Thuốc chữa viêm âm đạo khi mang thai. Những điều cần biết khi bị viêm âm đạo khi mang thai. Làm sao để điều trị viêm âm đạo an toàn khi đang trong thai kỳ
Viêm âm đạo khi mang thai
Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm nhiễm ở vùng kín, vì sự thay đổi của các hormon trong cơ thể thai phụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Một số nguyên nhân gây viêm âm đạo :
Viêm âm đạo do nấm
Thường do các chủng nấm có tên Candida gây ra. Loại nấm này làm cho dịch âm đạo đặc lại, dai dính, cũng có thể hơi lỏng, nhưng không có mùi, âm hộ và niêm mạc âm đạo thường đỏ và ngứa. Thai phụ mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm bệnh này hơn, vì lượng đường trong máu tăng vọt.
Nấm âm đạo không gây hại cho bà bầu và thai nhi, song nếu không được điều trị, nó có thể gây nên bệnh tưa lưỡi cho trẻ sau này.
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, tránh viêm nhiễm. Nếu thấy các biểu hiện bất thường thì nên đến các cơ sở y tế để khám và xác định các loại khuẩn gây nhiễm, điều trị kịp thời. Lưu ý, việc chữa trị cần được tiến hành cho cả hai vợ chống.
Viêm âm đạo do loạn khuẩn
Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Loại viêm này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Dấu hiệu mắc bệnh: Xuất hiện khí hư màu trắng như sữa và mỏng, có mùi hôi như mùi cá ươn, càng rõ hơn sau quan hệ tình dục. Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ lại không có triệu chứng biểu hiện cụ thể, chỉ sau khi khám phụ khoa mới phát hiện ra. Thai phụ nhiễm loại bệnh này khó điều trị hơn các bệnh viêm nhiễm thông thường khác, vì có nhiều loại vi khuẩn phối hợp.
Viêm âm đạo do loạn khuẩn có thể chữa khỏi hoàn toàn, không lây truyền theo đường tình dục, do đó không cần điều trị cho bạn tình.
Khi mang thai, viêm âm đạo do loạn khuẩn có thể gây vỡ ối sớm, đẻ non, nhiễm khuẩn buồng ối và nhiễm khuẩn tử cung sau đẻ, vì thế cần phát hiện viêm âm đạo khi có thai để được điều trị sớm, nhưng không dùng trong giai đoạn đầu của thai nghén và phụ nữ cho con bú. Viêm âm đạo do loạn khuẩn là một yếu tố để dễ bị nhiễm và lây truyền HIV.
Viêm âm đạo do trùng roi
Biểu hiện: Khí hư màu vàng, thường có mùi hôi, ngứa và đau ở âm đạo và âm hộ, đi tiểu thấy buốt, có thể có cảm giác khó chịu ở bụng dưới và đau ở âm đạo khi giao hợp. Những triệu chứng này có thể tăng lên sau giai đoạn hành kinh. Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ lại không thấy có triệu chứng gì. Bệnh có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Để điều trị có hiệu quả, cần đồng thời chữa cho cả chồng.
Viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn
Nguyên nhân thường gặp là do dị ứng với thuốc, do bơm rửa hoặc do thuốc diệt tinh trùng. Vùng da quanh âm đạo nhạy cảm với xà phòng, chất tẩy trắng và chất làm mềm vải. Những triệu chứng của thể viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn: đau, nhất là khi quan hệ tình dục, ngứa và nóng rát.
Mặc dầu mỗi nguyên nhân gây ra viêm này có thể có những triệu chứng khác nhau, nhưng người phụ nữ không dễ dàng nhận ra mình mắc thể bệnh nào, trong thực tê, nhiều khi những thầy thuốc có kinh nghiệm cũng có thể gặp khó khăn chẩn đoán do hơn một thể bệnh cùng kết hợp. Nhiều khi viêm âm đạo lại không biểu hiện triệu chứng gì.
Cách phòng ngừa
- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt. Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm.
- Nên mặc đồ lót bằng cotton 100%, không tắm nước nóng, mặc quần jean và tắm lâu nếu bạn đang mắc bệnh.
- Tránh mặc các đồ bó sát.
- Tránh dùng các xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín, vì nó có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.
- Khi đi vệ sinh, phải vệ sinh từ trước ra sau nhằm hạn chế tối đa sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên.
- Không dùng chất khử mùi và nếu đi bơi thì hãy luôn giặt sạch và phơi khô sau khi bơi xong.
- Ăn nhiều hoa quả, trái cây, uống nước.
- Nên đi khám phụ khoa định kỳ.
Điều trị nhiễm nấm âm đạo khi có bầu
Nhiễm nấm âm đạo trong thời kỳ “bầu bí” là hoàn toàn bình thường tuy nhiên điều trị kịp thời và đúng cách rất quan trọng với sức khoẻ của chị em và thai nhi.
Nguyên nhân
Những thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu làm thay đổi lượng pH ở âm đạo vì thế rất dễ gây nhiễm nấm âm đạo.
Sự tăng hoặc giảm lượng đường hoặc axit của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo.
Triệu chứng
Biểu hiện thường thấy của tình trạng nhiễm nấm âm đạo:
- Vùng âm đạo tấy đỏ, ngứa, đau và nóng rát.
- Đi tiểu thường xuyên, sưng hoặc tấy ở phía ngoài âm đạo.
- Có dịch màu trắng hoặc ngà chảy ra từ âm đạo.
Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo
Chế độ ăn nhiều rau và hoa quả kết hợp uống đủ nước là phương pháp điều trị nhiễm nấm âm đạo tự nhiên hiệu quả.
Mặc quần lót cotton sáng màu và giữ cho vùng âm đạo luôn khô ráo, sạch sẽ.
Ăn 1 cốc sữa chua mỗi ngày để ngăn chặn các vi khuẩn có hại.
Với những bà bầu bị nhiễm nấm âm đạo nên: Luôn giữ cho vùng âm đạo sạch, khô và tốt nhất không nên mặc quần lót khi đi ngủ để tăng cường lưu thông không khí giúp vùng nhiễm nấm khô, thoáng.
Điều trị
Nên đi khám chuyên khoa để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tránh điều trị bằng thuốc uống vì thuốc có tác dụng chống lại vi khuẩn rất mạnh nhưng lại có hại cho thai nhi.
Trong thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ khi các bộ phận bên trong của thai đã phát triển tương đối, có thể dùng các biên pháp điều trị tự nhiên.
Phụ nữ có bầu nên lựa chọn cách ngăn ngừa và chữa nhiễm nấm âm đạo an toàn cho thai nhi.
(Theo dantri.com.vn)
Thuốc chữa viêm âm đạo
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa rất thường gặp ở phụ nữ nhưng nguyên nhân gây viêm thì có nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Viêm âm đạo có thể do các vi khuẩn thông thường loại hiếu khí (phát triển trong môi trường có ôxy) hoặc kỵ khí (chỉ phát triển khi môi trường thiếu ôxy), có thể do những vi khuẩn đặc hiệu như chlamydia trachomatis, vi khuẩn lậu (bệnh lây truyền theo đường tình dục), có thể do vi nấm (thường là loại candida albicans), có thể do ký sinh trùng như trichomonas vaginalis (trùng roi)...
Điều trị viêm âm đạo muốn có hiệu quả phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để dùng đúng thuốc đặc trị.
Đối với viêm âm đạo do nhiễm khuẩn: Dùng các loại kháng sinh thích hợp. Nếu làm được các xét nghiệm cần thiết để xác định mầm bệnh và làm kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh nhạy cảm với mầm bệnh (nghĩa là chưa bị kháng thuốc) thì càng tốt. Kinh nghiệm cho thấy khi đã bị viêm âm đạo do vi khuẩn thì thường có cả hai loại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí phối hợp (mà vi khuẩn kỵ khí nếu nuôi cấy trên môi trường thông thường thì không thể phát hiện được) do đó nên điều trị phối hợp hai loại kháng sinh để diệt được cả hai loại vi khuẩn đó.
Để diệt các vi khuẩn hiếu khí, hầu hết các nhóm kháng sinh có phổ rộng đều có tác dụng miễn là vi khuẩn gây bệnh chưa kháng thuốc. Hiện nay thường dùng các thuốc thuộc nhóm cephalosporin với nhiều tên biệt dược khác nhau. Với viêm âm đạo do vi khuẩn lậu thì thuốc hiện nay được xem có tác dụng nhất là ceftriaxon (nhóm cephalosporin) 250mg tiêm một liều duy nhất. Với mầm bệnh là chlamydia trachomatis thì thuốc chủ yếu sử dụng là doxycyclin 100mg uống ngày hai lần, mỗi lần một viên trong 7 ngày (hoặc tetracyclin với liều do thầy thuốc chỉ định). Vì hai mầm bệnh lậu và chlamydia hay đi kèm với nhau nên người ta thường điều trị phối hợp cả hai loại thuốc trên và cần phải điều trị cho cả người chồng (hoặc bạn tình) mới không bị tái phát.
Để diệt các vi khuẩn kỵ khí và ký sinh trùng trichomonas thì thuốc hay được dùng hơn cả là thuốc thuộc nhóm metronidazol; có thể dùng theo liều duy nhất uống 2g/ngày hoặc uống liều 500mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Đối với viêm âm đạo do vi nấm candida albicans: Dùng các thuốc diệt nấm như nystatin (đặt âm đạo 200mg x 1-2 viên/ngày trong 14 ngày), hoặc clotrimazol 500mg viên đặt âm đạo một liều duy nhất (nếu dùng loại viên 200mg thì đặt một viên/ngày trong 3 ngày); hoặc có thể uống itraconazol (sporal) 100mg x 2 viên/ngày trong 3 ngày hoặc fluconazol (diflucan) 150mg một viên liều duy nhất.
Vì viêm âm đạo có thể phối hợp vừa do vi khuẩn vừa do vi nấm nên một số thuốc dạng viên đạn đặt âm đạo đã phối hợp các loại thuốc điều trị cả hai mầm bệnh đó (đa trị liệu) ví dụ viên polygynax trong thành phần có neomycin sulfat 35.000 đơn vị, polymyxin B sulfat 35.000 đơn vị là các kháng sinh diệt vi khuẩn và nystatin 100.000 đơn vị là thuốc diệt vi nấm. Một loại viên đặt âm đạo cũng thường được các thầy thuốc ghi đơn là tergynan thành phần gồm có neomycin sulfat 100mg, ternidazol 200mg là những kháng sinh diệt khuẩn, nystatin 100.000 đơn vị là kháng sinh diệt vi nấm và prednisolon Na metasulfobenzoat 3mg là thuốc phối hợp chống viêm.
Trên thực tế, hiện nay chỉ ở các cơ sở điều trị tuyến tỉnh hoặc Trung ương mới có điều kiện xét nghiệm để tìm ra đúng mầm bệnh gây viêm âm đạo. Vì thế trước tình trạng một người bệnh có tiết dịch (khí hư) ở âm đạo, các cơ sở ở tuyến dưới khó mà biết được nguyên nhân cụ thể gây viêm âm đạo là mầm bệnh nào. Trên cơ sở đó người ta đưa ra cách điều trị dựa trên cơ sở tiếp cận hội chứng, nghĩa là cứ thấy có tiết dịch âm đạo, nói cách khác là có viêm âm đạo thì người ta cho uống thuốc điều trị tất cả các loại mầm bệnh có thể gây nên viêm nhiễm như vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí (trong đó có cả lậu và chlamydia), vi nấm, ký sinh trùng trichomonas. Cách điều trị đó không phải đã được mọi thầy thuốc tán thành vì cho rằng như thế là “đánh bao vây”, gây tốn kém cho người bệnh, đồng thời có thể dễ bị tai biến do phải sử dụng nhiều loại thuốc một lúc. Tuy nhiên mặt lợi của phương pháp điều trị tiếp cận hội chứng này là ngay từ lần khám đầu tiên người bệnh đã được điều trị và như thế là đã cắt được nguồn lây cho người khác cho dù không biết mầm bệnh nào gây viêm âm đạo nhưng các thuốc đã dùng không thứ này thì thứ kia đã loại bỏ được mầm bệnh đó. Tất nhiên người chồng hoặc bạn tình của người bệnh cũng phải cùng lúc được điều trị y như vậy.
(Theo suckhoedoisong.vn)
4 nguyên tắc khi dùng thuốc chữa viêm âm đạo
Nếu không may 'cô bé' của bạn bị viêm nhiễm, mà bệnh này nhất định phải dùng thuốc để điều trị...
Vậy khi dùng thuốc chữa viêm âm đạo bạn phải ghi nhớ những gì để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất đây?
1. Không dựa vào thuốc pha chế sẵn
Một số thuốc phụ khoa pha chế sẵn có hiệu quả thanh nhiệt giải độc, nhưng có tác dụng chậm, thường được dùng để điều trị chứng viêm phụ khoa mãn tính. Đối với bệnh do nhiễm richomonas cấp tính, nhiễm nấm, vi khuẩn, trước tiên phải dùng thuốc chống trichomonas, nấm. Nếu nhất mực sử dụng thuốc pha chế sẵn có thể làm chậm sự phát triển của bệnh.
2. Không lạm dụng thuốc đặt âm đạo
Chỉ khi "cô bé" có triệu chứng viêm mới nên dùng thuốc đặt âm đạo. Thuốc đặt âm đạo không những không tìm kiếm được nguyên nhân gây bệnh, ngược lại còn khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ như bệnh nhiễm trichomonas cấp tính, nhiễm nấm không thể dùng thuốc đặt âm đạo có tính ăn mòn. Nếu viêm âm đạo cấp tính dùng thuốc nhét càng thúc đẩy chứng viêm lây lan.
3. Không mua thuốc theo quảng cáo
Chứng viêm âm đạo có nhiều nguyên nhân và biểu hiện bệnh khác nhau nên dùng thuốc cũng sẽ khác nhau, người bệnh trước khi mua nên nắm vững được đặc điểm, triệu chứng của bệnh để chọn thuốc. Nếu triệu chứng của bệnh không rõ ràng, bạn nên đến bệnh viện để khám, các bác sỹ sẽ căn cứ vào nguồn gốc nhiễm trùng của bệnh và thể trạng của người bệnh để chọn loại thuốc nhạy cảm điều trị chứ không nên chọn các loại thuốc theo quảng cáo.
4. Không dùng nhiều kháng sinh
Một số người khi biết mình bị viêm âm đạo lập tức sử dụng thuốc kháng sinh. Thực tế, nếu sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến việc sản sinh nấm kháng thuốc, phá hoại sự cân bằng giữa hệ thực vật âm đạo và phải kéo dài thời gian điều trị. Đặc biệt, khi bị nhiễm nấm, dùng thuốc kháng sinh có thể làm tăng triệu chứng nhiễm trùng.
Lời khuyên: Khi điều trị chứng viêm phụ khoa, nếu bạn không tuân thủ liệu trình dùng thuốc, nhiễm trùng có thể tái phát và hình thành sự kháng thuốc, tăng khó khăn cho việc điều trị.
Có rất nhiều phương pháp để chữa viêm âm đạo, tuy nhiên với những phụ nữ bị viêm âm đạo khi đang trong thời kỳ mang thai thì cần phải cẩn trọng hơn khi dùng thuốc chữa viêm âm đạo vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Thưa Bác sĩ, nay em mới có thai được 14 tuần em thấy âm đạo ngứa đi khám bác sĩ bảo viêm âm đạo nên cho em thuốc polygynax về đăt. vậy em hỏi khi dùng thuốc đó có ảnh hưởng đến thai nhi không ? Em xin cảm ơn! (nguen thi diem)
Trả lời:
Polygynax là một loại thuốc đặt, thành phần của thuốc được phối hợp 3 loại kháng sinh là Neomycin, Nystatin, và Polymyxin B có tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn, với Polygynax nếu bạn có sử dụng trong thời kỳ mang thai sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé sau này vì Polygynax là thuốc đặt âm đạo chỉ có tác dụng tại chỗ, hơn nữa thành phần của thuốc chỉ gồm có các thuốc có tác dụng tại chỗ và không ảnh hưởng đến thai.
Điều quan trọng hơn trong việc sử dụng thuốc là, phụ nữ mang thai phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Trong các lần khám thai, nên đề nghị bác sĩ khám cả phụ khoa để thăm dò bệnh và điều trị (nếu có) dứt trước khi bé ra đời.
(Theo Thuocbietduoc.com)