Tìm hiểu về bệnh sỏi thận

Sỏi tiết niệu có thể hình thành trong thận nơi tập hợp nước tiểu, được gọi là bể thận, bàng quang (là nơi giữ nước tiểu trước khi được đưa ra ngoài cơ thể) hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Sỏi thận có nhiều kích cỡ khác nhau, nó có thể từ cỡ nhỏ như những hạt cát và có sỏi lớn bằng quả bóng golf. Có những sỏi tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi thận gây đau đớn và không thể tự ra ngoài qua đường tiểu nếu không có sự can thiệp của thuốc men hay các phương pháp điều trị khác.
Sỏi thận là gì?
Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước quá ít (từ việc mất nước do uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức), sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu, và/hoặc mức khoáng chất phân nhỏ hơn mức bình thường trong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, Natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo.
Nói chung sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài mà không ảnh hưởng gì, nhưng nếu sỏi lớn, có thể bị mắc lại trên đường ra và sẽ cần phải có sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa để lấy sỏi ra ngoài.
Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận và loại sỏi thận, từ đó mới tìm được cách chữa trị tốt nhất và cách phòng tránh. Nếu một người đã từng bị sỏi thận, rất có khả năng sẽ bị hình thành sỏi tiếp. Sỏi tiết niệu có thể gây cản trở cho thận trong việc loại bỏ các chất độc hại. Một viên sỏi trong thận cũng có thể xù xì, lởm chởm hoặc có các cạnh sắc nhọn và có thể làm tổn thương tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến thận bị hỏng và đôi khi gây nên suy thận.
Những triệu chứng của sỏi thận
Bạn có thể không biết rằng mình bị sỏi thận cho đến khi nó gây đau đớn, là sỏi lớn và chặn đường tiểu hoặc đôi khi đi tiểu ra sỏi mới biết. Triệu chứng thông thường là cơn đau dữ dội, không đều bắt đầu từ vùng của thận, là sau lưng ở phía dưới hoặc phía dưới xương sườn. Cơn đau có khuynh hướng di chuyển cùng với sỏi. Nếu sỏi dừng không di chuyển thì cơn đau cũng hết. Ngoài ra còn có các triệu chứng sau:
  • Nước tiểu có máu hoặc màu đục, có mùi
  • Choáng váng và/hoặc nôn
  • Sốt và/hoặc ớn lạnh
  • Cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu
Nếu bạn có bất kể một triệu chứng nào kể trên, hãy đến gặp bác sỹ ngay. Chữa trị sỏi thận sớm có thể ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm như bệnh về thận, đặc biệt nghiêm trọng là có thể gây suy thận.
Các loại sỏi thận và cách hình thành sỏi
Có bốn loại sỏi thận chính: sỏi canxi, sỏi struvite, sỏi cystine và uric acid.
  • Sỏi Canxi là loại sỏi phổ biến nhất. Khoảng 80-90% sỏi thận là canxi với một vài khoáng chất khác (thường là oxalate và phosphate). Lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết được loại bỏ qua thận, luợng dư thừa này thường chảy vào nước tiểu. Nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hoà tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Sỏi canxi thường xuất hiện ở những nguời có lượng Vitamin D cao hoặc bị cường tuyến giáp (hạch tuyến giáp quá nhạy cảm). Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.
  • Sỏi khuẩn là loại sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu. Loại này khá phổ biến ở phụ nữ, do phụ nữ cũng dễ bị viêm đường tiết niệu hơn nam giới. Viêm đường tiết niệu mãn tính tạo ra enzyme làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac dư thừa này làm vi khuẩn có thể phát sinh nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, hoặc phân nhánh thành sừng và kích thước có thể phát triển lớn làm tổn thương đến thận.
  • Sỏi uric acid hình thành do quá nhiều uric acid trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành và kết hợp với canxi cộng oxalate tạo nên sỏi. Loại sỏi này thường có ở nam giới. Một chế độ ăn giàu chất đạm động vật có thể góp phần tăng cao lượng uric acid trong cơ thể. Những người bị bệnh gout có nguy cơ bị sỏi uric acid cao.
  • Sỏi cystine hiếm gặp hơn vì sỏi này thường bị do di truyền. Cystine là một loại amino acid. Một vài người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không thể hút lại xistine vào trong máu. Xistine không được hoà tan tốt trong nước tiểu, vì vậy những dư thừa sẽ tạo thành khối rắn là sỏi cystine. Những người bị bệnh này thường được phát hiện ngay từ khi còn trẻ và sẽ được tiếp tục theo dõi chữa trị.
Điều trị sỏi thận
Để điều trị sỏi thận thì điều quan trọng là bác sỹ phải xác định bạn bị sỏi loại gì, từ đó mới có cách điều trị hiệu quả nhất. Sẽ lấy nước tiểu để xét nghiệm ra loại sỏi, do có nhiều loại sỏi thận nên cũng có nhiều cách điều trị hiệu quả với từng loại
Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Bạn có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu nếu uống nhiều nước (2-3 lít nước mỗi ngày, nếu bạn không bị bệnh gì cấm uống nhiều nước).
  • Sử dụng Kim tiền thảo theo kinh nghiệm dân gian cũng là một giải pháp hiệu quả.Theo Y học cổ truyền kim tiền thảo có vị ngọt, tính mát; Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm(tống sỏi).từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu về kim tiền thảo, Y học hiện đại đã tìm thấy chất soyasaponin I trong kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi Ca oxalat ở thận, đồng thời tăng lượng nước tiểu đẩy nhanh quá trình tiêu và tống sỏi ra ngoài. Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm được bào chế từ Kim tiền thảo có thể điều trị hiệu quả với các trường hợp sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật,.. như Sản phẩm viên nang Kim tiền thảo của Công ty Dược Hải Dương được bào chế trên công nghệ hiện đại đảm bảo giữ nguyên những tính chất quý giá của Kim tiền thảo đồng thời giữ cho chế phẩm có độ ổn định lâu dài, tiện sử dụng.
. Nếu sỏi quá lớn, có thể gây chảy máu hay làm tổn thương thận khi ra ngoài thì phải dùng cách khác.
Một số cách điều trị sỏi thận bằng can thiệp ngoại khoa:
  • Tán sỏi ngoài cơ thể. Năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm sẽ được chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Bệnh nhân sẽ nằm trên một đệm nước, bác sỹ sẽ xác định vị trí viên sỏi qua chụp X-quang hoặc siêu âm. Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ vừa đủ để nó tự ra ngoài qua đường tiểu. Quá trình tán sỏi diễn ra trong khoảng một giờ. Tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể gây đau nên bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê. Sau khi trị liệu bạn có thể đi tiểu ra máu, có cảm giác hơi bỏng rát sau lưng và ở bụng hoặc đau khi viên sỏi đi ra ngoài.
  • Lấy sỏi thận qua da. Là phương pháp nội soi để lấy sỏi thận khi không tán sỏi được. Một ống soi thận sẽ được đặt vào trong thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Mặc dù cách lấy sỏi thận qua da không tạo ra vết mổ hở nhưng vẫn cần dùng thuốc gây tê và giảm đau, bệnh nhân vẫn phải nằm viện hai hoặc ba ngày. Lấy sỏi thận qua da được dùng khi viên sỏi quá lớn không thể dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được hoặc khi đã tán sỏi ngoài mà không hiệu quả. Phương pháp này thường được dùng để điều trị những sỏi có nhiều cạnh nhọn, phân nhánh, sỏi khuẩn. Sau khi lấy sỏi qua da, bạn có thể cảm thấy đau ở đường rạch đặt ống soi và vùng thận. Sau khi hút hết sỏi, bác sỹ sẽ đặt ống thông dẫn nước tiểu ra ngoài, ống thông này sẽ được rút ra sau một vài ngày sau khi phẫu thuật.
  • Tán sỏi niệu quản qua nội soi là dùng một máy soi niệu quản qua bàng quang để lấy sỏi còn mắc trong niệu quản. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Máy soi niệu quản là máy dò có thể đi qua bàng quang lên niệu quản để xác định vị trí sỏi trong niệu quản, khi tìm được vị trí sẽ dùng sóng siêu âm để tán vụn sỏi ra. Bệnh nhân cũng cần được gây mê khi làm tán sỏi niệu quản.
Hãy thay đổi cách sống để phòng ngừa sỏi thận
Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị lại, nên cách tốt nhất là chữa trị và tìm cách phòng ngừa sỏi tái phát. Cách phòng ngừa tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục. Những người đã từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày (nếu không bị bệnh gì cần phải hạn chế uống nước). Ngoài ra, nếu bạn đã bị sỏi canxi, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô-cô-la, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, bác sỹ cũng có thể cho bạn uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
Một số người bị sỏi thận là do tuyến giáp nhạy quá mức và tiết ra nhiều hóc-môn, cường tuyến giáp cũng làm lượng canxi được giải phóng từ xương ra nhiều, số canxi này sẽ tạo thành sỏi trong thận. Vì vậy để điều trị triệt để có thể phẫu thuật tuyến giáp và sỏi thận sẽ không bao giờ còn nữa.
Mối liên quan giữa sỏi thận và suy thận
Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu sỏi thận không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận, có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận triệt để nếu phát hiện ra sỏi.
Nếu bạn có sỏi thận, nghĩa là bạn có nguy cơ bị tổn thương thận, suy thận cao hơn những người khác, vì vậy hãy thực hiện cách phòng ngừa sỏi thận và nếu đã bị sỏi thì thảo luận với bác sỹ để tìm cách chữa trị và ngăn chặn sỏi xuất hiện trở lại.

Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính. Sỏi hệ thống tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như canxi, phốt pho… và hữu cơ như amon, urat.

Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi vị trí trên đường đi của hệ thống có thể được phân chia vị trí như: sỏi thận (sỏi đài thận, sỏi bể thận), sỏi niệu quản (sỏi niệu quản đoạn trên, sỏi niệu quản đoạn giữa, sỏi niệu quản đoạn dưới), sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp. Trong thực tế lâm sàng thường phát hiện muộn nên nhiều biến chứng.

Thống kê trung bình tại bệnh viện Bạch Mai, khoa Tiết niệu Việt Đức, học viện Quân y cho thấy từ 25 - gần 30% bệnh nhân bị cắt thận trong số những người mắc sỏi thận gây viêm thận, bể thận. Tỉ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10 - 20%.

Sỏi thận là bệnh do các viên sỏi được tạo thành trong thận gây nên


Thận có 3 chức năng là siêu lọc từ máu ra các chất thải của quá trình chuyển hóa, các chất thừa, chất độc. Hàng ngày, khối lượng máu qua thận để thanh lọc khoảng 1500 lít (lượng máu của cơ thể trung bình là 5 lít, máu tuần hoàn qua thận 300 lần), nước tiểu thực thụ thải ra hàng ngày khoảng 1,5 lít gồm nước, các chất cặn bã do chuyển hóa như ure, creatinin, đạm cặn, các hợp chất amin, phenol, indol. Và chức năng duy trì huyết áp.

Bình thường nước tiểu là một dung dịch bão hòa các ion canxi, oxalat, phốt phát nên khi các chất này tăng lên sẽ kết hợp với nhau rồi lắng xuống, biến sang thể rắn thành sỏi. Lúc đầu chỉ là một nhân nhỏ dạng tinh thêè để các ion bám vào và to dần. Sỏi còn có thể do lắng đọng axit uric như người bị bệnh gút.
Sỏi thận ít liên quan đến di truyền.

Cơ chế tạosỏi trong thận?


Thận là cơ quan bài tiết chính của cơ thể. Hầu như mọi chất thải đều đi qua thận, vì thế, nếu có những bất thường, hệ thống thận niệu sẽ tạo ra sự lắng đọng các chất này. Một trong số đó là sỏi. Cấu tạo của sỏi phần lớn là canxi kết hợp với oxalat hay phốt phát, ngoài ra có sỏi uric, struvit và cystin. Trong thực tế thường không chỉ có 1 loại sỏi mà một viên sỏi cấu tạo bởi gần như tất cả các thành phần kể trên.

Các chất tạo sỏi khi đang lưu thông trong nước tiểu tạo ra các tinh thể rất nhỏ. Các tinh thể này được thải hết ra ngoài ở người bình thường. Nhưng khi có quá nhiều các tinh thể trong một thời điểm hoặc liên tục kéo dài sẽ gây ra việc hình thành sỏi. Đây là cơ chế đầu tiên trong việc tạo sỏi.

Tác động thứ 2 để tạo sỏi là sự xuất hiện của các chất kích thích tạo sỏi. Các chất này tạo tiền đề cho các chất kết dính với nhau, làm các tinh thể vón lại với nhau. Thứ 3 là giảm số lượng và chất lượng các chất ức chế tạo sỏi.

Các loại sỏi thận chính

Tại sao hình thành sỏi?

- Do uống ít nước, do thời tiết khô nóng, mất nước, mất mồ hôi dẫn đến làm giảm thể tích nước tiểu.

- Do chế độ ăn uống, do bệnh lý, do dùng thuốc... khiến nồng độ các chất như canxi, uric, oxalat trong nước tiểu quá cao.

- Do thay đổi nồng độ pH nước tiểu do các chất uric, cystin, canxi... bị kết tủa trong môi trường axit hoặc kiềm.

- Giảm số lượng các chất ức chế tạo sỏi như citrat hay magne

Sỏi canxi phổ biến nhất. Khoảng 80 - 90% sỏi thận là canxi oxalat và canxi phốt phat. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều, khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với những khoáng chất khác tạo thành sỏi. Trong 50% những người có sỏi canxi thường có vấn đề tăng canxi niệu và có liên quan đến yếu tố di truyền. Những người có lượng vitamin D cao, bị bệnh tuyến cận giáp, mắc bệnh gút, các bệnh đường ruột, béo phì hay những người suy thận dễ bị sỏi canxi.

Sỏi Struvite: Chiếm 10 -15% trong tổng số các sỏi, cấu tạo bởi magne và ammoni, thường thứ phát do nhiễm trùng tiết niệu. Lượng amôniăc nồng độ cao làm vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với kích thước lớn gây tổn thương thận. Thường gặp ở những người dẫn lưu ống thông đường niệu kéo dài, những người hay ăn fomát, bơ sữa, hay gặp ở nữ hơn nam. Loại sỏi này hay gặp ở các nước phát triển.

Loại sỏi này có đặc tính mềm, dễ điều trị bằng phương pháp tán ngoài cơ thể hoặc uống thuốc nếu mới hình thành.

Sỏi do axit uric: Hình thành do quá nhiều axit này trong nước tiểu, chiếm 5% - 8% tổng số sỏi. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và oxalat tạo nên sỏi. Chế độ ăn giàu đạm động vật, người bị gút có nguy cơ bị sỏi urat cao. Loại này gặp nhiều trên thế giới do quá trình chuyển hóa của urin.

Sỏi cystin: Hiếm gặp, chỉ chiếm 1% tổng số sỏi. Cấu trúc sỏi là axit amino-cytin, đây là bệnh có tính di truyền.

Sỏi thận là “thủ phạm” chính gây đau đường tiết niệu và chiếm đa số các ca cấp cứu tại bệnh viện. Bệnh phát triển ở nam giới ngoài 40 sống ở những vùng nóng bức. Ngoài ra, béo phì và nghèo dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ em.

 

 

Điều bí ẩn

Người ta chưa hiểu rõ về sỏi thận nhưng cho rằng có một số người dẽ bị mắc bệnh này hơn những người khác, trong đó có yếu tố di truyền.

Một số bệnh cũng làm gia tăng sự hình thành sỏi thận, bao gồm các bệnh viêm đường tiết niệu tái diễn thường xuyên, bệnh thận, bệnh chuyển hóa và nhiễm toan ống thận (thận không có khả năng bài tiết axit – bệnh có yếu tố di truyền).

Những người có nguy cơ mắc sỏi thận cao gồm những người bị viêm đường ruột mãn hay phải thay thế một đoạn ruột hoặc phẫu thuật tạo hậu môn.

Tình trạng khử nước cũng là 1 yếu tố quan trọng có thể dẫn tới sỏi thận bởi vì các khoáng chất này hiện diện tự nhiên trong nước tiểu và sẽ trở nên đậm đặc khi lượng nước ít đi.

101 tinh thể tạo nên sỏi thận

Một viên sỏi thận có chứa thành phần chính là can-xi oxalate (vốn có sẵn trong nước tiểu), axit uric, xsytin hay methionine.

Quả thận làm việc như một máy lọc của cơ thể. Chúng lọc máu và đưa các chất thải từ máu vào nước tiểu. Nếu lượng nước tiểu quá ít hoặc thường xuyên bị ứ lâu thì các tinh thể rắn nhỏ sẽ kết hợp với nhau và hình thành những viên sỏi thận.

Một số viên sỏi thận nhỏ đến mức mà chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài qua đường tiểu tiện mà không thể nhận ra. Tuy nhiên, nếu chúng quá lớn, thì sẽ phải cần tới sự can thiệp y tế. Những viên sỏi lớn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe thực sự bởi vì chúng sẽ gây tắc, khiến thận bị ứ nước và gây viêm thận. Nếu chúng lọt vào niệu quản sẽ gây ra các cơn đau quặn.

Các biểu hiện của sỏi thận

Các biểu hiện của sự có mặt sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Lúc đầu, viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.

Đau đớn này có thể kèm theo buồn nôn hay nôn vọt, tiếp đó là đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện diện và cần có sự can thiệp y học ngay lập tức.

Tiêu sỏi

Hầu hết các viên sỏi thận sẽ tự đào thải với thời gian là 6 tuần. Trong giai đoạn này, sẽ cần một đơn thuốc giảm đau, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để mọi thứ được lọc thải và phòng khử nước.

Nếu viên sỏi quá lớn để có thể tự tiêu thì sẽ đòi hỏi sự can thiệp để phá vỡ viên sỏi này, giúp nó tự tiêu. Các cách thường áp dụng là dùng sóng siêu âm hay máy tán sỏi.

Nếu viên sỏi lớn đến mức không thể áp dụng hai cách trên thì sẽ phải phẫu thuật.

Phòng sỏi thận như thế nào?

Cách tốt nhất để chữa bệnh sỏi thận là phòng ngừa. Nếu bạn không có bất kỳ một tiền sử bệnh tật nào thì cần uống 8-10 cốc nước mỗi ngày để giảm sự hình thành của sỏi thận.

Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra (tùy vào loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn 1 chế độ ăn phù hợp) cũng như duy trì lượng nước cho cơ thể.

Thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng phụ rất cao, do đó phải tìm ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn. Đau thận gây đau vùng hông, lưng, sát gần xương sườn, có thể gây sốt. Ngoài ra, sự thay đổi màu của nước tiểu cũng do bệnh tại thận.

Thận có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và các ảnh hưởng đến huyết áp. Nước tiểu từ thận tạo ra rẽ theo hai ống dẫn là niệu quản, rồi chảy xuống bàng quang. Nước tiểu đọng lại đó vài tiếng đồng hồ rồi được đưa ra ngoài theo ống niệu đạo. Đối với nam giới, qua đường ống niệu đạo để ra ngoài còn có tinh dịch bao gồm tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra và các dịch của tuyến tiền liệt và túi tinh.

Các dấu hiệu của bệnh

Thông thường các bệnh nhân thường có dấu hiệu đau lưng liền kết luận bị sỏi thận. Tuy nhiên có 98% đau lưng không phải là do bệnh thận mà lại là do bệnh từ cột sống, lưng, thần kinh hoặc bệnh đau toàn thân. Các bệnh nhân bệnh cúm ngoài đau khắp mình thì vùng lưng đau dữ dội hơn. 2% đau lưng do bệnh thận thì chỉ có hơn 1% là do sỏi thận gây ra, còn lại là do viêm thận, bướu thận.

* Đau thận gây đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn có thể kèm theo sốt.

* Đau sỏi thận, sỏi niệu quản gây ra những cơn đau dữ dội, đau từ sau lưng chạy xuống bộ phận sinh dục.

Các triệu chứng của đau lưng:

* Khi bệnh nhân đau ê ẩm, đau xuống chân thì là do đau thần kinh tọa, đau cột sống.

* Đau lưng sát gần xương chậu, đau nhói khi đứng dậy hay khiêng vác đồ nặng, cơn đau có thể lan xuống mông hoặc chân bên, đó cũng là do đau thần kinh tọa.

* Đau lưng do rễ thần kinh cũng thường tăng lên sau khi đi xe đạp hoặc xe máy trên một đoạn đường dài và xóc.

* Đau lưng bình thường do mệt mỏi xuất hiện sau một ngày làm việc mệt nhọc, công việc ngồi một chỗ, ít hoạt động, cảm giác ê ẩm lưng và toàn thân. Để hiểu rõ nguyên nhân của đau lưng, bác sĩ sẽ có những kiểm tra, khám nghiệm thận và cột sống của bệnh nhân. Nếu cần thiết có thể sẽ tiến hành thêm các khám nghiệm khác như siêu âm, chụp X-Quang, thử nước tiểu...

Xem nước tiểu đoán bệnh

Sự thay đổi mầu sắc và độ trong của nước tiểu có thể do ăn uống hoặc do một loại thuốc nào đó gây màu nước tiểu bị thay đổi. Một nguyên nhân khác là do bệnh tại thận vì đây là nơi sản xuất ra nước tiểu, hoặc tại bàng quang - ở nơi chứa nước tiểu. Màu nước tiểu bình thường có màu vàng từ nhạt tới hơi sẫm. Độ vàng tuỳ thuộc vào nồng độ chất mochorome trong nước tiểu. Đây là một chất thoái hóa của hemoglobin. Nếu cơ thể có ít nước cung cấp vào hoặc lao động nhiều mà không uống đủ nước thì nước tiểu có màu vàng sẫm. Có khi màu nước tiểu lại chỉ hơi đục đục, nhất là khi đi tiểu vào buổi sáng. Các hiện tượng này chứng tỏ rằng nước tiểu bị kềm hóa nhẹ nên các tinh thể nhất phát dễ đọng lại. Uống nhiều nước hoặc uống bổ sung 2 viên Chdoramonic vào buổi tối để nước tiểu trong lại. Màu nước tiểu còn có thể bị vẩn đục do nước tiểu có máu. Tốt nhất nên đi khám bác sỹ chuyên khoa, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy dịch niệu đạo tìm vi trùng, làm siêu âm, chụp Xquang... để tìm ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng trên. Sau khi tìm ra các nguyên nhân để từ đó có cách điều trị khác nhau và hiệu quả. Nếu có triệu chứng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu són là những triệu chứng của bệnh tại bàng quang hay niệu đạo chứ không phải của bệnh do thận. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm bàng quang ở phụ nữ và trẻ em, còn đối với nam giới là viêm niệu đạo, bướu tuyến tiền liệt, nhất là đối với bệnh nhân trên 50 tuổi.

Ảnh hưởng đến sinh lý?

Đôi khi người ta lầm tưởng rằng yếu sinh lý hoặc có bất kỳ những trục trặc nào trong chuyện tình dục đều là do suy thận. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy mà là do mạch máu đến bộ phận sinh dục bị hẹp tắc do thần kinh điều khiển tại chỗ hoặc trên não bị trục trặc. Chính vì vậy mà chẩn đoán và điều trị yếu sinh lý là một vấn đề tế nhị và phức tạp. Yếu sinh lý gồm các nhóm bệnh sau: rối loạn ham muốn (mất hoặc giảm ham muốn), rối loạn cương, rối loạn xuất tinh (có thể là xuất tinh sớm hoặc không xuất tinh), rối loạn cảm giác (không có khoái cảm hoặc bị đau khi lên đến đỉnh điểm), khả năng thụ thai thấp. Mỗi một nhóm bệnh lại được thành những nhóm nhỏ hơn, tương ứng với những bệnh khác nhau, mỗi bệnh có cách điều trị riêng. Các bệnh do suy thận cũng sẽ được chẩn đoán và điều trị theo kết quả của bác sĩ.

Như vậy, phù thận có thể do thận, bệnh thận cũng ít khi gây đau lưng, còn yếu sinh lý thì hoàn toàn không phải do thận yếu. Nếu không bị phù thì cách phòng bệnh thận tốt nhất hiện nay là uống nhiều nước, đặc biệt là khi làm việc ngoài nắng, trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng. Nếu trong sinh hoạt hàng ngày, cứ 6-7 tiếng mới thấy buồn đi tiểu và nước tiểu có mầu vàng sẫm thì chắc chắn cơ thể bạn chưa được cung cấp đủ nước. Vì vậy cần uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày.

Sỏi thận được tạo thành bởi muối và chất khoáng trong nước tiểu kết lại với nhau để hình thành những “hòn sỏi” nhỏ. Chúng có thể nhỏ như hạt cát hay lớn như trái banh golf. Chúng có thể lưu lại cơ trong thận hay đi ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Đường tiểu là hệ thống tạo ra nước tiểu và thải nó ra ngoài cơ thể. Nó hình thành từ được hình thành từ thận, ống dẫn nối thận với bàng quang, bàng quang, và ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể (niệu đạo).

Khi một viên sỏi đi qua niệu quản, nó có thể không gây đau. Hoặc nó có thể gây đau đớn và những triệu chứng khác.

Nguyên nhân của bệnh sỏi thận?

Sỏi thận hình thành khi thay đổi xảy ra trong cân bằng thông thường của nước, muối, chất khoáng và những thứ khác trong nước tiểu. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh là do không uống đủ nước. Cố gắng uống đủ nước để làm cho nước tiểu trong (khoảng 8-10 ly/ngày). Một số người có nhiều khả năng mắc bệnh sỏi thận hơn vì bệnh lí hoặc tiền sử gia đình.

Sỏi thận có thể là một bệnh di truyền. Nếu những người khác trong gia đình bạn mắc bệnh này thì bạn cũng có thể.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Sỏi thận thường không gây đau khi chúng ở trong thận, nhưng chúng có thể gây những cơn đau đột ngột, dữ dội khi chúng di chuyển từ thận đến bàng quang.

Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghĩ mình bị sỏi thận. Xem xét những cơn đau dữ dội bên sườn, bụng, hay háng hay nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Bạn cũng có thể cảm thấy dạ dày không khỏe (buồn nôn) và có thể nôn mửa.

Chẩn đoán bệnh sỏi thận như thế nào?

Lúc đầu bạn có thể phát hiện bạn bị sỏi thận khi bạn đi bác sĩ hay đến phòng cấp cứu trong cơn đau bụng hoặc bên sườn. Bác sĩ của bạn sẽ hỏi bạn những câu hỏi về cơn đau và lối sống của bạn và có thể kiểm tra bằng hình ảnh như chụp X-quang để xem xét thận đường tiểu.

Bạn có thể cần nhiều xét nghiệm hơn nếu bạn có nhiều hơn một viên sỏi hay gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh này. Để tìm ra nguyên nhân của sỏi thận, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm máu và thu nước tiểu của bạn trong 24 giờ. Điều này có thể giúp bác sĩ tìm ra xem bạn có khả năng có nhiều sỏi trong tương lai hay không.

Sỏi thận có thế không gây ra đau. Nếu trong trường hơp này, bạn có thể biết mình mắc bệnh khi bác sĩ tìm chúng trong cuộc xét nghiệm bệnh khác.

Điều trị sỏi thận như thế nào?

Cho đa số loại sỏi, bác sĩ sẽ đề nghị bạn uống đủ nước và giữ cho nước tiểu trong, hay khoảng 8-10 ly nước/ngày, để tống viên sỏi ra. Bạn cũng có thể cần uống thuốc giảm đau. Bạn có thể làm việc này tại nhà. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc để loại bỏ viên sỏi.

Nếu viên sỏi quá lớn để ra ngoài, hay nó bị mắc kẹt trong đường tiểu, bạn có thể cần nhiều phép điều trị hơn. Khoảng 1-2 trong mỗi 10 trường hơp sỏi thận cần nhiều hơn là điều trị tại nhà.

Phép điều trị y tế phổ biến nhất là tán sỏi ngoài cơ thể. Nó sử dụng các sóng áp lực để làm vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ. Những mảnh này có thể đi ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Những lần khác, bác sĩ sẽ cần loại bỏ những viên sỏi hay đặt một ống nhựa dẻo nhỏ (stent) trong niệu quản để giữ nó mở khi viên sỏi đi qua.

Khi nào bị sỏi thận lần nữa?

Sau khi bạn đã bị sỏi thận, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh lần nữa. Bạn có thể giúp ngăn ngừa chúng bằng cách uống đủ nước để giữ cho nước tiểu trong, khoảng 8-10 ly nước/ngày. Bạn có thể phải ăn ít loại thức ăn nào đó lại. Bác sĩ của bạn có thể cho bạn thuốc giúp ngăn ngừa hình thành sỏi.

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

(ST).