Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì để trẻ hết bệnh, mau khỏe
Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì?
Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì cho hết nguy hiểm
Đây là một bệnh trẻ em thường mắc phải. Bệnh sốt phát ban có tên Mỹ là Roseola tức là ban màu hồng. Là vì những vết nổi lên sau cơn sốt của bệnh này có mầu hồng. Còn tên tiếng Việt thì đặt theo tiến triển của bệnh: sau cơn sốt kéo dài 2, 3 ngày, thân người của em bé sẽ nổi ban.
Đối với người Việt Nam, những vết nổi trên toàn thân nào cũng được gọi là “ban” khiến nhiều lúc khó phân biệt những bệnh có triệu chứng này. Bệnh sốt phát ban thường được nhầm lẫn nhiều nhất với bệnh sởi, một bệnh nặng hơn nhiều.
Bệnh sốt phát ban rất thông thường, hầu như em bé nào cũng từng bị qua. Tuy nhiên, có em bị rất nhẹ, không được để ý tới, có em thì lại bị nặng hơn với đầy đủ những triệu chứng, có khi bị cả giật kinh nếu cơn sốt quá cao và bất thình lình.
Thông thường, thời gian ủ bệnh, tức từ lúc tiếp xúc với siêu vi gây bệnh cho tới lúc có triệu chứng, là 1 tới 2 tuần. Triệu chứng gồm có:
Nguyên nhân thông thường nhất là con siêu vi human herpes 6 (HHV6). Nhưng bệnh này cũng có thể do con human herpes 7 (HHV7) gây ra. Những con siêu vi này có liên hệ tới những con siêu vi gây ra bệnh lở miệng cold sore và bệnh herpes ở bộ phận sinh dục.
- Bệnh sốt phát ban lây lan qua những chất tiết ra từ đường hô hấp hay nước miếng. Thí dụ: 2 đứa trẻ uống chung một ly nước.
- Bệnh có thể lây ra cho dù đứa bé bệnh không bị nổi đỏ gì cả, tức là khi nó đang bị sốt, chưa mọc ban ra, do đó rất khó tránh bị lây. Nếu con bạn đã chơi với một đứa bé vừa phát bịnh roseola, bạn nên theo dõi xem con mình có bị lây bệnh không. Tuy nhiên, nhiều khi cũng khó biết là bé bị lây bệnh từ đâu.
- Bệnh sốt phát ban ít khi nào gây ra những trận “dịch” nho nhỏ như bệnh thủy đậu hay một vài bệnh của trẻ em khác.
- Những ai dễ bị lây bệnh? Những trẻ từ 6 tới 12 tháng dễ bị lây bệnh nhất vì vào tuổi này, kháng thể của người mẹ truyền cho chúng từ trong bào thai đã hết mà kháng thể mới thì chưa thành lập.
- Bệnh sốt phát ban có thể gây ra sốt rất cao, hơn 39,5 độ C (103 độ F). Nếu con bạn sốt cao như vậy, nên gọi bác sĩ để có thể được khám bệnh tìm nguyên nhân của sốt.
- Khi nhiệt độ lên cao quá nhanh và bất thình lình, em bé có thể bị giựt kinh. Nếu em đang bị sốt cao mà không giựt kinh thì có nghĩa là em sẽ không giựt. Do đó, ta cũng không nên quá hốt hoảng khi em bé bị sốt cao. Nếu em bị giựt kinh mà không có nguyên do gì rõ rệt , em cần được khám ngay.
- Nếu em bị sốt quá 7 ngày hoặc ban kéo dài quá 3 ngày, cũng nên gọi bác sĩ.
- Nếu vì một nguyên do nào đó (thí dụ như đang dùng thuốc chữa ung thư), hệ miễn nhiễm của bạn không còn làm việc tốt và bạn có tiếp cận với một người bị roseola, bạn cũng nên gọi bác sĩ của mình vì trong trường hợp này, bạn có thể bị bệnh nặng hơn là em bé.
- Bệnh sốt phát ban đôi khi cũng rất khó phân biệt với những bệnh nhiễm trùng khác vì triệu chứng sơ khởi đều giống nhau, thí dụ như cảm, nhiễm trùng tai. Nếu bác sĩ khám em bé mà không thấy dấu hiệu rõ rệt của bệnh cảm, nhiễm trùng tai, viêm họng hay những bệnh thông thường khác, bác sĩ sẽ chờ xem em có mọc ban ra không. Bạn sẽ được chỉ dẫn chữa sốt và chờ xem có ra ban không. Tính chất của ban sẽ khiến bác sĩ định bệnh được.
Như trên đã nói, em bé có thể bị giựt kinh nếu nhiệt độ tăng nhanh bất thình lình. Nếu bị giựt kinh, em sẽ bất tỉnh, tay chân giựt, mắt trợn lên khoảng vài phút. Nên cho em đi khám bệnh ngay. Nhưng cũng may mắn là chứng giựt kinh do sốt cao thường không gây ra tai hại gì cho em cả.
Ngoài chuyện giựt kinh, sốt phát ban ít khi gây ra biến chứng nào đáng kể. Nếu không có bệnh gì khác, thường là trẻ em và người lớn bị sốt phát ban sẽ bình phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, những người có hệ miễn nhiễm bị yếu đi, thí dụ như những bệnh nhân sau khi được ghép tủy hay cơ quan khác, có thể mắc bệnh sốt phát ban mới hay bị bệnh cũ tái phát. Trường hợp này, họ sẽ bị nặng hơn và lâu bình phục hơn. Họ cũng có thể bị biến chứng sưng phổi hay viêm não, rất nguy hiểm.
- Không có thuốc chích ngừa bệnh sốt phát ban. Do đó, cách tốt nhất để con bạn không bị bệnh là tránh tiếp xúc với một em bé đang bị. Nếu con bạn đang bị bệnh, nên giữ em ở nhà, cách xa các trẻ em khác.
- Đa số chúng ta đều đã có kháng thể chống bệnh vào tuổi bắt đầu đi học, khiến tránh được bệnh lần thứ nhì. Nhưng dù vậy, khi trong nhà có người bị bệnh này, cả nhà nên rửa tay kỹ thường xuyên để tránh lây lan bệnh cho những người chưa bị.
- Người lớn nào lúc nhỏ chưa bị thì có thể bị lây bệnh nhưng thường chỉ bị nhẹ thôi, tuy họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác.
Thường thì chúng ta không cần làm gì cả, chỉ chờ cho hết bệnh. Tuy nhiên, sốt cao có thể làm cho em bé khó chịu, cha mẹ có thể cho em uống thuốc acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin..) để giảm bớt sốt. Không nên cho em uống aspirin vì có thể làm em dễ bị chứng Reye’s syndrome là một bệnh nặng. Nên cho em bé uống nhiều nước, nằm nghỉ.
Phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khoảng thời gian trước khi bị phát ban, em bé sẽ có những thay đổi về trạng thái tinh thần, rõ ràng nhất là biểu hiện quấy khóc. Sau đó bé sẽ bị sốt, sổ mũi, ho, nhiều bé còn bị thêm tiêu chảy, vài ngày sau cơ thể bé sẽ xuất hiện những chấm đỏ toàn thân.
Bệnh chỉ nguy hiểm khi hiểu sai cách chữa trị và dẫn tới biến chứng. Phát ban ở trẻ nhỏ thường có những biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, nặng hơn sẽ là viêm não.
Sốt phát ban có thể điều trị tại nhà, nhưng cách chữa trị theo kiểu khi bị phát ban phải kiêng gió, kiêng tắm, ăn tinh là một sai lầm. Trong suốt thời gian bị sốt phát ban, nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân cho bé, thì trước hết bé sẽ cảm thấy bức bối. Sau đó hệ quả xấu của kiêng khem là cơ thể bé sẽ khó hạ sốt, nguy cơ bị nhiễm trùng da và gặp biến chứng viêm phổi rất cao. Ăn tinh sẽ làm cho bé rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên khó chống chọi được với bệnh tật.
Điều trị phát ban tại nhà phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ , không được tự tiện dùng thuốc và thay đổi đơn thuốc. Thêm vào đó, bé nên được vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, tuy nhiên cần tránh để bé bị nhiễm lạnh. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn điều trị bệnh cũng rất quan trọng, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể chống lại bệnh, vừa đảm bảo vệ sinh để bé không bị mắc tiêu chảy. Chế độ ăn cần được tăng thêm cả về chất lượng và số lượng. Bé nên ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa và ưu tiên cho những thức ăn dễ tiêu hóa.
Lưu ý: Phát ban là bệnh lây theo đường hô hấp do đó khi bé bị phát ban, cần hạn chế bé tiếp xúc với nhiều người để tránh lây lan virus gây bệnh.
Bệnh sốt phát ban dạng Rubella thường gặp ở trẻ nhỏ và bùng phát vào mùa Đông- Xuân. Bệnh do virus Rubella gây ra, rất dễ lây lan, chủ yếu là qua đường hô hấp và người đã nhiễm bệnh là nguồn truyền bệnh. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ là nguồn truyền nhiễm rất cao cho người tiếp xúc, vi rút có thể đào thải nhiều tháng sau khi sinh.
Những triệu chứng của bệnh sốt phát ban Rubella rất nhẹ nên rất khó được phát hiện, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh khởi phát sau 10 ngày đến 15 ngày kể từ lúc tiếp xúc với người bệnh. Triệu chứng thông thường là mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 đến 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1 đến 5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày.
Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất. Sự nguy hiểm ở đây là bệnh rất dễ lây lan và nguồn lây bệnh không thể phát hiện được cho đến khi người bị nhiễm có triệu chứng phát ban 7 ngày sau đó. Biện pháp cách ly người bệnh đến thời điểm này cũng được xem là đã quá trễ.
Bệnh Rubella rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 90% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh ra em bé bị hội chứng Rubella bẩm sinh như: điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển, gan to, lách to…
Không thể điều trị sốt phát ban Rubella bằng kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng chống lại các nhiễm virus. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Rubella ngoài biện pháp phòng bệnh duy nhất là tiêm chủng. Loại vắc xin đang sử dụng hiện nay là vắc xin phối hợp ngừa 3 bệnh: Sởi, Quai bị, Rubella.
Lịch tiêm chủng thường được áp dụng tiêm ngừa cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và lặp lại lúc 4 – 6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm 1 liều duy nhất (chỉ được có thai sau khi tiêm vắc xin ba tháng) nhằm phòng hội chứng Rubella bẩm sinh về sau cho trẻ.
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần mắc bệnh này, bệnh được biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban).
Bệnh do nhiều loại siêu vi gây ra nhưng có 2 nguyên nhân chính gây bệnh sốt phát ban là siêu vi sởi và siêu vi gây bệnh rubella. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, còn bệnh rubella còn gọi là ban đào.
Ðây là bệnh lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.
Sốt phát ban do sởi thường biểu hiệu bằng sốt cao kèm ho, sổ mũi, mắt đỏ vài ngày sau đó phát ban toàn thân. Trước khi phát ban trẻ thường bứt rứt quấy khóc nhiều và sau khi ra ban trẻ sẽ giảm sốt và giảm quấy. Trong khi đó, phát ban do rubella thường kèm sốt nhẹ hay không sốt và ban xuất hiện rất nhanh có thể 1 ngày đã nổi khắp cơ thể. Ða số trẻ có kèm tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng
Ban đỏ hay sởi chỉ nguy hiểm khi có biến chứng, các biến chứng thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não.Ban đào hay rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu mắc bệnh ban đào sẽ ảnh hưởng đến thai nhi gây sẩy thai, sinh non, thai nhi sinh ra mắc nhiều tật ở mắt, tim, não.
Bệnh sốt phát ban có thể điều trị tại nhà bằng cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu có sốt, thuốc giảm ho, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần mang trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt cao không hạ, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật hôn mê vì lúc này trẻ đã có biến chứng.
Cần cách ly trẻ bệnh, nhưng cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.
Không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên không nên để trẻ bị lạnh. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.
Thời tiết hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho các bệnh sốt phát ban bùng phát, điển hình là bệnh Rubella, vì vậy phải có sự phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa sởi và các bệnh sốt phát ban khác.
Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, do vi rút Rubella gây ra. Đây là bệnh sốt phát ban lành tính nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.
Bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu là qua đường hô hấp và người nhiễm bệnh là nguồn bệnh duy nhất. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ là nguồn truyền nhiễm rất cao cho người tiếp xúc, vi rút có thể đào thải nhiều tháng sau khi sinh.
Những triệu chứng của bệnh Rubella rất nhẹ nên rất khó được phát hiện, đặc biệt ở trẻ em.
Bệnh khởi phát sau 10 ngày đến 15 ngày kể từ lúc tiếp xúc với người bệnh. Triệu chứng thông thường là mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 – 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất.
Sự nguy hiểm ở đây là bệnh rất dễ lây lan và nguồn lây bệnh không thể phát hiện được cho đến khi người bị nhiễm có triệu chứng phát ban 7 ngày sau đó. Biện pháp cách ly người bệnh đến thời điểm này cũng được xem là đã quá trễ.
Bệnh Rubella rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 90% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh ra em bé bị hội chứng Rubella bẩm sinh như: điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển tâm thần, gan to, lách to… Đối với những người bị bệnh cần phải được cách ly một tuần lễ kể từ lúc phát ban để tránh lây nhiễm cho những người tiếp xúc. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Rubella. Biện pháp phòng bệnh duy nhất là tiêm chủng. Loại vắc xin đang sử dụng hiện nay là vắc xin phối hợp ngừa 3 bệnh: sởi, quai bị, Rubella.
Lịch tiêm chủng của vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị được áp dụng như sau: Trẻ em: mũi thứ 1: 12 tháng tuổi; mũi thứ 2: 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản: một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vắc xin được 3 tháng).
Tác nhân gây bệnh Sởi là vi rút thuộc giống Morbillivirus của họ paramyxoviridae. Bệnh Sởi là tình trạng nhiễm vi rút cấp tính với sự lây truyền cao. Sau khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, biểu hiện khởi đầu là sốt, viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho và có nốt kiplik ở niêm mạc miệng.
Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Ban bắt đầu mọc ở mặt, sau lan ra toàn thân và kéo dài từ 4 – 7 ngày, có những trường hợp bệnh kết thúc trong tình trạng tróc vảy. Trong thời gian mang bệnh, xét nghiệm máu sẽ tháy lượng bạch cầu giảm.
Sự nguy hiểm của bệnh Sởi chính là những biến chứng của bệnh, đó là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não. Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch chưa đầy đủ đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng nề. Trẻ sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trước đây sẽ được miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho trong vòng 6 – 9 tháng.
Hầu hết tử vong khi bệnh sởi xuất hiện thường không do vi rút Sởi gây ra mà do những biến chứng. Sự lây nhiễm của bệnh Sởi do vi rút từ những giọt nước bọt li ti của người bệnh bắn ra khi nói và người lành hít phải khi tiếp xúc, do vậy bệnh rất dễ lây thành dịch.
Chẩn đoán bệnh thường căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học. Tuy nhiên cách xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm là đặc biệt cần thiết để phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác như Rubella.
Trước khi có vắc xin sởi phòng bệnh thì đây là căn bệnh mà tuổi ấu thơ hầu như ai cũng mắc phải. Phòng bệnh bằng vắc xin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, tuy nhiên người ta thấy rằng việc tiêm một mũi vắc xin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỷ lệ trẻ tiêm phòng bệnh sót cũng như tỷ lệ đạt được miễn dịch của vắc xin này cũng chỉ đạt xung quanh 90%. Do vậy cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2, thời gian tiêm là khi trẻ đủ 6 tuổi, độ tuổi bước vào lớp 1. Việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch tới 99%. Chương trình TCMR Việt Nam đã thực hiện mũi nhắc lại này trên cả nước từ năm 2006. Tại các địa phương còn xuất hiện những vụ dịch sởi nhỏ, khi đối tượng mắc không chỉ trẻ em thì cần thiết phải thực hiện những chiến dịch tiêm nhắc cho người dân khu vực này để tạo miễn dịch lớn và bền vững trong cộng đồng trong nhiều năm.
Hiệu quả của tiêm phòng vắc xin sởi còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng bảo quản, vận chuyển vắc xin. Nhiệt độ bảo quản vắc xin lý tưởng là từ 2-8oC. Có thể dùng loại vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella (MMR) để phòng được 3 bệnh một lúc. Tất cả bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tại các cơ sở y tế. Trước khi tiêm cán bộ y tế cần khám sơ loại, nếu trẻ đang mắc các bệnh khác thì có thể hoãn lịch tiêm đến khi trẻ khỏe mạnh bình thường.
Đây là một bệnh trẻ em thường mắc phải. Bệnh sốt phát ban có tên Mỹ là Roseola tức là ban màu hồng. Là vì những vết nổi lên sau cơn sốt của bệnh này có mầu hồng. Còn tên tiếng Việt thì đặt theo tiến triển của bệnh: sau cơn sốt kéo dài 2, 3 ngày, thân người của em bé sẽ nổi ban.
Đối với người Việt Nam, những vết nổi trên toàn thân nào cũng được gọi là “ban” khiến nhiều lúc khó phân biệt những bệnh có triệu chứng này. Bệnh sốt phát ban thường được nhầm lẫn nhiều nhất với bệnh sởi, một bệnh nặng hơn nhiều.
Bệnh sốt phát ban rất thông thường, hầu như em bé nào cũng từng bị qua. Tuy nhiên, có em bị rất nhẹ, không được để ý tới, có em thì lại bị nặng hơn với đầy đủ những triệu chứng, có khi bị cả giật kinh nếu cơn sốt quá cao và bất thình lình.
Thông thường, thời gian ủ bệnh, tức từ lúc tiếp xúc với siêu vi gây bệnh cho tới lúc có triệu chứng, là 1 tới 2 tuần. Triệu chứng gồm có:
Nguyên nhân thông thường nhất là con siêu vi human herpes 6 (HHV6). Nhưng bệnh này cũng có thể do con human herpes 7 (HHV7) gây ra. Những con siêu vi này có liên hệ tới những con siêu vi gây ra bệnh lở miệng cold sore và bệnh herpes ở bộ phận sinh dục.
Bệnh sốt phát ban lây lan qua những chất tiết ra từ đường hô hấp hay nước miếng. Thí dụ: 2 đứa trẻ uống chung một ly nước.
Bệnh có thể lây ra cho dù đứa bé bệnh không bị nổi đỏ gì cả, tức là khi nó đang bị sốt, chưa mọc ban ra, do đó rất khó tránh bị lây. Nếu con bạn đã chơi với một đứa bé vừa phát bịnh roseola, bạn nên theo dõi xem con mình có bị lây bệnh không. Tuy nhiên, nhiều khi cũng khó biết là bé bị lây bệnh từ đâu.
Bệnh sốt phát ban ít khi nào gây ra những trận “dịch” nho nhỏ như bệnh thủy đậu hay một vài bệnh của trẻ em khác.
Những ai dễ bị lây bệnh? Những trẻ từ 6 tới 12 tháng dễ bị lây bệnh nhất vì vào tuổi này, kháng thể của người mẹ truyền cho chúng từ trong bào thai đã hết mà kháng thể mới thì chưa thành lập.
Bệnh sốt phát ban có thể gây ra sốt rất cao, hơn 103 độ F. Nếu con bạn sốt cao như vậy, nên gọi bác sĩ để có thể được khám bệnh tìm nguyên nhân của sốt.
Khi nhiệt độ lên cao quá nhanh và bất thình lình, em bé có thể bị giựt kinh. Nếu em đang bị sốt cao mà không giựt kinh thì có nghĩa là em sẽ không giựt. Do đó, ta cũng không nên quá hốt hoảng khi em bé bị sốt cao. Nếu em bị giựt kinh mà không có nguyên do gì rõ rệt , em cần được khám ngay.
Nếu em bị sốt quá 7 ngày hoặc ban kéo dài quá 3 ngày, cũng nên gọi bác sĩ.
Nếu vì một nguyên do nào đó (thí dụ như đang dùng thuốc chữa ung thư), hệ miễn nhiễm của bạn không còn làm việc tốt và bạn có tiếp cận với một người bị roseola, bạn cũng nên gọi bác sĩ của mình vì trong trường hợp này, bạn có thể bị bệnh nặng hơn là em bé.
Bệnh sốt phát ban đôi khi cũng rất khó phân biệt với những bệnh nhiễm trùng khác vì triệu chứng sơ khởi đều giống nhau, thí dụ như cảm, nhiễm trùng tai. Nếu bác sĩ khám em bé mà không thấy dấu hiệu rõ rệt của bệnh cảm, nhiễm trùng tai, viêm họng hay những bệnh thông thường khác, bác sĩ sẽ chờ xem em có mọc ban ra không. Bạn sẽ được chỉ dẫn chữa sốt và chờ xem có ra ban không. Tính chất của ban sẽ khiến bác sĩ định bệnh được.
Như trên đã nói, em bé có thể bị giựt kinh nếu nhiệt độ tăng nhanh bất thình lình. Nếu bị giựt kinh, em sẽ bất tỉnh, tay chân giựt, mắt trợn lên khoảng vài phút. Nên cho em đi khám bệnh ngay. Nhưng cũng may mắn là chứng giựt kinh do sốt cao thường không gây ra tai hại gì cho em cả.
Ngoài chuyện giựt kinh, sốt phát ban ít khi gây ra biến chứng nào đáng kể. Nếu không có bệnh gì khác, thường là trẻ em và người lớn bị sốt phát ban sẽ bình phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, những người có hệ miễn nhiễm bị yếu đi, thí dụ như những bệnh nhân sau khi được ghép tủy hay cơ quan khác, có thể mắc bệnh sốt phát ban mới hay bị bệnh cũ tái phát. Trường hợp này, họ sẽ bị nặng hơn và lâu bình phục hơn. Họ cũng có thể bị biến chứng sưng phổi hay viêm não, rất nguy hiểm.
Không có thuốc chích ngừa bệnh sốt phát ban. Do đó, cách tốt nhất để con bạn không bị bệnh là tránh tiếp xúc với một em bé đang bị. Nếu con bạn đang bị bệnh, nên giữ em ở nhà, cách xa các trẻ em khác.
Đa số chúng ta đều đã có kháng thể chống bệnh vào tuổi bắt đầu đi học, khiến tránh được bệnh lần thứ nhì. Nhưng dù vậy, khi trong nhà có người bị bệnh này, cả nhà nên rửa tay kỹ thường xuyên để tránh lây lan bệnh cho những người chưa bị.
Người lớn nào lúc nhỏ chưa bị thì có thể bị lây bệnh nhưng thường chỉ bị nhẹ thôi, tuy họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác.
Thường thì chúng ta không cần làm gì cả, chỉ chờ cho hết bệnh. Tuy nhiên, sốt cao có thể làm cho em bé khó chịu, cha mẹ có thể cho em uống thuốc acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin..) để giảm bớt sốt. Không nên cho em uống aspirin vì có thể làm em dễ bị chứng Reye’s syndrome là một bệnh nặng. Nên cho em bé uống nhiều nước, nằm nghỉ.
Bí quyết làm đẹp da và móng tay mùa hanh khô
Bí quyết làm đẹp của Midu để bạn lúc nào cũng xinh tươi, rạng rỡ
Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người
Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe
Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?
Cách trồng cây anh thảo nhiều màu, tô điểm cho căn nhà thêm rực rỡ
Cây trúc trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào?
Trồng cây thủy sinh trong hồ cá thế nào cho đẹp, hợp phong thủy
Cách kiếm tiền trên Youtube hiệu quả cao
Cách làm bánh kẹp lá dứa thơm ngon
Cách quyến rũ chồng trên giường
Cách thắt cavat chuẩn trong nháy mắt
Cách thắt khăn vuông đúng điệu
Cách làm tôm cuộn khoai tây hấp dẫn ai cũng mê
Làm sao để hết mùi tỏi khó chịu
Cách làm tôm nướng muối ớt ngon
Làm sao để hết hôi miệng
Ăn gì để tăng kích thước vòng 1 giúp bạn có body chuẩn
Cách làm cơm gà Quảng Ngãi
Cách làm tôm chiên trứng muối lạ miệng
Tác dụng của cây lược vàng - cây thuốc nam quý
Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người
Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe
Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?
Cách trồng cây anh thảo nhiều màu, tô điểm cho căn nhà thêm rực rỡ
Cây trúc trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào?
Trồng cây thủy sinh trong hồ cá thế nào cho đẹp, hợp phong thủy
Cách nấu món chay đơn giản
(ST).