Hộ Tạng Đường điều trị bệnh tiểu đường
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường
Chữa bệnh tiểu đường bằng khí công y đạo
Thực phẩm nào bệnh nhân tiểu đường nên tránh?
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…
Với số lượng gia tăng của bệnh tiểu đường, các chuyên gia chỉ ra rằng, cần có một sự hiểu biết chính xác về bệnh tiểu đường và hạn chế một số loại thực phẩm, bởi vì chế độ ăn uống bị ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh và làm thay đổi lượng đường trong máu.
Dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh:
Trái cây khô
Thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên tránh trái cây khô.
Nước trái cây
Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.
Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng (Ảnh minh họa)
Gạo
Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.
Mật ong
Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, mật ong có thể làm giảm bớt táo bón, đẹp da… Nhưng mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp, do vậy, bệnh nhân tiểu đường cành tránh mật ong càng nhiều càng tốt.
Đường mía
Vị ngọt của đường mía rất nhiều người đáng nhớ, mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.
Chất béo và kẹo
Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.
Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.
Sữa
Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,… là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.
Bỏng ngô
Các chuyên gia chỉ ra rằng, bỏng ngô không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vì bỏng ngô là loại thực phẩm giàu tinh bột, cộng với chiên, nên càng cần cấm kỵ trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.
Rượu
Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.
LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Với những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường và chế độ ăn khắt khe, người bệnh rất khó bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm thông thường. Tuy nhiên, Tảo Mặt trời Spirulina là một loại thực phẩm lý tưởng khắc phục điều đó.
Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Trong giai đoạn mới phát, bệnh nhân thường đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa và điều trị. Nhưng những biến chứng của bệnh tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm:
- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận.
- Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt.
- Thần kinh: dị cảm, tê tay chân.
- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…
- Tử vong.
Với những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường, bên cạnh đó là chế độ ăn khắt khe. Người bị tiểu đường rất khó có thể bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng vào cơ thể bằng những loại thực phẩm thông thường.
Tảo Mặt trời Spirulina là một loại thực phẩm lý tưởng cho người bị tiểu đường vì:
Trong tảo giàu những khoáng chất tự nhiên như Sắt, Canxi, Kali, Magie... đặc biệt là Kẽm – loại khoáng chất người tiểu đường cực kỳ thiếu do chế độ ăn phải hạn chế các loại thịt động vật, hải sản, do đó Tảo mặt trời Gold Plus được bổ sung thêm Kẽm, chỉ cần 3g Tảo Mặt trời Gold Plus có thể bù đắp 20% lượng Kẽm cần thiết trong ngày. Ngoài ra, việc bổ sung một lượng lớn các chất chống oxi hóa như phycocyanin, chlorophyll... từ Tảo Mặt Trời sẽ tăng cường sức đề kháng cho người bị tiểu đường dễ bị suy giảm miễn dịch do chế độ ăn kiêng thiếu chất.
Thêm vào đó Tảo Mặt trời với lượng Vitamin dồi dào, đặc biệt là Vitamin A, và Zeaxanthin là những chất được Hiệp hội nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên dùng có chức năng bảo vệ các mao mạch, các dây thần kinh ở võng mạc, giúp cho bệnh nhân tiểu đường sáng mắt, hạn chế các biến chứng về mắt mà người tiểu đường lâu năm hay bị. Trong tảo còn chứa Phenylalanine tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở bộ não làm giảm các cơn đói dày vò đồng thời nó giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. Với Phycocyanin và Chlorophyll là những hoạt chất sinh học quý giá giúp thanh lọc thải độc cho cơ thể, acid GLA và vitamin K (3 gr Tảo Mặt trời tương đương 20 % lượng vitamin K cần thiết/ ngày), giúp đốt lượng mỡ thừa giúp cho cơ thể người bị tiểu đường hạn chế biến chứng về tim mạch đặc biệt là xơ vữa động mạch.
Để điều trị tối đa cho người bị tiểu đường: Mỗi ngày chỉ cần 6 viên Tảo Mặt trời Gold vào buổi sáng, 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi trưa và tối trong 2 tháng đầu tiên khi uống tảo Mặt trời sẽ hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường hiệu quả nhất. Sau đó nên dùng liều duy trì từ 6-12 viên Tảo Gold/ ngày hoặc Tảo Mặt trời tự nhiên để ổn định đường huyết, hỗ trợ cho hệ miễn dịch cho sức khỏe bền vững.
Song song với việc uống Tảo Mặt trời trong điều trị bệnh tiểu đường người bệnh cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý:
+ Ăn uống
- Hạn chế các loại chất bột đường, chất béo (mỡ động vật) và những thức ăn giàu năng lượng rỗng như: bánh kẹo, nước ngọt,...
- Hạn chế mức đường ăn vào cơ thể ở mức tối tiểu, nên dùng các chất tạo vị ngọt tự nhiên để thay cho đường như chiết xuất từ cây cỏ ngọt
- Tăng cường cung cấp cho cơ thể chất xơ: rau xanh, trái cây.
- Ăn đa dạng các loại thức ăn trong một ngày, ăn có chừng mực: không nên để quá đói cũng như không nên ăn quá no, nên ăn những thức ăn càng gần với tự nhiên càng tốt vì nó không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.
+ Vận động
- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày
- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày
- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt, kiểm tra đường huyết hàng tháng và kiểm tra mắt hàng quý.
Bí quyết đối phó với bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể, ví dụ như gây ra những vấn đề về mắt, có thể dẫn tới mù lòa, làm cho lượng đường trong máu liên tục tăng cao, tăng nguy cơ đau tim, gây các bệnh về thận...
Nếu được điều trị sớm và hiệu quả, bệnh nhân bị tiểu đường sẽ có nhiều khả năng tránh được nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm và mặc dù sẽ sống chung với bệnh nhưng họ vẫn có được cuộc sống chủ động và vui khỏe như mong muốn.
Cho dù bạn có bị tiểu đường hay không, điều quan trọng nhất vẫn là bạn cần hiểu rõ về bệnh này để còn biết cách phòng tránh và điều trị bệnh.
Vài lưu ý cho người bị bệnh tiểu đường trong dịp Tết
Tuy nhiên để giữ cho mình được khỏe mạnh trong suốt dịp lễ tết bạn cần chú ý những điểm sau
Dự tiệc
Trước khi đi dự tiệc bạn hãy nhớ các nguyên tắc sau, để đảm bảo mình có được một bữa tiệc vui vẻ, khỏe mạnh.
Ăn một phần nhỏ thức ăn để tránh ăn quá nhiều trong bữa tiệc
Hãy hỏi về những món ăn được phục vụ để lựa chọn món nào phù hợp nhất cho mình.
Nếu ăn buffe, bạn hãy chọn thức ăn lên đĩa và tới một nơi khác, cách xa khu vực thức ăn nếu có thể
Chọn ít thức ăn hơn
Chọn các loại thức ăn có lượng calo thấp như nước sooda, trà không đường hoặc đồ uống dành cho người ăn kiêng. Nếu bạn uống rượu thì hãy nhớ uống thật ít và hãy chọn loại rượu an toàn cho bạn.
Hãy thay thế những thức ăn béo, giàu đạm bằng những thức ăn ít béo hơn.
Hãy quan tâm đến lượng muối. Một số thức ăn thường được chuẩn bị với các loại thực phẩm có lượng natri cao. Bạn nên chọn các món rau tươi hoặc đông lạnh, có độ natri thấp hơn.
Chọn trái cây thay vì bánh ngọt, bánh nướng, hãy chọn các món tráng miệng ít chất béo, đường và cholesterol.
Tập trung vào gia đình, bạn bè và các hoạt động thay vì thực phẩm. Hãy đi bộ sau bữa ăn, hoặc tham gia nhảy múa tại một bữa tiệc.
Người bị bệnh tiểu đường càng cần lưu ý hơn trong cách ăn uống. Ảnh minh họa
Du lịch
Ra khỏi nhà đi thăm bạn bè, người thân hay đi du lịch có nghĩa là bạn đã thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy hãy nhớ chăm sóc tới bản thân mình tốt hơn. Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn bởi những hoạt động vui chơi có thể ảnh hưởng tới nồng độ đường trong máu.
Bạn hãy nhớ luôn mang theo các thuốc điều trị bệnh tiểu đường bên người, có thể mang số lượng nhiều hơn bình thường, dự phòng chuyến đi có thể bị trì hoãn.
Luôn dự trữ đồ ăn phòng khi tụt đường huyết.
Hãy luôn giữ liên lạc với bác sĩ điều trị
Hãy mang theo chứng nhận y tế bạn bị bệnh tiểu đường để có thể được hưởng những ưu tiên trong một số dịch vụ
Nếu bạn sử dụng insulin, bạn hãy giữ mát insulin bằng cách đóng gói nó trong một túi cách nhiệt với các gói gel lạnh.
Trên đường đi (hoặc trên chuyến bay)
Hãy tiêm ngừa vắc xin phòng cúm trước khi đi du lịch.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Tránh tiếp xúc với người ốm.
Nếu bạn đi máy bay hoặc đi tàu/ ô tô đường dài, cố gắng hai giờ một lần, bạn hãy đứng dậy và di chuyển nhẹ nhàng, tránh nguy cơ bị đông máu.
Hãy mang lượng thức ăn phù hợp bên mình như hoa quả tươi, nước uống không béo, không đường.
Hãy mang theo một chút thức ăn khô như các loại hạt, quả khô để bạn có thể nhấm nháp bất kể lúc nào.
Hãy để tất cả thuốc men, dụng cụ điều trị bệnh vào một cái túi luôn giữ bên mình.
Tất cả các ống chích và hệ thống cung cấp insulin (bao gồm cả lọ insulin) được đánh dấu rõ ràng với.
Đừng quên mang theo thức ăn bên người nếu bạn bay một chuyến bay dài và cần phải ăn trên máy bay
Không quên những hoạt động vận động hàng ngày. Hãy đảm bảo mỗi ngày có ít nhất một tiếng vận động cơ thể.
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một loại của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Nó thường được chẩn đoán bởi các xét nghiệm được thực hiện giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Theo Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ, bệnh tiểu đường thai nghén ảnh hưởng đến 4% các phụ nữ mang thai.
Trong khi các bác sĩ không chắc chắn những gì đã gây ra bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai thì nhiều người tin rằng kích thích tố từ nhau thai có thể đã ngăn chặn hoạt động insulin ở người mẹ, dẫn đến những bất thường về mức độ đường trong máu.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong tiểu đường thai kỳ, người mẹ mang thai cần nhiều insulin hơn và nhiều lần tuyến tụy của người mẹ đã không thể có đủ insulin để cung cấp cho đường trong máu.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ, đó là:
- Người mẹ nhiều hơn 25 tuổi
- Trong gia đình có người bị tiểu đường
- Mẹ bị thừa cân khi mang thai
- Người mẹ có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
Các triệu chứng của bệnh là không nhìn thấy được, do đó mà bác sĩ chỉ tìm thấy bệnh tiểu đường thai kỳ thông qua các thử nghiệm sàng lọc glucose. Bên cạnh đó các chuyên gia cũng chỉ ra một vài dấu hiệu như: tăng cảm giác ngon miệng, liên tục buồn đi tiểu, bị giảm cân mặc dù đã rất thèm ăn, ăn nhiều.
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đến việc mang thai và em bé sau này?
Điều quan trọng là cần phải giữ cho lượng đường trong máu của cơ thể mẹ trong tầm kiểm soát bởi vì mẹ có quá nhiều đường trong máu sẽ dẫn đến hạ đường huyết trong máu của bé. Lượng đường trong máu người mẹ quá cao cũng làm cho em bé phát triển nhanh, gây ra khả năng khó sinh, khi sinh có thể dẫn đến một xương bị gãy hoặc tổn thương thần kinh. Tuy nhiên cả hai nguy cơ này đều được chữa lành với 99% trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó thì trẻ của những bà mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ sau này có nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 cao.
Điều trị và biện pháp khắc phục hậu quả đối với bệnh tiểu đường thai kỳ
- Lên kế hoạch ăn uống: Các chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lên kế hoạch cho bữa ăn đáp ứng nhu cầu calo của bạn và kiểm soát lượng đường trong máu. Việc dùng insulin để giảm lượng đường cũng sẽ không ảnh hưởng đến em bé.
- Tập thể dục: Các nghiên cứu cho thấy rằng các bài tập vừa phải giúp cải thiện khả năng của người mẹ để xử lý glucose, giữ lượng đường trong máu trong kiểm soát. Các hoạt động như aerobic, đi bộ hay bơi lội mỗi ngày sẽ rất có lợi cho bạn.
- Điều trị bằng thuốc: Khoảng 15% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ cần thuốc. Hầu hết các bệnh nhân bắt đầu với thuốc uống thay vì tiêm.
Tiểu đường thai kỳ có làm tăng nguy cơ cho bệnh tiểu đường trong tương lai?
Khoảng một phần ba đến một nửa số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tái phát ở lần mang thai sau. Và lên đến 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai sẽ phát triển bệnh tiểu đường tại một số thời điểm trong tương lai.
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Biểu hiện bệnh tiểu đường
Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường
Nước chè chữa bệnh tiểu đường
Tiểu đường thai nghén
(ST)