Thuốc chữa ho và sổ mũi cho trẻ rất hiệu nghiệm

 Thuốc chữa ho và sổ mũi cho trẻ rất hiệu nghiệm. Ho, sổ mũi, sốt là những bệnh rất hay gặp ở trẻ. Đa số các trường hợp trẻ mắc những bệnh này là không cần thiết phải lo lắng thái quá. Chúng ta chỉ cần thực hiện vài việc đơn giản để giải quyết hoặc ngăn chặn những vấn đề đó.


THUỐC CHỮA HO VÀ SỔ MŨI CHO  TRẺ

Ho và đau họng

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, khoa Nhi, Phòng khám Victoria TP.HCM, có một sự thật nhiều phụ huynh không biết, ho là phản xạ ngăn chặn sự xâm nhập virus vào phổi, giúp bé thở dễ hơn vì nó giúp đẩy chất nhầy ra khỏi đường thở. Vì thế, ba mẹ đừng cố ngăn chặn các cơn ho của trẻ. Tuy nhiên, ho nhiều có thể khiến bé mệt và mất ngủ. Người lớn có thể giúp bé bằng cách:

- Cho trẻ uống mật ong. Đây là phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm nhẹ các cơn ho và cổ họng đau rát. Mật ong an toàn cho trẻ trên một tuổi và trẻ sẽ dễ chấp nhận phương thuốc này do hương vị ngọt thơm. Liều lượng: nửa thìa cà phê với các bé từ 1 – 5 tuổi, một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi.

- Ăn súp nóng. Trong những ngày bệnh, súp nóng không chỉ giúp bé dễ ăn mà còn cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt, món súp gà có khả năng kháng viêm rất tốt, giúp bé cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

- Uống nhiều nước. Là biện pháp làm loãng đàm rất hiệu quả. Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho. Vì vậy, phụ huynh hãy cho trẻ uống nhiều nước (trẻ muốn uống nước lạnh hay nước ấm đều được) và các loại nước trái cây.

Nghẹt mũi – sổ mũi

Phụ huynh có thể khó chịu vì bé cứ chảy nước mũi không dứt. Tuy nhiên, bạn nên nhớ những chất nhầy và nước mũi kia đang giúp rửa sạch virus cảm, sốt ra khỏi xoang và mũi. Ba mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy nước mũi chuyển từ màu trắng trong sang vàng hay xanh – đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang chiến đấu với virus.

- Nhỏ mũi. Phụ huynh có thể giúp bé “pha loãng” chất nhầy bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi. Sau đó, bé sẽ dễ dàng “xì” ra hoặc nếu mẹ phải giúp bé hút ra thì cũng dễ dàng hơn.

- Làm ẩm không khí. Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị cho nhà mình một máy làm ẩm không khí, nhớ lưu ý làm sạch máy và thay nước thường xuyên vì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Ngoài ra, khi tắm cho trẻ cần dùng nước ấm.

- Nâng cao đầu. Kê thêm một cái gối để đầu trẻ nằm cao hơn bình thường, hành động này sẽ giúp rút chất nhầy.

Sốt

Nếu thân nhiệt của bé tăng cao, đó là dấu hiệu hệ miễn dịch đang chiến đấu chống lại sự xâm nhập của virus. Vì vậy, phụ huynh đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38°C trở lên thì cần gọi bác sỹ ngay, vì sốt ở trẻ sơ sinh có thể rất nguy hiểm.

- Thuốc hạ sốt: Ibuprofen hay acetaminophen có thể hạ sốt và giúp bé bớt bứt rứt, nhưng không nên quá lạm dụng. Sốt là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, giúp trẻ chống lại nhiễm trùng và mau hết bệnh, ba mẹ không nhất thiết phải cho con uống thuốc hạ sốt nếu như trẻ không quấy hay bứt rứt vì sốt. Nhiều phụ huynh không kiên nhẫn chờ đủ thời gian cho phép giữa 2 cữ thuốc, dẫn đến việc cho bé uống thuốc quá liều. Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ.

- Uống đủ nước. Cơ thể của bé tiêu hao nước nhiều hơn khi phải “chiến đấu” với cơn sốt, vì thế, ba mẹ hãy đảm bảo cho bé nạp càng nhiều chất lỏng càng tốt.

- Mặc quần áo thoáng mát

- Lau mát: Nhiều phụ huynh được khuyến cáo lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi bé bị sốt, nhưng biện pháp này không hề hiệu quả mà còn làm cho trẻ khó chịu. Bạn không cần lau mát cho trẻ bị sốt nhưng vẫn có thể tắm rửa bé bình thường để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ.

Cách hay trị ho hiệu nghiệm cho bé

Việc điều trị ho cho trẻ cũng không đơn giản như điều trị với người lớn. Cha mẹ có thể tham khảo những cách trị ho tự nhiên như sau đây để áp dụng cho con mình trong trường hợp con bị ho nhé.

Bé Bon được 8 tháng tuổi rồi nhưng rất hay bị ho. Nhiều lần bé ho mà bố mẹ không biết vì sao bé bị ho, ho không nhiều nhưng mỗi lần ho lại bị nôn ói ra hết thức ăn. Thương bé, bố mẹ mua thuốc về cho bé uống nhưng uống thuốc vào bé lại nôn ra hết, mấy ngày rồi không đỡ.

Bé Cún bị ho và sổ mũi mấy ngày liền. Mẹ đưa Cún đi khám thì được kết luận là viêm họng, cho uống thuốc suốt cả tuần mà không đỡ. Việc uống thuốc của Cún thì vô cùng khổ sở. mẹ cho uống tới 4, 5 lần mà lần nào Cún cũng ói ra hết, chẳng được tí tẹo thuốc nào vào người. Mẹ dùng cả xi lanh để bơm thuốc vào miệng Cún mà Cún vẫn ói. Mẹ đành bẻ thuốc bỏ vào thìa cháo cho Cún ăn thì Cún vẫn nuốt, nhưng nếu không may gặp cơn ho là Cún lại "phun" ra hết, những lúc đó mẹ chỉ muốn khóc theo Cún vì lo lắng Cún không uống thuốc sẽ không khỏi ho.

Trường hợp như của bé Bo và bé Cún không phải là đặc biệt. Có thể nói, tình trạng ho rồi không ăn không uống được thuốc như Bo và Cún là rất phổ biến hiện nay.

Ho là một chức năng tự nhiên và bảo vệ cơ thể bằng cách đánh bật các chất kích thích gây khó chịu trong phổi, cổ họng. Mặc dù một ho là một cơ chế cần thiết của cơ thể nhưng nó có thể khiến cho người ho cảm thấy mệt mỏi và rất khó chịu, đặc biệt là trẻ em.


Việc điều trị ho cho trẻ cũng không đơn giản như điều trị với người lớn, vì có thể trẻ sẽ không thích uống thuốc hoặc các loại thuốc có thể không có tác dụng ngay lập tức và làm trẻ mệt hơn. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều cha mẹ muốn dùng các biện pháp tự nhiên để chữa ho cho con, vừa đơn giản, dễ làm lại hiệu quả.

Cha mẹ có thể tham khảo những cách trị ho tự nhiên như sau đây để áp dụng cho con mình trong trường hợp con bị ho nhé.

1. Sữa


Một số bà mẹ cho con bú nhận thấy rằng sữa mẹ có thể làm dịu họng và chữa ho cho con. Vậy nên, khi bé bị ho, mẹ có thể tăng cường cho trẻ bú mẹ (với những trẻ còn bú mẹ) để trẻ tăng cường chất lỏng vào cơ thể và đẩy ra các vi khuẩn nằm trong phổi của bé.

2. Trà cam thảo

Trà cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và đường hô hấp. Bởi vì trà cam thảo cũng có vị ngọt, nên có thể thuận tiện khi dùng cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp trẻ ấm hơn và dịu họng hơn. Cha mẹ nên cho con uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần tùy thuộc vào tuổi của trẻ.

3. Thảo dược

Trộn 4 muỗng canh dầu ô liu và 2 giọt dầu khuynh diệp, cây xô thơm, hương thảo và dầu bạc hà vào một cái bát. Xoa hỗn hợp đó lên ngực của bé khi bé đang ngủ. Điều này sẽ giảm bớt ho và làm dịu đường hô hấp của bé.

4. Tắm


Tắm nước ấm có thể giúp nới lỏng bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong lồng ngực của bé và giúp bé bình tĩnh hơn. Thêm một vài giọt dầu hoa oải hương hoặc hoa cúc vào nước tắm cũng có thể làm thồn đường hô hấp của bé để giảm bớt ho.

5. Giữ ẩm

Dùng máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm bụi trong không khí và làm cho bé thoải mái hơn. Lấy tinh dầu thảo dược, như bạch đàn và cây hương thảo, xoa lên trên ngực của bé và bật máy tạo độ ẩm qua đêm cho kết quả tối ưu.

6. Húng chanh và quất

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

7. Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

8. Hoa hồng bạch


Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần

6 loại lá trị ho nhanh cho bé


Thời tiết giao mùa sang đông lúc nóng, lúc lạnh thất thuờng khiến ai cũng cảm thấy đau đầu, mệt mỏi. Nguời lớn còn đỡ, chỉ thuơng các bé sức đề kháng yếu cứ ốm lên ốm xuống, ho đến quặt quẹo cả nguời. Uống thuốc thì có khỏi nhưng gặp phải thời tiết này bé rất dễ bị ốm lại. Nếu cứ mỗi lần bé ho mà các mẹ lại cho uống kháng sinh thì hại dạ dày bé lắm. Chính vì vậy hôm nay Eva xin mách cho các mẹ một vài cách trị ho cho bé bằng phuơng pháp dân gian rất hiệu quả, nguyên liệu khá dễ tìm, chỉ là những lá cây quen thuộc mà hằng ngày chúng ta vẫn hay nhìn thấy và sử dụng.

1.  Lá diếp cá

Diếp cá - vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho cho trẻ (Hình minh họa)

Rau diếp cá hay còn gọi là giấp cá, cây lá giấp hoặc ngư tinh thảo, có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế.  Ngoài các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho bé.

-  Nguyên liệu:

     + Một nắm rau diếp cá

     + Một bát nước vo gạo đặc, mới

-  Cách làm

     + Rửa sạch từng lá diếp cá, cho vào cối giã nhuyễn.

     + Cho nước vo gạo đã chuẩn bị và rau diếp cá giã nhuyễn vào nồi đun sôi lên, giảm lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát rồi bắc ra để nguội và lọc lấy nước cho con uống.

     + Cho bé uống từ 2-3 lần một ngày. Tốt nhất là các mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.

-  Lưu ý: 

    + Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường. 

    + Ngoài ra, trong thời gian này các mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn cho dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hoá từ sữa chua.

2.  Lá xuơng sông

Lá xương sông trị ho do cảm lạnh, ho có đờm ở trẻ (Hình minh họa)

Lá xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn mà còn là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Ngoài tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, lá xương sông còn có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ.

-  Nguyên liệu:

     + 2-3 lá xương sông bánh tẻ 

     +  5 thìa nhỏ mật ong

-  Cách làm:

     + Rửa sạch lá xương sông, thái nhỏ, cho vào bát cùng với 5 thìa mật ong. 

     + Cho bát này vào hấp cách thuỷ rồi lấy nước cốt cho con uống. 

     + Ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày

3.  Lá hẹ

Lá hẹ là một vị thuốc trị ho dân gian hiệu quả (Hình minh họa)

Hẹ là một vị thuốc lưu truyền trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối; dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả.

-  Nguyên liệu:

    + Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ

    + Lấy một lượng đường phèn vừa đủ. 

-  Cách làm:

    + Cho lá hẹ và đường phèm vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống.

    + Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

4.  Lá húng chanh (hoặc Tần dày lá)

Húng chanh có tác dụng trừ đờm, tiêu độc, dùng làm thuốc trị ho cho trẻ (Hình minh họa)

Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông, có vị cay, tính ấm. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.

-  Nguyên liệu:

     + 15 - 16 lá húng chanh

     + 4 -5 quả quất xanh

     + Đường phèn

-  Cách làm:

Ở đây có 2 chế biến để các mẹ lựa chọn.

     + Cách thứ nhất: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.

    + Cách thứ hai: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

5.  Cải cúc

Để trị ho cho trẻ các mẹ cần bỏ ra một chút thời gian để chế biến (Hình minh họa)

Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát... Nhưng riêng với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến. Cách thực hiện như sau:

-  Nguyên liệu: 

    + Lá cải cúc 

    + Mật ong

-  Cách làm:

    + Lá cải cúc rửa sạch, thái nhỏ sau đó thêm một ít mật ong vào và hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống. 

    + Nên cho bé uống khoảng từ 3 – 5 ngày.

6.  Tía tô

Tía tô tính ấm, vị cay, trị ho rất tốt cho trẻ (Hình minh họa)

Tía tô còn có các tên é tía, tên Hán là tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc, trị ho rất tốt cho trẻ.

-  Nguyên liệu: 

    + Lá tía tô

    + Hoa khế

    + Hoa đu đủ đực

    + Đường phèn

-  Cách làm:

    + Cho tất cả nguyên liệu đã rửa sạch vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).

    + Hằng ngày cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.

-  Lưu ý:

Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.

Đây là những bài thuốc dân gian rất hay, nguyên liệu dễ kiếm mà cách chế biến cũng đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý các loại lá chữa ho thường chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng hầu họng. Những trường hợp ho, cảm lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi (nghe tiếng ho có âm vang, sau cơn ho đau rát, có hoặc không kèm sốt) nên đi khám bệnh để dùng thuốc phù hợp. 

phòng ngừa cho trẻ

- Với những phụ huynh có kinh nghiệm, trẻ em ho, sốt, sổ mũi được xem là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với người lần đầu làm cha mẹ, lo lắng, bất an khi bé rơi vào các tình huống trên là chuyện tất nhiên. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn chia sẻ cùng các bậc cha mẹ những phương pháp dưới đây để giúp bé tránh rơi vào những tình huống trên:

- Ngủ đủ: Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên chậm chạp và uể oải, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết. Bé sơ sinh cần được ngủ khoảng 18 giờ/ngày, bé tuổi mẫu giáo từ 12 – 14 tiếng/ngày và bé tiểu học khoảng 11 tiếng/ngày.

- Rửa tay thường xuyên. Có 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc. Vì vậy, phụ huynh nên tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.

- Giữ nhà cửa sạch sẽ. Khi một thành viên trong nhà bị bệnh, cần tăng cường giữ gìn vệ sinh để những thành viên khác không bị lây nhiễm. Việc này là một thử thách với các thành viên trong gia đình vì virus có thể sống được đến 2 giờ đồng hồ trên những vật dụng như ly, chén, khăn, bàn, điều khiển ti vi… Do đó, việc lau, rửa sạch đồ dùng ở những khu vực tiếp xúc thường xuyên với người bệnh rất quan trọng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên  hướng dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho. Không dùng chung ly, chén bát, ly đánh răng… để tránh lây lan vi khuẩn.



Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Chữa sổ mũi cho trẻ bằng thuốc nam an toàn
Mẹo hay chữa ngạt mũi đơn giản mà hiệu quả bất
Trẻ bị chảy nước mũi
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả
Mẹo chữa chảy nước mũi khi bị cảm cúm
Mẹo chữa ho và sổ mũi ở trẻ nhỏ rất đơn giản
Cách chữa bệnh viêm xong mũi hiệu quả nhất



(ST)

 

vậy nếu cho bé uống nước đá nhiều có tốt cho bé không????
hơn 1 tháng trước - Thích
Thuốc gì trị sỗ mũi và ho nhanh cho bé 9 tháng tuổi
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận