Thực phẩm tốt cho người chạy thận
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm kịp thời bằng cách đơn giản
Những thực phẩm cấm kỵ khi bị huyết áp thấp
Cách kiểm tra thực phẩm đông lạnh bị rã đông còn tươi hay không cực đơn giản
Những thực phẩm bạn nên ăn vào buổi tối vừa giảm cân vừa đẹp da
Những thực phẩm giúp khỏe gân, đẹp tóc
3 món ăn để cường gân, kiện cốt
- Ba kích nấu xương bò: Ba kích 30g, xương bò 500g, gừng tươi, nước đủ dùng. Xương bò luộc qua nước sôi. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, đổ nước vừa đủ. Đun to lửa sau chuyển sang nhỏ lửa, hầm trong vòng 3 giờ, bắc ra nêm gia vị vào là dùng được. Xương bò có nhiều chất dinh dưỡng, giàu canxi có tác dụng bổ thận tráng dương, cường gân cốt. Ba kích có tác dụng bổ thận, cường gân kiện cốt. Món ăn này thích hợp với những người bị di tinh, liệt dương, tinh thần mệt mỏi, mất sức.
-Hạt dẻ nấu thịt lợn: Thịt nạc thăn 200g, hạt dẻ 50g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng. Hạt dẻ bỏ vỏ, thịt lợn xào qua sau đó cho hạt dẻ vào hầm tới khi chín nhừ thì nêm muối, mì chính vào là dùng được. Hạt dẻ có tác dụng bổ thận, ích tỳ. Món ăn có tác dụng với những người hay tiểu đêm, đái dầm, xuất tinh sớm.
- Thịt dê nấu nhục thung dung: Thịt dê 200g, nhục thung dung, ba kích 20g, xương dê 500g, gừng tươi, gia vị đủ dùng. Xương dê rửa sạch, chặt miếng, thịt dê thái miếng dày. Các vị thuốc trên rửa sạch. Xương dê luộc qua nước sôi, thịt dê đảo chín tái rồi cho tất cả vào nồi, đổ nước hầm chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Món ăn có tác dụng cường gân kiện cốt, những người thân thể gầy yếu, đại tiện táo, liệt dương nên dùng...
Lươn bổ khí huyết, mạnh gân cốt
Thịt lươn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng. Trong lươn chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Mg, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP và vitamin D. Các món ăn từ lươn như miến lươn, súp lươn, lươn nướng, lươn nấu…ngon và bổ dưỡng, rất thích hợp trong mùa hè vì tác dụng giải nhiệt, tăng cường sinh lực và giúp người bệnh mau hồi phục.
Lươn có tác dụng giải nhiệt và tăng cường sinh lực
Theo Đông y, lươn tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt; thích hợp với các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt. Ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương. Y học hiện đại chứng minh rằng lươn vàng còn rất tốt cho người bệnh đái tháo đường và tăng cường trí nhớ. Đầu lươn tính ôn bổ não.
Sau đây là một số món ăn – bài thuốc từ lươn
Người già khí huyết hư nhược, gân cốt rã rời, mỏi mệt vô lực; bồi bổ cho sản phụ sau sinh: Lươn 1 con to, đẳng sâm 25g, đương quy 15g, gân bò 30g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, chặt thành khúc, lấy một cái nồi đất sạch cho lươn, đẳng sâm, đương quy, gân bò vào, thêm lượng nước thích hợp đun lên, sau khi chín thì bỏ ra ăn.
- Lươn to vài con, mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc sống lưng, dùng muối làm sạch, sau đó ướp nước tương, gừng, xì dầu, ít rượu trắng. Chờ cơm sắp cạn trải đều lươn trên mặt cơm, hấp cho chín. Ăn nóng.
- Thịt lươn (15g) thái nhỏ, nấu với nước gừng (10-20ml) và ít gạo thành cơm. Ăn trong ngày.
- Đầu lươn nấu om với thịt ba chỉ, chân gà, cánh vịt, nấm hương, tỏi gừng, thích hợp với người già khí huyết hư, lú lẫn.
Chữa viêm gan mạn tính: Lươn vàng (2-3 con) làm thịt, bỏ ruột; tầm gửi cây dâu (60g); rễ lau (30g); nước vừa đủ. Tất cả đem nấu chín, ăn cả cái lẫn nước.
Chữa bạch đới – khí hư: Lươn 1 con to, lấy phần giữa (khoảng 30cm) đốt ra tro; hồ tiêu 15 hạt tán nhỏ, trộn với rượu, uống (Nam dược thần hiệu).
Phụ nữ viêm vú căng tức đau nhức: Da lươn đốt tồn tính, tán bột uống với rượu. Phụ nữ có thai, đang cho con bú không nên dùng.
Chữa liệt mặt, méo mồm: Tiết lươn (1 phần), nhựa cây duối hoặc bột hạt thầu dầu tía (2 phần). Đánh cho nhuyễn, phết lên giấy, dán vào má (bị bên má này thì đánh bên má kia).
- Chữa kiết lỵ: Đầu lươn rang khô, tán bột, trộn với ít đường đỏ, rồi hòa rượu uống.
- Chữa thần kinh suy nhược: Thịt lươn 250g thái nhỏ, hấp cách thủy với hoài sơn, bách hợp mỗi thứ 30g và nước vừa đủ. Ăn trong ngày, dùng nhiều ngày.
- Món ăn cho người đái tháo đường: lươn 200g, bắc sa sâm 10g, bách hợp 10g, gừng, gia vị vừa đủ. Lươn làm sạch, bỏ ruột, bỏ xương, cắt đoạn nhỏ, cho gừng sống vào đun sôi rồi cho sa sâm, bách hợp vào, đun nhỏ lửa trong nửa giờ. Ăn trong bữa cơm. Công dụng: nhuận phế, thanh nhiệt, dưỡng âm, thích hợp với bệnh nhân đái tháo đường. Hoặc lươn sốt cà chua ăn hàng ngày cũng rất tốt.
Cách sử dụng cao hổ cốt tốt nhất
Cây thuốc nam chữa bệnh yếu thận giúp khỏi bệnh nhanh
Tác dụng chữa bệnh của củ khúc khắc
Tác dụng chữa bệnh của lá dâu
Cách chữa bong gân
(ST)