Thuốc uống chữa bệnh sỏi thận an toàn, hiệu quả cao

Thuốc uống chữa bệnh sỏi thận an toàn, hiệu quả cao. Sỏi thận là bệnh không hiếm gặp (hơn 100.000 người bị mỗi năm ở Pháp), gây cảm giác sợ hãi cho người bệnh khi được phát hiện. Ai đã nếm phải cơn đau quặn do sỏi thì không thể nào quên.




CHỮA SỎI THẬN THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?


Dưới đây là giải thích của giáo sư Christian Saussine, thuộc chuyên khoa Niệu, BV Strasbourg (Pháp), về những nguy cơ và cách phòng tránh sỏi thận.

Tại sao bị sỏi thận?

Sỏi hình thành từ sự kết tụ những chất hữu cơ và chất khoáng. Khi một số hợp chất có trong nước tiểu với lượng vượt mức, không thể hòa tan và cuối cùng tạo nên sỏi với những đường kính khác nhau. Những viên sỏi ấy có thể rất nhỏ, được thải ra theo nước tiểu mà ta không thể nhận biết. 3/4 sỏi thận có chất nền là oxalate calcium. Khoảng 10% đến 12% sỏi thận có chất nền là acide urique, số khác hình thành do nhiễm khuẩn niệu.


Triệu chứng

Triệu chứng chính là cơn đau buốt đặc trưng, xuất hiện đột ngột ở vùng hố thắt lưng, rồi lan sang niệu quản đến tận cơ quan sinh dục ngoài. Không một tư thế nào giúp dịu cơn đau, ngược với những bệnh lý khác. Cơn đau này tương ứng với sự tăng áp lực ở phía trên sỏi, bị kẹt trong niệu quản. Ngoài ra, sỏi còn chặn nước tiểu, gây tăng huyết áp.

Giải pháp dập tắt cơn đau?

Thuốc kháng viêm không steroide thường tỏ ra rất hiệu quả. Nếu không đủ, bác sĩ sẽ cho dùng morphine.

Nếu sỏi không được thải ra một cách tự nhiên?

Có nhiều cách trị liệu. Thông dụng nhất là tán sỏi từ ngoài cơ thể, sỏi được nghiền thành nhiều mảnh nhỏ để bài tiết dễ dàng hơn. Có thể cần một hay hai đợt điều trị, đôi khi không cần gây tê.

Nếu phương pháp trên tỏ ra kém hiệu quả?

Bạn phải nhờ đến những phương pháp mạnh hơn. Chuyên viên sẽ phá sỏi bằng cách xâm nhập trực tiếp vào niệu quản hay thận. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ là giải quyết tạm thời vấn đề chứ chưa giải quyết được tận gốc, chính là nguyên nhân hình thành sỏi.

Xử lý, dù chúng chưa gây triệu chứng?

Có những loại sỏi gây tổn hại trầm trọng về lâu dài, có thể làm suy thận, vì vậy phải xử lý sớm.


Cách nào ngăn ngừa?

Không có phương pháp nào hiệu quả 100%, nhưng lối sống giữ một vai trò đáng kể. Phần lớn, (3/4) sỏi được loại thải một cách tự nhiên.

Nếu sỏi có chất nền là oxalate calcium: cần uống nhiều nước, ít ra hai lít/ngày. Liều calcium hấp thụ mỗi ngày không được vượt quá 1.000 mg, bao gồm tất cả mọi nguồn. Nhưng calcium có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể, vì vậy không nên kiêng cữ thái quá. Hạn chế tiêu thụ oxalate, có nhiều trong chocolat, nhưng vẫn có thể ăn một miếng nhỏ mỗi ngày. Ăn mặn vừa phải, vì sodium có tác dụng kéo calcium theo nó vào nước tiểu. Chỉ nên ăn thịt một lần mỗi ngày.

Nếu sỏi có chất nền là acide urique: uống nhiều nước, nhất là nước giàu bicarbonate, giảm ăn lòng động vật, ăn ít thịt.

Nếu sỏi liên quan đến nhiễm khuẩn niệu, cần loại bỏ mọi yếu tố thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn.

Y học cổ truyền cho rằng Kim tiền thảo là thảo dược vàng trong điều trị tận gốc bệnh sỏi thận. Thuốc cốm SIRNAKARANG bào chế từ cao Kim tiền thảo giúp làm tan sỏi và đào thải sỏi một cách tự nhiên và dễ dàng ở bệnh sỏi đường tiết niệu như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Sirnakarang tác động đa cơ chế, ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra.


Điều trị thành công bệnh sỏi thận bằng phương pháp mới

Những năm gần đây bệnh sỏi thận đã và đang được sự quan tâm của y học hiện đại cũng như y học cổ truyền.

 5,43%, tỷ lệ mắc sỏi ở nam giới chiếm 69,39%, ở nữ giới là 30,61% và độ tuổi mắc bệnh từ 25 đến 60 tuổi. Chính vì vậy, trong những năm gần đây bệnh sỏi thận đã và đang được sự quan tâm của y học hiện đại cũng như y học cổ truyền.

BS. Hồ Phi Đông, Phó trưởng khoa Nội B, Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An cho biết, cùng với sự phát triển của nhiều kỹ thuật mới (xét nghiệm, siêu âm, X.quang) việc chẩn đoán sỏi niệu quản ngày càng chính xác, điều trị nội khoa sỏi nhỏ ở đường tiết niệu đã có nhiều tiến bộ.

Tháng 12/2011, Bệnh viện triển khai và điều trị cho những bệnh nhân bị sỏi thận bằng phương pháp mới là dùng máy tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích định vị viên sỏi bằng máy siêu âm. Phương pháp này được đánh giá là hướng điều trị an toàn, hiệu quả. Liệu trình điều trị là một lần tán khoảng 45 phút, trong quá trình tán, bác sỹ sẽ theo dõi trên máy siêu âm để biết sỏi ở trong thận bệnh nhân đã biến đổi như thế nào (sỏi to bị bể đôi, sỏi nhỏ sẽ tan thành mùn). Sau khi tán xong, bệnh nhân được điều trị kết hợp dùng thuốc nam, 20 ngày sau được kiểm tra lại tình trạng bệnh và có hướng điều trị tiếp theo.

Theo thống kê của Bệnh viện, tính đến tháng 9/2012 bệnh viện đã điều trị thành công được 156 bệnh nhân (kể cả bệnh nhân dùng thuốc). Tìm hiểu thực tế cho thấy, qua quá trình điều trị và kết hợp dùng thuốc nam không gây hiện tượng đau đớn cho bệnh nhân, sức khoẻ ổn định, ăn uống bình thường, khi tiểu tiện bệnh nhân không còn hiện tượng gây khó đái, đái buốt, đau. Bệnh nhân Trần Hoàng Hiệu (62 tuổi), khối 11, thị trấn Quỳ Hợp chia sẻ: “Tôi vào Bệnh viện để điều trị bệnh khớp, tuần hoàn não… sau khi siêu âm phát hiện tôi bị sỏi thận (không có biểu hiện triệu chứng của bệnh sỏi), kích cỡ 1,6cm. Tôi được bác sỹ tư vấn về tình trạng bệnh và thực hiện điều trị bằng phương pháp mới này. Trong quá trình tán sỏi nhìn qua màn hình siêu âm tôi thấy lúc tán lần 1 xong kích cỡ viên sỏi giảm xuống 1,2cm và sau khi tán lần 2 sỏi bể đôi và vỡ ra thành nhiều mảnh. Hiện nay tôi đang điều trị kết hợp uống thuốc Nam và cảm thấy sức khoẻ tiến triển tốt”.

Bệnh nhân Quán Thị Tuất (42 tuổi), thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu kể: “Tôi bị sỏi thận đã 20 năm, đã từng đi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Châu và xuống tán sỏi ở Bệnh viện 115 Nghệ An nhưng không khỏi. Sau khi biết thông tin Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An có điều trị sỏi thận bằng phương pháp mới tôi đã vào đây khám và điều trị. Lúc siêu âm xác định là bị sỏi niệu quản 0,9cm và sỏi thận phải 0,8cm. Hiện giờ tôi đang được điều trị bằng phương pháp tán sỏi và uống thuốc Nam, tôi thấy sức khoẻ đã khá lên”.

Sỏi tiết niệu nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng cho thận: thận ứ nước, ứ mủ, viêm thận, suy thận, tăng huyết áp có thể dẫn đến tử vong. Như vậy, cách tốt nhất để hạ tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng là phòng bệnh và tiến hành điều trị càng sớm, càng chuyên sâu càng tốt. Khuyến cáo đối với những bệnh nhân sỏi thận nên tăng cường uống nước (khoảng 1,5 - 2 lít), không nên ăn nhiều chất cay, nóng, uống thuốc Nam để làm mềm sỏi. Người không có yếu tố nguy cơ chủ yếu thay đổi lối sống, từ bỏ thói quen xấu, độc hại (uống ít nước, ăn cay…) nên có chế độ ăn uống điều độ, hợp vệ sinh để có một cuộc sống lành mạnh về tinh thần và con người.

Bài thuốc cho người mắc bệnh sỏi thận

Uống nhiều nước chanh không chỉ giúp giải khát mà còn là 1 cách đơn giản để chống lại sự lắng đọng sỏi ở những người bị sỏi thận.

Uống nhiều nước chanh không chỉ giúp giải khát mà còn là 1 cách đơn giản để chống lại sự lắng đọng sỏi ở những người bị sỏi thận.

Sự lắng đọng và kết tủa dần dà của sỏi có thể xảy ra qua thời gian dài không riêng gì mùa nóng. Tuy nhiên, vào mùa nóng, lượng nước mất qua đường mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng thiếu nước, nước tiểu đậm đặc hơn nên dễ có khuynh hướng tạo sỏi và những viên sỏi đang tồn tại dễ phát triển.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình Xquang hoặc siêu âm.

Nguyên nhân

Sỏi thận được tạo thành khi hội đủ những yếu tố: (1) lượng nước tiểu ít, (2) nước tiểu có nồng độ cao một số chất có khuynh hướng lắng đọng như: oxalat, calci, acid uric, (3) không có đủ những chất có khả năng hòa tan những chất này để ngăn ngừa sự kết tủa.

Uống nhiều nước chanh có thể chữa được sỏi thận


Nước chanh chữa sỏi thận

Quan trọng nhất trong số những chất có chức năng hòa tan nhiều loại chất khoáng có khuynh hướng kết tủa thành sỏi là citrate và quả chanh là nguồn rau quả tự nhiên có hàm lượng cao nhất hoạt chất này.

Một nghiên cứu tại Trung tâm sỏi thận tổng hợp Trường Đại học California ở San Diego cho biết: uống nước chanh hàng ngày là một phương pháp đơn giản để chống lại việc tạo thành những viên sỏi ở thận hoặc đường tiểu. Theo TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm, uống 120ml nước chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày đã giảm tỉ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã bị sỏi thận.

Trước đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Duke cũng cho thấy uống nước chanh có vai trò ngăn chặn việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm này, 12 bệnh nhân sỏi thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng ngày trong 4 năm. Kết quả cho thấy những người này đã giảm đi hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số này phải dùng thêm thuốc để điều trị sỏi trong suốt thời gian trên.

Ngoài citrate, thường uống nước chanh còn có tác dụng cung cấp lượng nước đủ để giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước tiểu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ để có tối thiểu từ 1,5 - 2 lít nước tiểu mỗi ngày.

Tránh ăn mặn và quá nhiều chất đạm

Ngoài việc uống nước chanh, tránh ăn mặn và không nên ăn quá nhiều chất
đạm là 2 yêu cầu quan trọng đối với người bị sỏi thận. Muối ăn gia tăng nguy cơ lắng đọng sỏi. Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh những thực phẩm công nghiệp có hàm lượng muối cao và giảm muối trong nêm nếm. Ăn nhiều đạm vừa buộc thận phải làm việc quá sức vừa làm gia tăng một số chất cặn bã có khuynh hướng lắng đọng trong nước tiểu. Do đó, người bị sỏi thận không nên ăn quá 100g cá, thịt mỗi ngày.

Chữa bệnh sỏi thận bằng chuối hột

Quả chuối hột tròn dài, lúc chín màu vàng, có nhiều hột màu đen, ăn ngọt. Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc” (NXB Y học - 1963), lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng, chữa cả chứng tiêu khát.

Nước sắc quả chuối hột dùng chữa bệnh đái rắt; lá và vỏ quả chuối khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng. 

Ngoài ra, quả và cây chuối hột còn chữa được sỏi thận, đái tháo đường, hắc lào, táo bón, sốt, cảm...

Để chữa sỏi thận, lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa cà phê bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền 2-3 tháng. Để chữa bệnh đái tháo đường, đào lấy củ cây chuối hột rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Hoặc chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc, lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) để uống.

Để trị bệnh hắc lào, dùng quả chuối hột còn xanh cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương liên tục 7-8 ngày. Với trẻ táo bón, lấy 1-2 quả chuối hột chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội, cho ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được. Khi cảm, sốt, đào lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy một chén nước cho uống...

Công dụng tán sỏi thận của kim tiền thảo

Ngoài giải pháp mổ sỏi, nhiều trường hợp có thể tán sỏi từ bên ngoài cơ thể bằng phương tiện kỹ thuật như laser, siêu âm… Một số bệnh nhân chọn cách uống thuốc làm tan sỏi. 

Một số cây thuốc có tác dụng tán sỏi, ví dụ kim tiền thảo. Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate. Vì vậy người bệnh cần được chẩn đoán, chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết đã vướng loại sỏi nào, trước khi quyết định dùng kim tiền thảo. 

Kim tiền thảo có hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate, không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi. Ảnh: gxyyzwy

Tác dụng của kim tiền thảo không dựa vào cơ chế lợi tiểu. Người dùng thuốc vì thế nên kết hợp kim tiền thảo với một vài dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ, như râu mèo, râu bắp, atiso... để tăng tiến độ đào thải acid uric qua đường tiểu. Quan trọng phải uống nước cho đủ, nhất là trong giờ làm việc và thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu. Gặp được thầy hay, thuốc tốt mà quên uống nước thì chỉ giúp cho sỏi đóng cứng đâu đó dọc đường tiết niệu. 

Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, chất đạm lecithin trong đậu nành có khả năng phá vỡ cấu trúc của sỏi để viên sỏi thành sạn cát rồi theo dòng nước tiểu  ra ngoài. Không chỉ người mang sỏi thận, ngay cả người có cơ tạng dễ bị sỏi thận cũng nên có chế độ dinh dưỡng ít nhiều theo kiểu “ăn chay” với đậu hủ, sữa đậu nành không đường… Không cần mỗi ngày nhưng nếu dùng từng đợt nhiều ngày trong tháng càng hay, nhất là trong thời gian được điều trị bằng cây thuốc.

Chữa sỏi thận bằng thuốc không quá khó. Khó là làm sao để đừng có thêm viên mới sau khi tán được viên sỏi đã có, khoáng chất đừng kết tủa thành sỏi nếu đường tiết niệu còn hanh thông. Nếu không thay đổi được một số tật xấu trong chế độ dinh dưỡng, trong nếp sinh hoạt, chẳng hạn uống bia nhiều hơn uống nước, ăn thịt nhiều hơn dùng rau, thì thầy thuốc giỏi cũng đành bó tay.

Người bệnh cần được theo dõi qua tiêu chí khách quan như siêu âm để xác minh thay đổi về kích thước, vị trí của viên sỏi cũng như xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận.

Ngừa sỏi thận - Nước cam tốt hơn nước chanh


Một cốc nước cam mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự tái phát bệnh sỏi thận tốt hơn các loại nước cùng họ khác như chanh - khám phá của các nhà nghiên cứu trung tâm y tế Tây Nam UT (Mỹ).


Phòng ngừa sỏi thận hiệu quả khi uống nước cam hằng ngày.









Một cốc nước cam mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự tái phát bệnh sỏi thận tốt hơn các loại nước cùng họ khác như chanh - khám phá của các nhà nghiên cứu trung tâm y tế Tây Nam UT (Mỹ).

Những phát hiện này chỉ ra rằng mặc dù nhiều người cho rằng tất cả các loại nước hoa quả họ cam quýt đều giúp chống sỏi thận, tuy nhiên không phải tất cả đều cho hiệu quả như nhau.

Việc kiểm soát về mặt y học sự tái phát bệnh sỏi thận đòi hỏi chế độ ăn kiêng và những thay đổi về thói quen sống cũng như điều trị như việc thêm vào cơ thể muối Kali citrate, chất đã được chứng minh có thể giảm tỷ lệ hình thành sỏi thận mới ở bệnh nhân sỏi thận.

Nhưng nhiều bệnh nhân lại không dung nạp Kali citrate bởi nó có tác dụng phụ tới dạ dày-ruột, theo lời của TS Clarita Odvina, Giáo sư cộng tác của khoa Nội, trung tâm Charles và Jane cho nghiên cứu lâm sàng và chuyển hóa Khoáng và cũng là người đứng đầu nghiên cứu này. Trong những trường hợp như thế, việc bổ sung chất citrate (có trong nước cam) có thể được xem như một loại “thuốc”.

"Nước cam trong tương lai có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh sỏi thận và có thể được coi là một lựa chọn cho các bệnh nhân không dung nạp chất kali citrate", TS Odvina cho biết.

Tất cả nước ép từ họ cam quýt đều chứa chất citrate, tuy nhiên một vấn đề không mấy dễ chịu chính là axit citric làm nên vị chua của các loại quả này. Các nhà nghiên cứu đã so sánh nước cam với nước chanh và đã tìm ra rằng các thành phần đi kèm với citrate (ion kali hay ion Hydro) có thể có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ hình thành sỏi thận mới.

Sỏi thận phát triển khi nước tiểu quá đặc, gây ra các khoáng và hóa chất khác trong nước tiểu kết nối với nhau. Qua thời gian, những tinh thể này liên kết với nhau và phát triển thành sỏi.

13 người tình nguyện (có tiền sử sỏi thận và không) được chia thành 3 nhóm: nhóm chỉ uống nước cất; một nhóm uống nước cam và một nhóm uống nước chanh với liều lượng là 400g/3 lần/ngày trong các bữa ăn. Họ cũng phải duy trì một chế độ ăn kiêng ít calci và oxalate. Mẫu nước tiểu và máu được lấy vào khoảng thời gian nghỉ trong mỗi nhóm.


Bài thuốc chữa sỏi thận từ lá cây thiên nhiên

Bài 1: Lá ngò gai, lấy chừng 01 nắm, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 03 chén nước, sắc còn lại 8 phân, ngày uống 3 lần: sáng, tối và đi ngủ, trước bữa ăn. Uống như vậy liên tục, nam uống 7 ngày, nữ uống 9 ngày, thì tiểu ra hết sạn trong bọng đái, nếu còn nhỏ thì sẽ tiêu mất. Bài thuốc này rất hiệu quả, đã có nhiều người dùng và đều cho kết quả tốt.

Bài 2: Trái
chuối hột giú chín, đãi ra lấy hột, chừng 1 chén, đem phơi khô, rang cho cháy, tán thành bột, đi đâu đem theo, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống từ 10 ngày đến 20 ngày sẽ tiêu ra hết.

Bài 3: Lá thúi địch, loại lá xanh giống như lá sâm, hái 01 nắm lớn, rửa sạch, đâm vắt nước uống sống mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 ngày đến 20 ngày trở đi sẽ hết.

Bài 4:
bông bụp lồng đèn theo hàng rào, hái 01 nắm, đâm, để chút muối, chế thêm nước lạnh, vắt cho sệt sệt, ngày uống 2 lần, uống trong 15 ngày sẽ tiêu ra hết.

Bài 5: Lá trầu bà loại lá lớn, hái chừng 5-10 lá, bỏ vô nồi sắc 3 chén còn 1 chén, uống chừng 10 ngày, sẽ tiêu ra hết. Còn xác thì nấu thế
nước trà uống thường xuyên cho nó tiêu, không tái phát.

Bài 6: Trái khóm, khoét lỗ, nhét phèn chua vô ruột, nướng chín, vắt nước uống ngày vài lần sẽ hết. Chỉ uống khoảng 15 phút là hết đau liền.

Bài 7: Đọt tre mỡ, rễ tranh, râu bắp, lấy mỗi thứ 01 nắm, sao khử thổ, sắc 03 chén còn 01 chén, uống trong 3 tuần sẽ hết.

Bài 8: Hột
chuối hột chín, đãi ra, đem rang cho vàng, lấy 01 nắm, sắc 03 chén còn 8 phân, uống sẽ hết

Bài 9: Vỏ sầu riêng, xắc mỏng, phơi khô, sao, cắt lá mã đề, nấu chung, sắc uống chừng 7 lần, tiểu ra hết.

Bài 10: Dây hàn the, cắt đem phơi khô, sao khử thổ, mỗi ngày nấu 01 nồi, nấu cho kẹo lại, uống liên tiếp trong vòng một tháng sẽ tan sạn.

Bài 11: Đọt gòn còn non, mỗi ngày đâm vắt nước, uống 1 tô, uống trong một tháng, tiểu ra sạn từ từ, và sau khi uống, chụp hình lại sẽ thấy kết quả không lường được. Hiệu nghiệm trăm phần trăm.

Bài 12: Cây bông nở ngày (bông tròn màu tím), chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.

Bài 13: Trái
chuối hột non (chuối chát), đâm vắt lấy nước chừng 1 ly, để chút muối uống liên tục, sẽ đái ra hết hoặc sạn sẽ tiêu.

Bài 14: Rau om, độ một nắm, đâm nhuyễn, đỗ nước, vắt lấy nước cốt chừng hai phần chén. Chặt ngang rồi khoét lỗ cây chuối hột, đỗ nước cốt rau om vô lỗ cây chuối hột, lấy chén đậy lại 1 đêm. Sáng ra lấy nước để vô chai, ngày uống 03 lần. Nếu đau nặng, chặt uống chừng 5 cây, làm như vậy sẽ kết quả. Bài thuốc này áp dụng để trị sạn thận, đau nhức, tiểu khó khăn.

Bài 15: Đập 02 hột vịt, lấy lòng trắng hòa với chút
rượu trắng, uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả trăm phần trăm. Bài này áp dụng để điều trị đau nhức 2 bên trái thận, đi đứng khó.

Bài 16: Bột ngọt 01 muỗng cà phê, một chút muối, một chút đường, hòa với nước lạnh, cho uống sẽ hết liền. Áp dụng trong trường hợp đau thận làm ngất xỉu. Lưu ý: chỉ uống một lần thôi

Bài 17: Một trái khóm, nướng cho chín, vắt nước vô 2 tròng đỏ hột gà, quậy cho đều, ăn vài lần sẽ hết. Bài này rất công hiệu trong việc thận nhức, thận đau.

Bài 18:
dâu tằm ăn, hái lá non, giã ra, vắt nước, còn lá già, sao khử thổ, sắc uống sẽ hết. Bài thuốc này dùng trong trường hợp tiểu đêm (độc vị)

Bài 19 -
Thuốc bổ thận: Hột mận phơi khô chừng 01 ký, bỏ vô ngâm với 1 lít rượu trắng độ 7 hôm, uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm, uống chừng 10 ngày.

Bài 20 - Thông tiểu, hạ nhiệt: Rễ cây Sâm Đất (cây nổ, có hoa màu tím, có trái chín đen khi thả xuống nước nổ lụp bụp) nấu nước uống với lá sâm dứa thơm như uống nước trà. Dùng thay cho nước lọc càng tốt giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, uống lâu ngày da dẻ mịn màng, không có tác dụng trị sạn thận nhưng dùng lâu ngày ngăn nguy cơ sạn thận. Cây này có thể phơi khô để bảo quản sử dụng lâu ngày.






Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Bệnh sỏi thận khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
Ăn kiêng cho người bị sỏi thận
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa -






(ST)