Top 8 loại thực phẩm gây ngộ độc thai nhi mẹ bầu nên tuyệt đối tránh
8 thực phẩm giảm đau cho bạn cực nhanh chóng trong rất nhiều trường hợp
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm gan B
Những thực phẩm bạn nên ăn vào buổi tối vừa giảm cân vừa đẹp da
Ngỡ ngàng với danh sách thực phẩm gây hại gan ta vẫn ăn cực nhiều hàng ngày
Ở bệnh nhân viêm gan do nhiễm siêu vi B, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần có kế hoạch ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp làm chậm thời gian tiến triển bệnh từ viêm gan mạn sang xơ gan.
Theo Đông y, viêm gan siêu vi B được coi là một bệnh của gan với các trạng chứng vàng da, vàng mắt, đau vùng hạ sườn… Người bị viêm gan cần ăn uống đầy đủ, không nên quá kiêng cữ để duy trì tình trạng sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan.
Dưới đây là một số món ăn có ích cho người bị viêm gan siêu vi B.
Cháo rau má
Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Cho tiếp rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng lúc đói bụng với ít muối hoặc đường.
Món này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị viêm gan B cấp tính.
Rau má và đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ảnh: dtphorum |
Canh trứng gà nấu câu kỷ, táo đỏ
Câu kỷ tử 30g, táo đỏ 20g, trứng gà 2 quả, nước 300ml. Nấu đến khi trứng chín. Vớt trứng ra, bỏ vỏ rồi cho vào chung với đường đỏ, nấu đến khi đường tan. Chia 1-2 lần, ăn trứng uống canh. Cách 2 ngày ăn một lần..
Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, thích hợp dùng cho người bị bệnh viêm gan mạn tính.
Canh táo đỏ nấu đậu phộng
Táo đỏ, đậu phộng, đường phèn mỗi thứ 30g. Cho đậu phụng vào nồi đất trước, thêm nước, dùng lửa vừa ninh 20 phút. Táo đỏ bỏ hột, cho vào nồi đất ninh chung với đậu phụng, ninh thêm 20 phút, thêm vào đường phèn vào, ninh tiếp 5 phút là ăn được. Dùng mỗi tối trước khi ngủ, liên tục 30 ngày.
Món ăn này có tác dụng thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính, xơ cứng gan.
Canh ba ba với khoai mài (hoài sơn), nhãn nhục
Hoài sơn 20g, nhãn nhục 20g, ba ba 1 con.
Dùng nước luộc ba ba rồi mới làm sạch, bỏ bộ lòng, rửa sạch. Cho ba ba (còn mai) cùng với hoài sơn, nhãn nhục vào nồi đất, thêm nước, ninh bằng lửa vừa, đến khi ba ba chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn là được.
Tác dụng giúp ích khí dưỡng huyết, tiêu ung tán kết, dùng cho trường hợp gan bị xơ cứng, viêm gan mạn tính.
Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm
Nấm rơm tươi 200g, thịt heo nạc 200g.
Nấm rơm tươi rửa sạch, cắt miếng, bỏ chung vào nồi đất, thêm nước, dùng lửa vừa ninh đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng ăn trong bữa cơm.
Món này có ác dụng giúp tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.
Cháo gạo lứt, hải sâm
Gạo lứt 80g, hải sâm 40g, cải cúc (hoặc cải bẹ xanh) 40g, táo đỏ 8 trái.
Gạo lứt vo sạch, hải sâm ngâm mềm, cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Nấu gạo thành cháo nhừ, cho các nguyên liệu vào nấu thêm với lửa nhỏ vài phút. Ăn nóng lúc đói bụng.
Món cháo này thích hợp với người bị viêm gan B mạn tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém.
Canh đậu nành nấu cải trắng khô
Đậu nành 60g, cải trắng khô 45g, nhân trần 30g, uất kim (dái nhỏ của củ nghệ vàng) 9g, chi tử (quả dành dành) 6g,.
Đậu nành ngâm mềm và cải trắng khô nấu canh để ăn. Ngoài ra, nấu nhân trần và các loại dược liệu nói trên với 500ml nước, sắc còn 300ml, dùng để uống riêng vào buổi sáng và tối.
Tác dụng giúp thanh nhiệt khử thấp, thoái hoàng, thích hợp cho loại viêm gan lây nhiễm do virus.
Cháo nhân trần
Nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ.
Dùng 600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Sắc 2 lần, hợp 2 lần nước lại, bỏ bã lấy nước đổ vào trong nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo, thêm đường trắng, trộn đều để ăn.
Món cháo này giúp thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp dùng cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu.
Canh nhân trần nấu táo, can khương
Nhân trần 30g, can khương (gừng khô) 10g, táo đỏ 5 quả, đường đỏ vừa đủ.
Nhân trần, can khương, táo đỏ (bỏ hạt) sắc với 600ml nước, khoảng 30 phút. Sắc 2 lần, hợp 2 lần thuốc lại, bỏ bã, để lại nước và táo đỏ trong nồi. Thêm vào đường đỏ, tiếp tục sắc đến khi đường tan, chia 2 lần uống canh, ăn táo.
Tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp dùng cho viêm gan mạn tính, tỳ hư thấp thịnh, miệng nhạt, ăn uống kém.
Canh rau cần tây, thịt heo
Rau cần tây có ích cho người bị viêm gan. Ảnh: kids |
Rau cần tây 100g, nấm đông cô (nấm hương) 20g, thịt heo nạc 100g, gừng, tỏi, gia vị các loại.
Rau cần tây (cả lá và thân) rửa sạch cắt ngắn. Nấm đông cô ngâm nước nóng có chút gừng, ngâm khoảng 15 – 20 phút rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch cắt nhỏ, tỏi giã dập. Đun sôi thịt heo với 500ml nước, khi thịt chín thì cho cần tây + nấm đông cô + tỏi vào quậy đều, đến khi canh sôi chín là được. Nêm gia vị vừa ăn, dùng nóng trong bữa cơm.
Món canh này giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính. Những người ăn chay có thể thay thịt heo bằng đậu hũ miếng (hoặc bột đậu xanh), thay tỏi ta bằng tỏi tây (boireau).
Lưu ý, những người bị huyết áp thấp không nên dùng cần tây. Món canh này giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính.
Cháo đậu xanh, lá sen
Đậu xanh 30 g, lá sen tươi 1/4 lá, gạo tẻ 100 g.
Đậu xanh cả vỏ, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Khi chín, tiếp tục cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen tươi vào nấu nhừ thành cháo loãng. Chia ăn mỗi ngày 2 lần, vào lúc đói bụng.
Cháo đậu xanh rong biển
Đậu xanh 50g, rong biển 50g, gạo tẻ 50g, gia vị các loại.
Rong biển rửa sạch, ngâm cho nở ra, cắt nhỏ; đậu xanh ngâm trong nước ấm; gạo vo sạch, để ráo. Cho lần lượt gạo vào nồi trước, nấu sôi thì cho đậu xanh vào, khi đậu xanh nở hết thì cho rong biển vào, nấu thành cháo. Nêm nếm gia vị vừa dùng. Món cháo này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng thích hợp trong lúc thời tiết nắng nóng.
Cháo đậu xanh là món ăn giúp thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường và là thực phẩm giúp bài tiết chất độc trong cơ thể hiệu quả nhất.
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Thường dùng trong các trường hợp: cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên.
Ngoài ra, đậu xanh rất có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...
Nước nấu đậu xanh, cam thảo (đậu xanh 120g, cam thảo sống 60g), có tác dụng giải độc khi uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…), giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, ngộ độc nấm.
Cháo cà rốt
Cà rốt 100g, gạo tẻ 100g.
Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ; gạo vo sạch. Cho 2 thứ vào nồi nấu với 1 lít nước, ninh thành cháo nhừ.
Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.
Cháo thịt bò, cà rốt
Thịt thăn bò 100g, gạo tẻ 50g, cà rốt 1 củ lớn, hành, gia vị đủ dùng.
Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu. Gạo tẻ vo sạch nấu nhừ thành cháo. Thịt bò rửa sạch, luộc chín, xắt lát mỏng. Phi thơm hành rồi cho cà rốt vào đảo qua, sau đó cho thị bò vào nêm gia vị bắc xuống. Cho tất cả các thứ trên vào nồi cháo đã ninh nhừ và nấu sôi lên là dùng được.
Mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối.
Món cháo này có tác dụng bổ tỳ, ích khí huyết, giải độc, chống mỏi mệt, có ích cho người viêm gan, khí huyết suy kém.
Lưu ý cho người viêm gan siêu vi B
Theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký hội dược liệu TP HCM, viêm gan là bệnh gây tổn hại cho nhu mô gan, làm suy giảm các chứa năng quan trọng của gan đối với cơ thể.
Lạm dụng rượu là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gan. Ảnh: cshd |
Viêm gan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
- Do nhiễm trùng
- Do nhiễm ký sinh trùng
- Do lạm dụng rượu
- Do nhiễm các chất độc. ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc
- Do một số bệnh tự miễn
- Do nhiễm siêu vi trùng, tức virus, như các loại siêu vi A, B, C... Trong các loại này, siêu vi B và C được coi là nguy hiểm nhất, đường lây phức tạp, khó kiểm soát (lây qua đường truyền máu, tình dục, mẹ truyền cho con khi sinh), có khả năng dẫn tới viêm gan mạn, xơ gan hoặc ung thư gan.
"Hiện nay, bệnh viêm gan siêu vi B có khả năng lan truyền bệnh rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm siêu vi B trong dân số Việt Nam lên tới 15-20%, có nơi tới 25%", lương y nhấn mạnh.
Viêm gan siêu vi B được chẩn đoán xác định theo y học hiện đại với các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng
- Cấp tính:
Sốt, người mệt mỏi, vàng da, kèm thêm một vài triệu chứng như: đau vùng hạ sườn phải, chán ăn, chướng bụng, nôn ói… Nếu không có biến chứng, bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi sau 2-3 tuần.
- Mạn tính:
Bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi và chậm tiêu thoáng qua khi bệnh ở thể tiềm ẩn.
Nếu bệnh ở thể hoạt động thì thường xuyên bị mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, thỉnh thoảng có sốt. Bệnh kéo dài có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư.
Xét nghiệm huyết thanh
Thường dựa vào các kết quả chủ yếu như:
- Men gan tăng (ALT > 56 UI, AST > 40 UI).
- Kháng nguyên bề mặt của siêu vi B (HBsAg) dương tính, hoặc kháng nguyên thân của siêu vi B (HBeAg) dương tính.
Nếu muốn đánh giá mức độ viêm gan thì cần thêm một số kết quả xét nghiệm khác.
Theo Đông y, viêm gan siêu vi B được coi là một bệnh của gan với các trạng chứng vàng da, vàng mắt (hoàng đản), hiếp thống (đau vùng hạ sườn)… Nguyên nhân do nhiễm ngoại tà (tức nhiễm siêu vi trùng). Bệnh được chia làm 2 thể:
- Dương hoàng tức viêm gan siêu vi B cấp tính. Trong trường hợp này, cách chữa chủ yếu là dùng phương pháp thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, lợi tiểu.
- Âm hoàng tức viêm gan siêu vi B mạn tính. Trong trường hợp này, cách chữa chủ yếu là dùng phương pháp bổ tỳ vị, giải độc, trừ thấp, tăng cường chức năng hoạt động của gan.
Người bị viêm gan B cần lưu ý một số điểm
- Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng cữ, để duy trì tình trạng sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan. Cần tránh các loại sau: rượu, thuốc lá, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
- Không dùng các thức ăn nướng cháy, các loại chiên xào nhiều dầu mỡ, các nội tạng động vật.
- Cần thận trọng khi sử dụng các loại hóa dược. Tốt nhất nên tuân thủ chỉ định của thầy thuốc mỗi khi uống một loại hóa dược nào đó.
- Không làm việc lao động tay chân hoặc lao động trí óc quá sức. Tăng cường việc nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, luôn luôn vui vẻ, không lo âu, buồn phiền, giận dữ quá.
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, bơi lội…
Những thực phẩm tốt cho gan nên bổ sung hàng ngàyXã hội công nghiệp hiện đại, các món ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn ngày càng được nhiều người lựa chọn. Khi chúng ta ăn quá nhiều các thực phẩm chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn khiến gan phải làm việc quá tải. Khi đó nó không thể xử lý hết được các độc tố. Có rất nhiều loại thực phẩm có thể giúp làm sạch gan tự nhiên bằng cách kích thích khả năng tự nhiên để làm sạch chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Dưới đây là những thực phẩm được các chuyên gia khuyên sử đụng để làm sạch gan.
1. Tỏi
Chỉ cần một lượng nhỏ tỏi cũng có khả năng kích hoạt các enzym gan giúp cơ thể bạn tuôn ra độc tố. Tỏi cũng chứa một lượng cao allicin và selen, hai hợp chất tự nhiên giúp làm sạch gan.
2. Bưởi
Trong bưởi chứa vitamin C và chất chống oxy hóa cao làm tăng quá trình làm sạch gan tự nhiên. Một ly nhỏ nước ép bưởi mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy sản xuất của các enzym giải độc gan giúp thải loại chất gây ung thư và các chất độc khác trong cơ thể
3. Củ cải và cà rốt
Cả hai đều chứa hàm lượng cao flavonoid trong thực vật và beta-carotene, ăn củ cải và cà rốt có thể giúp kích thích và cải thiện chức năng gan tổng thể.
4. Tràxanh
Trà xanh là nước giải khát lý tưởng cho gan, trà xanh chứa chất chống oxy hóa cao gọi là catechin – hợp chất hỗ trợ chức năng gan
5. Rau lá xanh
Rau lá xanh là một trong những thực phẩm đóng góp quan trọng trong việc làm sạch gan. Rau xanh chứa hàm lượng cao chlorophyll, rau xanh hút chất độc từ máu. Ngoài ra rau xanh còn có tác dụng trung hòa các kim loại nặng, hóa chất và thuốc trừ sâu, cung cấp một cơ chế mạnh mẽ bảo vệ gan.
Kết hợp các loại rau xanh như: bồ công anh, rau bina, rau diếp, mướp đắng trong chế độ ăn của bạn, làm tăng tiết mật, loại bỏ chất độc từ các cơ quan và máu.
6. Bơ
Chất dinh dưỡng này chứa nhiều vitamin và khoảng chất đặc biệt nó giúp cơ thể sản xuất glutathione, một hợp chất đó là cần thiết cho gan để làm sạch các chất độc hại.
7. Táo
Táo chứa hàm lượng pectin cao, giúp làm sạch và giải phóng độc tố từ đường tiêu hóa. Táo giúp hỗ trợ gan trong quá trình sử lý chất độc hai.
8. Dầu ôliu
Dầu oliu, cây gai dầu, hạt lanh rất tốt cho gan nếu sử dụng ở mức độ vừa phải. Nó cung cấp cho cơ thể một lượng lipid có thể hút các chất độc hại trong cơ thể. Bằng cách này sẽ giảm bớt gánh nặng cho gan trong qua trình loại bỏ chất độc.
9. Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như gạo giàu các vitamin nhóm B là những dưỡng chất để cải thiện tổng thể metabolization chất béo, chức năng gan và decongestion gan. Nếu có thể nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, không nên xát gạo, vo gạo quá kĩ để giữ lại hàm lượng vitamin B cần thiết cho cơ thể.
10. Bông cải xanh
Ăn bông cải xanh sẽ làm tăng số lượng glucosinolate trong cơ thể của bạn, tham gia vào quá trình sản xuất enzyme trong gan. Những enzym tự nhiên này giúp loại bỏ độc tố, những chất gây ung thư ra khỏi cơ thể.
11. Chanh
Chanh có chứa một lượng rất cao của vitamin C, tham gia vào quá trình tổng hợp các chất độc hại thành các chất mà cơ thể có thể hấp thụ được bởi nước. Uống rượu tươi vắt chanh hoặc nước cốt chanh vào buổi sáng sẽ giúp kích thích gan.
12. Quả óc chó
Quả óc chó chứa acid amin arginine, quả óc chó giúp gan giải độc amoniac. Quả óc chó chứa glutathione và axit béo omega 3 hỗ trợ các hoạt động làm sạch gan. Nên nhai kỹ trước khi nuốt.
13. Bắp cải
Giống như bông cải xanh và súp lơ, ăn bắp cải giúp kích thích sự kích hoạt của hai enzim giải độc gan. Có thể ăn bắp cải luộc hoặc muối dưa.
14. Nghệ
Nghệ là gia vị yêu thích của gan. Nghệ giúp cải thiện gan, hỗ trợ các enzyme loại bỏ chất gây ung thư.