Thuốc dân gian chữa tiêu chảy ở trẻ nhỏ


Khi phát hiện bé yêu bị đi ngoài, hãy giúp bé chữa trị càng sớm càng tốt, tránh tình trạng để lâu khiến bé mất nước, mệt mỏi dẫn đến suy nhược cơ thể. Sau đây PhunuNet xin giới thiệu một vài bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy cho bé hiệu quả!



BÍ KÍP ĐÁNH BAY TIÊU CHẢY CHO BÉ


Nước lá ổi

Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối

Cách làm: Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

Cho bé uống liên tục 1 – 2 ngày.

15 lá ổi non đun với 1,5 chén nước (Hình minh họa)

Nước cây cỏ sữa

Nguyên liệu: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).

Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song lên bếp sao nấm mèo và cỏ sữa. Nấm mèo sao trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô.

Cho cả 2 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau.

Cây cỏ sữa có vị đắng, chua, tính mát (Hình minh họa)

Trứng + lá mơ

Nguyên liệu: khoảng 100g lá mơ tía (mơ tía tốt và thơm hơn lá mơ trắng), một quả trứng gà, một chút muối, hai miếng lá chuối tươi.

Cách làm: Rửa sạch lá mơ, ngâm trong nước muối loãng 5 phút rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó, thái lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều.

Kiếm 2 miếng là chuối tươi, bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗng hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần). Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thủy cũng được nhưng làm như cách trên thì bé dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn.

Rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn (Hình minh họa)

Lá vú sữa

Nguyên liệu: lá vú sữa, 2 ly nước sạch

Cách làm: Rửa sạch, cắt nhuyễn đủ 1 chén lá vú sữa rồi cho vào nồi cùng 2 ly nước sạch và đun sôi 15 phút. Dùng nước này uống trị tiêu chảy 3 lần/ngày, mỗi lần 1 chén cho người lớn; mỗi lần 1/4 chén cho trẻ em 2-6 tuổi; mỗi lần 1/2 chén cho trẻ 7-12 tuổi.

Trong trường hợp tiêu chảy nặng hơn có thể bỏ thêm lá ổi vào nấu. Chế biến bằng cách dùng 1 chén lá vú sữa nấu chung với 1 chén lá ổi (tất cả đều cắt nhỏ), thêm vào 3 ly nước nấu càng lâu càng tốt, ít nhất là khoảng 30 phút, sau đó uống với liều tương tự như trên.

Lá vú sữa trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả (Hình minh họa)


Vỏ quả măng cụt

Nguyên liệu: 10 vỏ quả măng cụt

Cách làm: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, cho bé uống mỗi ngày 3-4 chén.

Chú ý: Các mẹ nên đưa bé đi khám nếu bé tiêu chảy nặng, kéo dài, bé bị mất nước (khô lưỡi hoặc môi, tiểu ít...).

Không chỉ là loại quả ngon, măng cụt còn có thể làm thuốc (Hình minh họa)

Một số lỗi thường gặp ở các bậc phụ huynh khi bé bị tiêu chảy:

- Chỉ cho bé ăn cháo trắng với chút muối hay đường: Cháo muối hay cháo đường không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé, càng khiến bé nhanh suy kiệt và không thể chống được bệnh tật. Đặc biệt, khi bé bị tiêu chảy, cần hạn chế cho bé ăn đường vì nó khó hấp thu và làm bé tiêu chảy nặng hơn.

- Không cho bé ăn dầu mỡ vì sợ khó tiêu hay làm tiêu chảy kéo dài: Thực chất, dầu mỡ là thành phần cần phải có trong bữa ăn của trẻ. Chất béo sẽ giúp hấp thu được tất cả các chất khác.

- Kiêng ăn tôm, cá, cua... vì nghĩ các chất tanh thường gây tiêu chảy: Đúng là trong tôm, cua, cá... thường có các vi khuẩn gây tiêu chảy nên nếu nấu không chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, chỉ cần các bà mẹ mua các thức này tươi ngon, chế biến kỹ thì không sao mà đó còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho bé.

- Không cho trẻ ăn sữa chua: Sữa chua rất tốt cho trẻ. Thực tế, khi bé bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa thì càng nên ăn sữa chua.

CHÁO NGON TRỊ TIÊU CHẢY CHO BÉ YÊU

Xin mách mẹ một số công thức nấu cháo bổ dưỡng và có tác dụng cầm tiêu chảy cho con.

Mời cha mẹ cùng học cách nấu các món cháo ngon cho bé vào 5h sáng thứ 3,5,7 hàng tuần, trên chuyên mục Làm mẹ.

Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Một số bà mẹ lo lắng khi con bị tiêu chảy, bụng yếu nên không dám cho bé ăn gì, chỉ uống sữa thay cơm. Theo em, điều này là hoàn toàn sai lầm. Lý do là khi trẻ ốm, ăn ít đi vì bị tiêu chảy, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng sẽ bị giảm đi một phần. Nếu mẹ càng tiếp tục không cho con ăn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ bị thiếu hụt, dẫn tới không đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật, khiến con sụt cân nhanh chóng.

Vậy, trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Em xin mách mẹ một vài công thức nấu cháo cho con đang bị đi ngoài phân sống mà bản thân hay dùng những khi bé Gấu trót phải gặp “ông tào tháo”. Những món cháo “bí kíp” này vừa rất bổ dưỡng, sử dụng thực phẩm lành tính mà lại còn vừa là những “bài thuốc” dân gian giúp con cầm tiêu chảy. Mẹ lưu ý cho con ăn liên tục đổi món trong 2-3 ngày.

Cháo cà rốt thịt nạc ô mai


Ninh cà rốt nấu cháo vừa ngọt nước lại có tác dụng cầm tiêu chảy (ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g.

Cách làm:

Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn qua rây

Ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ,

Gạo rang vàng xay thành bột.

Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

Cháo rau sam

Nguyên liệu: Rau sam 90g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g.

Cách làm:

Rau sam, hồng xiêm non cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.

Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín có thể nêm chút nước mắm

Cho con ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói.

Cháo gừng thịt heo bằm


Cháo gừng th��t bằm lành tính lại đủ dưỡng chất cho con đang "yếu bụng" (ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g, thịt nạc heo 50g.

Cách làm:

Gạo vo sạch, để ngâm 30 phút cho nở

Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ

Thịt nạc heo và gừng băm nhỏ.

Cháo chín nhanh tay cho gừng và thịt băm vào khuấy đều.

Tắt bếp múc ra cho con ăn nóng.

Cháo hạt sen


Hạt sen thơm ngon kết hợp với hồng xiêm trị tướt bé ăn "thun thút" (ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Hạt sen 100g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn hoặc đường nho 20g. 

Cách làm:

Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.

Hạt sen, gạo rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhỏ.

Cho bột gạo và hẹt sen vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ.

Cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được.

Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng.

Chúc các mẹ thành công!

MỘT SỐ CÁCH TRỊ ĐẦY HƠI VÀ TIÊU CHẢY CHO BÉ HIỆU QUẢ

Trong những năm đầu đời, trẻ nhỏ không thể tránh khỏi những triệu chứng tiêu hóa thường gặp vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Trong số các triệu chứng tiêu hóa, tình trạng đầy hơi và tiêu chảy vẫn luôn xảy ra khiến Mẹ lo lắng vì không rõ nguyên nhân và không biết giải pháp khắc phục nhanh chóng.

Chứng đầy hơi

Thực tế, chứng đầy hơi không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Hiện tượng này xảy ra do trẻ nuốt không khí vào bụng trong lúc ăn hoặc thức ăn không tiêu hóa hết. Mẹ hoàn toàn có thể giảm lượng hơi ứ đọng trong ruột và giảm khó chịu cho trẻ bằng những bí quyết đơn giản mà hiệu quả.

Khi cho trẻ bú, Mẹ hãy luôn giữ cho đầu trẻ ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Bình sữa cũng nên nâng cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn nằm trên lỗ núm vú) để trẻ không hút khí vào bụng trong khi bú. Một trong những tư thế tốt nhất để giúp trẻ ợ hơi là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của Mẹ, bàn tay đỡ lấy cằm trẻ, dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng. Nếu Mẹ đặt sức ép lên bụng trẻ, khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và giúp trẻ dễ chịu hơn.

Với những bí quyết đơn giản, mẹ có thể giúp bé không còn khó chịu vì chứng đầy hơi.

Giải quyết hiện tượng “tiêu chảy” nhanh gọn

Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể xảy ra vì 8 nguyên nhân phổ biến nhất như: nhiễm trùng do vi khuẩn; nhiễm trùng tai; thực vật ký sinh; thuốc kháng sinh; quá nhiều nước ép; dị ứng thức ăn; không chịu được thức ăn; ngộ độc.

Khi trẻ bị tiêu chảy, các loại thức ăn cần “tránh xa” bao gồm thực phẩm gia vị, thức ăn chiên, dầu hoặc bất kỳ những thực phẩm có chứa đường nào khác. Thay vào đó, Mẹ hãy bổ sung vào khẩu phần của trẻ những loại thức ăn có lợi như: chuối; táo; bánh mì; sữa chua, khoai tây luộc. Những loại thức ăn này có tác dụng dễ tiêu hóa, bù đắp cho lượng nước đã mất đi khi trẻ bị tiêu chảy và không gây kích thích với ruột của trẻ.

Nếu loại trừ vấn đề vệ sinh thì bé có thể bị tiêu chảy vì bất dung nạp đường Lactose. Bất dung nạp Lactose là tình trạng cơ thể không có khả năng tiêu hóa và hấp thu Lactose, một loại đường tự nhiên có trong sữa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể thiếu men Lactase để thủy phân Lactose.

Ngày nay khoa học tiên tiến đã tìm ra giải pháp đạm Whey thủy phân, được chứng minh là dễ tiêu hóa đã được đưa vào một số loại sữa. Thêm vào đó, nhằm loại trừ hẳn nguyên nhân gây đầy hơi, khó tiêu thì hệ đa đường bột đã được dùng thay thế cho Lactose tự nhiên trong sữa. Mẹ có thể tìm thấy một công thức sữa lý tưởng trong hệ dưỡng chất Tummy Care, với thành phần chứa đạm Whey được thủy phân một phần, hệ đa đường bột kép  giảm Lactose, kết hợp với hỗn hợp chất béo không dầu cọ và bổ sung thêm chất xơ GOS sẽ giúp trẻ nhỏ tránh xa triệu chứng tiêu chảy và đầy hơi, để trẻ có thể hoàn toàn thoải mái.

Chọn đúng công thức sữa phù hợp có thể giúp trẻ hạn chế triệu chứng tiêu chảy và đầy hơi, giúp trẻ hấp thu đầy đủ các dưỡng chất tốt cho sự phát triển.




Chữa bệnh tiêu chảy bằng Đông y hiệu nghiệm
Món ăn trị bệnh tiêu chảy
Khi bà bầu bị tiêu chảy nên ứng phó thế nào
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất


(ST)