Thực phẩm tốt cho người chạy thận
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm kịp thời bằng cách đơn giản
Những thực phẩm cấm kỵ khi bị huyết áp thấp
Cách kiểm tra thực phẩm đông lạnh bị rã đông còn tươi hay không cực đơn giản
Những thực phẩm bạn nên ăn vào buổi tối vừa giảm cân vừa đẹp da
Ảnh: Inmagine
Cá hồi
Là loại thực phẩm giàu axit béo và omega-3, cá hồi có tác dụng làm giảm huyết áp và giúp máu nhanh đông. Dùng món này hai lần mỗi tuần sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ đột quỵ vì đau tim đến một phần ba.
“Cá hồi chứa astaxanthin carotenoid, là một chất chống oxy hoá rất mạnh, nhưng nên chọn mua loại cá hồi tự nhiên, vì cá nuôi thường bị nhiễm thuốc trừ sâu hoặc kim loại nặng”, ông Stephen, chuyên gia tim mạch phân tích.
Nếu bạn không thích ăn cá hồi? Những loại cá giàu dinh dưỡng tương đương khác như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi cũng có những hiệu quả tương tự cho hệ tuần hoàn của bạn.
Trái bơ
Bạn nên bổ sung bơ vào khẩu phần hàng ngày để tăng hàm lượng thực phẩm
tốt cho tim mạch. Với thành phần chứa các chất béo không no, bơ giúp làm
giảm mức cholesterol trong cơ thể.
“Bơ là một loại trái cây tuyệt vời”, tiến sĩ Sinatra nhận định. “Chúng cho phép bạn hấp thu nhóm chất carotene, đặc biệt là beta-carotene và lycopene, rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch.”
Dầu ôliu
Dầu ôliu chứa rất nhiều các chất béo không no, giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giảm nhẹ nguy cơ bệnh tim.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn uống tập trung vào các thực phẩm tốt cho tim mạch như dầu ôliu thì hiếm có trường hợp tử vong vì bệnh tim. Nên dùng dầu ô-liu nguyên chất, hay những sản phẩm chứa dầu tương tự như: lạc, mè, cọ…
Ảnh: Inmagine
Cây họ dâu
Dâu tây hay bất cứ loại quả nào trong nhà họ dâu đều chứa nhiều chất chống kích thích thần kinh, giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tim và ung thư.
“Mâm xôi và dâu xanh là hai loại đặc biệt tốt”, ông Sinatra nói. “Nhưng tất cả các loại dâu đều rất có ích cho sức khỏe tim mạch của bạn” .
Các loại đậu
Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình bạn với các loại đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ hay đậu ván. Chúng đều chứa rất nhiều axit béo omega-3, canxi, và những chất xơ hòa tan.
Rau bó xôi
Bó xôi giúp giữ tim bạn hoạt động trong tình trạng tốt nhất nhờ chứa nhiều chất lutein, folate, kali, và chất xơ.
Nên tăng lượng rau xanh trong khẩu phần
ăn hàng ngày để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho trái tim khỏe
mạnh. Nghiên cứu cho thấy, những người ăn rau mỗi ngày sẽ giảm thiểu
nguy cơ bệnh tim đến 25% so với những người không ăn rau.
Các loại hạt có dầu
Hạt dưa, hạt bí, hạt mè… là những loại hạt giàu chất xơ, axit béo omega-3 và omega-6, chỉ cần dùng một ít trong số các loại hạt có thể hỗ trợ cho trái tim của bạn rất hiệu quả. Dùng chung với một bát hạt ngũ cốc hay bột yến mạch cho bữa điểm tâm mỗi ngày của gia đình!
Đậu nành
Đậu nành có thể giúp làm giảm cholesterol. Vốn chứa ít chất béo bão hòa, đậu nành là nguồn protein rất dồi dào cho những khẩu phần ăn tốt cho tim mạch.
Sữa đậu nành cũng là một bổ sung tuyệt vời vào bát ngũ cốc hay bột yến mạch bạn đang dùng. Bạn nên chú ý đến hàm lượng muối trong các sản phẩm có đậu nành vì một số loại được thêm natri vào khi chế biến, rất dễ làm tăng huyết ápChế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh
Tim mạch
Chế độ ăn: Ðối với phần lớn các bện tim mạch bác sĩ thường khuyên bạn kiêng ăn mặn và chất béo. Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bạn bị các bệnh suy tim.Ăn mặn ở đây nghĩa là bạn phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm... Tóm lại là bạn phải tránh những thức ăn có vị mặn. người bệnh suy tim nặng chỉ nên ăn tối đa 5g muối NaCl (tương đương với 2 muỗng cà phê muối ăn) cho cả ngày, tính cả lượng nêm nếm trong khi nấu.
Cách tốt nhất là bạn phải hạn chế ăn mặn đến mức tối đa có thể được. Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng. Nên nhớ rằng nếu thực hiện được chế độ kiêng cữ tốt thì không những bệnh thuyên giảm mà còn giúp bạn giảm bớt được thuốc men, đỡ tốn tiền chữa bệnh.
Nếu bác sĩ cho biết bạn bị rối loạn mỡ máu hay béo phì, bạn nên hạn chế ăn chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem, bơ. Các loại thức ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...
Người bị bệnh tim không cần phải kiêng ăn chất đạm nếu không bị bệnh khác kèm theo (như bệnh thận) vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ðặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh tim nặng, suy kiệt càng cần phải ăn nhiều chất đạm để tạo đủ năng lượng cho cơ thể. Bạn nên tư vấn bác sĩ về chế độ ăn của mình, loại thức ăn nào cần phải kiêng và loại nào không cần để có một chế độ hợp lý.
Các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng. Nói chung loại thức ăn này thường chỉ có lợi chứ không hại gì đối với cơ thể, ngoài ra chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não... Ngoài ra một chất rất quan trọng đối với tim là potasium có nhiều trong các loại quả như nho, chuối, dừa. Ðể tim hoạt động tốt, lượng potasium trong máu phải ổn định, không quá nhiều hay quá ít. Trong các thuốc chữa bệnh tim, có loại thuốc làm giảm potasium, có loại lại làm tăng lượng potasium trong máu. Do đó, bạn phải hỏi kỹ bác sĩ xem mình có cần kiêng cữ các loại trái cây này hay không?
Nước uống Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt vì giúp lọc sạch cơ thể. Thật ra, quan niệm này không hẳn là đúng, nhất là với bệnh tim hay bệnh thận. Ðối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài, giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng "ngộ độc nước", biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê. Nói chung, người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, nghĩa là chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt. Bác sĩ sẽ cho biết nhu cầu nước thế nào là phù hợp với mức độ bệnh của bạn.
Rượu bia - Thuốc lá: Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Các nghiên cứu cho thấy uống ít hơn 60ml rượu nguyên chất (khoảng 680ml bia, 95ml rượu whiskey, 285ml rượu vang) mỗi ngày không ảnh hưởng xấu đối với bệnh tim mạch. Rượu vang đỏ còn có tác dụng tốt đối với cholesterol máu. Như vậy, người bệnh tim không cần phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối. Tuy nhiên cần nhắc lại điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan. Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn.
Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch.
Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động
mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có
thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim...Và nhất thiết
bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị
bệnh tim mạch.
(ST)