Suy nhược cơ thể thường xảy ra ở người lao động nặng hoặc người mắc nhiều bệnh mạn tính dẫn đến ăn uống nhiều, mà cơ thể không hấp thu tốt, tiêu hóa kém, mệt mỏi ...
Người suy nhược cơ thể nên ăn gì?
Suy nhược cơ thể thường xảy ra ở người lao động nặng hoặc người mắc nhiều bệnh mạn tính dẫn đến ăn uống nhiều mà cơ thể không hấp thu tốt, tiêu hóa kém, người luôn mệt mỏi, gầy gò, sợ lao động, lúc nào cũng như người tụt huyết áp. Ngoài chế độ nghỉ ngơi, bệnh nhân nên lựa chọn những món ăn mau phục hồi sức khoẻ.
Cháo bột hạt súng: Hạt súng (khiếm thực) 100g, gạo tẻ 50g nấu nhừ thêm muối gia vị vừa đủ ăn. Tác dụng: Bổ tỳ, thận, sáp tinh, trừ thấp... ăn thích hợp người tỳ hư đại tiện lỏng, ăn ngủ kém, nam giới hay di tinh mộng tinh, tiểu tiện không tự chủ, nữ giới bị khí hư bạch đới, người già mắt yếu, tai nghe kém.
Cháo củ cải: Củ cải gọt vỏ thái nhỏ, 100g, gạo tẻ 50g, thêm vài lát cà rốt nấu nhừ gia vị vừa đủ ăn. Tác dụng: Tiêu thực, mát phế, tiêu đờm, giải độc, dưỡng huyết... ăn thích hợp chứng bụng đầy chậm tiêu, phế nhiệt ho đàm tức ngực, sỏi thận, sạn mật... Tài liệu gần đây cho rằng, củ cải tăng khả năng đào thải thức ăn dư thừa tồn đọng trong cơ thể.
Cháo lươn: Lươn làm sạch bỏ ruột luộc lấy thịt 100g, gạo ngon 100g nấu cháo thêm gia vị vừa đủ ăn nóng. Tác dụng: Bồi bổ khí huyết, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp... ăn rất tốt cho người suy nhược mới ốm dậy, phong thấp đau nhức, kiết lỵ, trĩ táo bón, tiêu hóa kém, phụ nữ ra huyết trắng.
Chè long nhãn: Những người môi nhợt, ăn ngủ kém, do tâm khí hư... phép trị bổ tâm an thần, bổ khí dưỡng huyết. Long nhãn 50g, hạt sen 30g, táo đỏ 20g nấu chè ăn... Ngoài ra, nên ăn chất đạm từ thực vật như đậu đỏ, hà lan, đậu nành, chất béo thực vật như dầu mè, đậu nành, lạc, ngô, ô liêu, mỡ cá, rau củ nên ăn bí đỏ, cà rốt, hành, hẹ, kiệu, rau mùi, thì là, các loại rau thơm... Các loại cá hồi, trai, ngao, sò, hến, tim heo, hoặc tim bò dê, đều là món ăn tốt cho tâm.
Đậu đỏ giúp chị em tăng lực, chống suy nhược cơ thể
Đậu đỏ tên chữ Hán là "Xích tiểu đậu" hay "Xích đậu". Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình không độc, trị được cả chứng mụn lở, đi tả, đau buốt cơ thể, đái tháo, nôn mửa, có tác dụng bổ huyết và lợi tiểu, là thức ăn lý tưởng cho người mắc bệnh thiếu máu. Những người thiếu máu không dám ăn gan lợn nhưng đậu đỏ khắc phục được điều đó.
Từ đậu đỏ có thể chế ra nhiều món khác nhau tùy theo khẩu vị như hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và muối ăn thay được cơm hoặc trái đậu non luộc ăn.
Thời cổ đại, phụ nữ trước khi sinh nở thường ăn canh đậu xanh hoặc bánh đậu xanh để làm sạch máu. Sau khi đẻ nhất định phải ăn đậu đỏ để tăng cường máu. Đối với sự điều tiết của cơ thể thì đậu xanh và đậu đỏ đều là thức ăn có tác dụng như nhau. Nhưng đối với phụ nữ, cần hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại đậu này để có cách sử dụng hiệu quả. Dùng đậu đỏ trong thời kì sinh con có tác dụng rất tốt. Cơ thể người mẹ khi mang thai đảm bảo được lượng máu đầy đủ thì con cái mới khỏe mạnh.
Dưới đây là một vài công dụng của đậu đỏ:
- Trị chứng viêm lưỡi: Khi nhiệt độ trong người tăng lên, lưỡi dễ bị viêm nặng, sưng đỏ, đau buốt rồi trên mặt lưỡi bỗng tia ra máu nhìn như sợi chỉ đỏ.
Dùng 1 bát đậu đỏ, giã nát, hòa vào trong 3 lít nước, sau đó đổ vào miếng vải sạch, vắt lấy nước trong, chia làm nhiều lần để uống sẽ mau lành bệnh.
- Chữa bệnh quai bị: Quai bị là chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ biến chứng, gây vô sinh ở nam giới.
Lấy một vốc đậu đỏ tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm một chút giấm, thoa dày lên chỗ sưng là khỏi.
- Trị chứng trĩ ra máu: Trĩ ra máu là chứng trĩ cả trong và ngoài hậu môn đều mọc mụn, lở loét chảy máu, mủ và nước vàng.
Dùng 3 bát đậu đỏ, 5 lít giấm. Đem đậu đỏ nấu chín, phơi khô, tẩm giấm xong lại phơi, phơi khô lại tẩm... cứ như vậy đến khi hết giấm thì phơi lần chót cho khô rồi tán nhỏ đậu, chia ra làm nhiều phần, mỗi phần khoảng 12 gam uống với rượu, ngày uống 3 lần rất công hiệu.
- Giúp tăng lực: Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể sử dụng cách đơn giản là kết hợp đậu đỏ với tỏi rất có hiệu nghiệm.
Lấy một củ tỏi bóc vỏ, tác rời các nhanh, cho nước vào nồi, cho thêm nửa bát đậu đã vo vào rồi đun nhỏ lửa, đợi cho đậu đỏ mềm rồi thêm một ít đường và muối vào. Ăn đều đặn một ngày một lần sẽ khôi phục thể lực, tiêu trừ mệt mỏi và lợi tiểu.
Mệt mỏi, mặt phù nề, đi tiểu không được, sau khi ăn món này vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
- Sáng mắt, bổ huyết: Lấy một bát rưỡi đậu đỏ với bị đại hoàng và một bát rưỡi đậu đỏ sấy khô, trộn lại tán thành bột, mỗi lần uống một phần mười bát với nước, ngày uống ba lần. bài thuốc này còn có thể làm hết đói cả chục ngày mà không cần ăn cơm.
- Chữa suy nhược cơ thể: Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.
Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đầu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.
- Tốt cho phụ nữ mang thai: Các bà mẹ đang mang thai nếu thường xuyên ăn đậu đỏ sẽ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn.
Một vài điều cần lưu ý về suy nhược cơ thể
Ðau đầu, chóng mặt, giảm cân, chán ăn, luôn mỏi mệt, không muốn làm việc… là dấu hiệu đầu tiên của hội chứng suy nhược khi khả năng hồi phục của cơ thể bị quá tải.
Ðau đầu, chóng mặt, giảm cân, chán ăn, luôn mỏi mệt, không muốn làm việc… là dấu hiệu đầu tiên của hội chứng suy nhược khi khả năng hồi phục của cơ thể bị quá tải, nguồn lực không được quản lý một cách thích hợp - một hội chứng rất điển hình của cuộc sống hiện đại.
Trong tất cả các loại bệnh mạn tính thì suy nhược là một bệnh bí ẩn và khó hiểu nhất vì không có nguyên nhân rõ ràng, không có thước đo cụ thể và rất ít lựa chọn điều trị hiệu quả. Nó có thể đến với bất cứ người nào, kể cả người khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực. Tất cả mọi người trong chúng ta đều đã từng mệt mỏi do cơ thể bị suy nhược, tuy nhiên, tình trạng đó có thể kéo dài nhiều tháng đến vài năm và xuất hiện thường xuyên không có dấu hiệu báo trước. Khi cơ thể mệt mỏi, triệu chứng đầu tiên là mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ rõ rệt, đau cổ họng, các hạch bạch huyết ở cổ, nách hơi to và đau; đau cơ không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ; nhức đầu; cơ thể suy kiệt mau chóng, không thể làm những việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày.
Suy nhược cơ thể được chia thành 2 nhóm:
Thứ nhất là suy nhược thực thể (chiếm 45% trường hợp, có thể xảy ra sau những bệnh lý nhiễm khuẩn như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm khuẩn đường ruột, sau phẫu thuật) và suy nhược chức năng (chiếm 55%).
Thứ 2 là sau một tình trạng stress nặng hoặc không có nguyên nhân cụ thể.
|
Ngủ đủ và ngon giấc giúp cải thiện suy nhược cơ thể. |
Biểu hiện khi bị suy nhược
Khi bị suy nhược, người bệnh thường thấy có những triệu chứng gần giống bị nhiễm virut như: mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ, đau cổ họng, đau nhức khớp nhưng không có dấu hiệu viêm, các hạch ở cổ và nách to và đau, đau cơ, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu nặng, sợ ánh sáng, kiệt sức, mất ngủ... Nhưng ở nhiễm virut, các triệu chứng sẽ giảm dần trong vài ngày hay 1-2 tuần, trong khi ở hội chứng suy nhược, các triệu chứng trên sẽ kéo dài vài tháng đến vài năm. Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể thường mất nghị lực, mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống, kèm theo là hiện tượng rối loạn tình dục như mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm, bất lực ở nam. Triệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu tiên, sau đó một số ít hết bệnh hoàn toàn trong khi một tỷ lệ nhỏ khác không thể phục hồi lại được. Đa số còn lại có cải thiện dần dần, song không thể đạt được thể trạng như lúc chưa mắc bệnh.
Ðiều trị thế nào?
Việc điều trị suy nhược cơ thể không khó. Tùy vào nguyên nhân mắc bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp. Đối với thể suy nhược thực thể thì khi các nguyên nhân được giải quyết dứt điểm, người bệnh sẽ hồi phục trở lại. Đối với thể suy nhược chức năng, người bệnh cần kiên trì và áp dụng nhiều phương pháp điều trị song song. Trước tiên, cần thay đổi lối sống nhằm tiết kiệm năng lượng cho những hoạt động cần thiết. Chế độ ăn điều độ, khoa học, chú trọng tới lượng calo và chất béo mà cơ thể thu nạp. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều chất xơ, rau quả tươi và các vitamin nếu cần. Bạn cũng phải hạn chế cách ăn uống theo sở thích và ăn theo thời gian biểu. Hạn chế dùng bia, rượu, cà phê, thuốc lá. Rèn luyện thân thể, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày cần dành cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn cần thiết. Ngủ đủ và ngon giấc vào ban đêm. Cố gắng ngủ trưa khoảng 30 phút. Học cách kiểm soát các triệu chứng suy nhược nhằm cải thiện chức năng các cơ quan cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Tránh hoặc giảm stress gắng sức và tâm lý.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể được bác sĩ điều trị cho dùng thêm các thuốc chống trầm cảm, lo âu, giảm đau… giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu và đau đớn mà hội chứng suy nhược cơ thể gây ra.
Khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể nhanh và hiệu quả nhất
Triệu chứng của bệnh suy nhược cơ thể
Triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh
Món ăn chữa suy nhược cơ thể đơn giản, hiệu quả
Ăn gì chữa bệnh mất ngủ lâu ngày
(ST)