Thực phẩm tốt cho người đường huyết cao

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp không những giúp bạn ổn định mức độ đường trong máu mà còn có thể đánh tan mỡ thừa, tránh tăng cân, giữ được vóc dáng gọn gàng.


14 thực phẩm giúp ổn định đường huyết và giảm cân hiệu quả


Bạn muốn giảm cân để có vóc dáng thon thả mơ ước? Nhưng ngoài 3 bữa ăn chính, lúc nào bạn cũng thèm nhấm nháp một chút gì đó cho vui miệng? Tình trạng ăn vặt sẽ không giúp gì cho bạn trong nỗ lực có được thân hình như ý.

Sẽ tuyệt vời hơn khi bạn khởi đầu một ngày mới bằng một bữa sáng có chỉ số Glycemic thấp, chế độ này sẽ giúp bạn tránh được cảm giác đói cồn cào vào bữa trưa và thèm ăn vặt. Trong cuộc hội thảo khoa học diễn ra tại Chicago, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Prudue đã chứng minh rằng những người ăn sáng bằng quả hạnh nhân sẽ cảm thấy no lâu hơn những người ăn bữa sáng có chỉ số Glycemic cao.

Vậy chỉ số Glycemic là gì?

Chỉ số Glycemic (GI – chỉ số đường huyết) ban đầu được áp dụng nghiêm ngặt cho những người tiểu đường để giúp họ kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Dần dần, không chỉ có bệnh nhân tiểu đường mà rất nhiều người áp dụng chế độ này để nhằm mục đích giảm cân hiệu quả. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp không những giúp bạn ổn định mức độ đường trong máu mà từ đó còn có thể đánh tan mỡ thừa, tốt cho tiêu hóa, trao đổi chất, duy trì cơ thể khỏe mạnh vừa tránh tăng cân, giữ được vóc dáng gọn gàng.

Dưới đây là một số loại thực phẩm nằm ở nhóm chỉ số Glycemic thấp (1-100) mà bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày, giúp loại bỏ cảm giác thèm ăn trong cả ngày, từ đó nhanh chóng có được vóc dáng mơ ước: 


Ảnh minh họa

1. Sữa chua tách béo (GI - 35): Sữa chua tách béo luôn được đánh giá là một trong những thực phẩm lành mạnh với chỉ số GI thấp. Hàm lượng canxi cao trong sữa chua tách béo cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm đầy hơi và chứng khó tiêu, tiêu tan mỡ thừa.

2.  Bưởi (GI – 25): Là loại quả dẫn đầu về lượng vitamin C, các enzym trong múi bưởi giúp cơ thể hấp thu đường, từ đó giảm lượng đường chuyển hóa thành mỡ dự trữ - nguyên nhân chính gây nên chứng béo phì. Do đó, ăn bưởi có thể giúp bạn tránh béo phì.

3. Sữa tươi (GI – 40): Uống 1 cốc sữa vào mỗi sáng sau là phương pháp giảm cân hiệu quả bởi sữa tươi có thể ngăn ngừa cholestrol bám trên thành động mạch. Sữa tươi đồng thời còn khống chế hoạt tính của các enzyme hợp thành cholestrol trong cơ thể, làm giảm lượng cholestrol sản sinh ra. Đó chính là lý do tại sao sữa tươi có tác dụng giảm cân cho bạn.


Ảnh minh họa

4. Sữa đậu nành (GI - 43): Đậu nành có chứa nhiều acid amin loại glutamine và argine, đây là những acid amin giúp duy trì và củng cố hệ miễn nhiễm cho cơ thể. Uống một cốc sữa đậu nành vào buổi sáng sẽ giúp bạn giảm cảm giác đói, tăng cảm giác no, giảm chỉ số đường huyết và hàm lượng cholestrol.

5. Nước mơ (GI – 57): Thành phần của quả mơ bao gồm axit, carotene, vitamin C, vitamin B1, tanin, lycopen, pectin, giúp kích thích quá trình chuyển hóa oxy trong tế bào, làm tế bào chóng hồi phục, chậm lão hóa. Mơ ngâm đường, ngâm muối vừa là loại nước giải khát tốt trong những ngày hè, vừa có lợi cho hệ tiêu hóa.

6. Cà chua (GI – 30): Trong một quả cà chua 200g chứa khoảng 30 calo, bữa sáng chỉ cần ăn 1 quả cà chua với các loại thực phẩm khác, bữa chính vẫn ăn như bình thường nhưng ăn đồ nhạt và các thực vật có nhiệt lượng thấp thì chỉ cần trong 1 tuần, 1 tháng 1 lần thì không bao lâu bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

7. Nước ép táo (GI – 15): Trong táo có chứa Pectin – một loại chất xơ không hòa tan có vai trò quan trọng trong ruột, giúp giữ nước và làm sạch ruột để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hỗ trợ duy trì trạng thái cân bằng gi���a vi khuẩn tốt và vi khuẩn có hại trong ruột, giảm mức cholesterol trong cơ thể.


Ảnh minh họa

8.  Cam tươi (GI – 43): Cam tươi với lớp vỏ mỏng, giàu vitamin C, canxi, phốt pho, kali, axit citric caroten, hesperidin, chất xơ... rất tốt cho cho chuyển hoá đường ruột, giảm sự tích lũy độc tố có tác dụng hiệu quả trong việc giảm cân.

9. Đào (GI – 50): Hàm lượng chất xơ cao trong đào giúp cải thiện tiêu hóa và phát huy các chứ năng của dạ dày, đồng thời ức chế quá trình hấp thu chất béo, tránh tăng cân. Quả đào còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp giữ cho vi khuẩn tốt, chống lại vi khuẩn có hại trong đường ruột.

10. Cháo yến mạch (GI – 50): Nằm trong nhóm những thực phẩm có chỉ số GI thấp, cháo yến mạch là hình thức được ưa chuộng nhất để giảm cân. Không gây cảm giác mệt mỏi, trái lại, cháo yến mạch còn cung cấp một lượng lớn protein và chất xơ, thúc đẩy tiêu hóa, bài trừ độc tố trong cơ thể. Đồng thời làm da trơn mịn và sáng bóng.

11. Nước cam ép (GI – 65): Nước cam không chỉ giúp tăng sức đề kháng, chống lại những vi khuẩn gây hại cho cơ thể mà nó còn có khả năng thay nước giải khát cực kỳ hữu hiệu nhờ lượng đường tự nhiên và ít hơn hẳn so với các loại nước khác. Ngoài ra, chất poliphenol có trong cam còn có thể duy trì độ ẩm hoặc lượng nước trong cơ thể giúp làm dạ dày của bạn no lâu hơn.


Ảnh minh họa

12. Kiwi (GI – 50):
Trong một quả Kiwi xanh có 4g chất xơ, bằng lượng chất xơ có trong khẩu phần ngũ cốc của một bữa ăn sáng. Kiwi chứa đầy vitamin và khoáng chất có lợi đối với cơ thể và lượng dinh dưỡng cao hơn hàm lượng dinh dưỡng cơ bản.

13. Chuối (GI – 55): Chuối rất giàu tinh bột kháng, là loại chất xơ nuôi dưỡng no và góp phần đốt cháy chất béo, ngăn ngừa sự hấp thụ carbohydrate vào hệ thống cơ thể, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tạo một lớp màng bảo vệ trong ruột giúp tiêu diệt độc tố trong cơ thể, kích thích tiêu hóa tốt.

14. Bánh mỳ 100% lúa mạch (GI – 70): Bánh mỳ hoàn toàn làm từ lúa mạch có chất xơ cao hơn so với những loại bánh mỳ thông thường được làm từ bột tinh chế. Mỗi lát bánh mỳ lúa mạch chứa 2gr chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

18 loại quả cực tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Không phải quả nào cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do lượng đường trong trái cây có tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
 
Tiểu đường là căn bệnh do quá trình trao đổi đường glucô trong cơ thể bị rối loạn. Đây là bệnh mãn tính thường gặp ở độ tuổi trung niên, khoảng 40 - 60 tuổi.

Hiện nay, Đông y đã khám phá ra được tác dụng của một số loại hoa quả có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường như: dưa hấu, đu đủ, táo, bưởi,… dưới đây là những loại quả hay sử dụng nhất có thể phòng và chữa được bệnh tiểu đường.

1. Bưởi đỏ

Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

2. Quả mâm xôi, quả việt quất


Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa phù hợp với người bị tiểu đường.

3. Dưa hấu

Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.

4. Anh đào

Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ

5. Đào

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh minh họa)

Đào giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

6. Mơ

Mơ có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

7. Táo

Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

8. Kiwi

Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.

9. Lê

Nhiều kali, chất xơ và ít đường, bạn nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình .

10. Cam

Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

11. Đu đủ

Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.


12. Quả cóc

Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).

13. Quả bơ

Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.

14. Dâu tây

Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

15. Dưa lê

Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.


16. Roi

Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

17. Quả chà là

Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.

18. Quả óc chó 

Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

Phòng ngừa hạ đường huyết và bệnh đái tháo đường

Ở những người bị bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) xảy ra khi lượng đường trong cơ thể không đủ để cung cấp cho tế bào hoạt động.

Hạ đường huyết gây hoa mắt,chóng mặt, nhức đầu…

Các yếu tố gây hạ đườnghuyết thường là: chế độ ăn uống kém do kiêng cữ quámức hoặc tuân thủ điều trị đến thái quá, đang uốngthuốc, tập thể dục quá mức, và khi bị bệnh đái tháođường thì sự điều chỉnh lượng đường của cơ thểcũng kém hơn người bình thường.

Các triệu chứng của hạ đườnghuyết

Các triệu chứng hạ đườnghuyết xuất hiện khi lượng đường trong máu thấp hơn70 mg/dl.

Các triệu chứng sớm có thểbao gồm:

• Hoa mắt, chóng mặt.

• Lẫn lộn.

• Đói, run rẩy.

• Khó chịu, nhức đầu.

• Nhịp tim nhanh.

• Da nhợt nhạt, vã mồ hôilạnh.

• Lo âu, yếu ớt.

Nếu không được điều trị,các triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn:

• Nhức đầu, bứt rứt, khóchịu.

• Mất phối hợp các độngtác.

• Mất tập trung.

• Tê môi, lưỡi, miệng.

• Mê man, ác mộng.

Nhìn chung, mục tiêu của cácloại thuốc điều trị đái tháo đường là làm giảmlượng đường trong máu. Nhưng vì một hay nhiều lý donêu trên mà gây ra hạ đường huyết, và cần phải lưuý thêm các loại thuốc góp phần làm giảm thêm lượngđường trong cơ thể như các thuốc kháng viêm, giảm đau,thuốc bắc điều trị đái tháo đường mà không có mặttrong toa… và uống rượu.

Hạ đường huyết xảy ra khinào?

Hạ đường huyết có thể xảyra ở người bệnh đái tháo đường sau một bữa ăn chứanhiều đường đơn, thường là bữa ăn có rất nhiềutrái cây, được gọi là tình trạng hạ đường huyếtphản ứng. Nghĩa là khi đưa vào cơ thể một lượng lớnđường đơn thì cơ thể đáp ứng bằng cách tiết ra mộtlượng lớn insulin để đưa đường vào tế bào, bởi vìở người bệnh đái tháo đường khả năng điều chỉnhlượng đường trong máu kém hơn bình thường, nên lượngđường này được đưa vào tế bào quá mức dẫn đếntình trạng hạ đường huyết.

Tình trạng hạ đường huyếtcũng xảy ra nếu người bệnh bỏ lỡ một bữa ăn nhẹ,hay không ăn bữa ăn chính, ăn trễ hơn bình thường, chánăn trong những ngày bệnh, hoặc uống rượu mà không ănthức ăn. Do đó, nó đặc biệt quan trọng cho người bịđái tháo đường để không bỏ bữa ăn, đặc biệt khihọ đang uống thuốc.

Tập thể dục quá mức cũng gâyhạ đường huyết bởi vì các tế bào sử dụng đườngnhiều hơn bình thường.

Điều trị hạ đường huyết ởbệnh nhân đái tháo đường

Trong quá trình điều trị bệnhđái tháo đường, bệnh nhân có thể sẽ trải nghiệmqua một hoặc vài lần hạ đường huyết. Nếu bạn nghingờ mình bị hạ đường huyết thì hãy đến bệnh việnđể kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Bác sĩsẽ khám bệnh, chẩn đoán nguyên nhân và điều chỉnhthuốc uống phù hợp.

Ngay khi có các triệu chứng kểtrên, người bệnh nên nghĩ đến tình trạng hạ đườnghuyết và cần phải bổ sung đường ngay lập tức. Mộtviên kẹo ngọt ( nên thường xuyên có trong túi ngườibệnh), nửa ly nước đường, 1 cốc sữa hay 1 muỗng mậtong… sẽ rất có ích. 15 phút sau khi đã ăn thức ăn chứađường, hãy kiểm tra lại lượng đường trong máu. Nếucảm thấy không tốt hơn và đường huyết vẫn còn thấphơn 70 mg/dl thì dùng thêm thực phẩm có đường một lầnnữa. Cần thiết phải đến bác sĩ để được điềutrị tốt hơn.

Phòng ngừa hạ đường huyết

• Ăn đúng giờ, chia thànhnhiều bữa ăn trong ngày, có bữa ăn nhẹ xen kẽ bữa ănchính, 2 bữa ăn không cách nhau quá 4 giờ.

• Tập thể dục từ 30 phút- 1 giờ mỗi ngày, có thể chia làm 2-3 lần, có thể tậpsau bữa ăn. Nếu tập thể dục vào sáng sớm khi chưa ănsáng thì cần phải mang theo thức ăn chứa đường.

• Dùng thuốc đúng giờ vàkiểm tra đúng thuốc trước khi uống.

• Kiểm tra đường huyếtthường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

• Đảm bảo các thành viêntrong gia đình, bạn bè biết các triệu chứng hạ đườnghuyết để hỗ trợ khi cần thiết.

Điều quan trọng nhất là nhậnra dấu hiệu cảnh báo của lượng đường trong máu thấpvà điều trị kịp thời.

Theo BS Quốc Trị




Tăng đường huyết sau ăn
Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai
Triệu chứng khi bị hạ đường huyết
Nguyên nhân của bệnh hạ đường huyết
Thai phụ đường huyết cao

(ST)