Tìm hiểu về bệnh gai cột sống

Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa. Gai thường có ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Nhiều người than phiền bị gai cột sống và cho là gai gây ra đau lưng, đau cổ.

Thực ra, gai là do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau. Đa số người trên 60 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác.

Tuy nhiên, 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi, yếu bàn tay bàn chân.

Chữ Gai cũng không chính xác vì chồi xương trơn tru, dài vài mi li mét và là phần nhô ra của xương.

Ôn lại về cột sống

Xương sống trẻ sơ sinh có 33 đốt: 7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt hông và 4 đốt cụt.

Tới khi trưởng thành, các đốt hông và cụt dính lại với nhau, chỉ còn lại hai xương cùng và xương cụt. Vì thế cột sống người trưởng thành có 26 xương.

Cột sống nâng đỡ sức nặng các phần ở bên trên của cơ thể là đầu, mình, hai tay.

Cột sống chạy từ đáy hộp sọ xuống tới cuối lưng, bao bọc và bảo vệ dây cột sống (spinal cord). Dây cột sống gồm có các tế bào thần kinh, các bó sợi thần kinh kết nối tất cả các bộ phận của cơ thể với não bộ. Từ cột sống, phát xuất 32 đôi dây thần kinh tủy sống.

Xương sống ăn khớp với hộp xương sọ, xương sườn, đai hông và là nơi bám của các cơ lưng.

Cột sống không đứng ngay thẳng mà có nhiều đoạn hơi cong để chịu sức nặng cơ thể hữu hiệu hơn trong các thế đứng khác nhau.

Các đốt xương sống được dây chằng và hơn 400 cơ bắp nho nhỏ neo giằng hỗ trợ.

Dây chằng (ligament) là một băng mô liên kết xơ cứng, mầu trắng, nối hai xương với nhau ở vùng khớp. Các dây này không đàn hồi nhưng có thể uốn cong, giữ cho khớp mạnh hơn và giới hạn sự chuyển động của khớp về một phía nào đó.

Nằm giữa các đốt xương là một cấu trúc dẹp (đĩa liên sống) cấu tạo bằng chất collagen rất bền chắc dùng làm chất đệm cho đốt xương, chống đỡ với sức mạnh va chạm. Khi mới sanh, nước chiếm 80% thành phần cấu tạo đĩa và đĩa mềm sốp. Tới tuổi gia tăng, nước trong đĩa khô dần. Vì đĩa không có mạch máu nuôi dưỡng, cho nên khi bị tổn thương thì không tự lành được.

Nguyên nhân

Có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống:

1- Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Thí dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.

2- Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn

- Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.

- Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.

- Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.

3- Gai là một diễn tiến của sự hóa già. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.

Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.

Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.

Dấu hiệu

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì.

Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau.

Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.

Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng.

Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống.

Cần phân biệt Gai cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Sự phân biệt căn cứ vào dấu hiệu và y sử của mỗi trường hợp.

Chụp hình X-quang là phương thức rõ ràng để phân biệt gai cột sống với các bệnh vừa kể.

- Trong bệnh gai cột sống, chồi nhô ra từ xương sẽ hiện rõ rệt trên phim X-quang.

- Trong thoái hóa cột sống và thoái vị đĩa đệm, trên phim X-quang sẽ thấy có thay đổi về cấu trúc và vị trí của đốt sống và khớp như đĩa đệm xẹp hoặc lòi ra, khoảng cách liên sống hẹp lại, đốt sống hao mòn.

 - Đau thần kinh tọa được chẩn đoán qua dấu hiệu triệu chứng của bệnhnhư đau từ mông chạy dọc xuống phía sau của chân, đau khi cử động, duỗi chân.

Biến chứng

Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.

Điều trị

Nếu gai không gây đau, không cần điều trị.

Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống.

Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.

- Với nguyên nhân, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm.

- Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen.

Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp.

Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ. Dùng lâu, steroid có thể đưa tới mục xương, cao huyết áp, giữ nước trong cơ thể.

Xin lưu ý là, hiện nay tại Việt Nam, có nhiều thuốc chống đau nhập cảng hoặc sản xuất tại chỗ gọi là đông dược mà lại có pha thêm steroid. Tác dụng chống viêm sẽ mau hơn nhưng tác dụng phụ có hại cũng rất nhiều. Bộ y tế Việt Nam đã nhiều lần báo động dân chúng về vấn đề này.

- Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.

Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật

Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.

Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

Kết luận

Một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra gai cột sống là thoái hóa viêm xương khớp.

Ta có thể tránh viêm xương khớp bằng cách thường xuyên vận động cơ thể để xương khớp, cơ bắp bền mạnh hơn; giảm cân nếu mập phì; tránh các chấn thương lên xương khớp và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.
Gai có thể do cột sống thoái hóa (thoát vị đĩa đệm, lão hóa) hoặc do chấn thương (tái tạo).

Trong Đông y cho rằng do tâm thận bất giao. Tâm hỏa không xuống giao hòa với thận thủy thăng lên gây nên huyết trệ. Cần phải thông cột sống (làm cho khí huyết thông suốt), điều hòa tâm thận. Vì thế dùng ngải cứu chườm nóng bằng muối hột rang tại thắt lưng và vùng đau để giúp thông khí huyết, giảm đau.

Trên thực tế Phoenix thấy, chườm ngải cứu có thể làm giảm nhẹ cảm giác đau và tạo sự dễ chịu. Tuy nhiên để dứt bệnh thì rất khó khăn. Việc dứt bệnh hay không còn phụ thuộc nguyên nhân nào gây ra gai cột sống.

Khi đã thoái vị đĩa đệm (lệch) thì đó là một chấn thương cơ học. Đĩa đệm nằm chệch khỏi vị trí giữa các đốt sống. Mới đầu gây đau, sau đó có thể bớt đau. Lâu ngày nơi đĩa đệm chệch cơ thể tự tạo phản ứng bao bọc gây ra gai đốt sống thì có thể lại gây đau. Đau của gai hay không còn phụ thuộc nó có làm tổn thương các vùng cơ xung quanh (nhất là khi cử động) hay không? Nếu không thì không thấy đau.

Gai cột sống không ảnh hưởng đến thần kinh cột sống. Nó chỉ có thể ảnh hưởng đến các búi cơ hoặc dây thần kinh thuộc khối cơ. Nếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh thì thường đau chói. Nếu chỉ là tổn thương vùng cơ thì đau kiểu nhức.

Nghe nói bài thuốc này trị gai cột sống rất hay (theo người ta nói), còn đĩa đệm thì quả thật là mình chẵng biết, nhưng trị thì cứ trị, không hết thì chỉ mất công thôi.

Tôi cố đưa ra suy luận như sau:

Gai cột sống và trượt đĩa đệm là 2 trạng thái của sự thoái hoá… “dây chằng” theo tôi hiểu chính là lớp xơ liên kết các khớp, các đĩa đệm của xương sống.



* Trượt đĩa đệm: Có thể do lỗi “nhà chế tạo” mà dây chằng này bị dãn ra tại điểm yếu nhất của nó, trong quá trình ta vận động, đĩa đệm được giữ bởi đoạn dây chằng đó sẽ rời khỏi vị trí cũ gây ra trượt đĩa đệm (ý này là do tôi đoán mò!).



* Gai cột sống: Có lần tôi nghe một vị nữ bác sĩ giải thích trên TV, gai cột sống không phải là xương sống mọc gai mà đó là lớp xơ “dây chằng” (như tôi nói ở trên) bị thoái hoá theo dạng vôi hoá…



Và tôi tiếp tục “phăng” như sau:

Như vậy cả 2 đều là thoái hoá mà ra, nếu người bệnh là trẻ tuổi thì đó là bệnh lý và điều trị có thể dứt được. Nếu người bệnh cao tuổi thì đây là dạng bênh thuộc về sinh lý, cơ thể bị thoái hoá, trị sẽ khó hơn và hết bệnh là tạm thời do đó tôi lại đưa ra một “phác đồ” trị liệu “Sau đợt điều trị chính thức kéo dài 3 tháng, nếu hết bệnh thì cứ mỗi 3 đến 6 tháng ta lại thực hiện trị nhắc 1 tuần.

Tác dụng trị bệnh của các thành phần trong bài thuốc:

* Ngải cứu:

Tôi nghe nói, người dân nông thôn miền bắc dùng ngải cứu cho phụ nữ có thai uống với mục làm cho “rỏ” thai, dễ sanh. Bào thai khi đến giai đoạn cuối thì thường vị vôi hoá. Tùy theo mỗi người mà vôi hoá sớm hay muộn, vôi hoá sớm là không tốt làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đến đây tôi kết luận là Ngải cứu trị được vôi hoá, tức là thoái hoá, chắc nó cũng giống như trị dây chằng bị vôi hóa.
* Dấm nuôi: Lúc nhỏ tôi có nghe câu đố đưa trứng to thế vào trong cái chai có cái cổ bé tẹo! Trứng được nâm vào dấm cho nó mềm dẻo vỏ thế là bỏ vào được.

Như vậy với thành phần trị bệnh của ngải cứu, dấm nuôi đều có tác dụng trị vôi hoá, chắc dấm nuôi còn giúp cho sự dẫn thuốc thấm thấu tốt hơn.

Ngoài ra với nhiệt độ và sự xoa bốp có tác dụng giúp do “dây chằng” phục hồi chức năng. Sự phục hồi chức năng thể hiện sự “trẻ” hoá lại vùng bị vôi hoá và sự khoẻ lại, săng chắc lại của những đoạn dây chằng bị dãn giúp cho nó dần dịch chuyển đĩa đệm xu hướng về đúng vị trí ban đầu…

Để duy trì sự hoạt động tốt của hệ thống dây chằng này đối với người có tuổi cần phải trị nhắc thường xuyên.

Tôi cảm thấy có lý quá, nhưng biết quá ít mà “phăng” hơi nhiều, đề nghị các bạn tham gia góp phần chấn chỉnh.

Một trong những bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên là đau lưng, một căn bệnh có rất nhiều căn nguyên, trong đó gai cột sống là một nguyên nhân được nói đến khá phổ biến.

Được sự cộng tác của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, chuyên môn lão khoa, từ Bang Texas (Hoa Kỳ), bắt đầu từ tuần này, chuyên mục "Sức Khoẻ và Đời Sống" sẽ gửi đến quý vị những điều cần biết về căn bệnh gai cột sống.

Bài mở đầu hôm nay, mời quý vị cũng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phân biệt giữa bệnh gai cột sống với các bệnh gây đau lưng khác. Nhưng, trước tiên, thế nào là bệnh gai cột sống? Xin nhường lời cho Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

Sự hoá già của xương

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Gai cột sống là một bệnh mà trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc các phần sụn đã bị thoái hoá. Bình thường thì gai ở trên cột sống nằm ở xung quanh khớp xương và trong đĩa liên sống.

Ngoài ra, gai cũng có thể xuất hiện ở khắp các bộ phận cơ thể, thí dụ như duới bàn chân và trên đầu gối là những nơi chịu nhiều sức nặng của cơ thể. Nhiều người than phiền rằng bị gai cột sống và họ cho là gai gây ra đau, nhưng mà thực chất thì gai chỉ là chỉ dấu của sự hoá già của xương và của sụn. Bình thường thì gai không gây ra đau.

Trà Mi: Dạ. Bác Sĩ nói gai là sự hoá già của xương thì chắc có lẽ là những người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh này nhứt là những người cao tuổi, phải không Bác Sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Dạ vâng. Đúng như cô nói, người cao tuổi là những người hay bị gai xương sống và chính những người này có gai mà không biết và nhiều khi tình cờ khi chụp hình cơ thể để điều trị một bệnh nào đó thì mới thấy bị gai cột sống mà thôi.

Trà Mi: Dạ. Thế xin được hỏi Bác Sĩ là vì sao cột sống lại mọc gai? Nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh này?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Sự thành hình của gai cột sống thì nó cũng hơi phức tạp, tuy nhiên, hiện thời bây giờ người ta đã nếu ra 3 nguyên nhân giải thích sự hiện diện của gai cột sống.

Thứ nhất là gai xương nói chung có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi xương bị liên tục chấn thương, thí dụ như bị sức ép hoặc bị va chạm, hoặc bị cọ xát. Chẳng hạn những người làm nghề khuân vác nặng, hoặc những người quá ký, hoặc có những người vận động cơ thể mạnh quá, thì có những áp lực liên tục lên khớp xương, do đó đưa tới chấn thương, và những chấn thương đó có thể làm cho xương bị huỷ hoại, nhất là trong trường hợp những đĩa liên hợp bị suy yếu.

Điểm thứ hai nữa là khi đĩa liên hợp bị suy yếu thì nó bị xệp xuống và những dây chằng ở hai bên cạnh đốt xương sống đó để duy trì đốt xương sống đó ngay thẳng thì nó sẽ bị chùng ra và khớp xương bị chuyển động nhiều hơn. Để tránh trường hợp này, phản ứng tự nhiên của cơ thể là làm sao cho dây chằng đó dày lên để giữ vững cột sống.

Với thời gian lâu ngày calcium sẽ tụ lại trên dây chằng đó và tạo thành những cái gai và ngững gai đó có thể đâm vào những dây thần kinh hoặc tuỷ sống nằm trong cột sống và nó gây ra một số dấu hiệu mà người bệnh cảm thấy. Hoặc là trường hợp thường thấy tức là sự diễn tiến của sự hoá già, và trong trường hợp này thì đĩa sụn và xương bị thoái hoá, bị hao mòn đi thì mặt xương bị gồ ghề, và từ đó mà gai sẽ mọc ra. Vì thế cho nên chúng ta thấy rằng gai cột sống có nhiều ở trong những bệnh như là viêm xương khớp và đặc biệt là ở những người cao tuổi.

Nói chung, có thể nói rằng các yếu tố di truyền hay là kém dinh dưỡng, hoặc các nếp sống không lành mạnh, hoặc chúng ta có những dáng đi - ngồi - đứng không được đúng đắn, hoặc những chấn thương liên tục, hoặc những trường hợp tai nạn xe cộ, thì đây cũng là những rủi ro đưa tới thoái hoá xương khớp và từ đó nó tạo ra những cái gai.

Triệu chứng

Trà Mi: Dạ. Hồi nãy Bác Sĩ có nói là gai cột sống có khi người bệnh cũng không nhận biết được, thế thì bệnh không có triệu chứng nào biểu hiện ra bên ngoài để mình phát hiện ra bệnh hay sao, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Dạ vâng. Bình thường mà nói thì cái gai mọc ra ở cái xương đó thì nó chỉ nằm ở phần đó mà thôi, đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai, mình gọi là gai nhưng thực ra những cái chồi đó, tức là cái gai đó, nó trơn tru chứ nó không có nhọn cho lắm.

Thế thì cái gai đó nó chỉ gây ra dấu hiệu khi nào nó cọ xát với lại xương hoặc các phần mềm ở chung quanh cái trụ như là trên dây chằng hoặc rễ dây thần kinh thì bấy giờ bệnh nhân mới cảm thấy đau. Và thường thường thì những cơn đau đó có thể xuất hiện ở cổ hoặc ở lưng, và đặc biệt là khi người bệnh đứng lên ngồi xuống hoặc là đi lại, và nếu mà cái gai đó nó nằm trên cột sống cổ thì nó sẽ đưa tới nhức đầu, nhức vai. Hoặc nếu gai nằm ở cột sống lưng thì nó có thể đưa tới cơn đau xuống đến bàn chân, hoặc dưới hai chân.

Và chúng tôi cũng xin nhắc lại rằng những cơn đau này chỉ xảy ra khi chúng ta cử động và nó giảm khi chúng ta nghỉ ngơi. Và vì lý do đó mà nó sẽ giới hạn những hoạt động của người bị bệnh gai cột sống. Khi dây thần kinh bị gai cột sống đè vào hoặc cọ xát vào thì nó sẽ đưa ra một số những dấu hiệu, thì dụ như là  bệnh nhân sẽ cảm thấy bị rôí loạn đại tiểu tiện hoặc là mất cảm giác.

Những cơn đau này chỉ xảy ra khi chúng ta cử động và nó giảm khi chúng ta nghỉ ngơi. Và vì lý do đó mà nó sẽ giới hạn những hoạt động của người bị bệnh gai cột sống. Khi dây thần kinh bị gai cột sống đè vào hoặc cọ xát vào thì nó sẽ đưa ra một số những dấu hiệu, thì dụ như là  bệnh nhân sẽ cảm thấy bị rôí loạn đại tiểu tiện hoặc là mất cảm giác.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Những dấu hiệu đó cũng có thể thấy ở trong một số những bệnh khác làm cho chúng ta có thể bị bối rối trong việc định bệnh. Trong bệnh tiểu đường, hoặc các rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, hoặc u viêm của cột tuỷ sống, hoặc trong những trường hợp viêm thấp khớp, hoặc chấn thương lưng, thì nó cũng có thể có những dấu hiệu này.

Cách phân biệt

Trà Mi: Có một vài bệnh về xương tương tự cũng được nhắc tới nhiều, thí dụ thoái hoá cột sống, đau thần kinh toạ, thoát vị dĩa đệm, thì làm thế nào để mình phân biệt được với bệnh gai cột sống, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Để phân biệt ba trường hợp mà cô Trà Mi vừa đề cập tới đó thì các bác sĩ đều phải căn cứ vào các dấu hiệu của bệnh, phải căn cứ vào y sử của mỗi trường hợp, tdụ những người làm công việc nặng nhọc hay là trong những trường hợp cơ thể của chúng ta chịu những chấn thương liên tục, hoặc là ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, phương tiện gọi là X-quang, chụp hình quang tuyến X, là phương thức có thể nói là rõ ràng để phân biệt gai cột sống với các bệnh mà chúng ta vừa mớí nêu ra.

Thứ nhất là trong bệnh gai cột sống thì có những gai ở trên lớp xương hoặc là trên lớp sụn, và nó sẽ có những chồi nhỏ nhô ra từ xương. Thế thì khi chụp hình X-quang thì những chồi nhỏ này hay những cái gai này hiện rõ rệt trên khớp xương của chúng ta.

Trong trường hợp này có thể chỉ có gai mà thôi, mà những khớp xương hay phần dĩa đệm thì không thay đổi gì. Tuy nhiên, trong trường hợp thoái hoá cột sống hoặc thoát vị dĩa đệm thì trên phim X-quang người ta sẽ thấy có những thay đổi về cấu trúc và vị trí của đốt sống.

Và cũng có những sự thay đổi về dĩa đệm, thí dụ như dĩa đệm có thể xệp đi, hoặc có thể lòi ra, hoặc khoảng cách của đĩa liên sống sẽ hẹp lại và đốt sống bị hao mòn. Thành ra trên hình X-quang và MRI người ta cũng có thể nhìn rõ được những trường hợp thoái hoá cột sống và thoát vị dĩa đệm.

Riêng trường hợp đau dây thần kinh toạ thì đây là một sự viêm của một dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, nó nằm ở dưới mông và chạy dọc xuống phía sau hai chi. Trong trường hợp này thì nó có những dấu hiệu riêng  biệt của nó mà ở những bệnh khác không có. Thí dụ như là những cơn đau thì nói đau từ mông và chạy xuống phía sau của dưới chân, và nó đau nhiều khi chúng ta cử động, nhất là khi chúng ta duỗi chân ra. Đó là những cách thức để mình có thể phân biệt được gai cột sống với lại thoái hoá cột sống, đau thần kinh toạ, hoặc là thoát vị dĩa đệm. 

Tác hại lâu dài

Trà Mi: Và thưa Bác Sĩ, nói về bệnh gai cột sống thì nếu như cứ để lâu dài mà không có điều trị thì sau này xảy ra những biến chứng như thế nào, nguy hiểm hay là có tác hại lâu dài gì chăng?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Khi mà gai cột sống nằm ở vị trí nào đó trên xương hoặc khớp xương mà nó không có đụng chạm gì với các phần mềm hoặc các xương khác thì nó không gây ra đau. Thành ra chúng ta nhận thấy đa số những người cao tuổi có những gai này mà không cảm thấy một dấu hiệu nào cả và họ chỉ tình cờ tìm ra cái gai khi chụp X-quang.

Khi mà gai cột sống nằm ở vị trí nào đó trên xương hoặc khớp xương mà nó không có đụng chạm gì với các phần mềm hoặc các xương khác thì nó không gây ra đau. Thành ra chúng ta nhận thấy đa số những người cao tuổi có những gai này mà không cảm thấy một dấu hiệu nào cả và họ chỉ tình cờ tìm ra cái gai khi chụp X-quang.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Một điểm tiếp theo nữa mà chúng tôi muốn thưa rằng ở trên cột sống của chúng ta, cái gai thường  thường nằm ở phía trước cột sống và ở bên cạnh cột sống thành ra nó không có cọ xát hay đụng chạm gì vào dây thần kinh tuỷ cũng như cột tuỷ sống ở phía sau, vì thế cho nên nó ít gây ra nguy hiểm.

Tuy nhiên, cũng có một số những trường hợp hãn hữu nhưng có thể xảy ra là cái gai đó nó có thể bị đứt ra và nó trở nên di động  nó có thể chạy vào một khớp xương và nó nắm trong khớp xương gây ra những khó khăn, đau đớn khi chúng ta co duỗi khớp.

Hoặc là cũng có trường hợp gai đè vào dây thần kinh, hoặc calcium đóng trên dây chằng có thể lấp kín ống cột sống và như vậy dây thần kinh não tuỷ bị đè, và trong những trường hợp đó nó sẽ gây ra những triệu chứng như chúng tôi đã trình bày. Nói chung, nếu không có sự đụng chạm gì tới hệ thần kinh thì gai cột sống không gây ra chuyện rắc rối khó khăn gì cả.  

Trà Mi: Bệng gai cột sống có thể chữa khỏi được hay không? Lợi hại của thuốc viên hình hạt dưa đang được nhiều người tin dùng để tự chữa đau nhức ra sao? Làm thế nào để phòng tránh được bệnh gai cột sống, cùng nhiều thông tin bổ ích khác sẽ được Bác sĩ Nguyễn Ý Đức tiếp tục trình bày trong buổi tái ngộ tuần tới. Mời quý vị đón theo dõi. Trà Mi thân ái kính chào.

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống, nếu bạn nhìn cột sống của một người sẽ thấy có dạng chữ S với  một đường cong về phía trước ở cổ, một đường cong về phía trước ở dưới lưng một đường cong ngược lại ở giữa lưng. Những đường cong khỏe mạnh và thích hợp sẽ khiến hệ thống xương khớp hoạt động tốt hơn. Có một khoảng cách giữa các khớp xương để dây thần kinh nối ra ngoài cột sống. Đĩa đệm ở vị trí cân bằng là một tiêu chí đánh giá hoạt động bình thường của cột sống.

Thoái hóa cột sống là một quá trình suy giảm liên tục chức năng của cột sống và những phần xương liên kết với cột sống (xương lệch). Chúng còn được biết tới như là các hiện tượng sai khớp – trật khớp ở thể nhẹ.

Tại sao các phần xương này lại bị suy giảm so với ban đầu? Nghiên cứu cho thấy việc suy giảm này diễn ra hàng ngày sau mỗi lần ngã, tai nạn hoặc các chấn thương khác. Việc ngồi học, ngồi làm  trong thời gian lâu cùng những động tác uốn, cong  sai qui cách hay thậm chí việc thiếu ngủ cũng là các nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.

Nếu những phần xương nối liền với cột sống  này không được chú ý việc thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn.  Chất canxi từ từ hình thành xung quang xương sống và xương lệch, khiến chúng ngày càng dính vào nhau và việc cử động trở nên khó khăn. Kéo theo đó, cơ, dây chằng, mô mềm và các dây thần kinh có thể bị tổn thương và hậu quả trở nên nghiêm trọng hơn.

Mẹo chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm

Cách nấu mì vịt tiềm ngon, bổ dưỡng

Bí quyết làm đẹp da toàn thân hiệu quả

Bí quyết làm đẹp da dân gian

Cách tính tuổi kim lâu theo phong thủy

Cách tính tuổi thai nhi chính xác giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trong thời kì bầu bí

Sá sùng xào su hào món ngon bổ dưỡng cho quý ông

Các cung theo ngày sinh

Văn hóa truyền thống của Nhật Bản

Khi trẻ sơ sinh bị trớ nhiều các mẹ nên chú ý

Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào

Tự làm kính thiên văn đơn giản

Tự làm kính 3D thưởng thức không khí rạp chiếu phim tại gia

Tự làm móc treo quần áo

Các cách tránh thai hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Phá thai bằng thuốc có an toàn không?

Tự nhuộm highlight cho tóc cực xinh, cực mode, lại tiết kiệm

Cách làm chạo tôm ngon

Nghệ thuật gấp giấy Origami hoa

Cách trị mụn trên lưng hiệu quả, tuyệt đối an toàn

Làm thế nào để học giỏi

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh

Cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhất

Cách làm bánh phở cuốn cực ngon

Cách sử dụng la bàn trong phong thủy

Bí quyết làm đẹp da mặt đơn giản

Bí quyết làm đẹp da mùa đông

Bí quyết làm đẹp của Từ Hy Thái hậu

Bí quyết làm đẹp của Hồ Ngọc Hà

Bí quyết làm đẹp của người xưa

Bí quyết làm đẹp của người Trung Quốc

Bí quyết làm đẹp của Giáng My hoa hậu đền Hùng

Bí quyết làm đẹp của Minh Hằng

Cách làm mồi câu cá

Cách nấu chè đậu ván

Các kiểu tóc ngang vai đẹp

Cách nấu chè đậu xanh ngon ơi là ngon

Cách làm tinh dầu sả sảng khoái

Cách thắt bím tóc xương cá cực đẹp

Trang phục truyền thống của người Việt

Cách làm tinh dầu bưởi giúp bạn thêm thư thái

Cách xả stress giúp bạn vui sống thả ga

Những câu nói hay về cuộc sống

Những câu nói hay về tình yêu

Những câu nói hay về tình bạn

Những câu nói hay về tình cảm gia đình

Cách nấu cháo ếch Singapore thơm lừng

Cách nấu cháo cá chép ngon bổ

Cách làm gỏi đu đủ tôm thịt

Cách nấu cháo cá ngon, không bị tanh

Cách nấu cháo lươn cho bé với rau gì để đảm bảo an toàn

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

(ST).

Em nay nay 32 tuổi, sống tại Bình Dương. Gần 1 năm nay hay bị đau vai, cổ vai và đau phần thắt lưng, khoảng tháng 12/2012 em có đi bác sĩ tư nhân khám và chup X quang và bác sĩ chẩn đoán la em bị gai cột sống đốt 5 và 6. Dùng thuốc 1 thời gian em không thấy đau nữa. Nay bệnh lại tái phát lại và em muốn đi khám ở bện viện lớn cho chính xác. Vậy xin hỏi em nên đi khám ở bệnh viên nào? thuộc khu vực TP HCM thưa bác sĩ?
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Gửi hỏi đáp - bình luận