Mẹo nhỏ giúp trẻ đi tiêm phòng về không sốt chỉ với lá tía tô
Nam giới có cần tiêm phòng Rubella?
Bé bị sốt sau khi đi tiêm phòng nên xử lý như thế nào?
em có thai được 4 tháng ,em phải tiêm phòng chưa ? và em phải tiêm vào tháng thứ mấy? (nguyễn thị thư)
Trả lời:
Bạn nên chăm đến gặp bác sĩ khi mang thai
Để được mẹ tròn con vuông, một trong những việc quan trọng nhất là theo dõi chặt chẽ thai kỳ bằng cách đi khám ít nhất 3 lần. Với các trường hợp có thai sau khi điều trị vô sinh, điều này càng trở nên cần thiết nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời những bất thường có thể xảy ra.
Mục đích của khám thai định kỳ là theo dõi sự phát triển, thay đổi của mẹ hay tình trạng bệnh lý của mẹ như cân nặng, ăn uống, nám mặt, sạm da, cao huyết áp do thai, bệnh tim mạch... và phát hiện những bất thường của thai.
Thai kỳ phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được gọi là 1 tam cá nguyệt, tương ứng với 13 tuần.
- Tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu): Từ khi mang thai đến khi thai tròn 3 tháng. Đây là thời kỳ hình thành và hoàn thiện các cơ quan của thai nhi.
- Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): Là giai đoạn tăng trưởng, nếu tình trạng thai chậm phát triển xảy ra trong thời kỳ này thì thường rất nặng.
- Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): Là giai đoạn tăng trọng, thường xuất hiện những biến chứng của thai kỳ như cao huyết áp do thai, tiền sản giật, chảy máu âm đạo do nhau tiền đạo...
Lịch khám tùy thuộc vào tuổi thai hay các vấn đề của từng tam cá nguyệt. Lần khám đầu tiên bắt đầu vài ngày sau khi mất kinh hay trễ kinh. Đây là lần khám rất quan trọng, nhất là với những người từng sẩy thai trước đó, vì bác sĩ sẽ tập trung đánh giá sức khỏe của mẹ và xác định vấn đề mang thai. Từ đó đến khi được 28 tuần, thai phụ sẽ đi khám 4 tuần/lần, tiếp theo là giai đoạn khám 2 tuần/lần (đến 36 tuần tuổi). Giai đoạn cuối cùng, thai phụ phải đến gặp bác sĩ hằng tuần. Với những thai kỳ có vấn đề như ra huyết, dọa sinh non, mẹ có bệnh lý..., bác sĩ sẽ cho lịch khám riêng.
Trong quá trình khám thai, người mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván với 2 mũi, cách nhau 1 tháng, mục đích là phòng ngừa uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh, mỗi mũi tiêm ngừa cách nhau 1 tháng.
Các xét nghiệm cần làm trong thai kỳ gồm: xét nghiệm nhóm máu, Hemoglobin (xác định tình trạng thiếu máu, thiếu sắt), đường trong máu, bệnh lây truyền qua đường tình dục (như viêm gan B, giang mai, HIV, lậu...).
Thai nghén không buộc người mẹ từ bỏ mọi hoạt động bình thường. Họ vẫn có thể đi làm, tập thể dục buổi sáng, chơi các môn thể thao nhẹ. Nhưng nếu bị dọa sẩy thai hay có tiền căn sẩy thai liên tiếp, nên nghỉ ngơi tuyệt đối và có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Trong ba tháng đầu và sau tháng thứ 8, nên tránh quan hệ vợ chồng hay đi xa, để phòng sẩy thai hay chuyển dạ sinh bất ngờ. (Theo sk&đs )
Ngoài ra bạn cần lưu ý:
Trong khi mang thai nên tiêm phòng Cúm (Flu vaccine) nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa Cúm ( từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm kế ). Sau đó mỗi năm nên chích ngừa Cúm.
Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai cần được cân bằng, nhiều chất đạm, ít chất béo, tức không ăn nhiều mở. Nên ăn thịt nạt, không mở. Nên ăn nhiều rau cải tươi, trái cây để có nhiều chất sơ (fiber), chất Calcium, chất sắt, các sinh tố nhất là sinh tố A, C. Nên uống thêm sinh tố dành cho phụ nữ có thai, trong đó có Folic acid. Nên uống Folic acid là sinh tố cần thiết cho sự thành lập tế bào của bài thai và ngừa tật dị dạng ở não và tủy sống như tật không có não bộ (anencephaly), nứt đốt sống (spina bifida). Trước khi có thai nên uống Folic acid 400mcg (400 microgram) mỗi ngày, khi có thai có thể uống 800mcg mỗi ngày cho đến hết 3 tháng đầu cuả thai kỳ. Chị nên bắt đầu uống ngay bây giờ khi chuẩn bị có thai. Trước khi uống cũng nên hỏi bác sĩ vế số lượng Folic acid vì mổi quốc gia có thể khác nhau về tiêu chuẩn số lượng.
Không được uống rượu hút thuốc. Cũng tránh đừng gần người hút thuốc, trong nhà không nên có người hút thuốc. Cũng nên kiêng cà phê. Nếu cần uống thuốc gì thì phải báo cho bác sĩ biết trước. Bạn có thể tiêm tại các bệnh viện bà mẹ trẻ em hay phụ sản hay bệnh viện lớn tại nơi bạn sinh sống.
Trên đây là những giải đáp căn bản cần thiết cho các câu hỏi của bạn nhưng bạn cũng nên đến khám bác sĩ gia đình và bác sĩ sản khoa để được khám và tư vấn chi tiết cụ thể vì sự sinh sản của phụ nữ rất quan trọng, cần phải được theo dỏi, tư vấn ngay từ đầu cho đến sau khi sinh.
Lịch tiêm phòng đối với thai phụ.
Tôi đang mang bầu tuần thứ 16, tôi chưa tiêm phòng gì cả .Vậy tôi muốn hỏi lịch tiêm phòng cho phụ nữ có thai như thế nào và cần tiêm những vacxin gì? Nên tiêm phòng từ tuần thứ mấy và tiêm đến khi nào? 2, Bác sỹ kê đơn cho tôi uống canxi corbiere dạng ống và viên uống Obimin nhưng tôi thường xuyên bị táo bón. Vậy tôi muốn hỏi cần bổ sung những gì và có cần uống thêm vitamin C để hạn chế đi táo nữa không và nếu bổ sung thì liều lượng ra sao? (Bùi Tuyết Hồng)
Trả lời:
Chúng tôi xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau:
I. Lịch tiêm phòng đối với thai phụ:
Sách chuẩn quốc gia ở nước ta quy định về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ như sau:
1. Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
2. Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
3. Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5
4. Thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
5. Thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêâm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
Như vậy, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.
Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra, phát triển trong mô hoại tử của những vết thương bẩn và trong dây rốn nếu như cuộc sinh không sạch. Tạo miễn dịch bằng biến độc tố uốn ván - độc tố đã bị mất hoạt lực. Mọi trẻ đều cần được tiêm biến độc tố uốn ván vào tuần thứ 6, 10 và 14 sau sinh.
II. Điều trị táo bón cho thai phụ trong thời kỳ mang thai:
Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùngthuốc nhuận tràng.
Táo bón có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên cả người và động vật cho thấy, giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng gây ra táo bón trong giai đoạn này. Các nguyên nhân khác bao gồm uống viên sắt để bù sắt, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý.
Về điều trị, cần khuyên người bệnh tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ và có chế độ vận động phù hợp.
Các chất xơ từ ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Với những biện pháp không dùng thuốc này, biểu hiện táo bón thường bắt đầu giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần.
Thuốc chống táo bón cần được sử dụng khi những biện pháp nêu trên không tác dụng, các thuốc này thường có hiệu quả tương đối sớm, sau 1-3 ngày. Nhiều loại thuốc chống táo bón có thể được sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai như: sorbitol, lactulose, polyethylene glycol, senna (cây muồng)... Tuy nhiên, sorbitol và lactulose có thể gây chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, do có chứa cả đường galactose và lactose nên lactulose cần được dùng thận trọng ở những người bị tiểu đường. Các thuốc tránh dùng cho phụ nữ có thai bao gồm dầu thầu dầu (vì có thể gây co cơ tử cung) và các loại muối tăng thẩm thấu như magne sulfate (vì có thể gây rối loạn nước, điện giải.
III. Thông tin thuốc bạn đang sử dụng:
1. Canxi corbiere:
Khi mang thai cơ thể bạn sẽ cần một lượng canxi rất lớn. Trong 2-3 tháng đầu nhu cầu là 800mg, nhưng ba tháng giữa là 1.000mg, ba tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển. Để bổ sung canxi hợp lý, bạn có thể dùng các lọai thức ăn giàu canxi hoặc thêm thuốc uống.
Canxi là thành phần có sẵn trong các thực phẩm ăn uống hằng ngày. Những loại thực phẩm chứa nhiều canxi như: cua đồng (5.040mg%, tức có 5.040mg canxi trong 100g cua); tôm đồng (1.120mg%); sữa bột (939mg%), sữa bò và dê tươi (147mg%). Trong các loại thức ăn thực vật thì vừng (1.200mg%), rau cần (325mg%), cà rốt (323mg%) sữa bột đậu nành (224mg%)...
Tuy vậy không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được hết. Tùy theo loại thức ăn, ví dụ sữa bò có lượng canxi cao hơn trong sữa mẹ nhưng lại khó hấp thu hơn. Cũng tùy cơ thể mỗi người, tùy thành phần của phospho và vitamin D mà sự hấp thu canxi nhiều hay ít. Vì vậy việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem quá mức. Chọn thức ăn có nhiều canxi là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai. Khi dùng thuốc khó khăn, việc bổ sung canxi trong thực phẩm là ưu tiên trong lựa chọn của bạn.
Có thể cung cấp canxi cho cơ thể bằng các loại thuốc có canxi. Thuốc chứa canxi có nhiều loại khác nhau như: Calcium corbière, Calcium Sandoz, Tonicalcium, Calcifort, Calci D, …
Tuy nhiên mọi thứ thuốc và cách dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh quá liều có thể dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết quá mức và lượng canxi dư thừa dễ tạo thành sỏi đường tiết niệu.
2. Obimin
Obimin đáp ứng nhu cầu về vitamine và chất khoáng trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú, thời kỳ mà người phụ nữ thường bị thiếu dinh dưỡng do phải thỏa mãn thêm những nhu cầu của thai nhi, do phải chống lại những tác nhân gây stress trong thời kỳ mang thai, những khó khăn khi sinh nở và cho con bú.
Vitamine B1 : ngăn ngừa hay điều trị bệnh béribéri thường gặp trong lúc có thai và thời kỳ vị thành niên.
Vitamine B6 : ngăn ngừa co giật do thiếu hụt pyridoxine trong thời kỳ vị thành niên, kiểm soát chứng buồn nôn, nôn mửa, viêm dây thần kinh và nhiễm độc huyết trong thời kỳ mang thai.
Các vitamine nhóm B giúp phòng ngừa và hiệu chỉnh sự thiếu hụt vitamine thường gặp trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Các tác nhân chống thiếu máu : giúp ngăn chặn chứng thiếu máu trong thời kỳ mang thai ; phòng ngừa chứng thiếu máu do thiếu chất sắt và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ thứ phát do thiếu folate. Sắt ở dạng ferrous fumarate được hấp thu tốt nhất.
CHỈ ĐỊNH
Bổ sung đầy đủ nguồn vitamine và một số ion tối cần cho sản phụ trong thời kỳ trước và sau khi sanh, và góp phần hiệu chỉnh những tình trạng rối loạn thường gặp trong thời kỳ mang thai như buồn nôn và nôn mửa, thiếu máu, chứng tê phù (béribéri), chứng viêm dây thần kinh và chuột rút.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Mỗi ngày một viên hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.Sinh nở là một hiện tượng sinh lí bình thường nhưng không loại trừ những tai biến bất thường xảy ra trong thai kì. Để tránh những nguy cơ như đẻ non, thai chết lưu,… sản phụ cần được tiêm các loại vắcxin. Tiêm vắcxin đúng cách sẽ giúp sản phụ và trẻ khi sinh ra sẽ khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt.
1/ Trước khi mang thai
Có rất nhiều căn bệnh nếu được tiêm vắcxin ngay từ ban đầu sẽ giảm đến 100% khả năng mắc bệnh. Trước khi dự định mang thai, bà mẹ phải đến xét nghiệm ở các cơ sở y tế xem có tiền sử nhiễm các bệnh như viêm gan B, thuỷ đậu hay Rubella hay không? Sau đó nếu muốn tiêm phòng các bệnh này cần có sự chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ. Khi tiêm phòng Rubella, tốt nhất 3 - 4 tháng sau mới nên có thai. Cũng có thể tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Cũng như khi tiêm phòng Rubella, sau khoảng 2 tháng tiêm vắcxin phòng cúm mới nên có thai. Vắcxin cảm cúm chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm. Khi tiêm phòng cúm và Rubella mỗi mũi phải cách nhau 1 tuần. Với những phụ nữ đã từng tiêm phòng Rubella, trước khi có thai 3 tháng vẫn nên kiểm tra lại để xem hiệu giá kháng thể chống Rubella có đủ cao hay không.
2/ Trong khi mang thai
Đây là giai đoạn sản phụ cần được chăm sóc kĩ càng nhất để có một thai kì ổn định.
Liều |
Thời gian tiêm |
Thời kỳ bảo vệ |
Hiệu lực bảo vệ |
UV1 |
Càng sớm càng tốt khi có thai |
Không có tác dụng bảo vệ |
|
UV2 |
Ít nhất bốn tuần sau UV1 |
3 năm |
80 – 90% |
UV3 |
Ít nhất sáu tháng sau UV2 |
5 năm |
95 – 98% |
UV4 |
Ít nhất một năm sau UV3 |
10 năm |
|
UV5 |
Ít nhất một năm sau UV4 |
Suốt thời kỳ sinh đẻ |
98 – 100% |
Thông thường chỉ cần 2 liều là hiệu quả đã thấy rõ. Mũi tiêm đầu có thể vào tháng thứ 4-5 của thai kì. Mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất 1 tháng. Nếu quên có thể tiêm cách đó vài tháng nhưng phải trước khi sinh nở 1 tháng. Phụ nữ ở các vùng nông thôn có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao hơn rất nhiều so với các vùng khác. Tuy nhiên không phải ai cũng được phép tiêm phòng uốn ván. Với những sản phụ thể trạng yếu, thiếu cân nặng cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ để quyết định có tiêm vắcxin hay không. Nhiều cơ sở y tế, dịch tễ quy định 1 ngày trong tháng là ngày sản phụ được tiêm vắc xin phòng uốn ván.
Sản phụ cũng có thể tiêm vitamin K theo hình thức tự nguyện 1 tháng trước khi sinh để phòng chảy máu ở sản phụ sau đẻ và suất huyết não ở trẻ.
3/ Những lưu ý khi sử dụng vắc xin
Bên cạnh những vắc xin hoàn toàn vô hại thì có những loại không thể dùng cho phụ nữ đang mang thai như vắc xin chống ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị, lao, Rubella.