Tự ý cho trẻ uống kháng sinh và hệ lụy nguy hiểm không thể lường
Hẹ - vị thuốc kháng sinh quý với 10 công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai thế nào cho đúng
D.S Nguyễn Hữu Ðức
Thuốc nói chung cần phải sử dụng an toàn và hiệu qủa. Riêng với kháng sinh là thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi vì nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ đưa đến tác hại rất lớn. Thứ nhất chính thuốc kháng sinh sẽ gây tai biến cho cơ thể ta như dị ứng, nhiễm độc các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy đôi khi rất trầm trọng. Tác hại thứ hai nghiêm trong hơn nhiều là nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây hiện tượng vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Hiện nay các nhà y học rất lo lắng vì thuốc kháng sinh trước đây tỏ ra rất tốt rất hiệu quả trong điều trị thì nay đã bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng.
1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xáx định được có nhiễm khuẩn hay không?
2. Phải chọn đúng loại kháng sinh Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả
3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh
4. Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.
5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày
6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm
Bảo đảm được những điều trình bày ở trên cho thấy sử dụng kháng sinh hợp lý là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức và trình độ chuyên môn. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ
Dùng kháng sinh cho trẻ như thế nào?
Hiện nay dùng kháng sinh chưa đúng và chưa hợp lý một phần do người dân mua kháng sinh còn tùy tiện, đặc biệt là dùng thuốc kháng sinh đối với trẻ em. Sử dụng kháng sinh không đúng ở trẻ em sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ .
Dùng kháng sinh cho trẻ luôn phải lưu ý, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Chúng ta biết rằng đặc điểm sinh lý của trẻ hoàn toàn khác với người trưởng thành, do đó việc dùng thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng cho trẻ không giống như người lớn.
Tại sao phải dùng kháng sinh?
Kháng sinh bao gồm nhiều nhóm khác nhau, cơ chế tác dụng của từng nhóm lên vi khuẩn cũng khác nhau. Tuy vậy trong mỗi một nhóm kháng sinh có nhiều loại biệt dược cùng chung cơ chế tác dụng lên vi khuẩn nhưng đôi khi tác dụng không mong muốn lại không giống nhau. Muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó người bác sĩ khám bệnh phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, cơ chế tác dụng của chúng ra sao (tác dụng chính và tác dụng không mong muốn – tác dụng phụ), đặc biệt khi muốn kết hợp kháng sinh.
Mặt khác liều lượng, hàm lượng của thuốc kháng sinh dùng cho trẻ cũng hoàn toàn khác so với người lớn. Vai trò của kháng sinh đã được xác định rõ là chỉ dùng trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi nấm. Kháng sinh còn được dùng để phòng các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây thành dịch. Người ta cũng có thể dùng kháng sinh trước và sau phẫu thuật để phòng nhiễm trùng bệnh viện. Nếu dùng kháng sinh đúng, hợp lý thì bệnh sẽ chóng khỏi nhưng ngược lại khi dùng kháng sinh không hợp lý, không đúng thì sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em.
Dùng kháng sinh cho trẻ như thế nào?
Tự ý mua kháng sinh không cần đơn thuốc của bác sĩ rất nguy hiểm cho người dùng, nhất là trẻ em. Hầu hết mọi người đều biết kháng sinh là một loại thuốc cực kỳ hữu hiệu dùng để cứu sống trẻ mỗi khi mắc bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây nên nhưng không vì thế mà lạm dụng.
Hiện tượng tự mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ dù không biết thuốc đó là thuốc gì, nhóm nào, tác dụng ra sao và cũng không biết trẻ đang mắc bệnh gì, nghĩa là người mẹ thấy con mình có ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt (người mẹ cảm nhận được do tự phán đoán) là cho dùng kháng sinh.
Việc dùng kháng sinh như vậy thì bệnh không những không khỏi mà có khi còn nặng thêm và đặc biệt nguy hiểm nếu trẻ uống quá liều hoặc bị dị ứng thuốc. Một số thuốc kháng sinh không được dùng cho trẻ nhỏ, nếu cứ tự động mua cho trẻ dùng thì sẽ lợi bất cập hại như chloramphenicol sẽ gây hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh và nếu dùng kéo dài có thể gây ngộ độc cho tuỷ xương là cơ quan tạo máu. Hoặc tetracyclin không được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 8 tuổi.
Kháng sinh nhóm aminozid như streptomycin, gentamycin nếu dùng cho trẻ sơ sinh có thể gây điếc. Hoặc việc dùng thuốc nhóm quinolon cũng phải hết sức cảnh giác với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ do ảnh hưởng đến quá trình phát triển của sụn xương. Vì vậy muốn biết trẻ có nên dùng thuốc kháng sinh hay không và dùng loại nào thì nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa nhi.
Chỉ dùng kháng sinh cho trẻ khi bác sĩ thấy trẻ có các triệu chứng lâm sàng nhiễm khuẩn nghi do vi khuẩn (hoặc vi nấm), ví dụ có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ, đau trong một số bệnh viêm cơ, áp-xe cơ hoặc trong các bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản – phổi…), trong các bệnh về tai, mũi, họng như VA, amidan, viêm tai… hoặc mắc bệnh do virut nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản sau sởi, nhiễm trùng da do thủy đậu.
Ở các cơ sở y tế có điều kiện thì bác sĩ còn cho xét nghiệm xem là trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gì và thực hiện kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chắc chắn trẻ có mắc bệnh nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc kháng sinh gì, mỗi ngày dùng bao nhiêu là đủ, thuốc đó dùng bằng cách nào (uống, tiêm hay đặt hậu môn).
Khi đã có đơn của bác sĩ, người mẹ cần tuân thủ dùng đúng chỉ định, tuyệt đối không tự ý đổi tên thuốc (việc này có thể gặp ở một số quầy thuốc tư nhân, dược tá muốn bán được loại thuốc mình có cho nên cứ tư vấn theo hướng đó để bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân mua thuốc của mình bất chấp người bệnh đã có đơn của bác sĩ).
Trường hợp sử dụng kháng sinh không hoặc kém hiệu quả như do vi khuẩn đã kháng lại thuốc kháng sinh hoặc loại thuốc đó không phù hợp như uống vào buồn nôn, thậm chí bị dị ứng thì trước tiên phải ngừng ngay, không tiếp tục cho trẻ uống loại thuốc đó nữa và báo ngay cho bác sĩ đó khám bệnh và kê đơn biết để được thầy thuốc tư vấn và có hướng xử lý thích hợp.
Những thắc mắc khi cho trẻ dùng kháng sinh?
Khi trẻ bị sốt, đừng vội cho trẻ dùng kháng sinh vì nhiễm khuẩn không phải là yếu tố duy nhất gây sốt. Nếu trẻ không nhiễm khuẩn, kháng sinh chẳng những không có tác dụng gì mà còn gây nhờn thuốc, rất nguy hiểm.
Việc dùng kháng sinh phải tuân thủ đúng chỉ định của các bác sĩ vì
bác sĩ là người biết rõ khi nào cần sử dụng, lựa chọn đúng thuốc, đúng
cách, đủ liều và đủ thời gian. Bên cạnh đó, người trực tiếp sử dụng
thuốc cũng cần có những hiểu biết cơ bản về kháng sinh để sử dụng cho
đúng. Sau đây là những thắc mắc thường gặp của các phụ huynh:
Nghe nói trẻ bị sốt, cảm cúm là do nhiễm trùng, tại sao những trường hợp này không được dùng ngay kháng sinh?
Một số bệnh nhiễm khuẩn thường gây có triệu chứng sốt, nhưng không phải tất cả các trường hợp sốt đều do nhiễm khuẩn. Chẳng hạn, trẻ có thể bị sốt do mọc răng hay cảm nắng. Do vậy, đừng vội cho trẻ dùng ngay kháng sinh mà trước tiên hãy tìm cách hạ nhiệt bằng paracetamol hay đắp trán, lau mình với khăn nhúng nước mát. Còn đối với cảm cúm do siêu vi (còn gọi là virus) gây ra, kháng sinh không có tác dụng chữa trị.
Đối với những trẻ bị viêm mũi, viêm hầu họng, nếu chỉ bị nhiễm siêu vi và chưa có biến chứng thì kháng sinh không có tác dụng. Trong trường hợp này, nếu trẻ bị sốt, chỉ nên cho dùng thuốc hạ nhiệt, kèm theo hút sạch mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%. Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn, nên đưa đến bác sĩ để được định bệnh chính xác và chỉ định cho dùng kháng sinh khi cần thiết. Xin được nhắc lại, cho trẻ dùng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ là an toàn nhất, vì chỉ có bác sĩ mới xác định được trường hợp siêu vi kèm theo bội nhiễm vi khuẩn (triệu chứng viêm nhiễm kéo dài không bớt mà còn có xu hướng ngày càng nặng thêm). Lúc này, rõ ràng dùng kháng sinh là cần thiết.
Việc dùng kháng sinh bắt buộc đủ liều, nhưng tại sao có trường hợp ở mỗi lần khám bệnh, bác sĩ lại cho dùng thuốc với số lần trong ngày khác nhau, có lúc 3 lần/ngày, lần khác lại là 2 lần hoặc 1 lần duy nhất?
Tuy bác sĩ chỉ định cho dùng kháng sinh với số lần trong ngày khác nhau nhưng đều là đúng liều. Có loại kháng sinh bị đào thải ra khỏi cơ thể rất nhanh, phải dùng nhiều lần trong ngày, nhưng có kháng sinh được giữ lại trong cơ thể và duy trì tác dụng lâu hơn, nên chỉ cần dùng một lần duy nhất trong ngày. Như Erythromycin là kháng sinh thông thường phải uống 3-4 lần/ngày, trong khi đó Azithromycin là kháng sinh mới chỉ cần uống 1 lần trong ngày.
Trẻ bị bệnh, bác sĩ chỉ định dùng thuốc 10 ngày, nhưng đến ngày thứ 5 cháu có vẻ hoàn toàn khỏi bệnh, có nên ngưng thuốc không? Nghe nói đợt điều trị nhiều kháng sinh phải 5 ngày trở lên, tại sao v���i một số trẻ bị viêm tai giữa, bác sĩ chỉ cho uống trong 3 ngày?
Nên lưu ý, phải dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các
triệu chứng bệnh như sốt, đau (như đau họng trong viêm họng) nhiều khi
có vẻ hết nhưng tình trạng nhiễm khuẩn vẫn còn, vì vậy cần dùng kháng
sinh đủ thời gian theo đơn thuốc để tiêu diệt hết vi khuẩn. Thông
thường, dùng kháng sinh đủ thời gian là phải 5 ngày trở lên. Tuy nhiên,
một số kháng sinh mới được dùng gần đây có thể rút ngắn thời gian điều
trị. Như Azithromycin có thể dùng trong 3 ngày, cho hiệu quả điều trị
một số bệnh nhiễm khuẩn tương đương với vài loại kháng sinh khác phải
uống trong 10 ngày.
Có phải nếu cho cho trẻ dùng kháng sinh nhầm liều người lớn thì sẽ gây dị ứng như ngứa, nổi mẩn ngoài da?
Trường hợp dùng thuốc quá liều gây tai biến được gọi là ngộ độc thuốc.
Đối với dị ứng thuốc, trong đó có dị ứng kháng sinh, chỉ cần tiếp xúc
với liều thật nhỏ vẫn có thể bị rối loạn này. Có rất nhiều tác nhân
trong môi trường, thức ăn, thức uống có thể gây ra dị ứng, vì vậy trường
hợp vừa nêu không thể khẳng định nguyên nhân gây dị ứng là kháng sinh.
Điều hết sức lưu ý là đối với trẻ, phải dùng thuốc thật đúng liều. Với kháng sinh cũng vậy, tuy rằng nó ít gây tai biến do dùng quá liều so với nhiều thuốc khác.
Theo Sức khỏe đời sống
Dùng thuốc kháng sinh khi bầu bì có an toàn?
Thưa
bác sĩ, tôi đang mang thai và rất băn khoăn về việc sử dụng thuốc kháng
sinh khi đang mang bầu? Liệu có an toàn hay không? Xin bác sĩ giải đáp
giúp.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh khi đang mang thai phụ thuộc vào nhất
nhiều yếu tố, chẳng hạn như đó là loại thuốc kháng sinh gì? Liều lượng
dùng là bao nhiêu? Sử dụng thuốc trong thời gian bao lâu? Và uống thuốc
vào thời điểm nào khi mang thai
Nhìn chung, một vài loại thuốc kháng sinh, có thể sử dụng trong thời gian mang thai mà không gây nên tác dụng phụ hay những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Ví như đó là thuốc kháng sinh Penicilicin, Cephalosporins hay Erythromycin.
Tuy nhiên, những loại kháng sinh như Streptomycin, Quinolones hay Tetracycline lại là những loại thuốc, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc này khi mang thai.
Cũng xin nhắc thêm với bạn rằng, nếu sử dụng thuốc kháng sinh với mục đích chỉ để điều trị những triệu chứng ốm thông thường như viêm họng, sốt…bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Để an toàn, khi mang thai trước khi có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Thuốc kháng sinh nào cho phụ nữ có thai
Thuốc kháng sinh:thuốc kháng sinh là tất cả các hợp chất tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp có tác dụng kháng khuẩn.
Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra như bệnh lao, thương hàn, dịch tả... và được chia thành nhiều nhóm thuốc khác nhau:
- N h o m b e t a - l a c t ami n (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin...).
- Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin...).
- Nhóm teracyclin (doxycylin, minocyclin…).
- Nhóm phenicol (chloramphenicol, thiamphenicol).
- Nh o m ami n o g l y c o s i d (streptomycin, kanamycin...).
- Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin...).
Phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng kháng sinh |
Mỗi nhóm thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn (sự nhạy cảm của thuốc kháng sinh trên vi khuẩn) khác nhau và đáp ứng điều trị với các bệnh lý khác nhau.
Khi vào cơ thể, các thuốc kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ như: dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy… hoặc thậm chí nghiêm trọng như sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong!
Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây ra rối loạn cân bằng tạp khuẩn đường ruột và nhiễm nấm candida ở da, miệng, ruột…
Sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai:hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra có thể là khuyết tật, dị dạng hay thậm chí tử vong thai nhi.
Đối với phụ nữ có thai, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:
Nhóm có thể dùng (chỉ định): gồm có beta-lactamin, macrolid.
Nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, “hội chứng xám ở trẻ em”), tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em…), aminoglycosid (gây điếc…), quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp).
Nhóm thuốc dùng thận trọng: rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ), nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol, trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).
Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường: trọng lượng cơ thể tăng lên, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng nhanh... Vì vậy, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi.
Khi sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai cần chú ý đến liều dùng đáp ứng yêu cầu điều trị.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải luôn được sự chỉ định của thầy thuốc (sau khi đã xác định bệnh lý và dạng vi khuẩn gây bệnh), cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra những chủng vi khuẩn lờn thuốc. Trong quá trình điều trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.
(Theo DS. MAI XUÂN DŨNG // Suckhoe & Doi song)
Một số sai lầm thường gặp khi dùng kháng sinh
Thuốc kháng sinh được ví là “của để dành”, con dao 2 lưỡi. Tuy nhiên nhiều người bệnh ngay cả bác sĩ cũng đang lạm dụng nó, bệnh gì cũng dùng kháng sinh, mà không lường trước hết được hậu quả khôn lường.
Theo một khảo sát mới đây của Bệnh viện Bạch Mai, đối với trẻ dưới 3 tuổi, có tới 90% nhiễm trùng hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm họng, viêm tai) là do virus và không cần điều trị bằng kháng sinh. Nhưng thực tế đa số các em nhỏ vẫn đang phải dùng rất thường xuyên loại thuốc này.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, không chỉ người dùng mà ngay cả bác sĩ nhiều khi cũng kê đơn sai, lạm dụng kháng sinh. Trong khi, kháng sinh là con dao 2 lưỡi, nếu dùng đúng thì có tác dụng tốt. Còn ngược lại, người bệnh có thể gánh những hậu quả khôn lường.
Theo phó giáo sư, một số sai lầm thường gặp khi dùng kháng sinh là:
1. Tự ý dùng thuốc kháng sinh
Bản chất con người không cần thuốc hằng ngày, chỉ cần khi có bệnh. Vì thế, trước hết phải xem bệnh nặng hay nhẹ, có cần thiết phải dùng kháng sinh hay không. Hơn nữa, nếu là bệnh do virus thì có uống bao nhiêu thuốc khác sinh cũng không có tác dụng. Bệnh không khỏi, người lại mệt mỏi hơn.
Khi không cần mà uống vào thì cơ thể mất công thải ra (ở đây là gan, thận). Nhưng trong một số trường hợp có thể gây hại, chất không cần thiết lại vào cho vào, đôi khi ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Không những thế, kháng sinh đưa vào người là để diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng nếu không có nó diệt cả vi khuẩn không gây bệnh, vi khẩn có lợi, gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Viêm ruột do kháng sinh có trường hợp chảy máu, thậm chí tử vong.
2. Dùng kháng sinh liều cao, nhiều loại cho nhanh khỏi
Đúng là bệnh sẽ khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, cần phải biết khi phối hợp với nhau. liều cao thì cũng sẽ tỷ lệ thuận với nguy cơ gặp tác dụng phụ. Kháng sinh lại là con dao 2 lưỡi, nó có tác dụng phụ như: dị ứng, nhẹ thì ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, nặng có thể dẫn đến tử vong, sốc phản vệ. Phản ứng phụ gây dị ứng thì ai cũng có thể thấy nhưng điều không phải ai cũng thấy đó là tiêu chảy và tình trạng kháng thuốc.
Trong đó có lẽ đáng sợ nhất là tình trạng kháng thuốc. Gần đây, nhiều chuyên gia còn lo ngại vi khuẩn kháng thuốc này có thể lây sang cho người khác. Kháng sinh được ví như “của để dành”, dùng khi bệnh nặng, nếu cứ lạm dụng nó thì sẽ đến lúc ngay cả vũ khí cuối cùng này cũng không thể cứu được.
Điều quan trọng nữa là loại thuốc dùng kèm có ảnh hưởng gì không. Thuốc cùng dùng có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của nhau vì thế có khi đơn ít thuốc lại nhanh khỏi.
3. Thấy đỡ bệnh là thôi không dùng
Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng người bệnh đã cảm thấy khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn. Nghĩ đã khỏi nhiều người liền bỏ thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần, bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.
Một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng kháng sinh là phải đúng liều, cao hoặc thấp quá đều không được. Có loại chỉ dùng một liều duy nhất, có loại uống 3 ngày, 5 ngày, 10 ngày, một tháng mới được gọi là đủ liều. Chính vì thế việc uống kháng sinh bao nhiêu ngày mới đủ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, liều uống giờ đây cũng thay đổi, không cổ điển như trước nên nếu bác sĩ không cập nhật kiến thức thì có thể dẫn đến dùng sai liều.
4. Đã dùng kháng sinh thì phải dùng loại xịn
Dùng kháng sinh thế hệ mới, hiệu quả điều trị bệnh thường mạnh hơn, nhanh hơn vì chúng nhạy cảm với nhiều loại vi khuẩn hơn kháng sinh cũ. Tuy nhiên, nó được xem là thứ vũ khí cuối cùng cho người bệnh trong rất nhiều tình huống nguy cấp.
Vì thế, người bệnh không nên lãng phí để tránh hậu quả đáng tiếc. Có không ít trường hợp, bác sỹ đành bó tay nhìn bệnh nhân qua đời vì tất cả các loại kháng sinh mới nhất, mạnh nhất, đắt nhất đều đã bị vô hiệu hóa.
5. Không đỡ thì đổi thuốc
Kháng sinh cũng giống như nhiều loại thuốc cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng, chứ không thể vừa uống, bệnh đã khỏi. Nhiều cha mẹ cho con uống thuốc chưa hết liều nhưng thấy con không có dấu hiệu thuyên giảm thì yêu cầu bác sĩ đổi thuốc ngay. Điều này là không nên, tránh gây nhờn thuốc.
Nếu thuốc không có tác dụng thì cần xem xét đến các khía cạnh như: đã tuân thủ đúng liều chưa, việc chẩn đoán, kê đơn đã đúng bệnh chưa, khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể…
(ST)