Thực phẩm tốt cho sản phụ mới sinh


Các thực phẩm sau sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho bà mẹ cho con bú. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm tốt cho sản phụ mới sinh nhé!

NHỮNG SIÊU THỰC PHẨM CHO SẢN PHỤ


Rau bina (rau chân vịt)

Các loại rau có lá màu xanh đậm rất tốt cho việc tăng cường hàm lượng sắt và protein nguồn gốc thực vật. Các loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh,... chứa nhiều protein thực vật mà cơ thể cần để sản sinh ra sữa. Hơn nữa, các loại rau này cũng cung cấp một nguồn chất xơ tốt cho cơ thể.

Thịt bò nạc

Nếu bạn không phải là người ăn chay, thì thịt bò nạc là một nguồn cung cấp sắt, protein và năng lượng lí tưởng. Thịt bò còn chứa các chất dinh dưỡng bao gồm cả kẽm và vitamin B12, giúp cơ thể sản sinh đủ lượng sữa cần thiết.

Sau khi sinh, sự thiếu hụt chất sắt có thể làm bạn cảm thấy kiệt quệ, mệt mỏi, không còn đủ sức để đáp ứng những đòi hỏi của con nhỏ. Ngoài ra, khi cho bé bú, bạn cần ăn nhiều hơn những thực phẩm giàu đạm và vitamin B12. Do đó, thịt  bò nạc là một gợi ý hoàn hảo cho sản phụ sau sinh.

Quả bơ

Trong thành phần của quả bơ chứa rất nhiều vitamin E, magie và kali,... Ngoài ra nó còn chứa nhiều chất xơ có lợi nữa. Bơ cũng rất tốt cho làn da nhạy cảm của bạn lúc mang thai và sinh con – khi sự thay đổi hoocmon khiến làn da của bạn trở nên xấu đi.

Cam

Các loại quả thuộc họ cam quýt, đặc biệt là cam rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Trong cam chứa hàm lượng lớn vitamin C và kali, giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, giống như đối với các loại thực phẩm khác, hãy để mắt tới phản ứng của em bé, bởi ăn nhiều cam có thể khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu.

Thịt gà

Những ngày đầu sau khi sinh, sức khỏe của bà mẹ thường giảm sút. Chính vì vậy, việc đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và phong phú là vô cùng cần thiết. Thịt gà chứa khá nhiều protein, canxi, phốt pho, mùi vị dễ ăn, là thực phẩm tốt rất thích hợp để dùng sau khi sinh.

Rau ngót

Rau ngót là sự lựa chọn số một của sản phụ sau sinh. Từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót chứa rất nhiều vitamin C, A, B,  protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt,... Ăn rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen.

Ngoài ra, ăn rau ngót giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Hàm lượng vitamin C lớn trong rau ngót là yếu tố cần thiết giúp cơ thể chữa lành vết thương. Hơn nữa, hàm lượng vitamin A tương đối cao trong rau ngót cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh.

Khoai lang

Bổ sung vào bữa tối một lượng tinh bột tốt cho sức khỏe từ khoai lang. Ăn khoai lang giúp cung cấp đầy đủ vitamin A cho bé từ sữa mẹ. Ngoài ra khoai lang cũng là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời.

Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein tốt nhất cho bạn, đồng thời cũng mang đến nguồn vitamin D tự nhiên rất tốt, giúp phát triển hệ xương của bé

Các loại đậu

Có giá rẻ hơn thịt và lượng cholesterol thấp, đậu là thức ăn lí tưởng cho những người ăn chay. Đậu không chỉ chứa nhiều protein giúp cơ thể sản sinh nhiều sữa, nó còn rất giàu chất sắt và các chất xơ có lợi.

Gạo lứt

Gạo lứt cung cấp calo cần thiết cho việc tạo ra nguồn sữa mẹ với chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, khi bạn cố giảm cân sau khi sinh, bạn có thể sẽ cắt giảm rất nhiều sự tiêu thụ carbonhydrate làm giảm việc sản sinh ra sữa cho bé, và gây ra cảm giác mệt mỏi ở người mẹ. Vì vậy, tốt nhất nên kết hợp các loại lương khô như gạo lứt vào khẩu phần ăn hằng ngày để giúp duy trì năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Cá hồi

Cá hồi hay một số loại cá giàu chất béo khác là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho những bà mẹ mới sinh con. Trong những loại cá, có chứa rất nhiều DHA – là chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống thần kinh của bé. Sữa mẹ có DHA nhưng tỉ lệ chất này càng cao ở những bà mẹ có khẩu phần ăn dinh dưỡng. DHA có trong cá hồi còn giúp ngăn bệnh trầm cảm sau khi sinh ở phụ nữ.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của cơ quan quản lý Dược-Thực phẩm của Mỹ (FDA), bà mẹ cho con bú chỉ nên ăn khoảng dưới 4 kg loại cá này một tuần để giảm việc hấp thụ thủy ngân. So với cá mập, cá kiếm hay cá thu thì cá hồi là loại có chứa thủy ngân thấp nhất.

Các sản phẩm chế biến từ sữa ít béo

Sữa, sữa chua, phô mai hay các sản phẩm làm từ sữa giúp cung cấp protein, vitamin B, vitamin D và là nguồn cung cấp canxi rất dồi dào. Điều này không chỉ giúp cho việc phát triển xương của bé khi bú sữa mẹ mà còn cung cấp đầy đủ canxi mà cơ thể người mẹ cần. Cần ít nhất 3 ly sữa trong khẩu phần hằng ngày của sản phụ mới sinh con.

Thịt bò nạc

Đây là thực phẩm có chứa nhiều chất sắt giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Việc thiếu sắt làm giảm nguồn năng lượng của sản phụ khiến họ khó có thể đáp ứng những nhu cầu mà em bé mới sinh cần. Nếu sản phụ còn trong diện chăm sóc thì nên bổ sung thêm chất đạm và vitamin B12. Thịt nạc bò là nguồn cung cấp dồi dào hai loại dinh dưỡng này.

Những cây họ đậu

Cây họ đậu, đặc biệt các loại màu đen là nhóm thực phẩm tuyệt vời đối với những người cho con bú. Không chỉ giàu chất sắt, nó còn là nguồn protein thực vật chất lượng mà lại vừa túi tiền.

Gạo lứt

Nếu bạn cố giảm cân sau khi sinh, bạn có thể sẽ cắt giảm rất nhiều sự tiêu thụ carbonhydrate. Nhưng nếu giảm cân quá nhanh cũng sẽ làm giảm việc sản sinh ra sữa cho bé và gây ra cảm giác thờ ơ mệt mỏi ở người mẹ. Vì vậy, tốt nhất nên kết hợp các loại lương khô như gạo lứt vào khẩu phần ăn hằng ngày để giúp duy trì năng lượng cơ thể luôn dồi dào. Loại thực phẩm như gạo lứt cũng sẽ cung cấp calo cần thiết cho việc tạo ra nguồn sữa mẹ với chất lượng tốt nhất.

Trứng

Lòng trắng trứng là một trong số ít nguồn tự nhiên cung cấp vitamin D, một loại dinh dưỡng thiết yếu giúp cho xương của mẹ khỏe mạnh và xương bé phát triển. Ngoài ra, nó còn cung cấp lượng protein mà cơ thể cần hằng ngày.

Bánh mỳ


Axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong những giai đoạn đầu mang thai. Đây cũng là loại dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ cần cho sức khỏe của bé cũng như sản phụ. Bánh mì làm từ lương khô hay mì ống có chứa rất nhiều axit loại này. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp chất xơ và sắt cho cơ thể.

Các loại rau lá xanh


Lượng vitamin A dồi dào có trong các loại rau này là thứ mà bé cần từ sữa mẹ. Đây còn là nguồn cung cấp canxi, vitamin và sắt. Quan trọng hơn, nhóm rau thực phẩm này có nhiều chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch.

Nước


Nước chính là nguồn năng lượng lớn nhất bị mất đi, đặc biệt là ở những phụ nữ mới sinh đang cho con bú. Đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ nước sẽ giữ cho năng lượng cơ thể dồi dào và sản sinh ra nhiều sữa cho con bú.


9 LOẠI RAU TỐT NHẤT CHO SẢN PHỤ MỚI SINH


Khi mới sinh con, bạn sẽ được khuyên nên và không nên ăn một số loại rau để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, vậy những loại rau gì là tốt nhất?

Rau đay

Rau đay được dùng như một món canh ngon. Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cho thấy, trong rau đay có Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamine B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị, vitamin E 141. Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid.

Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,...

Rau đay là thực phẩm tốt cho phụ nữ mới sinh vì không những ngon, mà còn có tác dụng giúp lợi sữa. Phụ nữ sau khi sinh ít sữa có thể sử dụng bài thuốc sau: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 - 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 - 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.

Rau ngót

Đây là sự lựa chọn hoàn hảo với tất cả sản phụ mới sinh. Ngoài việc tăng cường sản xuất và khơi thông dòng sữa cho mẹ, rau ngót còn có thể khơi dậy sức sống của đời sống tình dục, ngăn ngừa loãng xương, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh.

Bên cạnh đó, lá rau ngót còn có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.

Hoa chuối

Phụ nữ sau khi sinh có thể sử dụng hoa chuối hột, hoặc hoa chuối tây để ăn như một loại thực phẩm giúp lợi sữa. Ăn hoa chuối khá an toàn vì các mẹ không phải lo có thuốc trừ sâu hay các chất kích thích như trong rau xanh.

Đu đủ xanh

Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E... Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.

Hoa bí

Hoa bí giàu protein thực vật và các khoáng chất như photpho, sắt, vitamin A và C, ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng. Ăn hoa bí giúp lợi tiểu, hạ nhiệt; khi gặp các triệu chứng như đau bụng, khó ngủ, da dẻ xanh xao thì nên ăn nhiều loại rau này.

Giá đỗ

Giá đỗ đậu nành chứa rất nhiều protein, vitamin C, cellulose – nguyên liệu chính cho sự phát triển của các tế bào mô, ngăn chảy máu nhiều sau sinh và giảm bệnh táo bón cho các bà mẹ trẻ.

Củ sen

Củ sen chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, tinh bột, tốt cho lá lách và dạ dày, lợi sữa, thanh nhiệt.

Bà mẹ mới sinh ăn củ sen góp phần loại bỏ những tích tụ trong ổ bụng còn tắc nghẽn, lợi cho đường tiêu hoá, tăng sự thèm ăn, tiết sữa nhiều góp phần nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khoẻ mạnh.

Rau mồng tơi

Với những mẹ bầu ít sữa thì rau mồng tơi là lựa chọn lý tưởng. Ngoài ra, trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt và giảm chứng táo bón sau sinh.

Rau diếp

Rau diếp giàu khoáng chất như canxi, photpho, sắt… rất tốt cho xương và răng. Đặc biệt là người không có sữa sau sinh nên ăn nhiều rau diếp.

MÓN NGON SỐ 1 CHO SẢN PHỤ SAU SINH


Sinh con thường mất nhiều sức, các mẹ nhớ bồi bổ để nhanh phục hồi sức khỏe nhé.

Sau sinh sức khỏe của chị em thường rất yếu và cần phải tẩm bổ đúng cách. Sau đây Eva xin giới thiệu đến chị em một vài bài thuốc hay giúp phục hồi sức khỏe sau sinh hiệu quả.

Bài 1

Nguyên liệu:

- 500g nghệ vàng, 200ml mật ong.

Cách làm:

- Nghệ vàng, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô tán thành bột. 

- Mỗi ngày dùng từ 10-15g bột nghệ với mật ong vừa đủ ăn trong ngày (dùng từ 1-2 tháng).

Nghệ vàng, mật ong giúp sản phụ phục hồi sức khỏe (Hình minh họa)

Bài 2

Nguyên liệu:

- Rễ bổ béo, gừng tươi

Cách làm:

- Rễ bổ béo rửa sạch, cắt nhỏ gốc, đầu rễ và rễ con thái mỏng, ngâm nước vo gạo trong 24 giờ, rửa sạch nhiều lần.

- Sau đó tẩm với nước gừng với tỷ lệ 50g gừng tươi trong 100 ml nước, đun nóng 10 phút, lấy ra phơi khô. 

- Tiếp tục ngâm cho đến khi hết nước gừng lại phơi nắng hoặc sấy cho thật khô. Sao vàng.

- Ngày dùng 10-20g sắc với 250ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày. 

Bài 3

Nguyên liệu:

- 15g mộc nhĩ; 15 quả táo đỏ (một loại táu có hình dạng giống táo tàu, các mẹ có thể mua ở những hàng thuốc bắc); 50-100g gạo nếp.

Cách làm:

- Ngâm nở mộc nhĩ với nước sôi, rửa sạch. Cho các nguyên liệu vào nấu thành cháo. Khi cháo chín thì cho đường đỏ vào. Mỗi ngày ăn 2 lần.

- Tác dụng: Bồi bổ cho phụ nữ bị mất máu sau sinh. Ngoài ra, món ăn này còn tốt cho sản phụ bị rụng tóc, đau đầu, hoa mắt.

Bài 4

Nguyên liệu:

- Cành khế rừng

Cách làm:

- Cành khế rừng tuốt bỏ lá, rửa sạch (cành nhỏ để nguyên, cành to chỉ dùng vỏ) thái mỏng, phơi khô, sao vàng.

- Khi dùng, lấy 20-40g dược liệu giã nhỏ, hãm với nước sôi, uống đều hằng ngày thay nước chè trong vài tuần. 

Ít người biết đến tác dụng này của cành khế (Hình minh họa)

Bài 5

Nguyên liệu:

- Một con gà mái già; gừng; một số vị thuốc bắc hầm cùng gà.

Cách làm:

- Gà sơ chế sạch, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải.

- Cho gừng và thuốc bắc vào, đun sôi.

- Sau đó, tiếp tục hầm bằng lửa nhỏ trong 2-3 tiếng.

- Cuối cùng nêm muối, gia vị vào là được.

Bài 6

Nguyên liệu:

- Một con gà ác 0,5kg, hạt sen 50g, hoài sơn 20g, đường qui 20g, muối

Cách làm:

- Gà ác làm thịt, bỏ phủ tạng, rồi nhồi vào bụng các dược liệu: hạt sen, hoài sơn, đương qui đã thái nhỏ cùng với ít muối. Ninh cho thật nhừ.

- Ăn cả cái lẫn nước trong 1 ngày.

Bài 7

Nguyên liệu:

- Một con cá diếc, hoàng kỳ 20g, khởi tử 20g, rượu vang, gừng, hành, hồ tiêu, giấm, đường.

Cách làm:

- Làm sạch cá diếc.

- Cho các diếc, hoàng kỳ, khởi tử thêm rượu vang, gừng sống, hành, hồ tiêu, giấm và đường, lượng vừa đủ, nấu thành món ăn, vị thuốc, rồi ăn cái, uống nước.

- Thuốc có tác dụng giúp sản phụ dưỡng da, làm cho da hồng hào, sắc mặt tươi tắn.

Cháo cá diếc là bài thuốc bổ dưỡng cho sản phụ (Hình minh họa)

Bài 8

Nguyên liệu:

- Thịt bắp bò; gừng; hành lá; muối.

Cách làm:

- Thịt bò thái hình quân cờ.

- Gừng thái lát. Hành lá bỏ rễ, lấy phần trắng, để cọng dài.

- Cho nước sâm sấp thịt bò. Cho các nguyên liệu trên vào cùng, đun sôi thì vặn nhỏ lửa, ninh tới khi nhừ.

Bài 9

Nguyên liệu:

- Táo mèo; gạo nếp; đường đỏ.

Cách làm:

- Táo mèo đem đun lấy nước đặc. Sau đó, dùng nước này cho vào nồi nấu cháo với gạo và đường đỏ.

- Tác dụng: Tốt cho sản phụ bị đau bụng, ăn không ngon sau sinh.

Bài 10

Nguyên liệu:

- Một cái dạ dày lợn; 1/2 củ gừng; 900g hạt sen; 2 thìa rượu gạo; 5 bát nước sạch; muối, hạt nêm.

Cách làm:

- D��� dày sau khi rửa kỹ, trần trong nước sôi, vớt ra.

- Dạ dày thái miếng vừa phải; gừng thái chỉ.

- Đun sôi 5 bát nước, cho dạ dày và gừng vào.

- Cho hạt sen. Nêm gia vị và rượu vào. Đun nhỏ lửa cho tới khi chín mềm là được.

Dạ dày lợn hầm hạt sen rất tốt cho sản phụ sau sinh (Hình minh họa)

Bài 11

Nguyên liệu:

- 150-200g lá đinh lăng hoặc rễ đinh lăng, gừng.

Cách làm:

- Với lá đinh lăng: Nấu sôi khoảng 200ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5- 7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai để uống.

- Với rễ đinh lăng: Sau khi đào rễ về cần rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm, đóng trong lọ kín để dành, mỗi ngày 10-15gr cho vào bình hãm với nước sôi như hãm trà, uống nhiều lần trong ngày. Nên chọn loại rễ cây càng nhiều tuổi càng tốt, ít nhất là phải từ 3 năm trở lên thì tác dụng mới cao.

Bài 12

Nguyên liệu:

- Một bát gạo nếp; 60g long nhãn; đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen, đậu ngự (mỗi thứ 90g); một thìa rượu gạo; 2 thìa đường; nước sạch.

Cách làm: 

- Đậu xanh, đậu đỏ đãi sạch, cho vào nước, ninh nhừ. Hạt sen cũng ninh nhừ.

- Gạo nấu với nước thành cháo.

- Đổ hạt sen, đậu đỏ, đậu xanh vào ninh cùng cháo.

- Cho tiếp long nhãn, đậu ngự vào.

- Khi cháo nhừ, cho rượu và đường vào, chờ sôi lại.




Các món rau lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh
Sau khi sinh cần kiêng những gì
Bế sản dịch sau khi sinh
Sau khi sinh có nên đánh răng
Sau khi sinh có nên nịt bụng
Bệnh táo bón ở phụ nữ sau khi sinh
Mười điều phụ nữ vừa sinh con nên tránh


(ST)