Tiểu không tự chủ ở phụ nữ

Bệnh tiểu không tự chủ ở phụ nữ, nguyên nhân và cách điều trị

ón tiểu không tự chủ (Incontience urinaire) là tình trạng rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân và khả năng hoà nhập vào cộng đồng của người bệnh.


Theo kết quả nghiên cứu, có tới gần 20% số chị em trên 35 tuổi có biểu hiện rỉ nước tiểu không tự chủ, trong đó có khoảng 80% là bị són tiểu gắng sức. Đây là một loại bệnh lý hay bị bỏ qua, nhất là với phụ nữ phương Đông thường ngại ngùng khi phải thổ lộ với người cùng giới. Tuy nhiên, chuyện khó nói ấy nếu được nói ra thì việc chạy chữa, khắc phục không có gì phức tạp.

Những nguyên nhân dẫn tới bệnh són tiểu không tự chủ

Theo Bác sĩ Trackoen Gauthier, chuyên khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Pháp, HN thì có 4 nguyên nhân dẫn tới bệnh són tiểu không tự chủ, bao gồm:

- Thứ nhất là són tiểu khi gắng sức, rơi vào 80% chị em mắc bệnh lý và thường xảy ra khi xách một vật nặng, leo cầu thang, chơi thể thao, khiêu vũ, thậm chí cả khi ho mạnh...

- Thứ hai là són tiểu do bàng quang không ổn định, biểu hiện là đột nhiên rất buồn tiểu mà không thể kìm được dù chỉ vài phút. Trường hợp này có thể dẫn đến rỉ nước tiểu (đái gấp) dù chỉ cần nghe tiếng nước ở đâu đó chảy hoặc rửa tay bằng nước lạnh gây cảm giác rùng mình.

- Thứ ba, són tiểu hỗn hợp, là sự phối kết hợp giữa 2 nguyên nhân trên.

- Thứ tư, són tiểu do ứa tràn nước tiểu. Trường hợp này luôn cảm thấy bàng quang có đọng nước tiểu, muốn tiểu hết mà không thể. Nước tiểu thường rỉ ra với số lượng ít, nhưng lại cứ rả rích như thế cả ngày lẫn đêm.

Nhiều người cứ tưởng rằng, chứng bệnh này chỉ xảy ra với phụ nữ cao tuổi, đã mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố dẫn đến việc giảm nuôi dưỡng máu, thiểu sản niêm mạc niệu đạo, âm đạo, teo và nhão cơ vùng đáy chậu, v.v Nhưng trên thực tế bệnh són tiểu không tự chủ còn xuất hiện ở các bạn gái trẻ, những người có hoạt động thể lực mạnh, nhất là vận động viên, diễn viên múa... Rộng hơn, có thể kể đến nhóm chị em chửa đẻ với thai có trọng lượng lớn, trên 3,7kg, hoặc đầu thai nhi quá to. Ngoài ra, các em nhỏ thuộc lứa tuổi học đường có thói quen cố nhịn đi vệ sinh, lâu ngày cũng là một lý do gây ra bệnh són tiểu ở trẻ em.

Đa số chị em chấp nhận "sống chung" với nó trong im lặng. Với thanh thiếu nữ thường ngại ngùng không dám thổ lộ ngay cả với người thân. Với chị em đã "quá thì" lại cạn nghĩ, cho rằng đó là sự tất yếu khi tuổi cao. Chỉ khoảng 1/5 số chị em đến khám dám nói thẳng vào "vấn đề", cho thấy rào cản tâm lý trên là phổ biến!

Quan điểm của Bệnh viện Việt Pháp là luôn tìm kiếm sự hợp tác từ phía bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, người bệnh càng hiểu biết về tình trạng bệnh lý của mình, biết mình cần làm gì trước khi đến khám và điều trị, bác sỹ càng có thêm sự hợp tác đắc lực trong việc nghiên cứu, điều trị, trả lại sức khoẻ cho bệnh nhân.

Việc điều trị bệnh són tiểu không tự chủ không khó, và với trình độ phát triển của y học ngày nay chúng ta hoàn toàn có khả năng chữa khỏi chứng bệnh này. Vấn đề là bạn nên mạnh dạn mô tả về tình trạng bệnh có từ khi nào, tiến triển ra sao, có liên quan tới những nguyên nhân nào trong cuộc sống không? Những thông tin của bạn sẽ là cách tốt nhất giúp bác sĩ điều trị bệnh cho chính bạn.

Theo bác sĩ Trackoen Gauthier, hiện có  khoảng 150 phương pháp mổ phổ biến trên thế giới cho các bệnh nhân thuộc bệnh lý này. Tuy nhiên, vấn đề là phương pháp nào tối ưu nhất? Ra đời ở Thuỵ điển năm 1995, phương pháp TVT(Tension free Vaginal Tape) là ph ươn g pháp hữu hiệu đầu tiên, và sau đó, từ năm 2000, phương pháp TOT (Trans Obsuratrice Tape) đ ư ợc cải biến từ TVT, ưu việt hơn đang áp dụng rộng rãi ở Pháp, Mỹ, Anh, v.v..., và được đánh giá là phương pháp hữu hiệu nhất trong điều trị ngoại khoa bệnh són tiểu khi gắng sức ở phụ nữ.

Phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với són tiểu gắng sức

Như trên chúng tôi đã đề cập, TVT và TOT là 2 phương pháp đơn giản, hiệu quả và ít gây hại (micro- invasive) trong việc điều trị bệnh són tiểu gắng sức ở phụ nữ. Sự ra đời của nó tuy chỉ mới trong vài năm, nhưng đã làm đảo lộn chiến lược điều trị ngoại khoa bệnh lý són tiểu khi gắng sức ở phụ nữ trên Thế giới. Nó thay thế các phẫu thuật nặng nề vào vùng khung chậu ( Burch, Marshall- Marcheti). 

Đây là phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế - y tế rất cao với số ngày nằm điều trị ngắn, chi phí ít (Giá của TVT bằng 1/3 giá của phẫu thuật Burch; rẻ hơn so với chi phí điều trị nội khoa són tiểu không tự chủ trong 1 năm; và chỉ bằng 1/60 mức giá nếu sử dụng phương pháp sử dụng cơ thắt nhân tạo ). Người bệnh cần biết rằng, tình trạng són tiểu khi gắng sức dù có bị nặng cũng hoàn toàn có thể điều trị khỏi với giải pháp TVT và TOT. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Việt Pháp HN, thì phương pháp mổ  TVT hoặc TOT được dùng chỉ định trong các trường hợp són tiểu gắng sức đã điều trị nội khoa không kết quả;  són tiểu gắng sức có phối hợp với sa sinh dục và một số trường hợp són tiểu do bàng quang không ổn định...

Để khám và điều trị theo phương pháp TVT và TOT, bệnh nhân phải nhịn tiểu trước khi đến khám. Với bàng quang đầy nước tiểu, khi ho gây són tiểu là dấu hiệu mà các bác sỹ cần tìm để xác định căn nguyên. Tại phòng khám, bạn hãy giúp bác sỹ kiểm tra các bộ phận như niệu đạo, phần phụ, cơ vùng tầng sinh môn, tình trạng sa sinh dục và, đặc biệt, nghiệm pháp Bonney đặc hiệu cho són tiểu khi gắng sức. Đôi khi phải tiến hành các xét nghiệm bổ sung như chụp bàng quang, niệu động học. Bác sỹ của bạn sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Mổ theo phương pháp TVT hoặc TOT như thế nào? Bằng biện pháp gây tê tại chỗ, qua một vết trích nhỏ ở thành trước âm đạo, một dải băng tổng hợp (Bandelette prolène) được đưa vào bọc quanh phần sau niệu đạo nhằm tạo ra một vùng đệm tựa chắc chắn thay thế cho vòng cơ đã rão yếu. Khi gắng sức, áp lực ổ bụng tăng lên sẽ ép niệu đạo lên vùng này làm bịt tắc lòng niệu đạo tránh được són tiểu gắng sức. Thủ thuật kéo dài chỉ trong vòng 30 phút. Thời gian nằm viện 24 giờ.

Đây là một phẫu thuật nhẹ nhàng, không cắt cơ vùng bụng và tầng sinh môn, ít gây sang chấn và ít đau. Kết quả lại rất ấn tượng: Trên bàn mổ, ngay sau khi đặt xong dải băng là bệnh nhân đã hết són tiểu. Phẫu thuật không hề ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục, cũng như sức khoẻ của người bệnh. Sau khi ra viện, bệnh nhân có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, đương nhiên phải tránh những hoạt động thể lực quá nặng như gánh vác, chơi thể thao trong 2 tuần và kiêng sinh hoạt tình dục trong vòng 1 tháng...

Cũng chỉ sau 1 tháng bệnh nhân sẽ phải tới khám lần lần cuối để biết chắc là đã hết són tiểu, không hề có biểu hiện đái khó cũng như không có ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Người bệnh chỉ phải uống kháng sinh trong vài ngày để tránh nhiễm trùng vết mổ. Riêng về dải băng trong vài ngày đầu có thể sẽ làm bạn có cảm giác hơi vướng, song cảm giác đó sẽ mất đi nhanh chóng sau vài ngày. Bởi lẽ, dải băng là loại vật liệu tổng hợp được dùng rất phổ biến trong phẫu thuật, nó rất bền theo thời gian và được dung nạp tốt trong cơ thể, không hề gây bất kỳ một phải ứng nào...


(ST)
em bi mac tieu ma khong kim duoc cho em hoi co thuoc gi uong de het benh khong vay va co nguy hiem khong xin giai dap dum em cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Chào bác sỹ! Tôi ở Hải Dương năm nay 40 tuổi năm 2011 tôi sinh cháu thứ 2 khi sinh mổ bị rách bàng quang phải mổ phẫu thuật lại để vá bàng quang. Sau mổ tôi đặt ống thông tiểu và ống dẫn lư bàng quang trên mu. Khi ra viện khoảng 3 tháng tôi có hiện tượng són tiểu gắng sức như khi manh vật nặng, kho ho, hắt hơi, khi thay đổi tư thế... Vậy tôi rất mong nhận được tu vấn xem có nên uống thuốc không và uống thuốc gì? Tôi đã khám bênh ở bệnh viện Tỉnh nhưng không tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị. Tôi rất muốn đi khám nhưng không biết khám ở đâu để có kết quả tốt? và chi phí chữa có tốn kém không? rất mong nhận được sự tư vấn cũng như địa chỉ chữa bệnh.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận