Thuốc chữa bệnh quai bị đơn giản, rất hiệu quả


Thuốc chữa bệnh quai bị  đơn giản, rất hiệu quả. Quai bị - loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây trực tiếp qua đường hô hấp, qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành.







THUỐC CHỮA BÊNH QUAI BỊ HIỆU QUẢ



Xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) 50-70 hạt, tán vụn, trộn với nước ấm (có thể thay bằng lòng trắng trứng gà hoặc mật ong) thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Bệnh nhân thường bớt đau hẳn chỉ sau một lần đắp thuốc.

Trứng gà có thể dùng để chữa quai bị.












BÀI THUỐC DÂN GIAN

Thuốc uống

1. Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống.

2. Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát, sao vàng, sắc uống.

3. Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống.

4. Quả ké 12 g, sài đất 12 g, bồ công anh 12 g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.

Thuốc bôi, đắp hoặc dán ngoài

1. Hạt gấc (đốt thành than) 3-4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5 g), đốt thành than. Hai vị trộn đều, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng.

2. Nhân hạt gấc (giã nát, đốt thành than) 4-5 hạt, giấm thanh 5 ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10 g, tất cả trộn đều, bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.

3. Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10 ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.

4. Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay thuốc một lần. Một công trình nghiên cứu trên 485 ca quai bị cho thấy, có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.

5. Xích tiểu đậu 30 g, đại hoàng 15 g, thanh đại 30 g, tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 g trộn đều với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi sưng nhiều lần trong ngày.

6. Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Giã nát tỏi, trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.

7. Bột tiêu 1 g, bột mì 8 g, trộn 2 thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.

8. Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, 3 thứ rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi sưng.

9. Giun đất 2-3 con cho vào cốc, thêm một ít đường rồi đảo đều, sau nửa giờ dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 2-3 lần.

10. Cóc 1 con, rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới 2 u to, lột lấy da, dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác. Thường sau 3 ngày thì khỏi.

Món ăn bài thuốc

1. Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.

2. Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.

3. Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.

4. Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.

Chú ý:

Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi đắp và một món ăn bài thuốc.

BÀI THUỐC 2


- Quai bị - loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây trực tiếp qua đường hô hấp, qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường thành dịch vào mùa đông - xuân, thường gặp ở thanh thiếu niên chưa từng mắc bệnh quai bị.

Điều trị bằng thuốc Đông y

- Bản lan căn 15 gam, Kim ngân hoa 12 gam, Hạ khô thảo 10 gam, Cam thảo sống 10 gam, cho nước đun sôi, ngày uống hai lần.

- Hoa cúc dại 15 gam, đun sôi uống thay nước chè, uống liền trong vòng 7 ngày.

- Bồ công anh 30 gam, cho nước đun sôi, trước khi uống cho vào 5ml rượu trắng, mỗi ngày uống một lần, uống liền trong thời gian 3 ngày (với trẻ em không nên cho rượu).

Phương pháp bên ngoài

- Dùng ngải cứu nóng ngay chỗ hơi lõm dưới ngón tay cái và ngón tay trỏ (nắm tay lại). Bị quai bị bên trái, cứu nóng ở bàn tay phải, bị bên phải cứu ở bàn tay trái.

- Sao nóng vôi rồi để xuống đất cho nguội lạnh, cứ thế 7 lần rồi hòa giấm đắp.

- Tán đậu đỏ ra bột, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm giấm, dán lên.

- Một ít bột Thanh đại, dùng dấm quấy thành hồ, bôi vào chỗ đau ngày vài lần.

Ăn uống

- Trứng vịt hai quả, đường phèn 30 gam, cho đường phèn vào bát nước sôi, quấy cho tan đường, để nguội sau đó đập trứng vịt vào quấy đều, chưng cách thủy để ăn, mỗi ngày một lần, ăn liền 7 ngày.

- Ruột rau cải trắng 3 cái, đậu xanh 60 gam, bỏ đậu xanh vào nồi nấu chín rồi mới bỏ ruột cải trắng vào nấu nhừ, ăn cả cái và nước, dùng liền 7 ngày.

Đề phòng quai bị

- Tránh tiếp xúc với người bệnh. Trong nhà có người mắc, phòng bệnh nên mỗi ngày dùng 30-60 gam Bản lan căn nấu nước uống thay nước trà.

- Bản lan căn 30 gam, nấm hương 12 gam, Liên kiều 24 gam, Cam thảo 8 gam, cho vào một lít nước, cô đặc còn ½ lít, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

- Chế biến Bản lan căn thành dung dịch 30%, bôi ngoài má, mỗi ngày vài lần.

Bài thuốc trị bệnh quai bị

Sức Khỏe Đời Sống - 05/05/2013 14:00 1 tin đăng lại

  • 0

  • 0

  • Tin gốc

Quai bị (viêm tuyến mang tai) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus quai bị gây nên, lây trực tiếp qua đường hô hấp, gây thành dịch ở trẻ em, thường gặp là thanh thiếu niên. Virut vào họng, mũi, kết mạc, vào máu gây nhiễm khuẩn nhiễm độc, sau đó vào các tuyến nước bọt, mang tai, sinh dục (hoại tử các tế bào biểu mô, teo tắc), tuyến tụy (viêm hoại tử các tuyến nội ngoại tiết), thần kinh (viêm màng não, viêm não).

Y học cổ truyền xếp quai bị là bệnh thuộc ôn dịch (truyền nhiễm), hay xảy ra vào mùa đông - xuân, bệnh do dịch độc qua mũi miệng vào thiếu dương, kinh cân, đởm và can có quan hệ tạng phủ. Sau đây là một số bài thuốc điều trị theo từng giai đoạn của bệnh.

Thuốc uống:

Trường hợp bệnh nhẹ: Người bệnh thấy ê ẩm, sau đó sưng nóng, đỏ, đau vùng dái tai, có thể phát sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai một bên rồi hai bên, thời gian sưng 5 - 6 ngày rồi khỏi hoàn toàn (tất cả diễn biến từ 6 - 12 ngày).

Trường hợp bệnh nặng: Người bệnh sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, rêu lưỡi vàng, mạch hữu lực hoặc phù sác. Phép trị: thanh nhiệt giải độc là chủ yếu. Dùng bài Sài hồ cát căn thang: sài hồ 4g, ngưu bàng 12g, thăng ma 8g, cam thảo 4g, thiên hoa phấn 8g, cát căn 8g, hoàng cầm 8g, thạch cao 16g, cát cánh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Khi sốt cao có thể dùng thêm: sài đất 12g, liên kiều 8g, ngưu bàng tử 10g, bồ công anh 16g, diếp cá 12g. Sắc uống ngày một thang.

Xương rồng bà

Thuốc bôi:

Ngoài thuốc uống, nên kết hợp với các bài thuốc dân gian bôi ngoài để giảm sưng đau.

Bài 1: bồ công anh tươi 60 -120g, đem rửa sạch cả lá và rễ, thêm vào một lòng trắng trứng gà (thêm ít dấm cũng được), trộn đều, đem đắp chỗ đau, sau khi khô bỏ đi thay miếng khác.

Bài 2: lấy một nắm hoa cúc tươi (hoặc lá hoa cúc dại) rửa sạch giã nát như bùn, thêm ít dấm, đắp chỗ đau, khô bỏ đi, thay miếng khác.

Bài 3: lấy 1 - 2 miếng củ cải muối để lâu, đem đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.

Bài 4: lấy 50 gam xương rồng bà, giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.

Bài 5: lấy 50 - 100g rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng, ngày 2 - 3 lần.

Bài 6: hạt gấc mài với dấm bôi vào chỗ viêm sưng, ngày 3 - 4 lần.

Bài 7: lá hẹ 600g, giã nát, bỏ vào thêm 3g muối ăn, trộn đều chia làm 3 phần đắp vào chỗ đau, khô thay miếng khác. Ngày 3 - 5 lần.

Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi

Sức khỏe trẻ em > Quai bị > Điều trị và chăm sóc

Bài thuốc chữa bệnh quai bị


18:50:50, 24/03/2010

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân khi tiết trời mưa, lạnh, độ ẩm cao. Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 5-10 tuổi, bệnh lây nhanh ở các lớp học, nhà trẻ mẫu giáo. Có khi người lớn cũng mắc ở các vùng dân trí thấp, vệ sinh kém. Bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện, ho, hắt hơi, virut khuyếch tán trong không khí nên dễ thành dịch.

Theo quan niệm của Đông y cho rằng, đây là dịch độc xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng vào kinh thiếu dương, đi theo đởm kinh ra ngoài phát bệnh. Đởm và can có quan hệ biểu lý tạng phủ, nên có các triệu chứng của can và kinh can kèm theo viêm tinh hoàn, sốt cao co giật... Chính vì vậy, nên khi bị quai bị thường có biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn và vô sinh sau này.

Triệu chứng của quai bị xuất hiện nhanh, rầm rộ. Sau một đêm ngủ, sáng ra đã thấy má sưng ở quai hàm, có thể một hoặc hai bên cùng một lúc, sưng ngày càng to, rất nóng và đau, sờ thấy rắn, người có sốt, đau đầu, mệt mỏi, không muốn ăn, nhai đau nên chỉ nuốt chửng. Môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, người háo nhiệt, khát nước nhiều. Bệnh kéo dài từ 7-15 ngày có khi hơn. Trường hợp nặng còn sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, đau đầu dữ dội, nôn thốc nôn tháo...

Điều trị quai bị

Phương pháp điều trị: Chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống.

Bài 1: Sài đất 20g, bồ công anh 16g, kinh giới, kim ngân, thổ phục linh mỗi thứ 12g, chỉ xác 8g, cam thảo nam 8g, bạc hà 6g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

Bài 2: Bồ công anh 16g, hạ khô thảo, kim ngân, sài hồ, mỗi thứ 12g, ngưu bàng tử, liên kiều, hoàng cầm mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

Bài 3: Thạch cao 16g, ngưu bàng, cát căn mỗi thứ 12g, thăng ma, hoàng cầm, liên kiều, cát cánh, thiên hoa phấn mỗi thứ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.

Nếu có viêm tinh hoàn dùng thêm hạt vải 12g, khổ luyện tử 8g.

Tại chỗ vùng mang tai dùng hạt gấc mài với dấm bôi vào chỗ viêm ngày 3-4 lần.

Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh đi lại nhiều đề phòng biến chứng. Ăn uống chất mềm, đủ dinh dưỡng để bệnh mau chóng bình phục.

Khi có đau bụng dưới ở trẻ gái hoặc đau tinh hoàn ở trẻ trai cần dùng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc

TÌM HIỂU VỀ BỆNH QUAI BỊ

Bệnh quai bị thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Đặc điểm của bệnh
1.1. Định nghĩa ca bệnh
- Ca bệnh lâm sàng:  Bệnh nhân có sốt, mệt mỏi, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt; có thể kèm một hoặc một số triệu chứng: viêm tinh hoàn (ở nam giới, khoảng 20 - 30%) hoặc viêm buồng trứng (nữ giới, khoảng 5%), viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp.
- Ca bệnh xác định: ca bệnh lâm sàng quai bị, có kèm kết quả dương tính của một trong những xét nghiệm phân lập vi rút quai bị hoặc xét nghiệm huyết thanh xác định dấu ấn của vi rút.
1.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Quai bị thể nhẹ, viêm tuyến nước bọt không rõ ràng: cần được phân biệt với các bệnh sốt nhiễm vi rút đường hô hấp trên.
- Quai bị có viêm tuyến nước bọt điển hình: được phân biệt với: (i) viêm mủ tuyến mang tai do vi khuẩn, có sưng nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra từ đầu ống Stenon; (ii) viêm hạch góc hàm dưới do viêm nhiễm khuẩn khu vực xung quanh như răng, hàm, họng; (iii) viêm phì đại tuyến mang tai hoặc sỏi tuyến nước bọt mang tai.
1.3. Xét nghiệm: Nhìn chung kết quả xét nghiệm ít có vai trò trong chẩn đoán bệnh quai bị vì triệu chứng lâm sàng khá điển hình. Chỉ sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết hoặc trong nghiên cứu.
- Loại mẫu bệnh phẩm: (i) máu, nước bọt, dịch não tủy lấy trong giai đoạn cấp tính của bệnh để phân lập vi rút; (ii) máu, dịch não tủy lấy ở giai đoạn sớm (0-7 ngày) hoặc muộn (14 - 21 ngày) để làm xét nghiệm tìm kháng thể IgM hoặc biến động hiệu giá kháng thể IgG.
- Phương pháp xét nghiệm: (i) Các phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI), cố định bổ thể (CI), trung hòa đám hoại tử (NT), miễn dịch gắn men (ELISA) để phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy; (ii) Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể đặc hiệu.
2. Tác nhân gây bệnh

Nguyên nhân – dấu hiệu – triệu chứng và cách phòng tránh



Bệnh quai bị là một loại bệnh lý của các tuyến nước bọt, gây ra bởi một loại virus có tên là Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh. Là một loại bệnh nhiễm virus thường thấy, tác động chủ yếu đến trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh quai bị Thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu, đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.



Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20 – 30% ở nam giới trưởng thành.

Nguyên nhân:

Bệnh quai bị do virus gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Triệu chứng:

Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 – 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng và điều trị bệnh quai bị:

Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.

Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình


- Bệnh gây bởi vi rút quai bị (Mumps virus), thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae
- Khả năng tồn tại: vi rút có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể: từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200C, khoảng 1-2 năm ở nhiệt độ âm sâu (- 25 tới -700C). Bị diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C, hoặc dưới tác động của tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời và những hóa chất khử khuẩn chứa clo hoạt và các chất khử khuẩn bệnh viện thường dùng.
3. Đặc điểm dịch tễ học
- Bệnh quai bị phân bố rộng trên toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc cao hơn ở những vùng dân cư đông đúc, đời sống thấp kém, vùng khí hậu thường xuyên mát hoặc lạnh. Tại Việt Nam, bệnh quai bị thường gặp dưới dạng các vụ dịch vừa, nhỏ hoặc ca bệnh tản phát trên cả nước, với tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 10 đến 40 trường hợp trên 100 000 dân, tập trung cao hơn ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên. Việc tiêm vắc xin dự phòng chưa phổ cập rộng rãi nên tỷ lệ mắc hàng năm gần như không giảm đi trong vòng 10 năm gần đây.Tỷ lệ chết do quai bị rất thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não - màng não hoặc viêm nhiều tuyến.
- Ở nước ta, bệnh có thể tản phát quanh năm, tuy nhiên thường gặp hơn vào các tháng thu - đông. Khí hậu mát, lạnh và khô hanh giúp cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn. Dịch quai bị thường xảy ra trong nhóm trẻ em đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc đến trường phổ thông, cũng có thể gặp trên nhóm trẻ lớn hoặc thanh niên và người lớn tuổi với tỷ lệ thấp hơn và thường là các trường hợp tản phát. Tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ.
4. Nguồn truyền nhiễm
- Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm của bệnh quai bị là người. Người bệnh điển hình trong giai đoạn khởi phát bệnh là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất, ngoài ra người mang vi rút không triệu chứng (quai bị thể tiểm ẩn) cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm. Trong ổ dịch, thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng có từ 3-10 người mang vi rút lành, chủ yếu là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
- Thời gian ủ bệnh:  kéo dài, từ 12 - 25 ngày (2-3 tuần), trung bình khoảng 18 ngày.
- Thời kỳ lây truyền: Vi rút có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có sốt, viêm tuyến nước bọt) khoảng 3 - 5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng  7 - 10 ngày, đây chính là giai đoạn lây truyền của bệnh, trong đó mạnh nhất khoảng 1 tuần xung quanh ngày khởi phát. Vi rút cũng có thể thấy ở nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 2 tuần.
5. Phương thức lây truyền: Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện..., người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa vi rút sống gây bệnh kích thước nhỏ (từ 5 - 100 m) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét; những hạt cực nhỏ, dạng khí dung (dưới 5 m) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, gặp gió các hạt khí dung chứa vi rút có thể phát tán xa hơn.
6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Mọi người chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm vi rút và mắc bệnh quai bị, tuy khả năng cảm nhiễm có thể không cao bằng một số bệnh khác như sởi, thủy đậu. Nhóm người có tính cảm nhiễm cao nhất là trẻ em (từ 6 tháng tuổi, sau khi hết miễn dịch của người mẹ). Tuổi càng lớn khả năng miễn dịch càng cao. Kết quả điều tra huyết thanh học cho thấy có khoảng 85% số người ở tuổi trưởng thành đã có miễn dịch với quai bị do nhiễm trùng tự nhiên. Ở những khu vực đã tiếp cận với vắc xin phòng quai bị, tỷ lệ miễn dịch còn cao hơn. Sau khi nhiễm vi rút hay mắc bệnh quai bị hoặc sau khi dùng vắc xin quai bị đúng liều lượng, đều có khả năng miễn dịch lâu dài trong nhiều năm, có thể suốt đời.  
7. Các biện pháp phòng chống dịch
7.1 Biện pháp dự phòng
- Tuyên truyền giáo dục công đồng về tác hại của bệnh quai bị, nhất là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản; về đối tượng và cách thức sử dụng vắc xin phòng bệnh chủ động; về các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; về phát hiện sớm và khai báo bệnh dịch kịp thời cho y tế.
- Biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị là sử dụng vắc xin quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Vắc xin đang sử dụng hiện nay là vắc xin sống, giảm độc lực, sản xuất từ chủng Jeryl Lynn trên phôi gà. Chế phẩm dưới dạng vắc xin quai bị đơn hoặc phối hợp với các vắc xin phòng sởi và rubella (có tên thương phẩm MMR hay Trimovax). Đây là loại chế phẩm an toàn cao, hiệu lực bảo vệ đạt trên 95%, gây được miễn dịch lâu bền, có thể dùng cả cho người đã từng có miễn dịch. Đối tượng dùng là trẻ em từ 1 tuổi trở lên và cả người lớn chưa có miễn dịch, đặc biệt những người làm việc trong các nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông cấp 1,2, nhân viên khoa lây của bệnh viện. Liều dùng 0,5 ml/mũi tiêm, dưới da, tiêm 1 liều duy nhất gây miễn dịch cơ bản, sau đó nên tiêm nhắc lại sau 5 năm, khi trẻ vào học lớp 1 hoặc cho người lớn có nguy cơ cao.
- Biện pháp vệ sinh: trước hết thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc họng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối loãng, đặc biệt chú ý cho nhóm trẻ em nhỏ tuổi. Thực hiện vệ sinh môi trường sống, làm thông thoáng nhà ở, tận dụng ánh sáng mặt trời. Có thể tiến hành khử khuẩn không khí nhà ở, buồng bệnh bằng đèn cực tím hoặc phun ULV, xông hơi nóng formalin cho những không gian kín.
- 7.2 Biện pháp chống dịch
- Tổ chức: Báo cáo kịp thời ca bệnh quai bị lâm sàng hoặc ca bệnh xác định, theo chế độ báo cáo tuần. Khi dịch bùng phát (xuất hiện chùm ca bệnh trong một tập thể thường xuyên tiếp xúc gần với nhau) cần thực hiện chế độ báo cáo khẩn cấp.
- Chuyên môn: Phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng, tổ chức cách ly và điều trị kịp thời. Có thể cách ly điều trị tại nhà, điều trị  theo chỉ dẫn của y tế cơ sở đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Không cho bệnh nhân tới trường học, nơi làm việc trong vòng 7 - 9 ngày kể từ khi phát bệnh. Bệnh nhân cần được hạn chế tiếp xúc, thường xuyên đeo khẩu trang. Chất thải mũi họng và đồ dùng cá nhân, dụng cụ y tế có liên quan phải được khử khuẩn bằng dung dịch cloramin 2% hoặc các chất khử khuẩn khác tại bệnh viện. Thời gian cách ly cần thiết ít nhất 7 ngày sau khi  khởi phát, tốt nhất được 14 ngày. Hết thời gian cách ly cần tiến hành khử khuẩn lần cuối đối với không khí và các dụng cụ của bệnh nhân có trong buồng bệnh.  
- Quản lý người lành mang mầm bệnh, người tiếp xúc bằng cách lập danh sách, theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện những trường hợp bệnh mới, hạn chế việc tiếp xúc đông người. Thời gian theo dõi và quản lý khoảng 2 tuần, có thể kéo dài 21 ngày.  
- Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: không có chỉ định dùng kháng sinh cho mọi thể bệnh quai bị, trừ trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Có thể tiến hành tiêm vắc xin quai bị cho những người sống tại ổ dịch, đặc biệt là trẻ em và người vị thành niên.
- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh môi trường sống, vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, trường học...theo hướng mở thông thoáng khí, có nhiều ánh sáng, hạn chế bụi bẩn.
7.3 Nguyên tắc điều trị: Bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị người bệnh theo các nguyên tắc: hạn chế vận động tối đa, an thần và chăm sóc bệnh nhân tốt, nhất là trong thời gian toàn phát; điều trị chống viêm tinh hoàn, buồng trứng, viêm tụy, viêm màng não; chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn theo đúng chỉ định; với các thể nặng có thể dùng globulin miễn dịch kết hợp.
7.4  Kiểm dịch y tế biên giới:  Tự khai báo bệnh khi quá cảnh. Không bắt buộc xuất trình phiếu tiêm chủng. Thực hiện khử khuẩn không khí trên các phương tiện giao thông quốc tế khi có bệnh nhân nghi ngờ.


Chớ coi thường bệnh quai bI

Theo thống kê từ Bộ Y tế, hằng năm, các tỉnh, thành trong cả nước đều có rất nhiều các ca mắc bệnh quai bị. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh quai bị, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng nề.

Bệnh quai bị do virus có tên khoa học là Paramyxovirut gây nên. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể... do lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Nếu người bệnh lơ là, không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng nề. Biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị là viêm màng não. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng, thường xảy ra ở tuổi dậy thì. Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn, xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này. Với bé gái, khi có biến chứng viêm buồng trứng sẽ có triệu chứng đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán. Ngoài ra, còn có nhiều biến chứng khác như viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim, nhưng rất hiếm gặp.

Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt đối khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10-15 ngày từ khi phát bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol. Với trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.

Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai, do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trước khi sưng 1 - 2 ngày, một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường, nhưng hôm sau sưng to cả hai bên. Cũng có thể sưng một bên, sau đó vài ngày sưng bên kia. Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, trẻ có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, ói. Đa số các trường hợp thường sốt nhẹ và chỉ kéo dài 1 - 2 ngày. Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống sẽ dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày.

Về cách phòng bệnh, điều trước tiên người bệnh phải được cách ly tại nhà. Khi tiếp xúc với người bệnh phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay, mọi người thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vaccine Trimovax hay MMR. Vaccine không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên, nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vaccine, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ,...

Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định. Nếu đúng là bệnh quai bị, thì cần chăm sóc trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, như: Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh); cho trẻ uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút nếu trẻ khó nuốt; cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má bị đau; không được cho trẻ nô đùa, chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời khi có các biểu hiện biến chứng.






Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
Ăn kiêng quai bị
Biến chứng bệnh quai bị
Bé bị quai bị
Triệu chứng của bệnh quai bị
Viêm tinh hoàn
Bệnh gây vô sinh ở nam giới
Tác dụng của hạt gấc






(ST)