Tìm hiểu về bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất hay lây, có khả năng gây thành dịch, do một loại siêu vi trùng gây ra, có tên gọi là Varicella-Zoster Virus. Bệnh có thể xảy ra ở khắp nơi, nhưng thường gặp nhất ở những nơi đông dân cư, nhà trẻ, trường mẫu giáo...


Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp nhất ở trẻ con. Trong những năm gần đây, người lớn mắc bệnh thuỷ đậu nhiều hơn trước. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, bằng những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh, một số ít lây qua do tiếp xúc trực tiếp với bóng nước. Thời gian lây bệnh bắt đầu 24 giờ trước khi có phát ban và kéo dài cho đến những nốt đậu đóng mài (trung bình 7- 8 ngày).

Bệnh được biểu hiện như thế nào?

Khi bị nhiễm siêu vi gây bệnh, bệnh được biểu hiện qua nhiều giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn cơ thể đã bị xâm nhập bởi tác nhân gây bệnh, nhưng chưa có biểu hiện các triệu chứng bệnh lý. Thời kỳ này kéo dài trung bình từ 13 -17 ngày.

Giai đoạn khởi phát: Người bệnh có thể sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu… Một số trường hợp có thể phát ban tạm thời, với những nốt hồng ban, kích thước vài mm, nổi trên nền da bình thường. Đây là tiền thân của những nốt đậu sau đó.

Giai đoạn toàn phát: Đây là thời kỳ đậu mọc. Trong giai đoạn này, trên da xuất hiện những bóng nước hình tròn hay hình giọt nước trên viền da màu hồng. Bóng nước có đường kính từ 3-10 mm. Đầu tiên xuất hiện ở thân mình, sau đó lan đến mặt và tứ chi. Bóng nước lúc đầu chứa dịch trong, sau có thể hóa đục. Chúng mọc nhiều đợt trên một vùng da, nên ta có thể thấy tổn thương ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Từ hình ảnh phát ban, bóng nước chứa dịch trong, bóng nước chứa dịch đục, cho đến các tổn thương đã đóng mài.

Ngoài ra, các bóng nước có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, hô hấp hoặc tiết niệu, thậm chí ở bộ phận sinh dục, gây ra các triệu chứng buốt đau, dấu hiệu loét đường tiêu hóa, khó thở, tiểu rát… Một số trường hợp khác, các bóng nước có thể xuất hiện ở mi mắt hoặc kết mạc mắt. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể có sốt, ngứa ở nhiều mức độ khác nhau. Bóng nước càng nhiều thì bệnh càng nặng. Trẻ nhỏ thường nhẹ hơn trẻ lớn.

Giai đoạn hồi phục: Sau một tuần, hầu hết các bóng nước đóng mài. Bệnh chuyển sang giai đoạn hồi phục.

Bệnh thủy đậu có thể phát sinh các biến chứng gì?

Chính vì bệnh thường gây các tổn thương xuất hiện trên da, nên tình trạng bội nhiễm là biến chứng thường gặp nhất của bệnh thủy đậu. Biến chứng này xảy ra do các nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do bệnh nhân gãi, hay do các tổn thương không được chăm sóc đúng qui cách.

Biến chứng thứ hai là viêm phổi thủy đậu, có thể gặp ở người lớn và những người suy giảm miễn dịch. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể xảy ra trong thời kỳ đậu mọc với các biểu hiện sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu. Trên X quang sẽ thấy hình ảnh tẩm nhuận dạng nốt và viêm phổi mô kẽ.

Biến chứng thứ ba là hội chứng Reye: Trong giai đoạn đậu mọc nếu cho trẻ uống Aspirin để hạ sốt hoặc giảm đau, trẻ có thể bị hội chứng Reye. Hội chứng này xuất hiện ở giai đoạn hồi phục của bệnh với triệu chứng bồn chồn, lo âu, kích thích. Trong trường hợp nặng có thể diễn tiến đến hôn mê, co giật do phù não.

Dị tật bẩm sinh là biến chứng thứ tư được đề cập đến. Trẻ em có mẹ bị bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ, sau sinh sẽ có thể bị dị tật bẩm sinh với hình ảnh sẹo da, teo cơ, bất thường ở mắt, co giật, chậm phát triển tâm thần...

Viêm não thủy đậu cũng là biến chứng có thể gặp trong bệnh thủy đậu. Biến chứng này có thể gặp trong thời kỳ ủ bệnh, trong giai đoạn nổi bóng nước hoặc trong giai đoạn hồi phục. Biểu hiện thường gặp là rung giật nhãn cầu, đôi khi có thể kèm theo co giật hoặc hôn mê.

Phòng trị bệnh như thế nào?


Mục đích điều trị của bệnh thủy đậu ở những người có hệ thống miễn dịch bình thường là để giảm nguy cơ gây biến chứng.

Việc điều trị bao gồm: Chăm sóc tại chỗ các bóng nước trên da bằng các dung dịch sát khuẩn, chống nhiễm trùng như dung dịch Methylene Blue, Milian… và các thuốc điều trị triệu chứng chống ngứa, kháng sinh chống bội nhiễm và thuốc chống siêu vi trùng (Acyclovir là thuốc được xem có hiệu quả chống siêu vi gây nên bệnh thủy đậu. Thuốc có khả năng rút ngắn thời gian tạo bóng nước, làm giảm tổn thương da mới và các triệu chứng của bệnh). Việc điều trị cần được thực hiện dưới sự kiểm soát của thầy thuốc chuyên khoa.

Về phòng ngừa, có một số biện pháp được đặt ra: Khi phát hiện bệnh, người bệnh cần được cách ly cho đến lúc các nốt đậu đóng mài. Tuy nhiên, hiệu quả hạn chế, do bệnh có thể lây từ 24-48 giờ trước khi xuất hiện các bóng nước trên da. Bên cạnh đó, chủng ngừa là biện pháp có ý nghĩa tích cực trong phòng bệnh, nhằm tạo khả năng miễn dịch khống chế tác nhân gây bệnh.

Bệnh thuỷ đậu đã và đang xảy ra ở miền Bắc, gặp nhiều ở trẻ em và thiếu niên. Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và hướng điều trị căn bệnh này như sau:

Nguyên nhân

- Virus Varicellae zoter (VZV) có trong nước bọt của những trẻ bị bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ho hoặcbệnh Zona... là nguồn lâybệnh thuỷ đậu cho các trẻ chưa bị bệnh thuỷ đậu.

- Những người mắc các bệnh bạch cầu, ung thư,không có gama globulin hay dùng thuốc corticoid, bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, cơ thể suy kiệt, người dùng thuốc ức chế miễn dịch, người bị chấn thương các dây thần kinh... cũng dễ lây bệnh.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ7 - 20 ngày.

Trên da từ mặt, trán, cổ, thân, lưng và tứ chi nổi các mụn nước tròn hay bầu dục, to bằng hạt đậu xanh. Bên trong bọng nước là dịch màu trắng trong, nếu đục là do bội nhiễm. Mụn nước, bọng nước mọc không theo thứ tự, có thể mọc trong các niêm mạc hậu môn, cơ quan sinh dục ngoài.

Những mụn nước, bọng nước tự vỡ, dịch chảy ra trong, dẻo và đóng vảy khô. Vảybong không để lại sẹo trên da. Sau đó trẻ lại sức, hết mệt, đòi ăn và muốn ăn nhiều.

Trẻ có thể sốt là do bội nhiễm, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo nguyên nhân nhiễm trùng huyết.

Phòng ngừa

- Tiêm phòng thuỷ đậu cho trẻ, không bỏ sót

- Phát hiện và cách ly 21 ngày, không cho trẻ đến trường học

- Không tiếp xúc với trẻ bị thuỷ đậu.

Điều trị

- Bôi Xanh metylen trên các mụn nước chưa vỡ hay đã vỡ bằng dung dịch sát khuẩn, hồ Tetracyclin.

- Uốngthuốc kháng sinh histamin tổng hợp như vitamin C, sirô phenergan 3% 10ml chia làm 2 lần, ngày và tối. Dùng thêm Vitamin B1, các thuốc an thần siro bromur canxi.

- Vệ sinh da sạch sẽ chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng cho trẻ bằng ăn nhiều sữa, nhiều chất đạm và các loại quả như cam, chanh, na, nhãn, xoài...

Bệnh thủy đậu (trái rạ) đã xuất hiện nhiều nơi ở TPHCM và đang vào mùa cao điểm. Chỉ tính riêng 2 bệnh viện TP: Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận gần 1.000 trường hợp trẻ bị bệnh thủy đậu. Đây là căn bệnh mang nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong mùa cao điểm này, nếu không ngăn chặn kịp thời bệnh sẽ bùng phát thành dịch.

Nguyên nhân và tác hại

Theo GS-TS Lê Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Vaccine và Chế phẩm sinh học: Tác nhân gây bệnh là virus ecpec 3 (alpha) của người, trong dân gian phía Bắc thường gọi bệnh này là phỏng rạ, phía Nam gọi là trái rạ. Virus này còn là nguyên nhân gây bệnh Zona (giời leo) ở người lớn có thể gây biến chứng dẫn đến tử vong. Virus lưu hành trên toàn thế giới (90% trẻ dưới 15 tuổi bị thủy đậu, 95% người đến tuổi thành niên đã từng bị mắc bệnh) do lây truyền qua đường tiếp xúc.

Ở Việt Nam bệnh thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, dịch thường có chu kỳ 2-3 năm. Các hình thái bệnh ở trẻ nhỏ không nguy hiểm bằng khi nó gây cho người lớn chưa được miễn nhiễm hoặc ở thể thứ phát (bệnh giời leo) có biến chứng.

Bệnh được xem là nhẹ ở trẻ nhỏ nhưng nguy hiểm đến tính mạng khi bị biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất của thủy đậu là nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm độc tố vi khuẩn, viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu (ít).

Các nốt thủy đậu trên da khi bị bội nhiễm sẽ sưng to lên và gây ngứa, trẻ không chịu được, gãi làm trầy da và để lại những vết sẹo vĩnh viễn. Thủy đậu ít khi dẫn đến viêm não, nhưng điều này vẫn có thể xảy ra, gây tử vong hoặc để lại các di chứng thần kinh lâu dài. Mỗi năm, ở Bệnh viện Nhi đồng 1 có 1 - 2 ca tử vong do thủy đậu.

Ở người lớn nếu mắc dễ biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi gây tử vong lớn nhất (7% số người mắc). Các biến chứng khác như viêm não, viêm khớp tủy xương, xuất huyết nội tạng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và người trưởng thành. Người lớn nếu mắc mụn thủy đậu gây tổn thương sâu hơn, nguy cơ biến chứng lớn hơn 10 - 25 lần so với trẻ nhỏ.

Cũng theo GS Hiệp: Điều phiền toái nhất do virus thủy đậu gây ra là bệnh Zona (giời leo) ở người lớn do nhiễm virus từ trước, bị tái phát khi trưởng thành. Nốt phỏng của bệnh Zona khu trú dọc theo vùng da đầu dây thần kinh cảm giác ở một phía vùng ngực trái hoặc phải. Nốt phỏng giời leo gây triệu chứng đau rát đến không chịu nổi cho người bệnh. Điều đáng lưu ý trong việc chữa bệnh này bằng thuốc Tây y và Đông y cho tới nay đều không trị được căn nguyên bệnh mà chỉ để giảm đau, giảm sốt (Tây y) và mát da dịu đau (Đông y với đậu xanh nhai nát). Bệnh Zona với các biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm thận và nội quan có thể dẫn đến tử vong.

Phát hiện và điều trị kịp thời

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1: Bệnh xảy ra sau 14 - 16 ngày tiếp xúc với người bệnh, thời kỳ ủ bệnh 10 - 21 ngày. Người bệnh có các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn, nhức đầu. Hai, ba ngày sau triệu chứng trên các nốt đậu mọc ra và bệnh nhân sốt cao (có khi tới 410C) kéo dài từ 2 - 4 ngày sau nổi mụn. Nốt mọc ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân.

Những nốt này có thể để lại sẹo vĩnh viễn nếu bị nhiễm trùng. Mụn thủy đậu khác đậu mùa ở chỗ có một ngăn nên dễ xẹp khi thủng và thường không để lại sẹo (trừ khi do bội nhiễm do vi khuẩn khác gây ra). Mụn thủy đậu mọc không cùng lúc số lượng trung bình trên mỗi trẻ là 300 nốt (có khi nhiều tới 1.500 nốt khi nhiễm nặng ở trẻ có sức miễn dịch bẩm sinh kém). Ở người lớn, sốt sẽ cao hơn và kéo dài hơn, các nốt nổi nhiều hơn.

Lời khuyên của các bác sĩ, khi phát hiện bị bệnh thủy đậu, nên cho bệnh nhân uống thuốc giảm ngứa, hạ sốt bằng paracetamol, không được cho trẻ uống aspirin và chỉ sử dụng kháng sinh khi bác sĩ kê đơn. Trường hợp nặng thì phải nhập viện ngay. Đặc biệt, cần cách ly người bệnh ít nhất 1 tuần để tránh lây lan, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh này. Cắt móng tay cho trẻ để tránh trường hợp trẻ gãi làm trầy xước da.

Ở tất cả các cuộc hội thảo về phát hiện và phòng ngừa bệnh thủy đậu trong thời gian gần đây, các bác sĩ đều thừa nhận tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất. Hiện, tại Việt Nam đã có vaccine phòng ngừa là Varilrix của hãng SmithKline Beecham. Liều miễn dịch cơ bản một mũi duy nhất cho trẻ 12 tháng đến 12 tuổi, tiêm dưới da 0,5ml. Người lớn và trẻ từ 13 tuổi trở lên phải tiêm 2 mũi cách 6 - 10 tuần có thể đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Đối với trẻ từ 12 tháng đến 13 tuổi, chỉ cần tiêm một liều duy nhất vaccine Varilrix.

Tại TPHCM, có thể đến tiêm phòng tại Viện Pasteur, Trung tâm y tế dự phòng hoặc các đội y tế dự phòng quận, huyện, các bệnh viện Phụ sản Quốc tế, Nhi đồng, Hùng Vương, Từ Dũ, Phòng khám Nhi Khoa Nancy...

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh thường nhẹ nhưng rất dễ lây.

Đường lây truyền

Thủy đậu lây lan dễ dàng qua không khí do hít phải chất dịch khi bệnh nhân hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc với mụn nước của người bị bệnh. Bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ bị thủy đậu trong lúc mang thai. Cần lưu ý là khi nhiễm virus thủy đậu bệnh nhân thường không có triệu chứng gì trong 2 tuần đầu, nhưng 2-4 ngày trước khi phát bóng nước (nốt rạ), bệnh đã có khả năng lây nhiễm. Ngay cả khi bệnh nhân thủy đậu đã phát bóng nước được 6 ngày, virus gây bệnh vẫn có thể lây lan cho người lành.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh

Phần lớn bệnh nhân là trẻ em từ 5-11 tuổi, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. Đặc trưng của bệnh thủy đậu là ngứa, phát ban ngoài da, ban sẩn có mụn nước thường kèm theo sốt. Người bệnh thường có dấu hiệu ban đầu là sốt, mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng từ 300 đến cả ngàn nốt gây ngứa ngáy, đau nhức rất khó chịu. Mụn nước có phần lõm ở giữa, mụn nước lúc đầu chứa chất dịch trong, chỉ sau một ngày dịch trở nên đục như mủ. Sau 3-5 ngày, mụn nước đóng vảy, rồi rụng dần.

Các biến chứng có thể xảy ra

Bệnh thường diễn biến nhẹ, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm từ bội nhiễm vi khuẩn đến viêm não. Nếu bệnh nhân bị bội nhiễm da có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Thủy đậu có thể gây biến chứng đến hệ thần kinh trung ương và gây viêm phổi dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, một biến chứng về sau của bệnh thủy đậu là Zona (còn gọi là giời leo), thường gây đau nhức nhiều hơn so với bệnh thủy đậu và có thể kéo dài trong nhiều năm.

Cách chăm sóc

Thủy đậu là một bệnh nhẹ, song rất cần được chăm sóc chu đáo để không xảy ra biến chứng.

- Trẻ ốm phải cho cách ly tại nhà trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vảy. Trước khi cho trẻ trở lại vườn trẻ, lớp học... phải tắm gội trẻ cho sạch vảy.

- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ. Quần áo phải được giặt bằng xà phòng và nước sạch rồi là trước khi mặc. Chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa. Hằng ngày (ngày 2-3 lần) nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.

- Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetra cyclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.

- Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh. Mọi trường hợp nhất thiết phải được thầy thuốc thăm khám bệnh chỉ định và hướng dẫn cụ thể.

- Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít, hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.

- Đặc biệt không được tự ý điều trị theo các phương pháp dân gianhoặc truyền miệng gây những biến chứng nguy hiểm .

Phòng bệnh

Trong gia đình, trường học, công sở có người mắc bệnh thủy đậu, để phòng tránh lây lan cho cộng đồng, việc cách ly bệnh nhân (7-10 ngày) là hết sức quan trọng. Vì thế, nếu trẻ ở độ tuổi đi học bị mắc bệnh thì buộc phải nghỉ học và người lớn thì phải nghỉ làm từ 1-2 tuần.Tuy nhiên, biện pháp tích cực và hiệu quả nhất vẫn là chủng ngừa vắc-xin. Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh. Điều này có nghĩa là một người chưa được chủng ngừa thủy đậu nếu tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc bệnh nhân thủy đậu thì hầu như chắc chắn sẽ bị lây bệnh.

Việc tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu không chỉ giúp bản thân bạn tránh được bệnh mà còn ngăn chặn việc lây lan cho những người xung quanh, về lâu dài sẽ giảm được sự bùng phát dịch thường niên. Vắc-xin ngừa thủy đậu tạo được miễn nhiễm lâu dài gần như suốt đời, có tính an toàn cao, ít tác dụng phụ (chỉ khoảng 5% sốt nhẹ sau khi chích). Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi chỉ cần tiêm một liều dưới da. Trẻ trên 13 tuổi và người lớn tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 4-8 tuần.Tại thành phố Đà Nẵng, người dân có thể liên hệ tiêm ngừa ởtrung tâm y tế dự phòng thành phố hoặc các quận, huyện.

Bạn không nên tự dùng thuốc, bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn sau khi thăm khám trực tiếp.

Chúc bạn mau khỏi!

Bs.Thuocbietduoc 

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Bệnh thủy đậu là gì?

Theo thống kê tình hình dịch tễ cho thấy thủy đậu xảy ra quanh năm nhưng thời điểm phát bệnh cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 6. Bệnh còn có tên gọi khác là phỏng rạ hoặc trái rạ. Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-Zoster gây ra, tuy lành tính nhưng lây lan rất nhanh: khi một người mang virus thủy đậu nói, hắt hơi hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài, sẽ lây bệnh cho những người khác nếu hít phải.

Bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ bị thủy đậu trong lúc mang thai. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phần nhiều ở trẻ em.

Thông thường, từ lúc nhiễm phải virus, virus sẽ theo đường máu đến cư trú ở lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc (niêm mạc miệng, kết mạc mắt ) gây ra những nốt mụn nước trên da, thời gian này được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh khoảng 2-3 tuần.

Triệu chứng

Đầu tiên người bệnh thường sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ trong một vài ngày. Sau đó, những mụn nước nhỏ xuất hiện rất nhanh trong vòng 1-2 ngày. Những mụn bóng nước này thường mọc ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân, gây ngứa, đau nhức. Sau 5-7 ngày các mụn sẽ đóng vẩy và bong đi.

Các vẩy đó nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo. Bệnh thường khỏi trong vòng 1-2 tuần, cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh

- Một số trẻ đã bị xuất huyết ở các mụn thủy đậu, bệnh trở thành một thể "thủy đậu xuất huyết" rất trầm trọng.

- Trẻ có thể bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác. Các vi khuẩn này vào các mụn thủy đậu, làm sưng to lên, gây ngứa. Nếu bệnh nhân bị bội nhiễm da sẽ để lại sẹo vĩnh viễn.

- Trong một số trường hợp, các vi khuẩn nói trên, từ các mụn thủy đậu lại xâm nhập vào máu, gây ra nhiều bệnh ở cơ quan khác, như viêm thận, viêm gan, viêm phổi... hoặc "nhiễm khuẩn huyết" gây chết người.

- Chứng viêm não do thủy đậu tuy ít những cũng vẫn xảy ra, đó là sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể gây chết người nhanh chóng, và một số trẻ tuy qua khỏi được nhưng vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị động kinh...

- Bên cạnh đó có một thể thủy đậu đặc biệt, gọi là thủy đậu bẩm sinh: đó là những trẻ khi mới sinh ra đã có một số tổn thương ngoài da giống như thủy đậu, nhưng tai hại hơn nữa lại có kèm theo một số dị tật như teo cơ ở chân tay, bệnh ở mắt (bệnh đục thủy tinh thể" có thể gây mù)... Hiện tượng đó là do bà mẹ đã bị thủy đậu trong lúc mang thai và bệnh đã xảy ra trong 6 tháng đầu của thai kỳ.

Xin giới thiệu về bệnh thủy đậu (hay dân gian còn gọi là bệnh trái rạ), nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị. Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh nhân bệnh thủy đậu

         Bệnh thủy đậu (BTĐ) là loại bệnh lây nhiễm nhưng thường ở thể nhẹ và lành tính. Bệnh do vi rút Varicella Zoster gây ra, bệnh tiến triễn trong khoảng 10 - 15 ngày rồi tự khỏi. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hay lây qua đường hô hấp (từ nước bọt, hắt hơi, dịch tiết từ mũi - họng của người bệnh.).

Cần chú ý thời gian lây bệnh thường kéo dài, người bị BTĐ có khả năng lây nhiễm cho người khác từ 1 - 2 ngày trước khi người bệnh phát ban, cho đến khi những nốt phỏng nước của người bệnh khô vảy hoàn toàn, vẫn còn khả năng lây nhiễm.

Dù là loại bệnh nhẹ, lành tính, nhưng vẫn có những trường hợp bị thủy đậu có biến chứng, nhất là đối với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ em bị các bệnh suy giảm miễn dịch, người bị nhiễm HIV/AIDS. Những biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng da, zona (người dân thường gọi là bệnh giời leo). Riêng đối với phụ nữ mang thai dễ gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Khoảng 2 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi và đau họng. Sau đó, trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Khoảng từ 12 - 24 giờ sau, các nốt ban tiến triển thành các nốt phỏng có dịch nước bên trong, sau đó vỡ ra rồi khô thành vảy rồi bong tróc sau 5 -10 ngày mà không để lại sẹo nếu như không bị nhiễm trùng da.

Những điều nên và không nên làm khi có người bị BTĐ

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng 1, cho biết: “Hiện nay đang vào mùa BTĐ, trẻ được đưa đi khám rất đông nhưng ít nhập viện, trừ khi có biến chứng, thường thì tự chữa bệnh BTĐ tại nhà”.

Nhưng, để tránh lây lan ra cộng đồng, nên đưa bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế, để có thể phát hiện bệnh sớm và cách ly người bệnh.

Khi có người bị BTĐ, nên để người bệnh nằm trong phòng riêng, thoáng khí và có ánh mặt trời. Vệ sinh mũi, họng bệnh nhân hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%, cũng như làm vệ sinh các đồ dùng cá nhân, nơi chốn sinh hoạt của người bệnh bằng nước Javel hoặc dung dịch Cloramin B.

Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho người bệnh bằng nước ấm trong phòng tắm, nên cho người bệnh mặc các loại quần áo rộng, nhẹ và mỏng.

Đối với trẻ nhỏ nên cắt móng tay, giữ vệ sinh tay sạch sẽ hay dùng bao tay vải nhằm tránh trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước sẽ dẫn đến nhiễm trùng da.

Trẻ nhỏ cũng như người lớn, khi bị BTĐ cần hạn chế các sự tiếp xúc và phải được cách ly từ 7 - 10 ngày (nghỉ làm, nghỉ học). Đặc biệt đối với các phụ nữ mang thai tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol nếu trẻ sốt cao( lưu ý không dùng thuốc Aspirin). Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu và nhất là cho uống nhiều nước, nước trái cây cam, chanh.

Tiêm chủng vắc xin ngừa thủy đậu

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng 1, thì: “Tiêm chủng vaccin là biện pháp hửu hiệu nhất để phòng ngừa BTĐ”.

Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi, người lớn chưa từng tiêm ngừa thuỷ đậu, cũng như những phụ nữ trong độ tuổi sanh đẻ, chưa từng bị thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, đều có thể tiêm vắc xin ngừa. Thời gian vắc xin có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh) kéo dài trung bình là 15 năm.

Đặc biệt, đối với phụ nữ 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc xin thuỷ đậu mới được mang thai, còn khi đang có thai mà bị nhiễm vi rút thuỷ đậu hay đang sống trong vùng có dịch bệnh thuỷ đậu thì nên đến khám tại các BV phụ sản để được theo dõi và điều trị cách thích hợp.

Hiện TPHCM có 2 loại vắc xin ngừa thuỷ đậu:loại tiêm một mũi duy nhất cho mọi lứa tuổi. Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng cho trẻ trên 12 tuổi và tiêm 1 mũi duy nhất cho trẻ dưới 12 tuổi.

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa tiểu não

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày

Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột

Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu

Tìm hiểu về bệnh viêm họng

Tìm hiểu về bệnh viêm gan siêu vi C

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang mũi

Tìm hiểu về bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Tìm hiểu về bệnh sỏi tiết niệu

Tìm hiểu về bệnh sỏi thận

Tìm hiểu về bệnh sốt siêu vi

Xem tướng chọn nhân viên

Tìm hiểu về bệnh sốt phát ban ở trẻ em

Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu khiến bạn buồn phiền, lo lắng

(ST).

con gái tôi 4 tuổi bị nổi hạt ở đầu và lan ra thân mình có sốt 38 độ xê xin hỏi đó là bệnh gì
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Nếu những nốt ấy mọng nước rồi vỡ thì có lẽ bé bị thủy đậu đấy. ban đầu những nốt nó nổi ít, mọng nước sau đó lan ra khắp người. Nên kiêng gió, kiêng nước lã cho bé. hàng ngày tắm bằng nước đun sôi, bôi thuốc, và mua lá tắm về tắm cho bé.Để an tâm mình đưa bé đến cơ sở y tế khám là tốt nhất Chúc bé nhà bạn mau khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Măt e bi rat va mân đo mây chô.đây co phai dâu hiêu bênh thuy đâu không
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
em dang mang thai dua con thu 2 roi.thai duoc 2 thang thi e bi phong da do lay cua dua con dau.khi bi phong da e khong he sot cung khong uong thuoc gi ,chi sau vai ngay boi thuoc la ngoai da la khoi .e muon hoi lieu thai cua e co bi anh huong gio khong
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Nếu sức khỏe của bạn chưa có vấn đề gì thì không sao, nhưng để chắc chắn hơn bạn cũng nên đi kiểm tra thai kỳ định kỳ để biết thêm nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
chuyen de bao caove benh thuy dau
hơn 1 tháng trước - Thích
E bị thuỷ đậu ngày thứ 5 rồi, có 3 mụn mọc trên mí mắt (ở ngoài chứ không phải trong mắt), em có thể bôi thuốc xanh lên đó được không bác sĩ. Với không biết sao có mấy nốt của em nó xưng to như hạt bắp vậy đó, liệu có nguy hiểm gì không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Boi đi
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Có ai bị thuỷ đậu 15 ngày mà nó mới đóng vảy như em không? Lo quá, hic, mãi chẳng hết mà đi làm. Máy nốt bị vỡ ở mặt thì vẫn cứ to to chứ chẳng xẹp đi, ngứa ngáy, khó chịu quá thể.
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
21 ngày rồi mà vẫn vậy :(( chán ghê
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Nhà mình làm về thuốc nam có bài đặc trị thủy đậu. Đây là bài thuốc lá cây, chỉ cần nấu tắm 2 ngày là khỏi! Nếu cần thông tin gì tư vấn thêm các bạn cứ p.m cho mình! Mr Cường - 0989 16 73 3O -https://www.facebook.com/baithuocnamhn
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận