Thực phẩm tốt cho sức đề kháng trong cơ thể


Để phòng chống các bệnh do virus gây ra, trong đó có bệnh cúm gia cầm, cách tốt nhất là bạn nên tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể thật tốt. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm tốt cho sức đề kháng nhé!



NHỮNG THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ MIỄN DỊCH CHO CƠ THỂ


Ngoài việc thường xuyên phải vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay chân, tập thể dục, giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng... thì việc bồi bổ cơ thể để tăng cường sức đề kháng và miễn dịch là điều cũng vô cùng cần thiết giúp bạn đề phòng nhiễm virus gây các bệnh, trong đó có cả bệnh cúm gia cầm.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng và miễn dịch mà bạn không nên bỏ qua.

Nấm hương

Nấm hương còn được coi là “cao lương mỹ vị”, là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein và chất béo cao. Trong nấm hương không những có chứa axit béo không bão hòa cao, mà còn chứa một lượng lớn ergosterol và fungisterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, có tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng với bệnh, phòng ngừa và điều trị bệnh cúm. Nấm hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng.


Ảnh minh họa

Rau bina

Lá rau bina mềm, màu sắc tươi ngon, giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Thường xuyên ăn có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng sức đề kháng, chất carotene trong rau bina có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, có thể bảo vệ thị lực và sức khỏe các tế bào trên da, tăng cường khả năng phòng các bệnh truyền nhiễm. Vào mùa này, nếu ăn nhiều rau bina sẽ có tác dụng rất tốt.


Ảnh minh họa

Bông cải xanh

Bông cải xanh dễ dàng thấy ở trong các siêu thị và cửa hàng thực phẩm, nó là yếu tố cơ bản để tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu cho thấy, hóa chất trong bông cải xanh có thể kích thích hệ thống miễn dịch của chuột. 

Hơn nữa, bông cải xanh giàu dinh dưỡng, có thể bảo vệ cơ thể tránh bị bệnh tật tấn công. Ngoài ra, loại rau này còn chứa cả vitamin A, vitamin C và glutathione. Có thể thêm một chút pho mát ít béo để làm một món salad với đầy đủ vitamin A, B, C, D giúp cải thiện hệ miễn dịch.


Ảnh minh họa

Măng 

Măng là món ăn thơm ngon bốn mùa đều có, nhưng duy chỉ có măng vào mùa xuân và mùa đông là ngon hơn cả. Tiết trời mùa xuân có độ ẩm cao, dễ sinh bệnh, ăn măng có thể tăng cường sức đề kháng, bởi vì hàm lượng protein thực vật, vitamin và các nguyên tố vi lượng trong măng đều rất cao, có thể nâng cao khả năng phòng tránh bệnh tật. Để chống chọi với nguy cơ dịch cúm H7N9 hiện nay, nhất định phải ăn uống thật tốt.

Mặc dù măng có tác dụng tốt nhưng nó không phải là loại thực phẩm nên ăn nhiều hàng ngày, đặc biệt những người có bệnh liên quan đến huyết áp, dạ dày càng phải chú ý khi ăn măng vì nó sẽ có thể khiến bệnh phát tác.


Ảnh minh họa

Tỏi

Tỏi có chứa một số chất chống oxy hóa có thể chống lại những vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch. Trong đó bao gồm cả  khuẩn H. pylori có liên quan tới bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Bí quyết nấu nướng: Sau khi thái, hãy đặt trong khoảng 15 – 20 phút, rồi mới nấu, như vậy có thể kích hoạt những enzym tăng hệ miễn dịch.


Ảnh minh họa

6Bắp cải

Bắp cải là một loại rau giàu chất glutathione ( có chức năng tăng cường miễn dịch). Ngoài ra, nó cũng là  một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều chất chống oxy hóa và nhiều vitamin thực vật lành mạnh. Đây là một loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

8 NHỮNG THỰC PHẨM TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG MÙA HÈ

Một số thực phẩm có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Ăn đủ liều lượng các thực phẩm này hàng ngày có thể giúp bạn tránh được những căn bệnh hay lây nhiễm.

1 lạng thịt bò/ngày

Kể như đây là một khuyến cáo có hơi bất ngờ để tăng sức đề kháng vì cho tới nay các chuyên viên về sức khoẻ vẫn thường khuyên nên giới hạn mức tiêu thụ thịt bò (do là nguồn acid béo no). Giới hạn không có nghĩa là không ăn tí nào mà là ăn có mức độ: Đừng quá “một suất 1 lạng thịt bò (a three-ounce portion of beef)/ngày và điều quan trọng là toàn nạc, ít béo vì là một nguồn kẽm quan trọng (an important source of zinc).” 

Thiếu kẽm (Zinc deficiency) có khả năng làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng. Chức năng của Kẽm là giúp cho các bạch huyết cầu phát triển – điều chúng ta rất cần để chống lại các vi khuẩn và siêu vi “ngoại xâm”. 



Đối với những người ăn chay và không quen dùng “thịt đỏ” thì nên tìm nguồn thức ăn khác để cung cấp kẽm như thịt gà, vịt, heo và ngũ cốc tăng cường…

Rau củ màu vàng cam

Chúng ta cũng nên ăn hàng ngày những rau, trái, củ màu vàng cam. Vàng cam thì không thiếu gì cho chúng ta lựa chọn: Khoai lang bí, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, lê ki ma…để tăng cường thêm vitamin A cho bữa ăn hàng ngày. 

Đơn giản là vì vitamin A rất cần cho làn da chúng ta và da vốn là tuyến phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch. Đó là những thức ăn giàu beta-caroten, ăn vào sẽ được chuyển hoá nhanh chóng thành vitamin A. 

Nên “đổi món” bằng những thức ăn khác tiếp sức đưa vào beta-caroten mỗi ngày. Cũng xin nhắc là ở Việt Nam, màu xanh đậm của rau ngót, rau muống và màu đỏ thắm của gấc, dưa hấu và cà chua, cũng chứa đầy dẫy bêta-caroten, càng dễ đổi món và đổi luôn cả màu, mà vẫn có nhiều bêta-caroten!

Nấm

Nấm là một thức ăn nữa làm tăng sức đề kháng. “Y như thịt bò, nấm cũng có tác dụng giúp cơ thể tăng việc sản xuất bạch cầu”.“Một số công trình nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra là nấm khiến cho các bạch huyết cầu tấn công các vi khuẩn lạ mạnh hơn... là nếu không ăn nấm” .

Nấm khiến cho các bạch huyết cầu tấn công các vi khuẩn lạ mạnh hơn.

Uống trà

Thói quen uống trà hàng ngày của người Á Đông hay người Anh là một lựa chọn nên duy trì . Trà đen kiểu trà Ceylan hay trà xanh như chè Thái Nguyên đều có hiệu quả để chống cảm cúm. “Trà là một nguồn polyphenols dồi dào,” “các chất Polyphenols thanh toán các “gốc tự do” có thể phương hại đến acid DNA trong nhân tế bào và thúc đẩy tiến trình lão hoá.” 

Như vậy, chỉ cần uống 1 tách trà mỗi ngày giúp sẽ chúng ta “trẻ lâu” vì các chất polyphenols kháng oxy hoá loại trừ được các gốc tự do (là những mầm móng dẫn đến bệnh hoạn và lão hoá), mà trà với cùng một trọng lượng thì giàu chất kháng oxy hoá hơn trái cây và rau tươi rất nhiều.
 
Ăn Yaourt

Yaourt đem lại những giống vi khuẩn Phụ sinh có lợi cho các vi khuẩn “bạn” sống trong ruột kết và là một thành phần quan trọng trong các tuyến phòng vệ miễn dịch của cơ thể. “Bạn lại càng cần ăn yaourt, nếu bác sĩ đã kê toa kháng sinh uống đường miệng cho bạn, vì kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng diệt luôn đa số các vi khuẩn bạn. Đây là các vi khuẩn này giúp tiêu hoá phần nào các thức ăn. Vắng bóng chúng là chúng ta sẽ dễ bị các vi khuẩn “gây bệnh” tấn công và sẽ bị tiêu chảy ngay.

Tỏi

Tỏi không thể giúp bạn có được sức mạnh của “siêu nhân” nhưng nó sẽ giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các loại bệnh do nấm gây ra. Tỏi có chứa allicin, ajoene và thiosulfinates, ba  hợp chất mạnh mẽ giúp cơ thể ngăn chặn và chống lại các bệnh lây nhiễm. Các hợp chất này có tính kháng khuẩn mạnh đến nỗi nước tỏi tươi có tác dụng ngang với kháng sinh Neosporin trong việc tiệt trùng các vết thương nhỏ. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, những người ăn một lượng lớn tỏi khi bị thương sẽ có thời gian lành vết thương nhanh hơn những người khác. 

Cà rốt

Cà rốt có chứa rất nhiều chất beta carotene, hợp chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Chất này có tác dụng giúp cơ thể tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Cà rốt còn chứa falcarinol, siêu hợp chất có các thành phần giúp ngừa bệnh ung thư. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những con chuột có ăn một chút cà rốt có khả năng mắc bệnh ung thư ruột già chỉ bằng một phần ba so với những con khác. 

Cà rốt còn chứa falcarinol, siêu hợp chất có các thành phần giúp ngừa bệnh ung thư.

Hàu

Hàu không chỉ giúp bạn tăng cường khả năng của mình trong phòng ngủ mà nó còn chứa kẽm, một trong những vi chất tốt nhất giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Kẽm giúp tái tạo lại các tế bào bạch cầu và kháng thể nhanh hơn và làm chúng mạnh hơn khi chống lại các bệnh lây nhiễm. Kẽm là nguyên tố cần thiết cho tế bào và nó sản sinh ra khoảng 100 loại enzyme khác nhau giúp nâng cao các phản ứng hoạt hóa của cơ thể.

Nếu những điều này chưa đủ thuyết phục bạn ăn hàu, kẽm còn trực tiếp ngăn chặn vi khuẩn và virus phát triển bằng cách đầu độc các tác nhân gây bệnh hoặc tăng cường phản ứng miễn dịch tại nơi lây nhiễm.

Thiếu kẽm chỉ ở mức độ thấp đã có thể làm giảm chức năng miễn dịch, thiếu kẽm nghiêm trọng có thể làm cho hệ thống miễn dịch sụp đổ hoàn toàn, vì thể nếu không thích ăn hàu, bạn cũng nên cố gắng tập ăn vài con mỗi tuần.

5 CÁCH 'KỲ LẠ' CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH


Không thể coi nhẹ sự suy giảm hệ miễn dịch. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch?

Khi chức năng miễn dịch của cơ thể bị rối loạn hoặc hệ miễn dịch không còn kiện toàn, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cảm cúm liên tục, vết thương dễ bị nhiễm trùng, dạ dày trở nên yếu hơn…
Xin mách nhỏ các bạn 5 cách dưới đây có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Hạn chế cáu giận
Cáu giận được xem là đồng minh của bệnh tật và nếu kết hợp nhiều tính xấu khác như thù địch, ghen ghét... sẽ làm cho người ta mắc phải nhiều bệnh, tăng stress và ngăn cản hệ thống miễn dịch thực hiện các chức năng vốn có của nó.

Cáu giận kinh niên còn dễ dẫn đến bệnh tim mạch.
Cười nhiều hơn
Tiếng cười có thể làm giảm kích thích tố căng thẳng. Trường Đại học Columbia cũng phát hiện ra rằng sự vui nhộn, khôi hài có thể tăng tiết dịch nước bọt, hơn nữa còn tăng các kháng thể trong nước bọt nên hệ miễn dịch cũng được đẩy mạnh.


Thường xuyên giúp đỡ người khác
Một kết quả điều tra được tiến hành với 2.700 người tham gia hoạt động cộng đồng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm và truyền nhiễm trong nhóm người này ít hơn 2,5 lần so với những người không tham gia hoạt động cộng đồng.

Sau khi làm việc thiện, lượng enkephalin mà não giải phóng sẽ tăng lên, từ đó tăng cảm giác vui vẻ, giảm áp lực do nỗi buồn gây ra.
Tăng tiếp xúc, gần gũi
Đại học Miami phát hiện, massage 45 phút mỗi ngày, sau một tháng số lượng tế bào miễn dịch đã tăng lên đáng kể. Theo kinh nghiệm của nhiều bác sỹ, dù trẻ con hay người lớn, nếu thường xuyên được vuốt ve, âu yếm, ôm ấp, sức đề kháng của họ sẽ được nâng cao.
Không suy nghĩ quá nhiều
Trái tim vui vẻ là một liều thuốc, còn tâm trạng phiền não sẽ khiến xương khô giòn. Y học đã chứng minh điều này là chính xác, bởi vì những người bị trầm cảm nặng cũng có tỷ lệ loãng xương cao hơn. Hơn nữa tỷ lệ tế bào T - tế bào kiểm soát các tế bào khác gây ung thư trong cơ thể người bị trầm cảm thấp hơn trên 30% so với người bình thường.
Ngoài ra, một phương pháp khác thường được nhắc tới để tăng hệ miễn dịch, nhưng nó thường bị nhiều người bỏ qua đó là: Thể dục thường xuyên và ngủ ngon.

Hóa chất thu được từ giấc ngủ và hóa chất kích thích tế bào hệ thống miễn dịch là tương đồng, cho nên số lượng tế bào T của những người ngủ không ngon và mất ngủ cũng ít hơn so với những người ngủ đủ giấc.

10 THÓI QUEN LÀM SUY YẾU HỆ MIỄN DỊCH

Hệ miễn dịch của mỗi người không giống nhau, có người khỏe mạnh, có những người lại rất nhạy cảm với bệnh tật.

Theo một tạp chí Khoa học của Hoa Kỳ đã công bố thì có 10 thói quen phá hủy hệ thống miễn dịch mà bạn nên tránh.
Cuộc sống thiếu ca hát
Ca hát giúp cải thiện khả năng miễn dịch của con người. Các chuyên gia từ Đại học Frankfurt, Đức, đã thử nghiệm máu của các thành viên dàn hợp xướng trước và sau khi diễn tập. Kết quả là, sau khi diễn tập, lượng protein, globulin trong hệ miễn dịch và hormone chống stress - hydrocortisone của các ca sỹ có sự gia tăng đáng kể.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Các nhà nghiên cứu New York sau khi thực hiện một loạt các kiểm tra đã đưa ra nhận định:  Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây tổn hại khả năng miễn dịch bẩm sinh của đường ruột, nguyên do là sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn bị nhiễm trùng. Từ đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Có ít mối quan hệ xã hội
Nghiên cứu tìm thấy rằng, những người có mối quan hệ hạn hẹp dễ bị bệnh hơn những người có quan hệ rộng rãi. Các chuyên gia cho rằng, thường xuyên liên lạc với bạn bè, gửi tin nhắn, trò chuyện có thể ngăn ngừa cảm lạnh.


Thiếu ngủ
Thiếu ngủ có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch và hạn chế số lượng các "tế bào sát thủ" giúp chống lại các vi khuẩn. Nghiên cứu của Đại học Chicago tìm thấy rằng, những người chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm, kháng thể cơ thể chống lại cúm giảm 50% so với những người trọn giấc 7-8 giờ một đêm.
Kìm nén cảm xúc
Đại học California tại Los Angeles nghiên cứu thấy rằng, các cặp vợ chồng tham gia biết cách thảo luận và chia sẻ các vấn đề gia đình sẽ không chỉ giúp củng cố mối quan hệ gia đình tốt hơn mà còn giúp cải thiện huyết áp, nhịp tim, số lượng tế bào bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch.
Không uống nhiều nước
Uống nước đầy đủ có tác dụng duy trì màng nhầy đường hô hấp, giữ ẩm, khiến cho các virus cảm lạnh gặp khó khăn trong việc sinh sản khi xâm nhập vào cơ thể và có thể tăng cường miễn dịch. Mỗi người được khuyến cáo nên cung cấp cho cơ thể 40ml/kg trọng lượng. Trẻ em cũng được khuyến khích uống nhiều nước hơn để tăng cường hệ miễn dịch.
Đi xe ô tô
30 phút vận động hàng ngày như đi bộ nhanh và tập thể dục aerobic giúp cải thiện số lượng tế bào bạch cầu, cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch. Trong khi đó, đi xe ô tô thường xuyên hạn chế khả năng vận động của con người khiến cho nguy cơ suy giảm miễn dịch tăng lên.
Hút thuốc thụ động
Hút thuốc và hút thuốc thụ động đều gây hại cho sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 3.000 người Mỹ bị tử vong vì ung thư phổi do hút thuốc thụ động.
Thiếu hài hước
Nghiên cứu y học của Loma Linda University School cho thấy rằng, việc xem các video hài hước trong 1 giờ có thể cải thiện đáng kể hệ thống miễn dịch. Bởi vì tiếng cười giúp giảm kích thích tố căng thẳng, tăng hoặc kích hoạt các tế bào miễn dịch nhất định, nhờ đó cải thiện khả năng miễn dịch hiệu quả.
“Chuyện ấy” không khoa học
Những lợi ích mà “chuyện ấy” đem lại đã được khẳng định nhiều, trong đó có hiệu quả tích cực đối với hệ miễn dịch. “Chuyện yêu” hợp lý có thể giúp hạn chế trầm cảm, tăng cường vai trò của miễn dịch đối với cơ thể con người.



Làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ
Bông cải xanh xào tỏi tăng sức đề kháng mùa lạnh
Tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe
Sau khi bị sốt nên ăn gì để tốt cho sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
Món ăn trị bệnh viêm họng


(ST)