mánh nhỏ đấy các mẹ à.

Với những mẹ bầu nhiều sữa và có sữa ngay từ trước khi sinh nở thì có lẽ không lo lắng nhiều đến vấn đề này nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. Rất nhiều mẹ bầu phải rất khó khăn mới có được giọt sữa đầu tiên cho con uống. Nhiều mẹ bầu có sữa nhưng chỉ được 2-3 tháng là sữa lại chạy đi đâu mất tiêu khiến việc nuôi con vô cùng vất vả.

Hôm nay, chúng tôi sẽ gợi ý đến các mẹ một vài phương cách đón sữa nhanh về và về nhiều sau sinh. Đây là những cách mà một độc giả của Eva.vn đã gửi về chuyên mục mong được chia sẻ với hầu hết chị em sắp sinh nở và những người đang nằm ổ. Mẹ này có chia sẻ với chúng ta những bài thuốc giúp kích thích tiết sữa và tạo chất lượng sữa tốt từ những thực phẩm ngay trong vườn nhà hoặc bạn có thể dễ dàng mua ngoài chợ.


Nhiều cây lá trong vườn nhà có công dụng tốt sữa cho sản phụ. (ảnh minh họa)

Đầu tiên là sử dụng rau đay ăn hàng ngày. Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200 g rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần với từ 200-250 g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa. Các mẹ có thể dùng rau đay để nấu canh, rất dễ ăn và đặc biệt đây là loại rau phổ biến trong mùa hè nên rất dễ kiến.

Một bài thuốc nữa cũng có tác dụng lợi sữa là ăn đu đủ xanh. Đu đủ xanh là loại thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E.... Nếu hầm canh đu đủ xanh cùng móng giò, chúng ta sẽ có một trong những món giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả. Đây cũng là món ăn rất tốt cho người ít sữa hoặc sữa quá loãng. Món đu đủ xanh hầm cá chép hoặc cá lóc cũng có hiệu quả rất tốt cho việc tăng cường sữa.

Dù vậy, mẹ này cũng chia sẻ thêm rằng loại thuốc lợi sữa nhất cho chị em sản phụ đó chính là cho con bú đều và nhiều lần trong ngày. Chị em nên dành 4-6 tháng đầu cho con bú thường xuyên sẽ không bị mất sữa mà còn cải thiện được chất lượng sữa. Ngoài ra, chị em nên uống nhiều loại nước hoa quả, nước lọc và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để nhanh lấy lại sức sau sinh. Tránh căng thẳng thần kinh và cáu giận cũng giúp quá trình tạo sữa diễn ra dễ dàng.

Các loại thực phẩm tốt cho sữa mẹ

Đối với các bà mẹ mới sinh con để đảm bảo cho sức khỏe của mình và hơn hết là đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, bạn cần phải biết cách kết hợp đa dạng nhiều thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa  trong thực đơn của mình.


1. Uống sữa nóng

Một cốc sữa nóng giúp mẹ về sữa rất nhanh mà sữa lại đặc. Trong thời kỳ cho con bú, sản phụ nên uống sữa đều đặn không những để tăng tiết sữa mà còn giúp cơ thể mau hồi phục sau sinh.

2. Rau mùng tơi

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên rất tốt cho sản phụ…

3. Cà chua

Trong cà chua có rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe.

Vì vậy phụ nữ đang trong thời gian cho con bú được khuyên nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng các sản phẩm làm từ cà chua như nước sốt cà chua sẽ tăng lượng lycopene trong sữa mẹ nhiều hơn ăn cà chua tươi.


4. Ngó sen


Ngó sen là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, thanh huyết, nhuận tràng. Ăn nhiều ngó sen có thể giúp sản phụ tiêu ứ máu, chống suy nhược cơ thể, tăng sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa , tăng tiết sữa.


5. Quả mướp

Quả mướp có tác dụng lợi sữa cho sản phụ mới sinh, giúp huyết lưu thông tốt, làm dịu các cơn đau do co thắt tử cung.

6.Rong biển

Rong biển rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài thành phần đạm rất cao rong biển còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt ( yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp), canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.

Sản phụ ăn nhiều rong biển có thể chống mệt mỏi, làm tăng tiết sữa, có lợi cho sự phát triển cơ thể trẻ sơ sinh.

7. Quả sung

Trong 100g quả sung có chứa protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g. Quả và lá non rất tốt cho sản phụ, có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo…

Ngược lại, một số thực phẩm dưới đây có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ đó là: dầu mỡ động vật, gia vị, đồ chua cay, đồ lạnh khiến trẻ bú sữa mẹ dễ bị đi ngoài, và người mẹ sau này dễ bị hậu sản.

8. Các loại quả chín mọng

Bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn trái cây hay sinh tố hai lần hoặc nhiều hơn thế mỗi ngày. Những loại quả chín giàu chất chống oxy hóa là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn đáp ứng những nhu cầu của bạn. Những loại trái cây chín mọng ngon lành này chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và sẽ cung cấp một liều đầy đủ carbohydrate giúp bạn duy trì  năng lượng của bạn mức cao.

9. Gạo lức

Giảm cân quá nhanh dẫn đến cơ thể của bạn sản xuất không đủ sữa cho con của bạn và làm cho bạn cảm giác mệt mỏi và chậm chạp. Tốt nhất là nên kết hợp việc ăn kiêng của bạn một cách lành mạnh như sử dụng gạo lức trong thực đơn ăn kiêng để giữ năng lượng của bạn ở mức cao. Và thực phẩm như gạo lức cung cấp cho cơ thể bạn đủ lượng calories cần thiết để sản suất sữa tốt nhất cho em bé.

10. Thịt bò nạc

Bạn đang tìm kiếm những loại thực phẩm tăng cường năng lượng, hãy chọn những thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò. Một khi chất sắt trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ có thể làm cho bạn cảm giác mệt mỏi và kiệt quệ, vì thế rất khó cho bạn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần ăn thực phẩm giàu chất đạm và vitamin B12. Thịt bò là nguồn cung cấp hai chất dinh dưỡng này tuyệt vời nhất.

(St)




Com promilk bao nhieu tien
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Gửi hỏi đáp - bình luận