Thực phẩm tốt cho người bị tai biến mạch máu não

 Trong các loại món ăn mà chúng ta sử dụng hằng ngày, có một số món có khả năng giúp cơ thể phòng chống được một số bệnh tật như: tai biến mạch máu não, ung thư… sau đây xin giới thiệu 10 món ăn đã được các trung tâm nghiên cứu đánh giá cao về khả năng hỗ trợ phòng chống bệnh tai biến mạch máu não, nhờ vào một số hoạt chất có trong nó.

10 món ăn tốt cho người bị tai biến mạch máu não


1.Thịt thỏ nấu hoàng kỳ

Thịt thỏ 250g, hoàng kỳ 60g, xuyên khung 10g, gừng tươi 4 lát.

Thịt thỏ rửa sạch, loại bỏ mỡ, thái miếng, xuyên khung và hoàng kỳ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm chừng 2 giờ cho thật nhừ, nêm nếm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, thường 2 ngày dùng 1 lần. Công dụng: ích khí hoạt huyết, thông kinh lạc.

Thịt thỏ nấu hoàng kỳ tốt cho người bị tai biến mạch máu não.

2. Trà đảng sâm

Đảng sâm 15g, đào nhân 15g, trà mạn 15g. Các vị sấy khô, tán vụn, trộn đều, mỗi lần lấy 3g bột thuốc này hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ khí, hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh mạch.

3. Tôm nõn nấu hoàng kỳ

Tôm nõn 200g, hoàng kỳ 50g. Hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước rồi dùng nước này cho tôm nõn vào nấu canh, thêm các gia vị. Tác dụng: ích khí, thông kinh, hoạt lạc.

4. Hoàng kỳ nấu địa long

Hoàng kỳ 100g, địa long khô (tẩm rượu) 30g, hồng hoa 20g, xích nhược 20g, đương quy 50g, xuyên khung 10g, đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn, sao qua) 15g, bột ngô 400g, bột mì 100g, đường trắng lượng vừa đủ. Hoàng kỳ, hoa hồng, đương quy, xích thược và xuyên khung đem sắc kỹ lấy nước.

Địa long tán thành bột, trộn đều với đường trắng, bột ngô và bột mì rồi cho vào nước thuốc trên nhào kỹ, nặn thành những chiếc bánh nhỏ, đặt đào nhân lên trên, bỏ vào lò nướng chín, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 2 cái. Có tác dụng: ích khí hoạt huyết, thông lạc.

5. Hoàng kỳ nấu đại táo

Hoàng kỳ 30g, đại táo 10 quả, đương quy 10g, thịt heo nạc 100g. Thịt heo rửa sạch, thái miếng. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi hầm cùng với thịt heo, hầm thật nhừ, rồi bỏ bã hoàng kỳ và đương quy, nêm nếm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, có thể dùng liên tục trong 1 tháng. Tác dụng: tư bổ can thận, ích khí khởi yếu tay chân.

Hoàng kỳ nấu đại táo tư bổ can thận, ích khí khởi yếu tay chân.

6. Xương sống heo nấu đỗ trọng

Đỗ trọng 30g, ngưu  tất 15g, xương sống heo nửa ký, đại táo 4 quả. Đại táo bỏ hạt, đỗ trọng và ngưu tất rửa sạch, xương sống heo chặt miếng, chần qua nước sôi cho hết huyết dịch. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 2 – 3 giờ, nêm nếm gia vị, dùng làm canh ăn hằng ngày. Công dụng: bổ can thận, làm mạnh gân cốt.

7. Thận dê nấu kỷ tử

Kỷ tử 30g, thận dê 1 quả, thịt dê 50g, gạo tẻ 50g. Thận dê và thịt dê rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi cùng với kỷ tử và gạo tẻ ninh thành cháo, nêm nếm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ cân thận, thông mạch.

8. Kỷ tử – cúc hoa

Kỷ tử 30g, cúc hoa 10g. Hai thứ hãm nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng làm nước uống hằng ngày cho bệnh nhân dụ di chứng trúng phong rất tốt.

9. Nhân sâm nấu hẹ

Nhân sâm 100g, rau hẹ 12g, một quả trứng gà (bỏ lòng đỏ), gạo tẻ 50g. Nhân sâm thái vụn, sắc kỹ lấy nước rồi cho gạo tẻ vào ninh thành cháo, khi chín bỏ lòng trắng trứng và rau hẹ vào, nêm nếm gia vị, dùng nóng.

10. Thiên ma nấu óc heo

Thiên ma 10g, óc heo 1 bộ. Thiên ma thái vụn cho vào bát sứ cùng với óc heo đem hấp cách thủy cho chín, nêm nếm gia vị, ăn nóng.
 

Những thực phẩm tốt để phòng tai biến mạch máu não

Những ngày Tết vừa qua, rét đậm, rét hại kèm theo ăn uống không phù hợp nên đã làm tăng nhanh bệnh nhân tai biến mạch máu não. Dưới đây xin giới thiệu một số thực phẩm tốt để phòng tai biến.

Chuối và các loại rau quả giàu kali:

Giá trị dinh dưỡng của chuối khá phong phú. Cứ 100g thịt chuối chứa 1,2g protein, 0,5g mỡ, 19,5g hydrat, 0,9g xơ, 9mg canxi, 31mg phốt pho, 0,6mg sắt và các vitamin B,C,E.

Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa kali làm giảm huyết áp, có tác dụng khống chế lượng natri gây tăng huyết áp, làm tổn hại mạch máu.

Nước ép cần tây:

Dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế thêm một chút mật o­ng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.

Cà chua:

Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P. Nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1 - 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

Sữa đậu nành:

Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Bạn nên dùng mỗi ngày 1 cốc.

Nguyên tắc ăn uống cho người tai biến mạch máu não hoặc dự phòng là thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa.

Cần phân bố đều 3 - 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn.

Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến, hạn chế các chế phẩm ăn sẵn và từ động vật.

Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém.

 

Chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là một hình thức rối loạn tuần hoàn não cấp tính, có thể gây đột tử hoặc liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần... Sau giai đoạn cấp cứu trở về nhà, bệnh nhân phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt nhằm hạn chế các di chứng và phòng tái phát.

Dưới đây là những lời khuyên của PGS – TS Lê Văn Thính, Trưởng Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai về việc chăm sóc những bệnh nhân này.

1. Chế độ ăn

Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như: cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.

Với người bệnh vẫn phải nuôi ăn qua ống thông mũi, dạ dày, chia đều lượng thực phẩm và cho ăn ít nhất 5 bữa ăn/ ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2 đến 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn. Nếu người bệnh nôn, đầy bụng phải giảm khối lượng bữa ăn, giảm tốc độ khi cho ăn.

2. Sinh hoạt và tập luyện

Bệnh nhân cần được luyện tập để phục hồi các chức năng sau tai biến mạch máu não. Quá trình tập luyện luôn đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn.

Trong trường hợp bệnh nhân chưa tự vận động được, không nên để bệnh nhân nằm nguyên một tư thế, mà người nhà cần giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét da. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày và nên tuân thủ theo thời gian tập luyện đã đề ra. Lúc đầu tập ở mức độ rất nhẹ, sau đó tăng dần dần để bệnh nhân có thể thích nghi (ví dụ thời gian đầu mỗi ngày dành 30 phút tập đi, dần dần có thể tăng lên 35, 40, thậm trí 60 phút). Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Nên duy trì việc tập luyện hàng ngày này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

3. Điều trị

Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên th��ờng xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho qúa trình phục hồi bệnh nhanh hơn.

4. Phòng tai biến mạch máu não như thế nào?

Thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người. Khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao và mùa hè, cần cẩn thận giữ mình, không để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường.

Không nên tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp. Cũng không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất nên tắm bằng nước ấm.

Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, lo lắng...

Giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi phải điều độ. Nên ăn những đồ ăn giúp người bệnh dễ ngủ (như cháo tâm sen). Ăn nhiều rau quả, kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.

Không nên vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...



Tai biến mạch máu não
Thực phẩm tốt cho người bệnh tai biến mạch máu não
Cách chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Bài thuốc cho người bị di chứng tai biến mạch máu não
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến


(ST)