Thực phẩm tốt cho đôi mắt của bé



Có thể bạn vẫn biết rằng cà rốt cùng những loại rau và trái cây màu cam khác có tác dụng cải thiện sức khỏe đôi mắt cũng như bảo vệ thị lực của bạn? Chúng ta cùng tìm hiểu những thực phẩm tốt cho mắt trẻ em nhé!



THỰC PHẨM TỐT CHO MẮT CỦA TRẺ


Điều này hoàn toàn đúng. Beta-carotene, một loại vitamin A tạo nên màu cam cho những loại thực phẩm này, giúp võng mạc và các bộ phận khác của mắt “hoạt động” trơn tru. Tuy nhiên, ăn những thực phẩm chứa beta-carotene không phải là biện pháp duy nhất giúp bạn có tầm nhìn tốt.

Mặc dù mối liên hệ giữa chúng với thị lực chưa được biết đến rộng rãi, nhưng một số vitamin và khoáng chất khác cũng rất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe của đôi mắt. Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh:

Trứng

Theo bác sỹ Paul Dougherty, giám đốc y tế của Dougherty Laser Vision tại Los Angeles (Mỹ) thì lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp dồi dào lutein, zeaxanthin, và kẽm – những chất giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng (macular degeneration) ở mắt. Đây là một trong những bệnh thông thường làm cho nhiều người lớn tuổi bị loà mắt hay mù.

Trứng là thực phẩm giúp sáng mắt

Rau lá xanh

Những loại rau xanh này chứa nhiều lutein và zeaxanthin, các chất chống oxy hóa và theo các nghiên cứu cho thấy, chúng giúp giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thế ở mắt.

Rau lá xanh nhiều vitamin rất tốt cho mắt

Họ cam quýt và quả mọng

Các loại trái cây này rất giàu vitamin C – loại vitamin vốn đã được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở mắt.

Hạnh nhân

Vốn rất giàu vitamin E, loại thực phẩm này đã được các nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng. Chỉ một nắm hạnh nhân cũng đã cung cấp cho bạn một nửa lượng vitamin E cần thiết cho mỗi ngày.

Cá béo

Cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá cơm… đều rất giàu DHA, một loại axit béo được tìm thấy ở võng mạc mắt. Và hàm lượng axit này thấp có liên quan đến hội chứng khô mắt.


NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG TỚI MẮT


Để có một đôi mắt sáng, tránh được tật cận thị và các bệnh về mắt, các chị em nên bổ sung đầy đủ protein, các nguyên tố vi lượng và vitamin.

Vì thế hãy lựa chọn một chế độ ăn có dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, đồng thời bổ sung vừa đủ thực phẩm có lợi cho mắt và bảo đảm cân bằng các nguyên tố vi lượng.

Cho dù là protein, nguyên tố vi lượng hay là vitamin, thiếu bất kỳ một chất dinh dưỡng nào đều có thể gây ra chứng cận thị hoặc khiến mức độ cận thị gia tăng. Trong các bữa ăn hàng ngày, thịt, trứng chứa một lượng lớn protein nhưng lượng vitamin lại khá ít; trong gan, rau xanh và hoa quả rất giàu vitamin, nhưng lượng protein không đủ.

Do đó, để thị lực khỏe mạnh, phòng cận thị, ngăn ngừa sự phát triển của cận thị, chúng ta nên hình thành thói quen ăn uống cân bằng, ăn nhiều rau quả tươi, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, ít ăn kẹo…

Dinh dưỡng không cân bằng ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực

1. Protein: Là cơ sở để thị lực phát triển. Chức năng bình thường của mắt và sự đổi mới tế bào không thể rời xa protein. Thiếu protein trong thời gian dài sẽ khiến thị lực giảm sút, dẫn tới các bệnh về mắt.

2. Vitamin A: Đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự trao đổi chất của mắt, nó giúp duy trì cấu trúc bình thường và chức năng sinh lý của tế bào nâng đỡ, đồng thời còn là thành phần chính tổng hợp chất phytochrome. Thiếu vitamin A có thể khiến nồng độ rhodopsin ở võng mạc giảm, khả năng thích ứng với bóng tối giảm theo.

3. Vitamin B: Có thể bảo đảm sự trao đổi chất bình thường của võng mạc và giác mạc, là chất dinh dưỡng của dây thần kinh thị giác. Khi cơ thể không nạp đủ vitamin B, mắt sẽ dễ mắc các triệu chứng như mỏi mắt, chảy nước mắt, mắt đỏ và co giật cơ mắt…

4. Vitamin C: Là chất quan trọng cần thiết cho cơ thể. Thiếu viamin C có thể khiến giác mạc đục mờ và loét giác mạc, từ đó dẫn tới dễ nhiễm trùng giác mạc, thậm chí còn khiến thần kinh thị giác và võng mạc bị viêm.

Thiếu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của nhãn cầu dễ gây ra cận thị, giảm thị lực

1. Kẽm: Kẽm đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, là trung tâm hoạt động của nhiều enzym. Hàm lượng kẽm trong mắt người tương đối cao. Trong đó màng mắt, võng mạc mắt cần hàm lượng kẽm cao nhất. Vì vậy, khi thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng thị lực và năng lực thích ứng.

2. Đồng: Đây là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng của cơ thể, có tác dụng quan trọng cho sự hình thành sắc tố, thiếu đồng sẽ dẫn tới các loại bệnh về mắt. Sự trao đổi chất của đồng bất thường có thể gây biến dạng sắc tố võng mạc, ảnh hưởng tới thị giác và tổn thương cơ mắt.

3. Selen: Selen là chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống của cơ thể, đồng thời còn là trung tâm hoạt động chống oxy hóa magie quan trọng trong cơ thể, có thể làm chậm lão hóa tế bào và có thể điều tiết hấp thụ và tiêu thụ vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K. Trong quá trình trao đổi chất, thiếu selen dễ gây đục thủy tinh thể và tật cận thị.

4. Phốt pho: Phốt pho đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của võng mạc. Do đó, thức ăn chứa nhiều phốt pho là rất cần thiết cho mắt.

NGẮM CÂY XANH TỐT CHO MẮT CỦA TRẺ

Để có được kiến thức chăm sóc mắt tốt nhất cho con, các bậc cha mẹ hãy tham khảo những gợi ý sau:

Không nên để bé nhìn tập trung vào một thứ gì đó quá lâu

Để mắt tập trung vào thứ gì đó quá lâu là hoàn toàn không tốt vì mắt sẽ bị mỏi và căng thẳng. Các chuyên gia khuyên rằng, sau mỗi tiết học, trẻ nên có khoảng từ 10 - 20 phút để đôi mắt được nghỉ ngơi. Trong lúc này, trẻ nên đứng lên và vận động, không nên tiếp tục đọc sách hay làm việc gì đó cần đến sự tập trung.

Không nên để bé nhìn quá gần/sát vào mắt

Khi bé đọc sách, hãy chú ý giữ khoảng cách từ cuốn sách tới mắt trẻ là 35cm. Nếu trẻ xem tivi thì khoảng cách giữa mắt và tivi nên cách ít nhất là 3m. Tốt nhất là cha mẹ nên dùng các tấm kính chắn để ngăn tia bức xạ gây hại cho mắt của con.

Cho trẻ mang kính khi ra ngoài

Khi có việc cần đưa trẻ ra ngoài thì nên cho trẻ đeo kính chất lượng tốt để tránh tác hại của các tia hồng ngoại và tử ngoại. Tốt nhất là không nên đưa con ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10h sáng đến 3h chiều vì lúc này mặt trời chiếu ra những tia không tốt cho sức khỏe của mắt.

Chú ý tới tư thế ngồi khi đọc sách

Khi đọc sách hay ngồi học bài, tuyệt đối không cho trẻ nằm bò ra giường, cúi xuống gần mặt bàn. Nếu không chú ý giữ khoảng cách cho mắt, hoặc tư thế ngồi khi đọc sách, thì đôi mắt của bé sẽ bị tổn thương khiến thị lực giảm.  Khi đọc sách hay học bài, hãy chú ý bật đèn bàn lên để đảm bảo đủ ánh sáng.


Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của đôi mắt. Cha mẹ nên chú ý cho con ăn những loại thực phẩm có chứa vitamin A như chuối chín, đu đủ… Như vậy, mắt bé được bổ sung dinh dưỡng cần thiết, sẽ khỏe mạnh hơn.

Lượng vitamin A cung cấp cụ thể như sau: 400mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.

Thường xuyên cho con ra ngoài ngắm cảnh vật

Hãy thường xuyên cho bé ra ngoài và nhìn ngắm cảnh vật xung quanh, đặc biệt là những khung cảnh có màu xanh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng màu xanh của tự  nhiên có tác dụng rất tốt giúp phát triển thị lực cho bé.  

Không chỉ có thế, chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý cũng rất quan trọng và ảnh hưởng tới thị giác của bé, tránh tình trạng xảy ra cận thị.

Điều nên làm khi mắt trẻ bị tổn thương

- Nếu mắt trẻ bị một loại hóa chất bắn vào mà bạn không biết nó là chất gì, có chứa kiềm hay không, hãy liên tục "rửa" mắt trẻ trong vòng ít nhất 20 phút và lập tức đưa đến trung tâm y tế để chữa trị.

- Trong khi vui đùa, nếu không may trẻ "thọc” tay hoặc một vật cùn nào đó vào mắt, bạn phải kiểm tra một cách cẩn thận. Nếu thấy có máu hoặc trẻ không thể mở mắt ra, phải lập tức nhờ bác sĩ can thiệp.

- Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn "dính" trong mắt, bạn không được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay lập tức.

9 LỜI KHUYÊN VÀNG BẢO VỆ MẮT CỦA BẠN

Chế độ ăn uống và tập thể dục hàng ngày đóng góp một phần quan trọng vào việc bảo vệ đôi mắt của bạn.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì thế bảo vệ đôi mắt luôn được ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là một vài lời khuyên bổ ích giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
Không hút thuốc
Nếu bạn hút thuốc, bạn sẽ có nhiều khả năng bị thoái hóa điểm vàng hơn những người không hút thuốc. Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa ở những người trên 65 tuổi.
Đeo kính râm
Với môi trường và không khí bụi bặm, ô nhiễm như ở nước ta, việc đeo kính để tránh những bụi bẩn và vi khuẩn xâm hại đến mắt là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời cũng tác động không tốt cho đôi mắt, khiến mắt bị khô, đau.
Vì vậy, hãy đeo kính râm, kết hợp với một chiếc mũ rộng vành mỗi khi bạn ở dưới ánh nắng mặt trời để bảo vệ mắt tốt nhất nhé.
Giảm cholesterol trong cơ thể
Thừa cân là một nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Những người bị bệnh tiểu đường sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng của bệnh tiểu đường lên võng mạc. Căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những người dưới 65 tuổi.


Bảo vệ mắt là một trong những nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu.
Bệnh này còn gây ra những tổn thương trên võng mạc làm cho người bệnh có biểu hiện nhìn mờ, cuối cùng dẫn đến mù lòa. Không chỉ vậy, những nghiên cứu sức khỏe từ trường Đại học Y Harvard (Mỹ) cho thấy phụ nữ có 36% khả năng phát triển bệnh đục thủy tinh thể nếu có nồng độ đường trong máu cao.
Bổ sung dầu cá hàng ngày
Uống bổ sung dầu cá hàng ngày, hoặc ăn cá 2-3 lần một tuần sẽ rất tốt cho mắt. Có một số bằng chứng cho thấy axit béo omega-3 trong cá và các loại thực phẩm khác có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Ăn nhiều trái cây mỗi ngày
Những người phụ nữ ăn nhiều trái cây sẽ giảm được 36% nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể… so với những người ít ăn trái cây. Bởi trong trái cây có chứa lượng vitamin A, E… cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt của bạn.
Ăn rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi)
Rau bina là một nguồn phong phú lutein và zeaxanthin - các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, khô mắt, đục thủy tinh thể và tổn thương ở thần kinh mắt...
Đi bộ 30 phút mỗi ngày
Có một số bằng chứng cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm áp lực nội nhãn ở những người bị tăng nhãn áp. Bệnh tăng nhãn áp là một tình trạng khi thần kinh thị giác nối liền với vùng thị giác của não bộ bị hủy hoại và teo lại.
Bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp đã đi chạy bộ bốn lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 40 phút sẽ có cơ hội giảm áp lực trong mắt, hạn chế phải dùng thuốc tăng nhãn áp.
Đi kiểm tra thị lực ít nhất hai năm một lần
Cho dù, bạn có đôi mắt khỏe thì bạn cũng nên đi khám mắt ít nhất hai năm một lần. Đến phòng khám bạn sẽ được tư vấn để chăm sóc mắt một cách khoa học và hiệu quả. Bạn nên đi kiểm tra thường xuyên hơn nếu mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác liên quan đến mắt.
Hạn chế trang điểm mắt
Vi khuẩn từ lông mi giả và nắp đậy của mascara có thể gây hại cho mắt của bạn khi trang điểm.
Đeo kính áp tròng nhiều có thể gây ra một số bệnh về mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, đau mắt đỏ… Ngoài ra nó còn gây khô mắt, cản trở khí ôxy lưu thông.
Vi vậy, để có một đôi mắt trong sáng, bạn hãy hạn chế việc trang điểm quá kĩ cho đôi mắt nhé!

10 CÁCH BẢO VỆ ĐÔI MẮT CỦA BẠN

Nếu bạn muốn "tinh mắt" trong nhiều năm tới, hãy làm theo 10 bước sau đây để bảo vệ đôi mắt của mình.

Đôi mắt của bạn có thể xử lý 36.000 đơn vị thông tin mỗi giờ. Đó là lý do tại sao việc bảo vệ tầm nhìn và các thói quen sức khỏe tốt cho mắt lại rất quan trọng.
Biết lịch sử về mắt của những người trong gia đình

Hãy xem trong gia đình bạn có ai bị bệnh tăng nhãn áp chạy hay không? Có ai có đục thủy tinh thể không? Nhiều vấn đề về mắt là do di truyền. Nếu biết mình có thể có nguy cơ bị bệnh về mắt, hãy ngăn chặn ngay từ đầu.

Kiểm tra mắt theo định kì

Kiểm tra mắt là việc cần làm để đảm bảo rằng đôi mắt của bạn khỏe mạnh và nhìn tốt. Một bài kiểm tra thị lực sẽ giúp xác định xem bạn có cần đeo kính để điều chỉnh tầm nhìn của mình hay không, nếu có thì đeo kính bao nhiêu độ là phù hợp... Kiểm tra giãn nở tròng mắt cũng nên được thực hiện để phát hiện sớm các thiệt hại về mắt hoặc các bệnh như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD)...

Ăn uống tốt để "nuôi dưỡng" mắt

Beta carotene trong cà rốt rất tốt cho mắt của bạn, nhưng mắt cũng cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin E, kẽm, axit béo omega-3... Tất cả các dưỡng chất này đều giúp giảm nguy cơ AMD - một căn bệnh thông thường về mắt có thể dẫn đến mù lòa. Vitamin C có nhiều trong cam, dâu tây, rau lá xanh... Thịt gà tây và thịt gà là nguồn kẽm phong phú. Ăn hạnh nhân, bơ đậu phộng để cung cấp vitamin E. Ăn cá hồi, cá ngừ, cá bơn để bổ sung omega-3.

Đeo kính râm mỗi khi phải ra ngoài trời

Kính mát (kính râm) giúp ngăn ngừa bệnh đục nhân mắt và vết chân chim ở khóe mắt. Tia cực tím (UV) có thể làm hỏng đôi mắt của bạn trong bất kỳ mùa nào, và ở bất kì thời điểm nào trong ngày chứ không chỉ là buổi trưa. Chọn kính mát với mắt kính lớn sẽ bảo vệ mắt 99% đến 100% khỏi bức xạ bởi tia UVA và UVB.

Tập thể dục cho tầm nhìn tốt hơn

Những bài tập mạnh, chẳng hạn như chạy, có thể bảo vệ đôi mắt khỏi bị đục thủy tinh thể và AMD. Bất kỳ bài tập luyện nào dù ở trong phòng tập thể dục, chẳng hạn như đi xe đạp, trượt băng, bơi lội, hoặc nâng tạ... đều tốt cho tim mạch và có thể bảo vệ thị lực của bạn bằng cách giảm viêm trong cơ thể, kể cả những viêm ảnh hưởng đến mắt.

Chăm sóc mắt để ngăn chặn nhiễm trùng

Luôn luôn rửa tay thật kỹ trước khi tiếp xúc với mắt hoặc miệng để giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt. Ngoài ra, nếu bạn đeo kính áp tròng thì nên thay áp tròng theo khuyến cáo của bác sĩ.

Điều trị mắt bị khô, bị kích thích

Đã bao giờ bạn bị ngứa, lên dử, nóng trong mắt, hoặc khô? Bình thường, với những người có tuổi, lượng nước mắt sản xuất ra sẽ bị giảm, có thể dẫn đến khô mắt. Để ngăn ngừa khô mắt, ăn nhiều thực phẩm có vitamin A (như dưa đỏ, cà rốt, xoài), sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí khô, và đeo kính râm để bảo vệ mắt. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamin và thuốc giảm đau, có thể làm giảm khả năng sản xuất nước mắt tự nhiên, vì vậy nếu gặp trường hợp này, nên nói chuyện với bác sĩ để được thay toa thuốc khác.

Ngăn ngừa mỏi mắt do ngồi máy tính

Hầu hết chúng ta quên nháy mắt và cho mắt nghỉ ngơi khi mải làm việc với máy tính hoặc xem tivi. Điều này có thể làm cho mắt bị mệt và khô, thậm chí còn dẫn đến nhức đầu. Thực hiện theo các quy tắc 20-2-20 để giảm mỏi mắt: Cứ 20 phút, nhìn xa khoảng 2 mét về phía trước trong 20 giây.

 Kiểm tra mắt để phát hiện các vấn đề sức khỏe khác

Bằng cách kiểm tra mắt, các bác sĩ có thể kết luận được bạn có bị bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường hay không vì hai bệnh này hoàn toàn có thể gây tổn hại cho thị lực của bạn. Mạch máu bị chặn hoặc viêm trong mắt có thể báo hiệu bệnh liên quan đến khả năng tự miễn dịch, với các biểu hiện là đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mắt đỏ, ngứa.

Sử dụng biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa chấn thương mắt

Cho dù chơi thể thao hay làm việc vặt xung quanh nhà bạn cũng cần bảo vệ đôi mắt để giảm thiểu nguy cơ chấn thương.





Thực phẩm tốt cho bệnh viêm khớp

Thực phẩm tốt cho sức khỏe phụ nữ
Thực phẩm tốt cho tinh trùng
Thực phẩm tốt cho tim mạch
Thực phẩm tốt cho ăn chay đủ dưỡng chất
Thực phẩm không tốt cho người mang thai


(ST)