Thực phẩm tốt cho bệnh động kinh

Nghiên cứu của Anh cho thấy, những người ộng kinh quá nặng, không thể kiểm soát bằng thuốc thông thường, sẽ được cải thiện đáng kể về sức khỏe khi áp dụng chết độ ăn giàu chất béo, nghèo carbohydrat và protein.

Những người bị động kinh nên ăn gì

Đối với trẻ nhỏ

* Cần bổ sung những thức ăn chứa nhiều can xi, vì khi bị phát bệnh nhiều lần dễ dẫn đến chứng can xi huyết thấp, cho nên cần bồi bổ nhiều thức ăn có hàm lượng can xi cao như tép, moi, xương cục hầm, sườn, cá, đậu các loại và những chế phẩm từ đậu, lòng đỏ trứng, rau dền, rau trộn, nấm hay sữa bò...

* Ăn nhiều các thức ăn chứa proteine chất lượng cao như thịt nạc, sữa bò, trứng gà, tôm, cá, nhằm kích thích hệ thần kinh của trẻ, như vậy sẽ có tác dụng phụ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh động kinh ở trẻ.

* Phải tăng thêm lượng vitamine nhóm B và vitamine C, vì khi thiếu vitamine C sẽ làm cho kết cấu tế bào não bị trùng hoặc căng, như vậy sẽ làm bệnh nặng thêm. Còn vitamine nhóm B có thể sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa proteine đồng thời lại kích thích cho tế bào não hưng phấn. Các loại vitamine này như vitamine C phần lớn có trong các loại rau xanh, trái cây đặc biệt như rau ngót, rau đay… hay trái cây là quả me rừng, bưởi, cam, quýt… Còn vitamine nhóm B phần nhiều có trong gạo lức, bánh mì đen, gan động vật…

* Cũng cần phải tăng lượng vitamine E vào vì vitamine E có thể ngăn cản không cho độ thẩm thấu của tế bào não tăng cao, như vậy sẽ có tác dụng ngừa cơn co giật. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamine E như tảo biển, giá đỗ, các hạt nảy mầm, sò, hến, cà rốt, dầu vừng, dầu lạc, trứng gà...

* Cần phải giảm thiểu lượng muối và nước, vì mỗi khi ăn quá mặn hay uống quá nhiều nước sẽ làm cho phụ tải tại não bị tăng lên sẽ có nguy cơ phát thành bệnh nhiều hơn.

* Cũng cần phải ăn ít các loại thức ăn béo ngậy, cay nóng nhằm tránh sinh đàm, sinh nhiệt.

Đối với người lớn

Có thể sử dụng một trong các món sau:

* Dùng cháo trúc lịch, thiên ma: Trúc lịch 30g, thiên ma 10g, gạo nếp 100g, đường trắng một ít. Đem thái lát mỏng thiên ma, cho vào cùng gạo nếp nấu thành cháo, đợi cho chín mới cho trúc lịch, đường trắng và đun sôi nhào là được. Chia ra ăn hết trong ngày, mỗi ngày chỉ sử dụng một liều này.

* Cháo sơn thù du, câu kỷ tử, rết: Sơn thù du 10g, câu kỷ tử 25g, rết 1 con, gạo nếp 100g. Trước tiên cho cả 3 vị thuốc trên vào sắc lấy nước bỏ bã. Cho gạo nếp vào nước thuốc nấu nhừ thành cháo. Chia ra ăn hết trong ngày, mỗi ngày cần ăn hết một liều này. Một liệu trình là 3 – 5 ngày liền.

* Canh thầu dầu, trứng gà: Lấy rễ cây thầu dầu đỏ (tía) 50g, trứng gà 2 quả, dấm ăn 10ml. Trước tiên lấy rễ thầu dầu đỏ sắc lấy 150ml nước, bỏ bã và cho trứng gà vào khi nước đang còn nóng, đồng thời cho luôn cả dấm rồi đun tiếp. Ăn trứng uống nước canh. Mỗi ngày cần ăn hết 1 liều này. Ăn liên tục 7 – 10 ngày là một liệu trình.

* Canh gan cừu, hoa cúc: Lấy gan cừu hay dê cũng được 50g, cốc tinh thảo 6g, hoa cúc trắng 9g. Cho tất cả vào hầm chín nhừ, nêm gia vị vừa miệng, ăn gan, uống nước canh. Mỗi ngày cần ăn hết 1 liều này. Cần ăn liên tục 5 – 7 ngày là một liệu trình.

 

Chế độ ăn giàu chất béo giúp giảm co giật ở trẻ động kinh

Nghiên cứu của Anh cho thấy, những trẻ bị động kinh quá nặng, không thể kiểm soát bằng thuốc thông thường, sẽ được cải thiện đáng kể về sức khỏe khi áp dụng chết độ ăn giàu chất béo, nghèo carbohydrat và protein.

Kết quả bước đầu của nghiên cứu gây ấn tượng tới mức các chuyên gia tại Bệnh viện Great Ormond Street đã phải yêu cầu Bộ Y tế Anh cho áp dụng rộng rãi phương pháp này tại các trung tâm thần kinh nhi khoa.

Sau khi dùng chế độ ăn đặc biệt từ 3 tháng trở lên, cuộc sống của một nửa trong số 14 trẻ tham gia thử nghiệm đã thay đổi hoàn toàn. Trước điều trị, các cháu bị hàng trăm cơn co giật mỗi tháng, mặc dù vẫn dùng thuốc chống động kinh. Sau khi áp dụng chế độ ăn mới, số lần co giật giảm ít nhất 50% ở 7 trẻ. Bốn trong 7 cháu này giảm được 75% số cơn co giật hoặc hơn, trong đó 2 cháu hiện hoàn toàn không co giật nữa.

Điển hình là cậu bé Tobias Harto, 13 tuổi, vốn bị tàn phế vì động kinh nặng từ năm lên 3. Trước khi bắt đầu chế độ ăn điều trị cách đây 10 tháng, Tobias thường bị 3 cơn động kinh mỗi ngày. Cậu cũng gặp khó khăn trong đi lại, thị lực kém và không có khả năng tập trung. Mẹ Tobias kể rằng, hiện nay, cách 3 ngày cháu mới bị một cơn co giật, và nếu có lên cơn thì cũng hồi tỉnh nhanh hơn. Tobias rất thích vẽ và bơi, những điều mà trước đó cậu không hề biết tới.  

Phương pháp điều trị mà các cậu bé được áp dụng mang tên chế độ ăn sinh xeton, gồm rất nhiều chất béo, ít carbohydrat và protein. Nó mô phỏng hiệu quả của tình trạng thiếu ăn, khi mà cơ thể sử dụng mỡ thay vì carbohydrat như nguồn năng lượng chính. Quá trình phân hủy chất béo sẽ làm sản sinh các thể xeton, có tác dụng làm giảm nhẹ chứng co giật ở một số bệnh nhân. Như vậy, với chế độ ăn sinh xeton, não sẽ phải dùng chất béo như nguồn năng lượng chính và sản sinh ra nhiều xeton. Hiện Bệnh viện đang tiến hành thử nghiệm đồng thời hai chế độ ăn kiểu này. 

 

Bệnh động kinh những điều cần biết, nên làm và nên tránh

Điều mà bạn cần phải biết ngay khi nói đến loại bệnh tâm thần này là có thể chữa khỏi, dứt hẳn nếu tuân thủ đúng sự hướng dẫn của BS chuyên khoa tâm thần.

I/ Bạn biết gì về  bệnh động kinh?

Là bệnh mà trong dân gian còn gọi là kinh phong, phong xù, kinh giật. Đó là một trạng thái bệnh lý của não bộ do sự phóng điện đột ngột quá mức của tế bào thần kinh gây ra các cơn co giật cục bộ hoặc lan tỏa trong thời gian từ vài giây đến vài phút, có tính chất lập đi lập lại.

Đây là loại bệnh khá phổ biến chiếm tỷ lệ từ  0,4 – 0,5 % dân số.

Bệnh có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ, nếu phát bệnh càng nhỏ tuổi và chữa trị không ổn định, gây trở ngại đến việc học tập, lao động. Về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách, tính tình gây phiền phức cho bản thân và những người chung quanh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, có thể chữa khỏi, bệnh ổn định lâu dài, gia đình hạnh phúc, xóm làng yên vui.

II/ Bạn có biết những nguyên nhân nào gây ra bệnh động kinh để có thể phòng ngừa ?

Có thể gặp như :

- Chấn thương sọ não các loại ( hiện nay thường do chủ yếu là tai nạn giao thông chiếm phần lớn, trong đó tình trạng say rượu,  nghiện ma túy góp phần không nhỏ: do tai nạn lao động )

- Các bệnh của não bộ như : tai biến mạch máu não ( chảy máu não, nhũn não ), u não, viêm não, các loại ngộ độc rượu , ma túy, hóa chất...

- Ngoài ra còn có những loại bệnh động kinh nguyên phát không rõ lý do

III/ Bạn biết những biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh như thế nào ?

 Có nhiều biểu hiện nhưng thường gặp là:

      1.Động kinh toàn thể : dễ chẩn đoán, cơn xuất hiện rất đột ngột, người bệnh thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra, ngay lập tức mất ý thức hoàn toàn. Cơn thường trãi qua 3 giai đoạn :

- Giai đoạn co cứng (kéo dài trong khoảng chừng một phút): co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, cơ ở thân, ở ngực, hai tay co, hai chân duỗi. Hậu quả gây ngưng thở, tím tái, có thể cắn vào lưỡi.

- Giai đoạn co giật cơ (kéo dài trong khoảng chừng một vài phút): giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn máu.

- Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: sau giai đoạn co giật người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở rống, đái trong quần. Sau đó lúc tỉnh dậy thấy đau đầu, mõi mệt.

- Có thể gặp cơn không điển hình, người bệnh chỉ mất ý thức, té ngã.

        2. Cơn vắng ý thức:

Đặc trưng bởi sự đột ngột mất ý thức, ngừng mọi hoạt động trong thời gian rất ngắn vài chục giây. Lúc đó họ như đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, đánh rơi viết, đồ vật đang cầm hoặc chữ viết bỗng trở nên nguệch ngoạc. Rất nguy hiểm nếu bạn đang điều khiển phương tiện lưu thông, trèo cao…

        3. Động kinh cục bộ : ngoài ra còn có thể gặp các cơn co giật cục bộ ở mặt, một phần chi…

        4. Động kinh thái dương : còn gọi là động kinh tâm thần. Rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể chẩn đoán được vì biểu hiện của nó rất giống rối loạn tâm thần.

IV/  Bạn có biết các biến chứng nào của bệnh động kinh  có thể xảy ra?

Ngoài những rối loạn tâm thần trong cơn, về lâu dài nếu không được điều trị tích cực, có thể thấy các biến chứng sau đây:

- Biến đổi nhân cách, tính tình: người bệnh trở nên ích kỷ, độc ác, dễ giận dữ, có tính thù vặt, tư duy lai nhai, rất phiền hà cho gia đình và những người mà bệnh nhân tiếp xúc.

- Lâu hơn nữa có thể mất trí ( sa sút tâm thần do bệnh động kinh ).

- Nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn lúc đang làm việc gây ra tai nạn như phỏng, té xe, ngã sông có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời.

V/ Theo bạn thì điều trị và chăm sóc người bệnh động kinh  tại nhà như thế nào?

Cần nhắc lại, bệnh động kinh nếu phát hiện sớm, điều trị đúng có thể khỏi bệnh, ổn định lâu dài. Người bệnh vẫn phát triển trí tuệ, có thể học tập, lao động bình thường.

Những điều bạn nên làm và cần tránh :

Nên làm:

- Khi phát hiện người thân của bạn có những biểu hiện lâm sàng của bệnh như đã kể trên thì bạn cần phải làm gì?  Tốt nhất là nên đến Trạm Y Tế gần nhất để được hướng dẫn.

- Khi đã được khám, có chẩn đoán, cho dùng thuốc thì: nhắc nhở, động viên

            +Uống thuốc đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

            +Uống đủ liều, đủ thời gian.

            +Không được tự ý ngưng thuốc, bỏ thuốc, đổi thuốc mà không có ý kiến của BS vì có thể làm xuất hiện cơn động kinh  liên tục rất nguy hiểm đến tính mạng. Và báo BS biết ngay các triệu chứng bất thường khi đang dùng thuốc.

- Khi có cơn động kinh xảy ra, bạn cần phải làm gì? Trước hết bạn phải biết rằng không thể ngăn được một khi cơn động kinh đã xảy ra. Để hạn chế tối đa các thương tổn do co giật có thể gây ra bạn có thể bằng các cách làm đơn giản như sau:

            +Ngáng lưỡi bằng đủa có quấn khăn hay dùng miếng cao su cứng để tránh cắn phải lưỡi.

            +Nới rộng cổ áo, thắt lưng để bệnh nhân dễ thở hơn.

            +Lót dưới đầu bệnh nhân mền hay gối để giảm sang chấn khi co giật.

            +Bạn có thể dùng tay đè lên các khớp lớn như khớp gối để giảm nguy cơ trật khớp do co giật.

            +Sau cơn, nếu có điều kiện bạn nhớ hút đàm nhớt, để đầu bệnh nhân nghiêng một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật ( đàm nhớt, thức ăn, răng giả…. )

            + Bạn cần ở bên cạnh trông chừng vì sau cơn một số bệnh nhân có lú lẫn, hành vi vô ý thức có thể nguy hiểm cho bản thân và người khác.

            +Điều bạn phải cương quyết là tuyệt đối không được nhỏ chanh, cam thảo hay bất cứ chất nào khác vào miệng bệnh nhân vì không những không cắt được cơn mà còn có nguy cơ làm tắt đường thở gây tử vong.

-Bạn cần có thái độ thông cảm, tôn trọng người bệnh vì ngoài cơn họ là người bình thường như mọi người.

-Bạn phải thương yêu, nâng đỡ, tạo điều kiện cho người bệnh bớt mặc cảm bệnh tật, tạo không khí thoải mái, vui chơi, giải trí để họ có thể phát huy việc học, lao động kiếm sống.

-Bạn phải bảo quản thuốc kháng động kinh thật cẩn thận vì liều gây ngộ độc, chết thấp

Những điều bạn không nên làm :

-Không được chữa thầy bùa, làm phép. Không những bệnh không thuyên giảm mà còn làm mất đi thời gian quý báu ban đầu.

-Bạn khuyên người bệnh không nên làm các công việc nguy hiểm như trèo cao, lái xe, vận hành máy móc, công việc liên quan đến sông nước vì có nguy cơ xảy ra tai nạn chết người nếu bất chợt xảy ra cơn động kinh .

-Sống chừng mực, điều độ, không được làm việc, học tập quá mức, không được say xỉn. Người bệnh động kinh không nên xem tivi truyền hình, chơi vi tính  quá lâu có thể làm cơn động kinh xuất hiện.

-Và bạn có biết việc chăm sóc, điều trị, quản lý người bệnh động kinh, trả họ về với đời thường còn cần rất nhiều sự hổ trợ của nhà nước, của Hội Bảo trợ người bệnh động kinh



Bệnh động kinh ở phụ nữ có thai
Bệnh động kinh ở trẻ
Bệnh động kinh ở người cao tuổi
Nguyên nhân của bệnh động kinh và cách chăm sóc người bệnh
Triệu chứng của bệnh động kinh


(ST)