Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết
Công dụng trị bệnh ung thư của trà xanh
Triệu chứng của bệnh ung thư máu
Hiện nay, ung thư da được xem là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư da là do ảnh hưởng của tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời. Chúng ta có thể phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này bằng cách tránh xa ánh nắng mặt trời.
Ung thư da - căn bệnh nguy hiểm Mỗi năm, có thêm tới 69.000 trường hợp mắc bệnh ung thư da ở Anh. Tuy nhiên, đấy chỉ là con số thống kê, trên thực tế số bệnh nhân còn lớn hơn nhiều. Từ những năm 80 đến nay số lượng người mắc bệnh ung thư da đã tăng lên gấp đôi. Và có hơn 2.000 người Anh tử vong mỗi năm. Các loại ung thư da Ung thư da có hai loại chính: 1 - U ác tính - dạng nguy hiểm U ác tính là dạng nguy hiểm nhất của căn bệnh ung thư da. Nó thường phát triển trên những lớp vỏ tế bào ngoài của da. Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận biết được là sự thay đổi bề mặt nốt ruồi. Nững người trưởng thành ở mọi lứa tuổi đều có thể bị u ác tính. Người ta đã xác định được loại ung thư này đứng hàng thứ ba trong số những căn bệnh ung thư phổ biến nhất mà lứa tuổi từ 15 đến 39 tuổi dễ mắc phải. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm sẽ tăng tỉ lệ thuận với sự tăng tuổi tác. Phụ nữ thì có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Những khối u thường phát triển ở chân đối với nữ giới và ở lưng đối với nam giới. Chúng ta có thể điều trị khỏi căn bệnh này nếu các khối u được phát hiện sớm. Tuy nhiên một khi các khối u đã phát triển và lây lan sang các phần cơ thể khác thì có thể dẫn tới tử vong. Do vậy chúng ta phải thường xuyên kiểm tra sự thay đổi trên các nốt ruồi và tình trạng làn da. Có thể không phải tất cả mọi sự thay đổi đều là triệu chứng của bệnh ung thư da ác tính nhưng chúng ta nhất thiết phải kiểm tra kỹ càng khi nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào trên bề mặt da. 2 - Ung thư da lành tính - phổ biến và dễ điều trị hơn Ung thư da lành tính là dạng ung thư phổ biến và dễ điều trị nhất. Mỗi năm có thêm 62.000 trường hợp mới nhiễm bệnh ở Anh. Những người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Bệnh thường phát triển trên các vùng da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như đầu, cổ, tay và cánh tay. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao Tất cả mọi người đều nên cẩn thận với ánh sáng mặt trời. Cho dù là bạn có làn da trắng hay sẫm màu, bạn đều phải có những phương pháp phòng tránh khỏi tác hại của tia cực tím. Tuy nhiên có một số người về bẩm sinh lại có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những người bình thường khác. Dưới đây là những trường hợp như vậy: - Những người có tàn nhang - Những người tóc màu đỏ hoặc màu vàng/ hoặc mắt màu xanh xám - Những người đã từng mắc bệnh ung thư da trước đó - Những người có nhiều nốt ruồi - Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh (đặc biệt là ung thư da ác tính) - Những người có làn da rám nắng Nếu như bạn rơi vào bất cứ trường hợp nào bên trên thì bạn phải rất cẩn thận với ánh sáng mặt trời. Kiểm tra nốt ruồi để nhận biết dấu hiệu ung thư da ác tính Dưới đây là bảng liệt kê giúp kiểm tra nốt ruồi và các đốm tối trên da. Kiểm tra nốt ruồi trên lưng có thể sẽ rất khó khăn cho bạn. Tuy nhiên bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân kiểm tra hộ. Những dấu hiệu chính Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu như nốt ruồi của bạn: mới mọc hoặc lan rộng hơn. Nốt ruồi có thể thay đổi khi còn trẻ con, tuy nhiên điều này là bất bình thường đối với những người đã trưởng thành. Cũng rất nguy hiểm nếu như nốt ruồi của bạn có bề mặt sần sùi, hoặc có nhiều màu khác nhau. Những nốt ruồi bình thường có bề mặt nhẵn và đồng nhất một màu. Những dấu hiệu khác Những dấu hiệu dưới đây tuy rằng không nhất thiết là triệu chứng của bệnh ung thư da, nhưng bạn không nên phớt lờ nếu như các nốt ruồi hoặc đốm tối màu không trở về trạng thái bình thường sau hai tuần. Hãy gặp bác sĩ để kiểm tra nếu như nốt ruồi của bạn bị viêm hoặc có gờ đỏ. Ngoài ra khi nốt ruồi chảy máu, rỉ nước, đóng vảy bạn cũng nên cẩn thận. Nếu như bạn cảm thấy ngứa hoặc buốt ở những chỗ nốt ruồi mọc bạn nên nghĩ đến căn bệnh ung thư da vì các nốt ruồi bình thường thường lành tính và không hề gây bất kì cảm giác nào cho bạn. Đặc biệt, bạn hãy kiểm tra những nốt ruồi ngoại cỡ. Đó là những nốt ruồi to hơn hẳn các nốt ruồi khác của bạn Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời Có 5 nguyên tắc vàng giúp bạn và gia đình tránh được những tác hại của ánh nắng mặt trời. - Ở trong bóng râm trong khoảng thời gian từ 11h sáng đến 3h chiều. Cường độ tia cực tím sẽ mạnh nhất vào giữa ngày do đó không nên ra ngoài nắng trong khoảng từ 11h sáng đến 3h chiều. - Cẩn thận để không bị cháy nắng - Tránh cho cơ thể tiếp xúc trực tiếp ánh nắng bằng cách che đậy kĩ càng Trước hết, bạn nên lựa chọn chất liệu vải là hàng dệt vì chúng sẽ bảo vệ bạn tốt nhất. Những loại sợi tự nhiên như là lanh hoặc coTSn thì mát hơn. Hãy cẩn thận khi quần áo bị ướt, nó sẽ bị dãn ra và cho phép nhiều tia UV hơn xuyên vào da bạn. Với những chiếc áo T-shirt thì mức độ bảo vệ sẽ giảm đi một nửa khi bị ẩm. Ngoài ra, bạn cũng không nên quên mang mũ và kính râm khi ra ngoài trời. Chăm sóc trẻ nhỏ thật cẩn thận Các bé cần được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời bởi vì da chúng thường mỏng manh nên rất dễ bị tổn thương. Bạn sẽ không nhận thấy những tổn thương ngay lập tức bởi vì ung thư da cần vài năm để phát triển. Trẻ emphơi nắng quá nhiều có thể bị mắc bệnh trong tương lai. Nếu như bị cảm nắng hồi trẻ con thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên hai lần khi mắc bệnh ung thư da. Bôi kem chống nắng Trong các loại kem chống nắng bạn thường thấy ki hiệu SPF. Đó là chữ viết tắt của the Sun Protection Factor, nghĩa là mức độ bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời. Mức độ SPF càng cao thì bạn càng được bảo vệ nhiều. Tuy nhiên độ tăng SPF tỉ lệ thuận với độ tăng của giá cả. Bạn hãy chọn mua kem chống nắng có độ SPF 15+ , đây là loại kem có thể bảo vệ bạn khỏi những tác hại nguy hiểm nhất của tia UV.
Ung thư da – một tình trạng phát triển bất thường của tế bào da – là một dạng ung thư phổ biến nhất hiện nay.
Ba loại ung thư da thường gặp là ung thư tế bào đáy, tế bào sừng và tế bào hắc tố, trong đó phổ biến nhất là ung thư tế bào đáy và tế bào sừng. Cả hai loại này đều ở bề mặt, tốc độ phát triển chậm và khả năng chữa lành cao, nhất là khi được phát hiện sớm. Loại ung thư tế bào hắc tố nặng hơn, ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da và có nguy cơ di căn đến các mô khác cao nhất trong ba loại.
Hiện nay số người bị ung thưda ngày một tăng lên. Những người sống tại các vùng nhiều ánh nắng mặt trời có nguy cơcao nhất, đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím (UV).
Một điều đáng mừng là hầu hết các loại ung thư da đều có thể phòng ngừa được – bằng cách hạn chế hoặc tránh tiếp xúc thường xuyên với tia UV và phát hiện ngay từ sớm những biến đổi trên da bạn. Nếu phát hiện sớm, hầu hết các loại ung thư da đều có khả năng được chữa khỏi rất cao. Chính vì vậy, bạn phải luôn bảo vệ làn da của mình tránh ánh nắng mặt trời cũng như thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu ung thư da định kỳ.
Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, ung thư da ngày một phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngay cả tính mạng người bệnh. Ung thư da đã cướp đi mạng sống của hàng chục nghìn người trên thế giới mỗi năm.
Thường ung thư da xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời – da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân ở phụ nữ. Tuy nhiên ung thư da vẫn có thể xuất hiện ở những vùng da còn lại, như lòng bàn tay, vùng gian ngón chân hoặc da vùng cơ quan sinh dục. Sang thương ung thư da có thể xuất hiện từ từ, phát triển chậm nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột.
Hầu hết các ung thư da đều gây ra những biến đổi trên một vùng da khu trú. Do vậy, nếu chú ý, bạn có thể tự phát hiện sớm được những biến đổi đáng nghi ngờ và nên đến khám ở bác sĩ càng sớm càng tốt, không nên chờ đợi lâu hơn vì ung thư da ít khi gây đau.
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp gồm:
Ung thư tế bào đáy
Xuất hiện các u trên da vùng mặt, tai hoặc cổ dạng hạt.
Các sang thương dạng sẹo phẳng màu nâu hoặc đỏ nâu trên ngực hoặc lưng.
Ung thư tế bào sừng
Một nốt đỏ, cứng chắc trên da mặt, môi, tai, cổ, bàn tay hoặc cánh tay.
Một sang thương phẳng, có vảy hoặc vỏ cứng trên da mặt, tai, cổ, bàn tay, cánh tay,…
Ung thư tế bào hắc tố
Một đốm lớn màu hơi nâu với những chấm lốm đốm màu đen, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể bạn.
Một nốt ruồi đơn độc có biến đổi màu sắc, kích thước, mật độ, chảy máu hoặc ức chế sự phát triển của lông tóc xung quanh.
Một sang thương nhỏ có vùng biên bất thường màu đỏ, trắng, xanh hoặc xanh đen trên thân thể hoặc tay chân.
Những u da sáng màu, cứng chắc, dạng bán cầu ở bất cứ nơi nào trên cơ thể bạn.
Những sang thương sậm màu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay ngón chân hoặc trên màng nhầy – da lót mặt trong miệng, mũi, âm đạo và hậu môn.
Ngoài ra còn có những dạng ung thư da khác hiếm gặp, như sarcome Kaposi (dạng ung thư da nặng, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch, như mắc hội chứng AIDS hoặc uống thuốc ức chế miễn dịch trong ghép cơ quan,…
Các sang thương tiền ung thư, như chứng dày sừng quang hóa cũng có thể hóa ác. Các sang thương này thường là những mảng có bề mặt xù xì, có vảy, màu hồng sậm, thường gặp trên da mặt, cẳng tay hoặc bàn tay và những vùng da phơi nắng.
Mặc dù có nhiều bệnh lý khác không phải ung thư da đôi khi cũng gây ra những biến đổi da tương tự, nhưng tốt nhất bạn nên đến khám ở bác sĩ để có chẩn đoán xác định.
Da bạn gồm có hai lớp. Ung thư da có thể khởi phát từ lớp ngoài cùng, nơi hình thành các tế bào sừng. Lớp bên trong có các tế bào đáy và tế bào hắc tố (melanocyte). Tế bào hắc tố sản xuất ra melanin (một sắc tố màu đen) tạo nên màu da của bạn. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tế bào hắc tố tạo ra nhiều melanin hơn làm cho da đen sạm. Khi các tế bào hắc tố tập trung thành cụm, chúng tạo ra một nốt ruồi.
Bình thường các tế bào da phát triển theo một trình tự tổ chức rất chặt chẽ trong biểu bì. Những tế bào mới còn non đẩy những tế bào trưởng thành lên bề mặt da. Khi các tế bào lên đến lớp trên cùng, chúng chết đi và bị tróc ra.
Ung thư da là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào da. Nguyên nhân chính là do da bị tổn thương bởi tia cực tím. Đây là một loại sóng ánh sáng phát ra từ ánh sáng mặt trời và thường được sử dụng trong các kỹ thuật làm sạm da (giường tắm nắng nhân tạo,…). Tia cực tím có thể xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào, chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp ung thư da cũng như các vết nhăn và nốt tàn nhang do tuổi tác.
Có 2 loại tia cực tím là A (UVA) và B (UVB). Tia UVA xuyên qua da sâu hơn tia UVB, do vậy sau một thời gian phơi nhiễm tia này, khả năng chống ung thư của da bạn sẽ bị suy yếu. Tia UVB, do xuyên qua da kém hơn, nên thường gây bỏng nắng và chịu trách nhiệm cho các ung thư lớp nông – ung thư tế bào sừng hoặc tế bào đáy.
Ung thư tế bào hắc tố cũng có liên quan với tia cực tím. Các chuyên gia nhận thấy rằng, những người thỉnh thoảng tiếp xúc với ánh nắng gắt trong một khoảng thời gian ngắn hạn (như những người làm việc trong văn phòng thỉnh thoảng đi tắm nắng trên bãi biển vào những ngày nghỉ) có nguy cơ bị ung thư tế bào hắc tố rất cao so với các nông dân, công nhân làm đường hoặc những người thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời nhiều giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên sự phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời thường xuyên không giải thích được một số trường hợp ung thư các vùng da ít tiếp xúc với ánh sáng, như lòng bàn chân chẳng hạn. Di truyền và gia đình cũng đóng một vai trò không nhỏ. Ngoài ra, đôi khi ung thư da còn do tiếp xúc quá thường xuyên với độc chất hoặc tia xạ. Hiện nay các trường hợp này cơ chế còn chưa được hiểu rõ.
Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ ung thư da của bạn:
Da trắng. Da ít hắc tố (melanin) có khả năng bảo vệ chống tia cực tím thấp. Nếu bạn có mái tóc hoe vàng hoặc nâu đỏ, mắt sáng màu, da dễ bị tàng nhang hoặc dễ sạm nắng, nguy cơ ung thư da của bạn cao gấp 20-30 lần hơn so với những người có đặc điểm tương ứng sậm màu hơn.
Tiền sử da sạm nắng. Sạm nắng là một hiện tượng tự bảo vệ của da chống lại các tia mặt trời có hại. Cứ mỗi lần phơi nắng, bạn lại làm tăng nguy cơ ung thư da. Những người từng bị sạm nắng nặng một hoặc nhiều lần khi còn nhỏ có nguy cơ ung thư da tăng cao lúc trưởng thành.
Phơi nắng quá nhiều. Những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhất là không dùng kem chống nắng hoặc quần áo, có nguy cơ cao bị ung thư da. Tắm nắng cũng có tác hại tương tự.
Khí hậu nhiệt đới hoặc vùng núi cao.Những người sống trong vùng nhiệt đới, nóng ấm và nhiều ánh sáng mặt trời có nguy cơ ung thư da cao hơn người ở xứ lạnh. Cũng tương tự cho người sống ở vùng cao, nơi ánh sáng mặt trời gay gắt hơn và chịu ảnh hưởng của tia cực tím nhiều hơn.
Nốt ruồi. Những người bị loạn sản nơ-vi có nguy cơ cao bị ung thư da. Những nốt ruồi này trông bất thường và lớn hơn những nốt ruồi thông thường. Nếu bạn có những nốt ruồi loại này, nên theo dõi thường xuyên sự biến đổi của nó. Ngoài ra, những người có quá nhiều nốt ruồi có nguy cơ cao gấp 15-20 lần bình thường.
Các sang thương da tiền ung thư. Mắc một số sang thương da, như chứng dày sừng quang hóa, có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Chúng thường là những mảng gồ ghề, có vảy, màu nâu hoặc hồng sậm, thường thấy ở da mặt, cẳng tay, bàn tay của những người có nước da trắng bị sạm nắng thường xuyên.
Tiền sử gia đình có người bị ung thư da.Nguy cơ ung thư da của bạn tăng lên nếu cha mẹ ruột hoặc anh chị em ruột đã bị bệnh này.
Tiền sử bản thântừng bị ung thư da, sẽ có nguy cơ cao tái phát.
Hệ miễn dịch bị suy yếu. Những bệnh nhân ghép cơ quan phải sử dụng các thuốc ức chế hệ miễn dịch, người mắc bệnh ung thư máu,… có nguy cơ cao ung thư da.
Da mỏng.Da bị mỏng do bỏng hoặc tổn thương bởi các bệnh lý khác, hoặc một số biện pháp điều trị bệnh vẩy nến,…có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
Tiếp xúc với những nguy hại của môi trường, như môi trường hóa chất, thuốc diệt cỏ,…cũng tăng nguy cơ ung thư da.
Nói chung nguy cơ mắc ung thư da của bạn tăng lên theo tuổi, thường nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn thấy ung thư ở người trẻ từ 20-40.
Các biện pháp điều trị ung thư và sang thương tiền ung thư da thay đổi tùy theo kích thước, phân loại, độ ăn sâu và vị trí của một hoặc nhiều sang thương. Hầu hết đều dùng biện pháp vô cảm tại chỗ và điều trị ngoại trú, nhưng đôi khi chỉ thực hiện sinh thiết sang thương. Một số phương pháp thường dùng là:
Đông lạnh.Người ta có thể phá hủy các tế bào dày sừng hoặc các ung thư nhỏ giai đoạn sớm bằng cách làm đông lạnh chúng với Nitơ lỏng. Mô chết sẽ bị tróc ra sau khi giải đông. Biện pháp này cũng có thể dùng để điều trị các vết sẹo trắng nhỏ.
Phẫu thuật.Aùp dụng cho tất cả các loại ung thư da. Bác sĩ cắt bỏ mô ung thư và bao phủ vùng bị cắt bởi mô da bình thường. Ung thư tế bào hắc tố thường phải khoét rộng hơn do mô ung thư ăn sâu hơn. Phẫu thuật viên cần phải có kinh nghiệm phục hình da để tránh sẹo xấu nhất là vùng da mặt.
Điều trị bằng laser. Chùm sáng năng lượng cao và được điều khiển rất chính xác có thể ngăn chặn, phá hủy vùng mô bệnh và một khu vực nhỏ mô bao quanh với khả năng chảy máu, sưng tấy cũng như sẹo xấu rất thấp. Thường sử dụng biện pháp này cho các sang thương ung thư và tiền ung thư bề mặt, ngay cả ở môi.
Phẫu thuật Moh.Dùng cho các sang thương ung thư da lớn hơn, tái phát hoặc khó điều trị, cho cả loại ung thư tế bào đáy và tế bào sừng. Phẫu thuật cắt bỏ từng lớp da bị ung thư, kiểm tra dần từng lớp bên dưới cho đến lớp tế bào lành. Không gây nhiều tổn thương cho vùng da bình thường xung quanh.
Nạo và đông khô tế bào bằng xung điện.
Xạ trị. Dùng tia phóng xạ điều trị mỗi ngày, thường kéo dài khoảng 1-4 tuần, có thể phá hủy các tế bào đáy hoặc sừng ung thư nếu không có chỉ định phẫu thuật.
Hóa trị liệu. Trong phương pháp này, người ta dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây nguy hại cho tế bào bình thường. Thuốc có thể dùng thoa tại chỗ hoặc dùng đường uống, chích tĩnh mạch.
Các phương pháp đang còn nghiên cứu
Quang động học
Liệu pháp sinh học (còn gọi là miễn dịch liệu pháp)
…
Phòng ngừa
Hầu hết các trường hợp ung thư da đều có thể phòng ngừa được. Bạn nên thực hiện theo một số biện pháp sau để duy trì sự khỏe mạnh của làn da:
Giảm thời gian phơi nắng. Tránh làm việc và tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu. Bỏng nắng, sạm nắng,…đều làm tăng nguy cơ ung thư da. Tránh để con bạn phơi nắng nhiều trên bãi biển, hồ bơi,…Tuyết, nước, băng,…đều phản xạ ánh nắng mặt trời. Tia cực tím thường mạnh nhất vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều mỗi ngày. Các đám mây chỉ hấp thụ và che chắn một phần nhỏ các tia nguy hại này.
Nên dùng kem chống nắng trước khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Các loại kem chống nắng hiện nay chứa các chất ngăn chặn tác hại của tia UVA và UVB, thường gặp là: avobenzone, titanium, dioxide, kẽm oxide,… Dùng kem chống nắng cho tất cả những vùng phơi sáng, kể cả môi, 30 phút trước khi ra nắng, rồi thoa lại sau vài giờ (nên thoa nhiều lần hơn nếu bạn đi bơi, tắm biển,…). Bạn cần dùng kem chống nắng cho các em nhỏ cũng như hướng dẫn các bé lớn cách sử dụng.
Hãy tránh xa những chiếc giường tắm nắng và những yếu tố làm da rám nắng nhiều hơn.
Kiểm tra sức khỏe da thường xuyên, ít nhất mỗi 3 tháng, phát hiện sớm những vùng da phát triển bất thường, các nốt ruồi thay đổi kích thước, tính chất,… Kiểm tra những vùng da thường xuyên phơi sáng cũng như lòng bàn tay, bàn chân và da vùng sinh dục.
Để phát hiện ung thư tế bào hắc tố và các loại ung thư da khác nhau, bạn cần theo các bước A-B-C-D sau đây:
Nếu gia đình bạn từng có người bị ung thư tế bào hắc tố, đồng thời bạn đang có nhiều nốt ruồi trên người – đặc biệt là ở cổ, nơi bạn ít để ý nhất – bạn cần khám ở các chuyên gia da liễu để kiểm tra chúng thường xuyên, theo lịch sau:
Ung thư da gồm nhiều loại u ác tính khác nhau xuất phát từ các tế bào biểu mô của da. Có nhiều loại ung thư da, nhưng ba loại thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố.
Biểu hiện lâm sàng của các loại ung thư này cũng rất đa dạng. Nhưng điều quan trọng là khi có một thương tổn da lâu lành, nhất là khi có vết loét dai dẳng hoặc một đám sắc tố không đồng đều, phát triển bất thường thì chúng ta cần đến khám tại chuyên khoa da liễu.
Là loại ung thư da hay gặp nhất chiếm khoảng 75% các loại ung thư da, nhưng thường chỉ xâm lấn tại chỗ, rất ít di căn xa. Nguồn gốc tế bào của loại ung thư này chưa rõ ràng. Biểu hiện là khối u nhỏ, hình tròn, hơi nổi cao, bóng (như hạt ngọc trai), trên có các mạch máu giãn, thâm nhiễm cứng, màu da bình thường hay có hiện tượng tăng sắc tố, có thể loét, dễ chảy máu, vị trí ở vùng da hở.
Ung thư biểu mô tế bào đáy tiến triển chậm, xâm lấn tổ chức xung quanh gây biến dạng và làm rối loạn chức năng của một số cơ quan bộ phận như mũi, miệng và mắt. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cắt bỏ rộng thương tổn, tiên lượng của bệnh rất tốt.
Là loại u ác tính xuất phát từ các tế bào sừng của thượng bì. Ung thư biểu mô tế bào gai chiếm khoảng 20% các loại ung thư da, đứng thứ hai sau ung thư tế bào đáy. Ngoài khả năng xâm lấn tại chỗ các tế bào ung thư có thể di căn xa ở hạch hoặc các cơ quan khác. Mức độ di căn tùy thuộc vào kích thước và vị trí của thương tổn.
Tỉ lệ ung thư biểu mô tế bào gai khác nhau giữa các chủng tộc và vùng lãnh thổ. Thường ung thư này hay xuất hiện trên các thương tổn da có sẵn như các vết loét mạn tính, sẹo bỏng, một số bệnh da mạn tính. Ở Việt Nam hay gặp trên các bệnh nhân có hẹp bao qui đầu chưa được điều trị. Do đó, những người có hẹp bao qui đầu nên đi phẫu thuật cắt rộng bao qui đầu càng sớm càng tốt.
Biểu hiện của ung thư biểu mô gai là những khối u sùi, thâm nhiễm cứng, chắc, màu hồng đến màu đỏ, loét dễ chảy máu, đóng vẩy tiết nâu đen. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tổ chức ung thư ở giai đoạn sớm khi chưa có di căn giúp có một tiên lượng tốt. Nhưng nếu bệnh nhân đến muộn khi đã có di căn hạch thì tỉ lệ sống sau 5 năm rất dè dặt, đặc biệt là những thương tổn ở sinh dục, chân, tay, tai.
Là một loại ung thư da ác tính của các tế bào hắc tố với tỉ lệ di căn và tử vong cao. Loại ung thư này thường gặp ở người da trắng và chiếm khoảng 5% các loại ung thư da. Ung thư tế bào hắc tố có thể xuất hiện trên các nốt ruồi có từ trước, nhưng cũng có thể xuất hiện trên da hoàn toàn bình thường.
Biểu hiện là các u hoặc đám tăng sắc tố không đều màu đen, nâu lẫn lộn, không đối xứng, phát triển nhanh trong thời gian ngắn, bờ khúc khuỷu, kích thước lớn hơn 0,6cm, có thể loét, di căn nhanh nhất là khi thương tổn được can thiệp ngoại khoa như dùng laser, plasma hay phẫu thuật không đúng cách.
Trong trường hợp nghi ngờ, cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thương tổn và làm xét nghiệm mô bệnh học để xác định chẩn đoán. Cắt sinh thiết chỉ nên thực hiện khi thương tổn quá rộng không thể phẫu thuật ngay lấy bỏ toàn bộ thương tổn. Tiên lượng của bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ xâm lấn của các tế bào u. 95% bệnh nhân bị ung thư tế bào hắc tố thể nông bề mặt, sống trên 5 năm sau khi được phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Ngoài ra, một số ung thư da khác ít gặp hơn như ung thư tế bào xơ, ung thư các tế bào nội mạc mạch máu, ung thư tế bào Merkel, ung thư tế bào tuyến bã.v.v. Chẩn đoán đôi khi gặp không ít khó khăn cần dựa vào kinh nghiệm của các bác sĩ lâm sàng và giải phẫu bệnh, đặc biệt là xét nghiệm hóa mô miễn dịch sử dụng một số markers đặc hiệu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định các loại ung thư này.
Ánh sáng mặt trời (tia cực tím) là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư da. Do vậy, ung thư da gặp nhiều ở những người da sáng màu và ở vùng nhiều ánh nắng. Đặc biệt như ở Úc tỉ lệ ung thư da cao là do bị thủng tầng ozon không ngăn cản được các tia cực tím của ánh sáng mặt trời.
Những biến đổi về gen: Một số gen tham gia vào quá trình sửa chữa các tổn hại ở da do các yếu tố môi trường gây ra như gen p53, gen BRAF, gen “patched”, gen Hedgehog… Khi các gen này bị ức chế hoặc biến đổi thì khả năng sửa chữa không còn và dễ dẫn đến xuất hiện nhiều ung thư da.
Human papilloma virus (HPV): nhiều nghiên cứu thấy sự liên quan giữa ung thư da và virus gây sùi ở người (HPV). Các virus này thường liên quan đến ung thư biểu mô gai.
Các yếu tố khác: Một số yếu tố như nhiễm độc một số kim loại nặng (arsenic) cũng là nguyên nhân của ung thư da, nhất là ung thư biểu mô tế bào gai. Thuốc lá, hắc ín, các chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh là những nguyên nhân gây ung thư tế bào gai.
Có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng, nhưng để khẳng định chắc chắn thì phải làm xét nghiệm mô bệnh học và làm hóa mô miễn dịch trong các trường hợp khó. Đặc biệt với ung thư biểu mô gai đôi khi phải làm mô bệnh học nhiều lần và phải cắt sâu thương tổn khi có những thương tổn sùi tồn tại lâu thì mới phát hiện được tế bào ung thư.
Nguyên tắc chung điều trị ung thư là loại bỏ sớm nhất toàn bộ tổ chức ung thư. Có nhiều biện pháp đã được áp dụng như phẫu thuật cắt bỏ rộng thương tổn, phẫu thuật cắt bỏ thương tổn có kiểm soát bằng giải phẫu bệnh (phẫu thuật Mohs), phẫu thuật lạnh, đốt bỏ thương tổn, xạ trị, hóa chất… Tùy từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể đối với từng trường hợp mà áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau.
Trước khi nói về cách phòng và trị chứng bệnh nguy hiểm này, Trà Mi mời quý vị hãy cùng tìm hiểu căn nguyên và các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư da, trong phần trao đổi tiếp theo với bác sĩ Thọ.
Nguyên nhân
Ung thư da có thể khởi phát từ lớp ngoài cùng, nơi hình thành các tế bào s���ng. Lớp bên trong có các tế bào đáy và tế bào hắc tố (melanocyte). Tế bào hắc tố sản xuất ra melanin (một sắc tố màu đen) tạo nên màu da. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tế bào hắc tố tạo ra nhiều melanin hơn làm cho da đen sạm. Khi các tế bào hắc tố tập trung thành cụm, chúng tạo ra một nốt ruồi.
Bình thường các tế bào da phát triển theo một trình tự tổ chức rất chặt chẽ trong biểu bì. Những tế bào mới còn non đẩy những tế bào trưởng thành lên bề mặt da. Khi các tế bào lên đến lớp trên cùng, chúng chết đi và bị tróc ra.
Ung thư da là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào da. Nguyên nhân chính là do da bị tổn thương bởi tia cực tím. Đây là một loại sóng ánh sáng phát ra từ ánh sáng mặt trời và thường được sử dụng trong các kỹ thuật làm sạm da (giường tắm nắng nhân tạo,…). Tia cực tím có thể xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào, chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp ung thư da cũng như các vết nhăn và nốt tàn nhang do tuổi tác.
Có 2 loại tia cực tím là A (UVA) và B (UVB). Tia UVA xuyên qua da sâu hơn tia UVB, do vậy sau một thời gian phơi nhiễm tia này, khả năng chống ung thư của da bạn sẽ bị suy yếu. Tia UVB, do xuyên qua da kém hơn, nên thường gây bỏng nắng và chịu trách nhiệm cho các ung thư lớp nông – ung thư tế bào sừng hoặc tế bào đáy.
Ung thư tế bào hắc tố cũng có liên quan với tia cực tím. Các chuyên gia nhận thấy rằng, những người thỉnh thoảng tiếp xúc với ánh nắng gắt trong một khoảng thời gian ngắn hạn (như những người làm việc trong văn phòng thỉnh thoảng đi tắm nắng trên bãi biển vào những ngày nghỉ) có nguy cơ bị ung thư tế bào hắc tố rất cao so với các nông dân, công nhân làm đường hoặc những người thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời nhiều giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên sự phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời thường xuyên không giải thích được một số trường hợp ung thư các vùng da ít tiếp xúc với ánh sáng, như lòng bàn chân chẳng hạn. Di truyền và gia đình cũng đóng một vai trò không nhỏ. Ngoài ra, đôi khi ung thư da còn do tiếp xúc quá thường xuyên với độc chất hoặc tia xạ. Hiện nay các trường hợp này cơ chế còn chưa được hiểu rõ.
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ ung thư da:
• Da trắng. Da ít hắc tố (melanin) có khả năng bảo vệ chống tia cực tím thấp. Nếu bạn có mái tóc hoe vàng hoặc nâu đỏ, mắt sáng màu, da dễ bị tàng nhang hoặc dễ sạm nắng, nguy cơ ung thư da của bạn cao gấp 20-30 lần hơn so với những người có đặc điểm tương ứng sậm màu hơn.
• Tiền sử da sạm nắng. Sạm nắng là một hiện tượng tự bảo vệ của da chống lại các tia mặt trời có hại. Cứ mỗi lần phơi nắng, chúng ta lại làm tăng nguy cơ ung thư da. Những người từng bị sạm nắng nặng một hoặc nhiều lần khi còn nhỏ có nguy cơ ung thư da tăng cao lúc trưởng thành.
• Phơi nắng quá nhiều. Những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhất là không dùng kem chống nắng hoặc quần áo, có nguy cơ cao bị ung thư da. Tắm nắng cũng có tác hại tương tự.
• Khí hậu nhiệt đới hoặc vùng núi cao. Những người sống trong vùng nhiệt đới, nóng ấm và nhiều ánh sáng mặt trời có nguy cơ ung thư da cao hơn người ở xứ lạnh. Cũng tương tự cho người sống ở vùng cao, nơi ánh sáng mặt trời gay gắt hơn và chịu ảnh hưởng của tia cực tím nhiều hơn.
• Nốt ruồi. Những người bị loạn sản nơ-vi có nguy cơ cao bị ung thư da. Những nốt ruồi này trông bất thường và lớn hơn những nốt ruồi thông thường. Nếu ta có những nốt ruồi loại này, nên theo dõi thường xuyên sự biến đổi của nó. Ngoài ra, những người có quá nhiều nốt ruồi có nguy cơ cao gấp 15-20 lần bình thường.
• Các sang thương da tiền ung thư. Mắc một số sang thương da, như chứng dày sừng quang hóa, có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Chúng thường là những mảng gồ ghề, có vảy, màu nâu hoặc hồng sậm, thường thấy ở da mặt, cẳng tay, bàn tay của những người có nước da trắng bị sạm nắng thường xuyên.
• Tiền sử gia đình có người bị ung thư da. Nguy cơ ung thư da tăng lên nếu ta có cha mẹ ruột hoặc anh chị em ruột đã bị bệnh này.
• Tiền sử bản thân từng bị ung thư da, sẽ có nguy cơ cao tái phát.
• Hệ miễn dịch bị suy yếu. Những bệnh nhân ghép cơ quan phải sử dụng các thuốc ức chế hệ miễn dịch, người mắc bệnh ung thư máu,… có nguy cơ cao ung thư da.
• Da mỏng. Da bị mỏng do bỏng hoặc tổn thương bởi các bệnh lý khác, hoặc một số biện pháp điều trị bệnh vẩy nến,…có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
• Tiếp xúc với những nguy hại của môi trường, như môi trường hóa chất, thuốc diệt cỏ,…cũng tăng nguy cơ ung thư da.
Nói chung nguy cơ mắc ung thư da tăng lên theo tuổi, thường nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn thấy ung thư da ở người trẻ từ 20-40 tuổi.
(Xin theo dõi phần âm thanh)
Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, sáng thứ năm tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.
Chức năng của da
Bệnh sinh
Bệnh học
Yếu tố nguy cơ
Dấu hiệu và triệu chứng
Chẩn đoán
Điều trị
Phòng bệnh
Chức năng của da
Da bảo phủ mặt ngoài của cơ thể, bảo vệ các thành phần bên trong chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài thâm nhập vào, ví dụ: ánh sáng mặt trời. Các tế bào trên mặt da (tế bào sừng) luôn luôn bị cọ sát và được thay thế bằng các tế bào mới.
Các tế bào melanocytes sinh ra sắc tố tối màu (melanin), nhiệm vụ của sắc tố này là bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Ở người da trắng các tế bào melanocytes không sản xuất được nhiều sắc tố melanin như người da màu
Bệnh sinh
Hầu hết ung thư da phát sinh do bị ảnh hưởng kéo dài tác dụng tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Các tia cực tím xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào sống, lúc đầu làm cho da rám nắng, nếu như tiếp tục bị phơi dưới ánh nắng mặt trời quá mức, tia cực tím sẽ gây nguy hiểm cho da và làm cho bạn già trước tuổi.
Một số ung thư da được phát hiện từ các nguyên nhân khác như: tia bức xạ ion hóa, các sản phẩm của nhựa than đá, thạch tín...
Bệnh học
Ung thư biểu mô tế bào đáy: Hay gặp ở những vùng da hở, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Là loại ung thư dễ chữa nhất, tỷ lệ khỏi bệnh gần 100%
Ung thư biểu mô gai sừng hóa: Hay phát triển từ sẹo bỏng, hoặc vết loét lâu ngày, là loại hay di căn hạch, có thể gây tử vong cao, nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý
Ung thư hắc tố: Là loại thứ 3 của ung thư da, thường khởi đầu từ một nốt ruồi lành, tàn nhang hoặc một đám sắc tố bẩm sinh (bớt) nhưng cũng có thể phát triển ở chỗ da bình thường... đây là loại ung thư của da, hay di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.
Các loại ung thư xuất phát từ các tuyến dưới da như ung thư biểu mô tuyến mồ hôi hay tuyến bã
Những người nào có nguy cơ bị ung thư da
Tất cả những người mà da của họ không thường xuyên được bảo vệ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Những người da trắng dễ có nguy cơ bị ung thư da hơn những người da màu.
Những người làm việc ngoài trời như nông dân, thủy thủ, người làm đường...
Những người bị bệnh khô da nhiễm sắc, thiếu khả năng phòng ngừa tác hại của tia tử ngoại, có tính chất di truyền có nguy cơ cao hoặc những người bị bạch biến do rối loạn chức năng sinh sản hắc tố.
Những người có vết sẹo bỏng cũ lâu ngày do xăng, vôi hoặc các sẹo do vật gây cháy khác.
Những người có vết loét hoặc ổ viêm nhiễm lâu ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư da
Vết loét dai dẳng thỉnh thoảng lại chảy máu hoặc có thể khỏi trong từng thời kỷ
Những thay đổi tại một vùng da bị sừng hóa do ảnh hưởng của ánh mặt trời như chảy máu, loét, cục nhỏ...
Loét hay nổi cục tại vùng da đã được tia xạ từ trước hoặc tại một vết sẹo hay một đường dò
Một vết đốm đỏ nhạt mạn tính với sự xước trợt nhẹ
Với ung thư hắc tố các dấu hiệu cần được chú ý:
Thay đổi về màu sắc: hầu hết các ung thư hắc tố có màu sắc không đồng đều với những sắc thái khác nhau của màu nâu, đen, đỏ, trắng, xanh. Những nốt ruồi đang chuyển màu là những tổn thương đặc biệt nghi ngờ
Ở người trưởng thành: một nốt ruồi phát triển to nhanh trong vài ngày hoặc vài tuần
Thay đổi về bề mặt nốt ruồi: từ nhẵn trở nên gồ ghề, có vẩy hoặc loét
Thay đổi về ranh giới: Nốt ruồi lành có ranh giới rõ, thấy nghi ngờ khi xung quanh có hình răng cưa, vết khía hoặc phát triển không đều về một phía
Các nốt ruồi có cảm giác: ngứa, chảy máu, hoặc chảy nước vàng
Thay đổi về độ dày của tổn thương, không đồng đều ở mọi điểm, đặc biệt quan trọng là sự thay đổi về độ dày không đối xứng
Ung thư da được chẩn đoán như thế nào?
Nếu có dấu hiệu nghi ngờ ung thư da xin mời bạn tới các cơ sở y tế để khám bệnh. Thầy thuốc sẽ khám kĩ càng tổn thương của bạn dưới ánh sáng tốt, có kính lúp càng tốt hơn. Nếu có nghi ngờ tùy từng trường hợp sẽ giải quyết cho phù hợp theo chẩn đoán.
Điều trị ung thư da như thế nào?
Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương là phương châm quan trọng nhất, phụ thuộc vào kích thước của tổn thương và vị trí của nó trên cơ thể.
Với các thương tổn nghi ngờ nhỏ tốt nhất nên cắt bỏ rộng để điều trị và chẩn đoán xác định
Các thương tổn rộng tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể có biện pháp điều trị phù hợp
Với các thương tổn của ung thư hắc tố hoặc nghi ngờ là hắc tố nên được giải quyết ở cơ sở chuyên khoa để điều trị triệt để. Không được tẩy bỏ nốt ruồi bằng các phương pháp không chính thống như: bằng hóa chất, hoặc đốt bằng các vật nóng như thuốc lá hoặc thanh sắt nung nóng...điều đó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bạn.
Phòng bệnh ung thư da
Bạn bảo vệ da của mình như thế nào?
Mặc áo nhiều màu hoặc màu tối bằng các chất liệu tự nhiên, sẽ bảo bệ da bạn được tốt hơn là áo màu sáng bằng chất liệu nhân tạo
Khi làm việc ngoài trời cần sử dụng nón, mũ hoặc màn che nắng, cần sử dụng mũ nón rộng vành để che được cả đầu, mặt, cổ... hoặc tận dụng bóng râm của cây cối...
Khi làm việc có tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ cần phải có biện pháp bảo vệ, như đi găng, đi ủng, quần áo bảo hộ, kính, mặt nạ...
Hạn chế làm việc ngoài trời nắng từ 10h sáng tới 2h chiều
Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, tránh và điều trị kịp thời các triệu chứng viêm nhiễm trên da
Với con cái bạn bảo vệ da của chúng như thế nào?
Bạn có biết không? Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời so với người lớn, da thường trở nên rám nắng sau vài phút tiếp xúc
Khi da trẻ trở nên rám nắng thì khó đề phòng phát triển của ung thư da khi thành người lớn. Trong thực tế một đứa trẻ bị phơi nắng quá nhiều khi trưởng thành dễ bị ung thư da
Vào buổi trưa (10h sáng đến 14h chiều) cố gắng giữ cho trẻ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nên chọn chỗ cho trẻ ở dưới bóng cây, nếu phải ra ngoài phải dùng các biện pháp bảo vệ như: ô, mũ, nón...
Khi trẻ lớn, nên cho trẻ tiếp xúc với "ánh nắng an toàn" để trở thành một thói quen hàng ngày của chúng sau này
Hãy tập cho chúng cách bảo vệ da như bạn đã làm theo chỉ dẫn
Cần nhắc lại với các bạn rằng:
Bất kì một tổn thương nghi ngờ ở da bạn hoặc của người thân nên tới và khuyên người thân tới các cơ sở y tế để khám. Mọi phát hiện và chẩn đoán sớm đều tốt cho bạn trong việc điều trị triệt để. Ung thư da có thể phòng ngừa được và dễ phát hiện sớm.
Đừng phung phí cuộc sống vì căn bệnh có thể chữa khỏi này!
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa tiểu não
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Tìm hiểu về bệnh viêm gan siêu vi C
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang mũi
Tìm hiểu về bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Tìm hiểu về bệnh sỏi tiết niệu
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Tìm hiểu về bệnh sốt siêu vi
Xem tướng chọn nhân viên
Tìm hiểu về bệnh sốt phát ban ở trẻ em
Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu khiến bạn buồn phiền, lo lắng
(ST).