Thuốc chữa sổ mũi nhức đầu rất nhạy

Thuốc chữa sổ mũi nhức đầu rất nhạy. Húng chanh 15-20 g, giã vắt lấy nước cốt uống; hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 12 g, cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm.








THUỐC CHỮA SỔ MŨI NHỨC ĐẦU RẤT NHẠY

Cách chữa cảm đơn giản mà hiệu quả
Lá bưởi có tác dụng giải cảm

Khi bị cảm nhẹ, bạn không nhất thiết phải dùng thuốc Tây. Một số cách chữa đơn giản của Đông y sẽ giúp bạn khỏe hơn mà không có tác dụng phụ.

Các vị thuốc chữa cảm mạo dễ kiếm:

Tía tô: Có tác dụng hạ sốt cầm nôn, kích thích tiêu hóa, an thai.

Trần bì (vỏ quýt): Hóa đờm, mạnh dạ dày, giúp ra mồ hôi.

Gừng: Tán hàn, giải cảm, long đờm, trừ phong tà, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, nôn mửa, kích thích tiêu hóa.

Hương phụ (củ gấu): Thông kinh, giảm đau.

Bạc hà: Hạ sốt, làm ra mồ hôi, tán phong nhiệt, sát khuẩn. Dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi do lạnh, ho do lạnh.

Lá tre (trúc diệp): Thanh nhiệt, hạ sốt, an thần.

Kinh giới: Giải cảm, trừ phong, thanh nhiệt, thông huyết mạch, trị cảm cúm, cảm sốt, trị bệnh sởi.

Hoắc hương: Trị nôn mửa, kích thích tiêu hóa, thông bộ máy hô hấp. Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi.

Cảm hàn (phong hàn)

Triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, lưỡi có một lớp rêu màu trắng mỏng.

Tía tô (cả lá và cành), hương phụ mỗi vị 12 g; trần bì, gừng, cam thảo nam mỗi vị 6 g. Đổ 400 ml nước, sắc còn 200 ml, uống lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Uống 1-3 thang. Nếu có đầy bụng, buồn nôn, cho thêm: hoắc hương, hậu phác mỗi vị 12 g. Trẻ em uống 2/3 - 1/3 liều của người lớn, tùy tuổi.

Cảm nhiệt (phong nhiệt)

Triệu chứng: Sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, ra mồ hôi, ho, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. Khám thấy họng đỏ.

Bạc hà 8 g; kim ngân hoa, cam thảo nam, kinh giới mỗi vị 12 g; lá tre 20 g. Đổ 400 ml nước, sắc lấy 200 ml để nguội rồi uống.

Xông giải cảm (dùng cho hai thể cảm hàn và cảm nhiệt)

Lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre mỗi thứ một nắm bằng nhau, cho vào nồi đậy vung thật kỹ, đun sôi vài phút, rồi xông. Khi xông, chùm trăn kín và từ từ mở vung để hơi nóng bốc lên từ từ tránh bỏng. Khi bệnh nhân ra mồ hôi và cảm thấy dễ chịu thì ngừng xông, không được kéo dài; sau khi xông nên ăn cháo hành cho chút muối. Nếu có cháo thịt, trứng thì càng tốt.

Chú ý: Xông ở nơi kín gió, không xông với thể cảm sốt ra mồ hôi nhiều, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang có kinh, người bệnh mất máu, mất nước nặng.

Đánh gió chữa cảm (cả cảm hàn và cảm nhiệt)

Phương pháp đánh gió có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm chưa tổn thương tạng phủ. Về nguyên liệu dùng để đánh gió, có thể lựa chọn: Trứng luộc (lòng trắng) + bấm bạc; gừng tươi (củ) + tóc rối + rượu 40- 60 độ; lá trầu không + dầu tây (dầu hỏa).

Bệnh nhân có thể nằm hay ngồi, người đánh gió đứng bên cạnh hay phía sau người bệnh. Gừng tươi 50 g giã nhỏ sau đó lấy mớ tóc rối quấn xung quanh gừng, ngoài cùng bọc bằng vải mỏng hoặc khăn mùi xoa rồi nhúng vào chén rượu, sau đó chà xát hai bên cột sống từ cổ tới mông, có thể làm rộng ra hai bên khối cơ của lưng và thắt lưng, rượu khô lại tẩm tiếp và xát như vậy khoảng 10-20 phút (vùng da nơi đánh gió nóng và hơi đỏ).

Phòng cảm bằng rượu tỏi

Mùa rét cần giữ ấm và đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh cảm lạnh. Khi nơi ở có dịch cúm, cần phòng bệnh bằng cách:

Uống rượu tỏi: 100 g tỏi giã nát ngâm với 1/2 lít rượu 60 độ, ngâm trong 2 ngày, lọc trong, mỗi tuần uống 3 lần, mỗi lần uống 20-30 giọt với nước sôi để nguội.

Nhỏ mũi bằng nước tỏi: Nước sôi để nguội hòa với tỏi đã giã (3 nhánh tỏi pha 10-15 giọt nước) lọc nước trong, nhỏ vào mũi. Không được nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh (mà chỉ nên cho ngửi).

Các bài thuốc Nam chữa cảm, sốt  

Bạc hà giúp chữa cảm nóng.












Một số bài thuốc dễ áp dụng khác:

- Dùng lá trầu không đánh gió, xát mạnh dọc theo hai bên xương sống từ trên xuống, nếu bị cảm sẽ có nhiều nốt tụ máu, xung huyết. Dân ta thường gọi là cách nhể đậu lào, có tác dụng chữa cảm mạo.

- Chua me đất một nắm, giã nát, chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước.

- Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10-15 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn...

- Đậu ván trắng sao 20 g, hương nhu 16 g, hậu phác 12 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, trong bụng nôn nao, bụng đầy không tiêu hay tiêu chảy.

- Lá bưởi bung 20 g sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt, ho.

- Bạc hà và sắn dây mỗi vị 10-15 g, đổ 1/3 lít nước, bịt kín ấm, đun sôi một lúc rồi đưa xuống để xông, rót một chén uống. Sau đó sắc uống thêm 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống nước nguội. Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng cảm sốt nóng (không gai rét), nhức đầu, mắt sưng đỏ, nôn ọe, hoặc trẻ sốt nóng, lên sởi lúc mới bắt đầu mọc.

- Lá tía tô khô 15 g, vỏ quýt cũ, củ gấu (hương phụ), gừng tươi, hành trắng cả cây mỗi thứ 8 g, sắc uống lúc thuốc còn nóng. Dùng 1 củ gừng giã nhỏ, chưng nóng, gói vải, xát 2 bên gáy và dọc xương sống (đánh gió). Bài thuốc có tác dụng chữa cảm lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi.

- Hương nhu trắng cả lá cành 30 g, sắc, xông hơi và uống một bát lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt ớn lạnh, nhức đầu, nôn mửa, thân thể đau nhức, không có mồ hôi.

- Tinh dầu hương nhu 15 giọt, uống với nước nóng; ngoài dùng xoa mũi, 2 bên gáy và dọc sống lưng, đắp chăn cho ra mồ hôi, chưa ra mồ hôi thì uống thêm. Bài thuốc có tác dụng giải cảm cúm hay cảm sốt có gai rét

Mẹo nhỏ chữa nhức đầu


- Nhúng ướt chiếc khăn sạchtrong nước nóng, vắt ráo nước rồi đắp lên trán, nằm thả lỏng, nghỉ ngơi từ 5 - 10 phút, cơn nhức đầu sẽ giảm khá nhanh .

- Nếu ai không sợ mùi nghệ thì có thể lấy khoảng 3 muỗng bột nghệ hoà với 1 ít nước cho bột nghệ nhão, đắp bột nghệ nhão này lên trán. Nghệ có những tính năng rất tốt với làn da, chị em phụ nữ có thể nhân cơ hội này dùng nghệ làm mặt nạ để làm đẹp làn da của mình.

- Bạn cũng có thể  húp nước nghêu luộc. Chỉ cần rửa sạch nghêu, luộc với  sả, ớt, gừng dập. vừa ăn nghêu, vừa húp nước nghêu, vừa chữa được cơn nhức đầu.

- Ngồi xếp bằng, thẳng lưng, nhắm hai mắt với tư thế ngồi thiền. Tập trung chú ý vào vùng tiếp giáp giữa hai đầu lông mày và thư giãn trong vài phút  Những cách làm đơn giản này sẽ giúp giảm nhức đầu nhanh chóng.

Cách xoa huyệt đạo chữa cảm, nhức đầu



>>
Người bệnh có thể tự tác động vào một số huyệt vị trên vùng đầu, mặt để làm nhẹ các triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian bệnh. Ảnh: Đức Nguyễn
Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, phong hàn xâm nhập, dễ gây nên cảm mạo. Cảm mạo xâm phạm vào phần biểu của cơ thể thường gây ra các chứng hắt hơi, sổ mũi, sợ gió, sợ lạnh, nhức đầu, đau mình.

Nguyên tắc đối trị cảm mạo

Chủ yếu là làm việc nhẹ, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất, nhất là những thực phẩm góp phần tăng sức miễn dịch của cơ thể như xúp gà, tỏi, gừng, hành, hải sản, các loại rau quả sậm màu, màu đỏ, vàng, tím.
Ngoài ra, trong đông y còn có những phương huyệt toàn thân với những cách châm cứu hoặc day bấm. Hầu hết các phương pháp phải do thầy thuốc thực hành tuy nhiên người bệnh cũng có thể tự tác động vào một số huyệt vị trên vùng đầu, mặt để làm nhẹ đi các triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian bệnh.

Việc phòng chống cảm nhiễm về lâu dài cần dựa vào chế độ ăn uống đủ chất bổ dưỡng và năng vận động. Những người có cơ địa hư hàn, dương khí suy, hay sợ gió, sợ lạnh thường dễ bị cảm mạo tái đi tái lại. Những trường hợp này có thể dùng thêm những phương dược bổ tỳ thận dương hoặc kiện tỳ ích khí của đông y để tăng sức đề kháng.

Cách “điểm huyệt”… cơn đau

Những liều thuốc cảm hoặc những cách day ấn hoặc xoa dầu có thể giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng và dễ vượt qua cảm cúm, nhức đầu.
Cách đơn giản nhất để người bệnh tự chữa cho mình khi bị bệnh là xoa dầu nóng vào vùng huyệt. Phương pháp này không đòi hỏi những cách day bấm phức tạp, chỉ cần một lọ dầu cù là hoặc dầu nóng.
Dùng đầu ngón tay chạm vào dầu và xoa nhẹ vài vòng vào từng huyệt một, sau huyệt này đến huyệt khác, không cần để ý thứ tự trước sau giữa các huyệt.
Phương huyệt bao gồm những huyệt vị dễ xác định, chủ yếu là những chỗ lõm dễ nhận thấy trên vùng đầu, mặt như chỗ lõm ở phía sau dái tai (ế phong), sau gáy (phong trì và phong phủ), chỗ sũng cuối chân mày (thái dương), chỗ lõm bên cạnh chân cánh mũi (nghênh hương) hoặc dưới môi dưới (thừa tương). Các huyệt này đều có tác dụng sơ phong thông lạc, giảm đau, chống khí nghịch, cải thiện lưu thông khí huyết ra ngoại biên để tăng sức đề kháng.
Phương pháp này cũng dùng chữa các chứng nhức đầu do căng thẳng tâm lý, do suy nhược thần kinh hoặc do rối loạn nội tiết, rối loạn vận mạch sau mãn kinh. Xoa dầu vào những huyệt được chỉ định cũng giúp những người có cơ địa thần kinh mẫn cảm với những thay đổi của thời tiết dễ vượt qua những thời điểm có áp thấp nhiệt đới hoặc những trận bão từ.

Phòng tránh bệnh viêm xoang mùa hè

Viêm xoang là bệnh phổ biến ở nước ta, đôi khi chỉ bắt nguồn từ các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng. Những cơn đau nhức ở trán, má, mũi và việc thường xuyên nghẹt mũi khiến người bệnh khổ sở, mệt mỏi.

Không chỉ hoành hành vào mùa đông ở miền Bắc, khi thời tiết khô, lạnh, thay đổi thường xuyên, tỷ lệ người mắc viêm xoang còn gia tăng trong mùa hè. Hiện nay, trên cả hai miền, lượng người mắc viêm xoang có chiều hướng tăng lên. Một trong những nguyên nhân chính là sự suy giảm sức đề kháng của niêm mạc hệ thống mũi xoang mà thủ phạm là việc sử dụng không đúng chiếc điều hòa.

Bệnh viêm xoang khiến nhiều người bệnh khổ sở. Ảnh minh họa.

Chị Thúy Nga, một MC của đài truyền hình, cho biết: "Nhiệt độ trong trường quay thường là 22 độ trong khi nhiệt độ ngoài trời có hôm lên tới 37 độ. Nhiều khi đi ra ngoài cũng thấy choáng. Tưởng mùa hè thoát được nỗi khổ viêm xoang, ai dè mình vẫn phải sống chung với lũ".

Độ ẩm quá khô trong phòng, hệ thống điều hòa không được vệ sinh thường xuyên, không khí trong phòng thường bị nhốt kín, không được lưu thông tự nhiên nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc, virus. Đó là những tác nhân gây bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng và cũng là con đường dẫn tới viêm xoang.

Theo các chuyên gia, mùa hè không thể không dùng điều hòa nhưng chỉ nên để nhiệt độ chênh với môi trường không quá 8-10 độ (nhiệt độ tối ưu là 26oC), nên có máy tạo độ ẩm dạng phun hơi nước hoặc đơn giản là một chậu nước để trong phòng. Đồng thời, người sử dụng cần thường xuyên vệ sinh điều hòa tại gia đình cũng như nơi làm việc; khi tiếp xúc với khói bụi cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi đều đặn theo đúng phương pháp.

Khói bụi là một nguyên nhân khiến bệnh viêm xoang tái phát. Ảnh minh họa.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết: viêm xoang rất dễ chuyển thành mãn tính. Đối với những người đã bị viêm xoang lâu năm, khi bệnh có dấu hiệu quay trở lại (đau nhức đầu, nghẹt hoặc chảy nước mũi) cần điều trị một đợt thuốc thảo dược từ một tháng đến 2 tháng trước khi bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng. Một số cơ địa bị viêm xoang do sức đề kháng yếu hoặc dị ứng cũng cần điều trị một đợt thuốc thảo dược 2-4 tuần để tăng cường sức đề kháng, chống dị ứng, điều trị từ gốc. Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể kết hợp một số thuốc làm giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm.






Chữa sổ mũi bằng thảo dược hiệu quả nhanh
Chữa sổ mũi không dùng thuốc cách chữa an toàn
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Thuốc chữa ho và sổ mũi cho trẻ rất hiệu nghiệm
Mẹo hay chữa ngạt mũi đơn giản mà hiệu quả
Trẻ bị chảy nước mũi -
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị -
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả




(ST)