Tiểu sử nhà văn Kim Dung

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Hải Ninh, Triết Giang. Một mình với cây bút ngang dọc trên giang hồ làm báo, viết sách và hoạt động xã hội nổi tiếng ở Hồng Kông.


Tiểu sử

 1. Cuộc đời và sự nghiệp
Kim Dung sinh năm 1924 tại tỉnh Triết Giang, là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Ông còn là người đồng sáng lập tờ nhật báo Hồng Kông Minh Báo.
Ông sinh ra trong một gia tộc có thể nói là "bảng vàng danh giá", có ông cố là nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội làm tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô.
Từ nhỏ Kim Dung đã là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát, nghịch ngợm nhưng không đến nỗi quậy phá. Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn với ông từ rất bé.
Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn với ông từ rất bé. 
Năm lên 8 tuổi, ông lần đầu đọc tiểu thuyết kiếm hiệp và dần mê say với thể loại văn học này. Cũng từ đó ông thường có thói quen sưu tầm tiểu thuyết thể loại này.
Năm 15 tuổi ông đã có hai tập sách bán rất chạy là cuốn "Dành cho người thi vào sơ trung" và cuốn " Hướng dẫn thi vào cao trung" đây là hai cuốn sách đầu tiên của ông được nhà sách chính quy xuất bản và đều là những cuốn cẩm nang luyện thi.
Năm Kim Dung 16 tuổi ông viết truyện trào phúng "Cuộc du hành của Alice" có ý châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo. Cũng vì thế mà ông bị đuổi khỏi trường. Tác phẩm này mặc dù gây họa nhưng đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tinh thần phản kháng của Kim Dung mà sau này thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông. 
Ông phải chuyển đến học trường Cù Châu. Tại đây ông đã viết bài "Một sự ngông cuồng trẻ con" đăng trên Đông Nam nhật báo, viết về sự bất công trong trường học này. Bài báo này đã gây chấn động dư luận trong trường, khiến Hiệu trưởng phải bãi bỏ những quy định vô lý.
Năm 1955 Kim Dung viết truyện võ hiệp đầu tay là " Thư kiếm ân cừu lục", đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân giáo, lấy bút danh là Kim Dung. Và cũng từ đây tên Kim Dung được chú ý dần dần, ông cùng Lương Vũ Sinh được xem như hai người khai tông ra Tân phái của tiểu thuyết võ hiệp.
Năm 1959 ông cùng một người bạn thời phổ thông lập ra Minh Báo. Các bài xã luận của ông đăng trên Minh Báo đã giúp cho Minh Báo trở thành một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. 
Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng ông đã chính thức nghỉ hưu và dành thời gian sau đó để biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm của mình.
2. Các cuốn sách đã xuất bản: 1 truyện ngắn và 14 tiểu thuyết
- Thư kiếm ân cừu lục (1955) 
- Bích huyết kiếm (1956)
- Anh hùng xạ điêu (1957) 
- Thần điêu hiệp lữ (1959)
- Tuyết sơn phi hồ (1959) 
- Phi hồ ngoại truyện (1960)
- Bạch mã khiếu tây phong (1961)
- Uyên Ương đao (1961) 
- Ỷ Thiên Đồ Long ký (1961) 
- Liên thành quyết (1963) 
- Thiên long bát bộ (1963) 
- Hiệp khách hành (1965) 
- Tiếu ngạo giang hồ (1967) 
- Lộc Đỉnh ký (1969-1972)
- Việt nữ kiếm (truyện ngắn, 1970)
 

Ai là người có võ công cao nhất trong võ hiệp Kim Dung

1. Hoàng Dược Sư

Ngoại hiệu: Đông Tà. Biệt hiệu: Hoàng Lão Tà
Hoàng Dược Sư là Đảo chủ của Đào Hoa đảo ở Biển Đông. Là người có tính tình cổ quái, cô độc, chỉ làm việc theo ý của mình, thường chê bai cổ nhân. Võ công rất cao cường, nhanh, chuẩn, đẹp và lạ. Không chỉ võ công, Hoàng Dược Sư còn am hiểu rất nhiều về âm luật, ngũ hành, thiên văn, binh pháp...
Tuyệt kỹ:
Lạc Anh Thần Kiếm Chưởng
Ngọc Tiêu Kiếm Pháp
Đàn Chỉ Thần Công

2. Âu Dương Phong

Ngoại hiệu: Tây Độc. Biệt hiệu: Lão Độc Vật
Âu Dương Phong là chủ nhân của Bạch Đà sơn ở Tây Vực. Là người có tính tình ác độc, nhiều mưu mô thủ đoạn. Âu Dương Phong có võ công rất cao, thường dùng một cây đàn có thả hai con rắn độc ở đầu làm vũ khí.
Tuyệt kỹ:
Cáp Mô Công
Tuyết Sơn Thần Đà Chưởng

3. Đoàn Trí Hưng


Ngoại hiệu: Nam Đế. Biệt hiệu:
Đoàn Trí Hưng là vương tử nước Đại Lý. Là người có tính tình khó phân biệt. Đoàn Trí Hưng nguyên là cháu của Đoàn Chính Nghiêm (tức Đoàn Dự trong TLBB). Về sau ông đi tu có pháp hiệu là "Nhất Đăng đại sư".
Tuyệt kỹ:
Nhất Dương Chỉ
Lục Mạch Thần Kiếm

4. Hồng Thất Công

Ngoại hiệu: Bắc Cái. Biệt hiệu: Lão Thiếu Hoa
Hồng Thất Công là bang chủ đời thứ 18 của Cái Bang. Là người có tính tình sôi động, ham mê rượu thịt, một lần vì uống quá say nên hại chết một huynh đệ. Hồng Thất Công tự chặt một ngón tay để chuộc tội, nên từ đó giang hồ gọi là "Cửu Chỉ Thần Cái".
Tuyệt kỹ:
Đả Cẩu Bổng Pháp
Giáng Long Thập Bát Chưởng

5. Vương Trùng Dương


Ngoại hiệu: Trung Thần Thông. Biệt hiệu:
Vương Trùng Dương là giáo chủ đời thứ 1 của Toàn Chân giáo. Là người có tính tình trầm lặng và ít nói, không thích tranh đấu giang hồ, suốt đời hành đạo cứu người.
Tuyệt kỹ:
Tiên Thiên Thần Công
Toàn Chân Kiếm Pháp

6. Châu Bá Thông


Ngoại hiệu: Trung Ngoan Đồng. Biệt hiệu: Lão Ngoan Đồng
Châu Bá Thông là sư đệ của Vương Trùng Dương. Là người có tính tình vui nhộn, lúc nào cũng như trẻ con. Say mê võ học và thích giao du bạn bè, nên đã kết nghĩa với Quách Tĩnh.
Tuyệt kỹ:
Không Minh Quyền
Song Thủ Hổ Bác

7. Quách Tĩnh

Ngoại hiệu: Bắc Hiệp. Biệt hiệu:
Quách Tĩnh là nghĩa tế của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Là người có tính tình cục mịch, đầu óc đơn giản nhưng có sức mạnh hơn người. Được Giang Nam Thất Quái nhận nuôi và truyền võ công, và cũng là đệ tử đắc ý của Bắc Cái Hồng Thất Công. Sau kết duyên cùng Hoàng Dung đã tạo nên một giai thoại cho dân gian.
Tuyệt kỹ:
Giáng Long Thập Bát Chưởng
Song Thủ Hổ Bác
Không Minh Quyền

8. Dương Quá


Ngoại hiệu: Tây Cuồng. Biệt hiệu:
Dương Quá là con của Dương Khang hay Hoàng Nhan Khang và Mục Niệm Từ (AHXD). Cuộc đời trải qua nhiều đau thương, là người nữa chính nữa tà, chỉ làm việc theo ý mình. Vì mâu thuẩn với Toàn Chân Giáo nên bị trục xuất và gặp được Tiểu Long Nữ trong Hoạt Tử Nhân mộ nên đã có một mối tình khắc cốt ghi tâm. Về sau, may mắn gặp được Thần Điêu nên trở thành đệ tử gián tiếp của Độc Cô Cầu Bại.
Tuyệt kỹ:
Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng
Độc Cô Cửu Kiếm (Huyền Thiết Trọng Kiếm)

9. Trương Vô Kỵ

Ngoại hiệu: Biệt hiệu:
Trương Vô Kỵ là con của Trương Thúy Sơn phái Võ Đang và Ân Tố Tố của Thiên Ưng Giáo. Cuộc đời gặp nhiều biến cố, là người đa tình nhưng chung tình. Vô tình đã trở thành giáo chủ đời thứ 34 của Minh giáo, đã giúp Minh giáo rất nhiều trong việc giải quyết các ân oán trên gian hồ. Về sau đã cùng Triệu Mẫn Quận Chúa ngao du thiên hạ, sống đến bạc đầu.
Tuyệt kỹ:
Càn Khôn Đại Na Di
Cửu Dương Thần Công

10. Lệnh Hồ Xung

Ngoại hiệu: Biệt hiệu:
Lệnh Hồ Xung mồ côi từ nhỏ, được vợ chồng Nhạc Bất Quần và Ninh Trung Tắc đem về Phái Hoa Sơn nuôi dưỡng. Là người có tính tình độ lượng và trượng nghĩa. Là đệ tử gián tiếp của Độc Cô Cầu Bại thông qua Phong Thanh Dương lão tiền bối. Sau cùng Thánh cô Nhậm Doanh Doanh của Nhật Nguyệt Thần Giáo nên đã tạo nên một mối tình thiên trường địa cửu.
Tuyệt kỹ:
Hấp Tinh Đại Pháp
Hoa Sơn Kiếm Pháp
Độc Cô Cửu Kiếm (Tử Vi Hạ Kiếm)

11. Đông Phương Bất Bại

Ngoại hiệu: Biệt hiệu:
Đông Phương Bất Bại là giáo chủ của Nhật Nguyệt Thần Giáo. Vì luyện Quỳ Hoa Bảo Điển nên trở thành ái nam ái nữ, nhưng hết lòng yêu thương Dương Liên Đình. Vì cứu Dương Liên Đình nên chết dưới chưởng của Nhậm Ngã Hành.
Tuyệt kỹ:
Quỳ Hoa Bảo Điển

12. Kiều Phong


Ngoại hiệu: Biệt hiệu:
Kiều Phong là người gốc Khiết Đan có tên là Tiêu Phong. Là bang chủ đời thứ 6 của Cái Bang, sau làm Nam Viện Đại Vương của nước Liêu. Cuộc đời tuy trải qua nhiều đau thương, mất mát nhưng hào khí hơn người. Là con người ngang tàn, khí phách ngất trời. Cùng Hư Trúc và Đoàn Dự kết nghĩa kim lang trượng nghĩa nỗi tiếng khắp giang hồ.
Tuyệt kỹ:
Cầm Long Thủ
Giáng Long Thập Bát Chưởng

13. Hư Trúc

Ngoại hiệu: Biệt hiệu:
Hư Trúc là con của Huyền Từ phương trượng Thiếu Lâm Tự và Diệp Nhị Nương một trong Tứ đại ác nhân. Cái tên Hư Trúc là pháp danh lúc còn ở chùa Thiếu Lâm. Cuộc đời trải qua nhiều biến động nhưng lúc nào cũng lạc quan, yêu đời và luôn giúp đỡ người khác. Cùng Kiều Phong và Đoàn Dự kết nghĩa hành hiệp trượng nghĩa. Về sau trở thành Cung chủ của Linh Tựu cung, kết duyên cùng Công chúa Văn Nghi trở thành phò mã của nước Tây Hạ.
Tuyệt kỹ:
Thiên Sơn Lục Dương Chưởng
Tiểu Vô Tướng Công

14. Đoàn Dự

Ngoại hiệu: Biệt hiệu:
Đoàn Dự là Thái tử nước Đại Lý, nhưng là con riêng của Đoàn Viên Khánh một trong Tứ đại ác nhân và Dao Đoan tiên tử Đao Bạch Phụng. Là con người hiền lương, tính tình nhân hậu, suốt đời si tình Vương Ngữ Yên. Cùng Kiều Phong và Hư Trúc kết kim lang nỗi tiếng khắp võ lâm. Về sau trở thành Vua của nước Đại Lý có tên là Đoàn Chính Nghiêm.
Tuyệt kỹ:
Lăng Ba Vi Bộ
Nhất Dương Chỉ
Lục Mạch Thần Kiếm

15. Thạch Phá Thiên


Ngoại hiệu: Biệt hiệu: Cẩu Tạp Chủng
Thạch Phá Thiên là con bị thất lạc nhiều năm của phu phụ Hắc Bạch song kiếm Thạch Thanh và Mẫn Nhu. Là con người ngờ nghệt, lương thiện là nhân hậu. Được Ma Thiên Cư Sĩ Tạ Yên Khách đem về Ma Thiên Nhai nuôi dưỡng và truyền võ công, rồi làm Bang chủ Trường Lạc bang. Sau đó, được Sử Tiểu Thúy nhận làm đệ tử và đặt tên là Sử Ức Đao. Về sau kết nghĩa với Thưởng Thiện Phạt Ác và cùng lên đảo Hiệp Khách để hóa giải mâu thuẩn với võ lâm Trung Nguyên.
Tuyệt kỹ:
Kim Ô Đao Pháp

Một số hình ảnh của nhà văn Kim Dung:











(St)

“Tội đồ” bóp méo tiểu thuyết Kim Dung
Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì được Kim Dung khen hết lời
5 mỹ nhân của Kim Dung khiến đàn ông ngỡ ngàng
'Tân Tiếu Ngạo Giang Hồ' hủy hoại nguyên tác Kim Dung
7 diễn viên đóng nhiều phim Kim Dung