Thuốc điều trị bệnh phong thấp hiệu quả, an toàn


Thuốc điều trị bệnh phong thấp hiệu quả, an toàn. Bệnh phong thấp, đau nhức hay chóng mặt ... là những căn bệnh phụ nữ thường mắc phải. các chuyên gia khuyên nên dùng các loại thuốc đông y để trị.







Điều trị bệnh phong thấp bằng thuốc đông y

Đặc điểm khí hậu này một mặt đã ban tặng cho nước ta những tài nguyên quí giá với thảm thực vật phong phú, nhiều loại dược liệu quý, có giá trị cao trong bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, nhưng mặt khác cũng làm nảy sinh rất nhiều bệnh tật, trong đó phong thấp là một bệnh gặp rất phổ biến.

Các tổng kết từ xưa đến nay cho thấy trong các cộng đồng dân cư có tới  80-90% số người bị phong thấp, đau nhức. Phong thấp đau nhức xương khớp không chỉ gặp ở các cụ cao tuổi mà còn gặp rất nhiều ở cả những người trẻ tuổi, trẻ em và phụ nữ với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Triệu chứng thường gặp nhất ở người bị phong thấp là đau nhức các khớp từ mắt cá chân đến đầu gối, cột sống, lưng, cổ, gáy, đến những khớp ngón chân, ngón tay, có thể viêm, sưng, nóng đỏ đau hoặc không, có thể khu trú ở khớp xương hoặc lan toả tới da thịt, gân cơ, trong ống xương, tuỷ xương, khắp cơ thể.

Chữa chóng mặt

Chứng chóng mặt ở phụ nữ thường rất hay xảy ra, nhất là ở lứa tuổi trung niên, người sinh nở nhiều lần. Mỗi cơn chóng mặt có thể cảm thấy như đổ cửa, đổ nhà, đứng lên ngồi xuống không vững, mặt tối sầm, nảy đom đóm.

Cách chữa trị:

- Mỗi ngày ngắt lấy mười ngọn cây ké đầu ngựa (thứ này hay mọc ở vườn hoang), với hai chục lá kinh giới cho vào trong ấm tích rồi đổ nước sôi vào để hãm (như cách hãm chè tươi). Dùng nước này uống cả ngày thay nước. Kiên trì như vậy càng lâu càng tốt, chỉ có lợi, không hại gì đến sức khỏe.

- Bẻ lấy một nắm cành lá cây cối xay, thái nhỏ sao vàng rồi đổ xuống chỗ đất sạch, úp nồi rang nóng lên trên. Khi nào rút hết hơi nóng sẽ bốc cành lá đó lên để đun uống. Mỗi lần bốc lấy một nắm to, cho ba bát nước đun cạn còn một bát uống lúc đói. Uống độ ba ngày liền sẽ thấy dễ chịu.




 Dùng thuốc đông y vừa an toàn vừa hiệu quả đối với bệnh chóng mặt và phong thấp.


Chữa chứng phong thấp đau nhức

Chứng phong thấp đau nhức xương ở nước ta rất nhiều người mắc phải. Phụ nữ hay nam giới khi giở trời trái gió thường bị sưng đỏ đau nhức, hoặc nhức om trong xương, trong thịt. 

Cách chữa trị:

- Cành dâu (bóc vỏ xanh bên ngoài) một nắm.

- Rễ cỏ xước một nắm.

- Đậu đen một chén con.

- Rễ gấc một nắm nhỏ.

- Rễ cây lá lốt một nắm nhỏ.

- Cánh bèo cái (vặt bỏ rễ) một nắm.

Các thứ trên thái nhỏ, sao vàng, úp nồi rang nóng xuống đất cho rút hết hơi nóng, sau đó cho bốn bát nước vào sắc cạn lấy một bát. Khi uống nên pha vào một thìa hoặc một chén rượu con, tùy người uống được rượu nhiều hay ít. Người không uống được rượu thì thôi. Uống xong nên ăn một bát cháo nóng và đắp chăn nằm nghỉ. Vừa mới uống thuốc không nên tắm rửa nước lạnh, làm việc ở nơi có nước lạnh, gió lạnh.

Người vốn có chứng phong thấp đau nhức thì thường ngày nên giữ gìn tránh gió lạnh, nước lạnh, tránh những nơi ẩm thấp. Mùa hè tránh đi ở ngoài nắng, không nên ngâm chân xuống nước khi chưa ráo mồ hôi. Khi trời chiều sương mù không nên ra ngoài sớm.

Phụ nữ đương thời kì sinh nở, cho con bú mà có hiện tượng phong thấp cũng nên uống bài này. Không nên tự mua uống những loại thuốc phong thấp linh tinh có nhiều vị cay nóng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt, sữa nuôi con.

1. phong tý (hành tý)

Triệu chứng: Đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù,

Pháp; khu phong là chính, tán hàn trừ thấp là phụ ,hoạt huyết,hành khí

Phòng phong

12

Khương hoạt

12

Tần giao

8

Quế chi

8

Bạch linh

8

Bạch thược

12

Đương qui

12

Cam thảo

6

Ma hoàng

8

Thổ phục

16

Thương nhĩ tử

16

Hi thiêm

16

Uy linh tiên

12

ý dĩ

12

Bạch chỉ

8

Tỳ giải

12

Hoặc bài ý dĩ nhân thang: trị đau cơ đau khớp do phong, chạy lung tung

 châm cứu: thiên ứng, lân cận, hợp cốc, phong môn, phong trì, huyết hải, túc tam lí, cách du

 2. hàn tý hay thống tý

Triệu chứng: Đau dữ dội ở một khớp, trời lạnh đau tăng, chườm nóng thì đỡ, tay chân lạnh sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mạch huyền khẩn, hoặc nhu hoãn

Pháp: Tán hàn là chính, khu phong, trừ thấp là phụ, hành khí hoạt huyết

quế chi

8

Can khương

8

phụ tử

0

TN kiện

8

Uy linh tiên

8

ý dĩ

12

Xương truật

8

Xuyên khung

8

ngưu tất

8

Thương nhĩ tử

12

ma hoàng

8

Bạch thược

8

Hoàng kì

8

Bạch linh

8

Châm cứu: Thiên ứng, Lân cận, Hợp cốc, Phong môn, Phong trì, Huyết hải, Túc tam lí, Cách du

3. thấp tý hay trước tý

Triệu chứng: Các khớp nhức mỏi, đau một chỗ, tê bì, đau các cơ, vận động khó, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn

Pháp: Trừ thấp là chính, tán hàn khu phong là phụ, hành khí, hoạt huyết 

ý dĩ

16

Xương truật

12

Ma hoàng

8

Quế chi

8

Khương hoạt

8

Độc hoạt

8

Phòng phong

ô dược

8

Hoàng kỳ

12

Cam thảo

6

Đẳng sâm

12

Xuyên khung

8

Ngưu tất

8

Bạch chỉ

12

Đan sâm

12

Ngũ gia bì

12

Bài thuốc dân gian chữa phong thấp


 Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa bão, những ai mắc bệnh phong thấp sẽ rất khó chịu vì đau nhức gân, xương; mình mẩy, chân tay rời rã, tê bại, dẫn đến ăn ngủ kém sinh suy nhược. Việc chữa trị căn bệnh này rất nan giải. Y học hiện đại cho rằng nguyên nhân sinh bệnh là do các ổ vi khuẩn loại liên cầu hoại huyết nhóm A cư trú ở tai, mũi, họng gây nên dị ứng nội sinh. Còn y học cổ truyền cho đây là chứng phong thấp nên nguyên tắc chữa trị cần phải khu phong hòa huyết, thông huyết - tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần, đồng thời bổ can, thận, bồi dưỡng khí lực để tăng cường sức chống đỡ bệnh tật cho cơ thể.

Bài thuốc dân gian chữa phong thấp

Dựa vào cơ sở lý luận trên, bài thuốc dân gian sau đây đã đạt được yêu cầu ấy - bao gồm các vị:

Sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g.

Công năng của từng vị có trong bài thuốc

Vị sinh địa: (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi khô của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch "gaertn"), họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae), có tác dụng bổ huyết, hòa huyết và thông huyết - dùng chống thiếu máu, suy nhược, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, mạnh tim.

Cây cỏ xước: (Achyranthes bidentata Blume), họ dền (Amaranthaceae). Ðược dùng làm thuốc trị viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu; bổ can, thận.

Huyết đằng: (Caulis sargentodoxae), bộ phận dùng là thân cây huyết đằng phơi khô (sargentodoxae cuneata "Oliv" Rehd. et Wils), họ đại huyết đằng (Sargentodoxaceae). Vị đắng, tính bình. Có tác dụng trừ phong, thống kinh lạc, lợi niệu, sát khuẩn; Bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt - chủ trị tê thấp, đau lưng, mình mẩy nhức mỏi.

Vòi voi (Heliotropium indicum Lin), họ tử thảo (Bonaginaceae), dùng chữa tê thấp, thông kinh lạc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, viêm tấy và làm tan tụ huyết.

Hà thủ ô (Radix Polygoni multiflori), bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ, củ phơi khô của cây hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thumb) thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng bổ huyết, trị thần kinh suy nhược, làm khỏe gân cốt.

Bồ công anh (Lactuca Indica Lin), họ cúc (Compositae). Có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, an thần và bồi bổ.

Hy thiêm (Sieges beckia orientalis L.), họ cúc (Compositae). Thường dùng làm thuốc chữa trị đau nhức xương, trừ phong thấp, gân cốt nhức lạnh, bán thân bất toại, lưng gối tê dại.

Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae fortunei), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ cây cốt toái bổ (Drynaria fortuei J-sm), họ dương xỉ (Polypodiaceae), tính khô, ôn bình, tác dụng chữa đau xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau. Là vị thuốc hòa hoãn và bổ thận, bồi dưỡng sinh khí.

Cốt khí (Radix Polygoni Cuspidati). Bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây cốt khí (Polygonumreynontria Makino). Thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng chữa tê thấp, giảm đau do té ngã, bị thương và lợi tiểu.

Dây đau xương (Tinospora Sinensis Men) họ phòng kỷ (Menispermaceae). Có tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau xương, đau người - là vị thuốc bổ.

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân, rễ phơi khô của cây thiên niên kiện (Homalomenae aff sagittaefolia Jungh), họ ráy (Araceae). Dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức - Thường dùng cho người cao tuổi hay đau xương khớp, mình mẩy. Thiên niên kiện còn là vị thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa.

Ðảng sâm (Radix codonopsis), vị thuốc là rễ phơi khô của nhiều loại codonopsis. Họ hoa chuông (Campanulaccae). Người ta coi đảng sâm có thể thay thế nhân sâm - Là thuốc bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống thiếu máu, tiêu đàm; bổ tì, vị, lợi niệu.

Như vậy sự kết hợp của mười hai vị thuốc trên thật hoàn hảo, đạt được lý luận của nguyên tắc chữa trị bệnh phong thấp, luôn hỗ trợ và tăng cường tác dụng trị liệu với nhau.

Liều dùng

Phương thuốc trên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng bệnh nhân mà áp dụng. Thang này có thể dùng dưới hai hình thức như ngâm rượu hoặc sắc uống.

* Nếu ngâm rượu: cứ 1 thang thuốc trên cần ngâm với 1 lít nước, tức 1.000ml rượu trắng 400, để trong 3 ngày lại thêm 500g (nửa cân) đường hòa tan vào 500ml nước đun sôi để nguội, đổ chung vào với rượu đã ngâm thang thuốc trên. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 10-20ml trước lúc đi ngủ, uống liên tục trong 1-2 tháng.

* Dùng thuốc sắc: Mỗi thang trên cho vào 500ml nước đun nhỏ lửa, đậy kín ấm đến khi cạn còn khoảng 150-200ml thì ngừng sắc. Gạn nước thuốc ra chia đôi, uống mỗi lần 1/2 số nước đó, uống nóng. Dùng liên tục từ 20-25 ngày.

Sưng đau nhiều khớp di chuyển

Sưng đau ở một hoặc nhiều khớp, đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi thời tiết thay đổi thì đau tăng lên, sợ lạnh, sợ gió; rêu lưỡi trắng, mạch phù, dùng bài thuốc: bưởi bung 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 12g, ngưu tất 16g, tất bát 10g, độc lực 16g, hy thiêm 12g, hà thủ ô 16g, đương quy 16g, bạch thược 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: khu phong tán hàn, dưỡng huyết, chống viêm, thông kinh hoạt lạc.

Các khớp đau âm ỉ, chủ yếu là khớp gối

Ổ khớp sưng to, có biểu hiện tràn dịch, hạn chế vận động, thường gặp ở người cao tuổi. Đau kéo dài, cơ thể suy nhược, cả khí và huyết đều suy. Phép trị: trừ phong bổ huyết, hóa thấp giảm đau.

Bài 1: Xuyên khung 10g, đương quy 12g, thục địa (sao khô) 12g, bạch thược 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, ngưu tất 16g, bưởi bung 16g, trinh nữ 16g, cây và lá cối xay 18g, hà thủ ô chế 12g, trần bì 10g, cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: trừ phong thấp, ôn kinh hoạt lạc, bổ khí bổ huyết.

Bài 2: Phòng phong 12g, kinh giới 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 18g, hy thiêm 18g, cỏ xước 16g, hà thủ ô 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, kê huyết đằng 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 15 - 18 ngày.

Đau ở một khớp lớn (như khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay)...

Khớp đau và sưng to, cân cơ co cứng, sưng nóng, co duỗi rất khó khăn. Các triệu chứng rất rầm rộ. Phép trị là đuổi phong, trừ thấp, chống viêm, tiêu độc tà.

Bài 1: Rễ trinh nữ 20g, rễ cỏ xước 20g, bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, cà gai leo 20g, bưởi bung 20g, cây và lá cối xay 20g, kê huyết đằng 16g, ngũ gia bì 16g, hương nhu trắng 16g, lá tre 12g, thổ phục linh 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: đuổi phong, trừ thấp, trừ tà.

Bài 2: Sâm bố chính 16g, hà thủ ô chế 16g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 12g, bạch linh 12g, củ đợi 12g, huyết đằng 16g, độc lực 16g, ngũ gia bì 16g, phòng sâm 16g, xa tiền 12g, hương nhu 16g, tất bát 10g, cát căn 16g, trần bì 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 7 - 8 ngày là một liệu trình.

Lương y chuyên trị bệnh phong thấp chia sẻ bài thuốc gia truyền

 

Sẵn sàng chia sẻ bài thuốc gia truyền chữa bệnh phong thấp, chỉ với mong muốn sẽ giúp được nhiều người khỏi bệnh, là tâm nguyện của lương y Nguyễn Văn Thiệp (SN 1944, ngụ phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Một số vị trong bài thuốc chữa bệnh phong thấp

Phương thuốc gia truyền

Theo lời lương y Thiệp, phong thấp là một trong những loại bệnh thường gặp ở nước ta. Bệnh danh của đông y là tý chứng: Tý nghĩa là bế, khí huyết bế tắc không lưu thông được mà sinh bệnh. Biểu hiện của bệnh thường thấy ở cơ, gân, xương, khớp với các triệu chứng như: Đau nhức, tê bì, buồn mỏi, thân thể nặng nề, đôi khi kèm phù nề, sưng tấy, mẩn ngứa, lở loét…

Nguyên nhân gây bệnh do ảnh hưởng bên ngoài, như các yếu tố độc hại của môi trường, mà đại diện là sáu loại khí: Phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm thấp), táo (khô), hỏa (nhiệt). Bình thường chúng cân đối hài hòa duy trì sự sống, nếu mất cân đối chúng trở thành tà khí gây bệnh.

Ngoài ra, nguyên nhân bên trong là do bảy yếu tố thất tình (cảm xúc thái quá) như: Vui, buồn, lo nghĩ, yêu thương, giận hờn, thương xót, kinh sợ; cũng gây tác động không nhỏ, ảnh hưởng đến bệnh. “Bệnh phong thấp nếu để lâu có thể sẽ chuyển thành nhiệt hóa gây âm dương lưỡng hư, xuất hiện nhiều biểu hiện khác như: Thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, huyết áp, tim mạch, mất ngủ…”, ông Thiệp cho biết thêm.

Theo lương y Thiệp, bệnh phong thấp là loại bệnh đặc thù của phương Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Tuy nhiên Việt Nam lại được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều loại cây, cỏ giúp trị bệnh này, đúng như lời dạy của bậc Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh “Nam dược trị nam nhân”, tức là thuốc Nam trị bệnh cho người Nam.

Bài thuốc chữa bệnh phong thấp có tác dụng chữa đau, sưng, tê bao gồm 14 vị như sau: Cây đau xương (15g), rễ cỏ xước (12g), rễ lá lốt (12g), cây tầm xuân (12g), rễ bưởi bung (12g), rễ tầm sọng (12g), cây dung dúc (12g), củ cốt khí (12g), củ ô dược (12g), củ vôi (12g), tất cả đem sao vàng. Còn thêm các vị khác như: Thiên niên kiện (6g), huyết giác (6g), ý dĩ (12g), tỳ giải (12g).

Ngoài ra, tùy vào triệu chứng của bệnh nhân mà có thể gia giảm bài thuốc. Đau nhiều ở đùi gối cho thêm: Đơn gối hạc (15g), phòng kỷ (12g), độc hoạt (12g). Nếu bệnh nhân có biểu hiện co giật thì cho thêm: Câu đằng (15g), ô dược (15g), thổ phục (15g). Ngứa nhiều thì cần thêm: Phòng phong (12g), kinh giới (15g), thương nhĩ tử (12g)… Tuy nhiên, “bí quyết” gia truyền của ông với bài thuốc trên là lấy một chén đậu đen (đỗ đen) sao vàng hạ thổ làm thang thuốc sắc lẫn với bài thuốc trên.

Những vị thuốc trên tạo thành thang thuốc hoàn chỉnh. Khi sắc, cho nước đổ ngập trên mặt thuốc khoảng 1cm (khoảng bốn bát ăn cơm), sắc làm 3 lần, mỗi lần từ bốn bát, đun cạn thành một bát. Đến khi được 3 bát thì đổ chung lại đun lên để chất lượng thuốc đều nhau. Ngày uống 3 lần: Sáng, chiều, tối, uống khi không no cũng không đói.

Lưu ý: Phải uống khi thuốc còn ấm, không nên để nguội. Ngoài ra để bài thuốc trên đạt hiệu quả cao hơn, người bệnh cần có những kiêng kị như: Tránh lội bùn, ngâm nước lạnh. Một số loại thực phẩm không nên dùng như: Thịt chó, thịt trâu, bò, tôm, cua, chuối tiêu, đu đủ, cà muối.

Bên cạnh uống thuốc, lương y Thiệp khuyên bệnh nhân nên dùng kết hợp phương pháp dùng thuốc xông và ngâm chân hàng ngày. Theo đó, bài thuốc bao gồm những vị thuốc đơn giản như: Cây, rễ lá lốt (50g); cây, rễ cúc tần (50g); cây, hoa kinh giới (50) và thiên niên kiện (20g). Cho số thuốc trên vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi khoảng 30 phút là được.

Trước tiên, người bệnh nên ngồi ở vị trí cao, rồi lấy chân hơ lên chỗ hơi thuốc để xông, không nên để gần quá sẽ dễ bị bỏng. Đến khi nước còn ấm, thì tận dụng nước này để ngâm chân. Lời khuyên của lương y là bệnh nhân nên xông vào buổi tối trước khi đi ngủ, ngoài ra khi ngâm xong lau khô chân bằng khăn và không rửa lại bằng nước lã. Điều này, theo ông Thiệp, “bởi ngâm xong, lỗ chân lông sẽ giãn ra, nếu rửa hoặc ngâm lại bằng nước lạnh vô tình sẽ làm cho khí lạnh “tấn công” người bệnh”.

Lương y Thiệp

Cơ duyên với nghề thuốc

Sinh ra trong gia đình 3 đời làm thuốc, ông Thiệp là anh cả trong gia đình có sáu anh em. Ngày ngày nhìn ông nội và bố miệt mài bốc thuốc chữa bệnh, từ năm 10 tuổi cậu bé đã biết tán, bào chế thuốc giúp gia đình. Ham học hỏi nên mỗi khi ông và bố bàn về một loại thuốc nào, cậu bé lại chăm chú lắng nghe.

“Hồi ấy, tuy còn nhỏ nhưng tôi rất thích những dụng cụ để bào chế thuốc. Bố tôi nhiều khi “không khiến” nhưng tôi vẫn giúp bố bào mỗi ngày 5kg thuốc. Thấy tôi đam mê, lại cần cù nên bố tôi đã truyền nghề, dạy cách bào chế, sao tẩm, hoàn tán thuốc một cách bài bản. Hàng ngày, tôi nghe ông và bố bắt mạch, kê đơn, thậm chí trong bữa ăn cũng bàn đến thuốc, vì vậy nghề thuốc đã ngấm vào máu của tôi lúc nào không hay”, ông Thiệp kể.

Sở hữu bài thuốc hay nhưng ông Thiệp quan niệm, để tay nghề thêm vững thì không cách nào khác là đam mê học hỏi thêm: “Mình đón nhận bài thuốc từ cha ông và biến thành của mình, ngoài ra phải đi học đi học để hiểu thêm về nghề y”. Những năm trước đây chưa có ngành đào tạo thuốc đông y bài bản như hiện nay, ông rẽ sang một hướng mới khi thi vào trường đại học giao thông, sau này trở thành kỹ sư đường sắt.

Tưởng chừng như con đường y học của ông đứt gánh. Nhưng khi được cử vào “tuyến lửa” Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh phục vụ công tác đảm bảo giao thông, ông Thiệp lại có dịp “trổ tài” khi chữa bệnh cho những người dân nơi đây. Rồi như một cơ duyên tiền định, khi trở về với niềm mong ước giữ nghề gia truyền, ông Thiệp tiếp tục theo đuổi con đường y học cổ truyền, vượt qua các kỳ thi tuyển của Hội Đông y Việt Nam.

Ngoài những bài thuốc gia truyền để lại, ông luôn tự trau dồi kiến thức y học thông qua sách báo. Bài thuốc chữa bệnh phong thấp trên ban đầu cần rất nhiều vị, nhưng qua quá trình chữa bệnh nhiều năm, ông đã tinh giảm và bổ sung những vị thuốc phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Theo ông Thiệp, ngoài những đức tính cẩn thận, không ngại khổ, những thầy thuốc đông y cần có sự đồng cảm với người bệnh. Riêng bản thân ông luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân từng đến thăm. Bệnh nhân nào ông cũng giữ số điện thoại rồi thường xuyên liên lạc để biết bệnh tiến triển ra sao. “Bệnh nhân khi đến với thầy thuốc thường chịu sự dày vò của căn bệnh, nên niềm hạnh phúc của thầy thuốc là mong gặp lại những nụ cười thoát khỏi bệnh tật”, ông Thiệp chia sẻ.





Bệnh phong thấp và cách chữa trị
Bài thuốc đông y trị đau lưng
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
Tác dụng chữa bệnh của cây lá gai
Tác dụng chữa bệnh của củ khúc khắc
Tác dụng chữa bệnh của cây khế
Bài thuốc Đông y chữa đau thần kinh tọa
Tác dụng chữa bệnh của giun đất -






(ST)