Cách điều trị bệnh zona thấn kinh nhanh khỏi, tránh lây lan
Cách điều trị bệnh zona thấn kinh đúng cách nhất
Phụ nữ có thai mắc bệnh Zona liệu có ảnh hưởng đến thai nhi
Bệnh zona thần kinh là một bệnh viêm da do virut. Virut gây bệnh là virut Varicella zoster. Bệnh thường gặp vào mùa thu - đông hay đông - xuân với mọi giới, mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh
Mặc dù virut là nguyên nhân gây bệnh nhưng không phải lúc nào virut cũng có thể xâm nhập và gây bệnh. Virut chỉ có thể gây bệnh khi chúng ta bị suy yếu về miễn dịch, giảm đột ngột số lượng các tế bào miễn dịch trên da. Các tình huống cụ thể là trời rét, chuyển mùa, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, căng thẳng, ức chế, suy nghĩ lo toan nhiều chuyện quá sức được cho là những nguyên nhân gây ra bệnh.
Bệnh zona rất dễ nhận biết, có thể tự khám và phát hiện tại nhà. Bệnh biểu hiện rõ bằng bộ ba triệu chứng: sốt, đau rát da và mụn nước.
Sốt trong bệnh zona có thể là đột ngột sốt cao như ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể sốt từ từ như ở người lớn, sau đó thì sốt tương đối cao nhưng ít khi lên đến 40 độ. Kèm theo sốt là biểu hiện da đau rát. Đau rát ngay từ khi cơ thể mới sốt, cũng có thể sốt trước rồi mới đau rát nhưng thường là đau rát và sốt hay xảy ra đồng thời.
Đau rát da rất rõ rệt và rất điển hình. Da tại chỗ bị virut xâm nhập đau và rát như phải bỏng. Sau một thời gian ngắn khoảng vài tiếng, da bắt đầu có biểu hiện ửng đỏ. Lúc này da càng đau rát hơn. Đau đến mức người bệnh không dám chạm vào da, thậm chí còn không dám để quần áo cọ vào vùng da này.
Hình minh họa
Khoảng 1 - 2 ngày tính từ khi bị sốt, tại các chỗ da đỏ, mụn nước bắt đầu xuất hiện. Mụn nước có đặc điểm là khu trú, không lan ra vùng da khác có màng da che phủ dày và có nước trong ở bên trong, có kích thước khoảng 3 - 5mm, nổi gồ, tập trung, tụ lại thành đám như một chùm nho. Tổn thương xuất hiện thành một vệt dài theo đường đi của dây thần kinh. Có lẽ vì lý do này mà nó được gọi là bệnh zona thần kinh.
Người bệnh thấy mệt mỏi một phần vì sốt, một phần vì đau rát da, phần nữa là vì đau nhức toàn thân.
Một khi thấy trên cơ thể chúng ta có bộ ba dấu hiệu: sốt, đau rát da và mụn nước thì gần như là chắc chắn bị zona thần kinh. Nếu để ý thêm là vùng bị tổn thương chỉ khu trú một bên và không sang bên đối diện, cũng không lan ra vùng da bên cạnh ở cùng một phía cơ thể thì chúng ta càng thêm khẳng định đó là bệnh này.
Cách xử trí như thế nào?
Việc điều trị bệnh zona cũng khá đơn giản. Hầu hết các trường hợp có thể điều trị tại nhà. Liệu pháp đầy đủ của bệnh zona thần kinh bao gồm: dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc ức chế virut.
Vì cơ thể chúng ta sốt và đau mỏi cơ khớp nên thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm non-steroid rất hiệu quả. Thuốc thông thường là paracetmol dạng sủi kết hợp với codein khá tốt trong bệnh này. Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau, giảm sốt và xương khớp không còn nhức mỏi nữa. Nếu không đỡ, có thể người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ dùng thuốc giảm đau thần kinh.
Tiếp theo là thuốc làm dịu da. Nó không phải là thuốc phức tạp hay đắt tiền mà chỉ là hồ nước y tế. Cách dùng đơn giản: lắc đều trước khi dùng, dùng tăm bông thấm đẫm hồ rồi bôi nhẹ lên bề mặt da tổn thương. Ngày bôi 2 lần, bôi một lớp mỏng. Hồ nước có tác dụng làm mát da rất tốt, có thể ngay tức thì làm giảm cảm giác rát da. Hồ nước chỉ sử dụng trong 2 - 3 ngày đầu của bệnh. Sau đó, phải chuyển sang dùng dung dịch sát khuẩn. Thông dụng là xanh methylen, hoặc dung dịch khác như tím gentan, iốt hữu cơ. Dung dịch này được bôi nhẹ nhàng lên tổn thương có tác dụng chống nhiễm khuẩn cho các mụn nước. Như thế da sẽ không bị tổn thương sâu và không có nguy cơ để lại sẹo.
Thuốc cuối cùng có thể dùng là acyclovia. Đây là thuốc ức chế virut. Thuốc dùng trong bệnh này rất tốt. Nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Trong một vài trường hợp, thuốc corticoid có thể có tác dụng phụ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thường thì bệnh zona có thể điều trị tại nhà, chỉ sau 7 - 10 ngày là bệnh có dấu hiệu lui và tiến tới khỏi. Chúng ta sẽ không phải đến bệnh viện điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, có thể phải cần tới nhân viên y tế can thiệp. Cụ thể, khi ở một trong các trường hợp sau:
- Bị zona thần kinh gần mắt và tai thì phải đi khám. Nếu không để zona thần kinh chạy vào tai hoặc thuốc điều trị rơi vào mắt hay tai thì rất nguy hiểm.
- Bệnh zona thần kinh không chỉ khu trú một bên mà lan sang cả bên đối diện. Nhất là zona vùng ngực, lưng, cổ, gáy khi bị nặng có thể lan sang bên kia.
- Bệnh zona thần kinh thể hoại tử. Da tổn thương có biểu hiện loét và hoại tử.
- Bệnh zona thần kinh bị trên một diện rộng như bị cả nửa thân mình từ bụng đến lưng, bệnh zona thần kinh bị nhiễm khuẩn, có mủ toàn bộ các nốt tổn thương.
- Bệnh zona thần kinh xảy ra khi người bệnh đang điều trị một số bệnh khác như bệnh AIDS, bệnh viêm gan, bệnh ung thư, bệnh tự miễn…
Trong tất cả các trường hợp này, đi khám sớm sẽ giúp chúng ta ngăn chặn không cho zona phát triển, ngăn chặn các biến chứng xảy ra.
Tổn thương do zona thần kinh.
Bệnh zona thần kinh là một bệnh viêm da do virut. Virut gây bệnh là virut Varicella zoster. Bệnh thường gặp vào mùa thu - đông hay đông - xuân với mọi giới, mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh
Mặc dù virut là nguyên nhân gây bệnh nhưng không phải lúc nào virut cũng có thể xâm nhập và gây bệnh. Virut chỉ có thể gây bệnh khi chúng ta bị suy yếu về miễn dịch, giảm đột ngột số lượng các tế bào miễn dịch trên da. Các tình huống cụ thể là trời rét, chuyển mùa, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, căng thẳng, ức chế, suy nghĩ lo toan nhiều chuyện quá sức được cho là những nguyên nhân gây ra bệnh.
Bệnh zona rất dễ nhận biết, có thể tự khám và phát hiện tại nhà. Bệnh biểu hiện rõ bằng bộ ba triệu chứng: sốt, đau rát da và mụn nước.
Sốt trong bệnh zona có thể là đột ngột sốt cao như ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể sốt từ từ như ở người lớn, sau đó thì sốt tương đối cao nhưng ít khi lên đến 40 độ. Kèm theo sốt là biểu hiện da đau rát. Đau rát ngay từ khi cơ thể mới sốt, cũng có thể sốt trước rồi mới đau rát nhưng thường là đau rát và sốt hay xảy ra đồng thời.
Đau rát da rất rõ rệt và rất điển hình. Da tại chỗ bị virut xâm nhập đau và rát như phải bỏng. Sau một thời gian ngắn khoảng vài tiếng, da bắt đầu có biểu hiện ửng đỏ. Lúc này da càng đau rát hơn. Đau đến mức người bệnh không dám chạm vào da, thậm chí còn không dám để quần áo cọ vào vùng da này.
Khoảng 1 - 2 ngày tính từ khi bị sốt, tại các chỗ da đỏ, mụn nước bắt đầu xuất hiện. Mụn nước có đặc điểm là khu trú, không lan ra vùng da khác có màng da che phủ dày và có nước trong ở bên trong, có kích thước khoảng 3 - 5mm, nổi gồ, tập trung, tụ lại thành đám như một chùm nho. Tổn thương xuất hiện thành một vệt dài theo đường đi của dây thần kinh. Có lẽ vì lý do này mà nó được gọi là bệnh zona thần kinh.
Người bệnh thấy mệt mỏi một phần vì sốt, một phần vì đau rát da, phần nữa là vì đau nhức toàn thân.
Một khi thấy trên cơ thể chúng ta có bộ ba dấu hiệu: sốt, đau rát da và mụn nước thì gần như là chắc chắn bị zona thần kinh. Nếu để ý thêm là vùng bị tổn thương chỉ khu trú một bên và không sang bên đối diện, cũng không lan ra vùng da bên cạnh ở cùng một phía cơ thể thì chúng ta càng thêm khẳng định đó là bệnh này.
Cách xử trí như thế nào?
Việc điều trị bệnh zona cũng khá đơn giản. Hầu hết các trường hợp có thể điều trị tại nhà. Liệu pháp đầy đủ của bệnh zona thần kinh bao gồm: dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc ức chế virut.
Vì cơ thể chúng ta sốt và đau mỏi cơ khớp nên thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm non-steroid rất hiệu quả. Thuốc thông thường là paracetmol dạng sủi kết hợp với codein khá tốt trong bệnh này. Ngư���i bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau, giảm sốt và xương khớp không còn nhức mỏi nữa. Nếu không đỡ, có thể người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ dùng thuốc giảm đau thần kinh.
Tiếp theo là thuốc làm dịu da. Nó không phải là thuốc phức tạp hay đắt tiền mà chỉ là hồ nước y tế. Cách dùng đơn giản: lắc đều trước khi dùng, dùng tăm bông thấm đẫm hồ rồi bôi nhẹ lên bề mặt da tổn thương. Ngày bôi 2 lần, bôi một lớp mỏng. Hồ nước có tác dụng làm mát da rất tốt, có thể ngay tức thì làm giảm cảm giác rát da. Hồ nước chỉ sử dụng trong 2 - 3 ngày đầu của bệnh. Sau đó, phải chuyển sang dùng dung dịch sát khuẩn. Thông dụng là xanh methylen, hoặc dung dịch khác như tím gentan, iốt hữu cơ. Dung dịch này được bôi nhẹ nhàng lên tổn thương có tác dụng chống nhiễm khuẩn cho các mụn nước. Như thế da sẽ không bị tổn thương sâu và không có nguy cơ để lại sẹo.
Thuốc cuối cùng có thể dùng là acyclovia. Đây là thuốc ức chế virut. Thuốc dùng trong bệnh này rất tốt. Nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Trong một vài trường hợp, thuốc corticoid có thể có tác dụng phụ.
Varicella zoster virus.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thường thì bệnh zona có thể điều trị tại nhà, chỉ sau 7 - 10 ngày là bệnh có dấu hiệu lui và tiến tới khỏi. Chúng ta sẽ không phải đến bệnh viện điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, có thể phải cần tới nhân viên y tế can thiệp. Cụ thể, khi ở một trong các trường hợp sau:
- Bị zona thần kinh gần mắt và tai thì phải đi khám. Nếu không để zona thần kinh chạy vào tai hoặc thuốc điều trị rơi vào mắt hay tai thì rất nguy hiểm.
- Bệnh zona thần kinh không chỉ khu trú một bên mà lan sang cả bên đối diện. Nhất là zona vùng ngực, lưng, cổ, gáy khi bị nặng có thể lan sang bên kia.
- Bệnh zona thần kinh thể hoại tử. Da tổn thương có biểu hiện loét và hoại tử.
- Bệnh zona thần kinh bị trên một diện rộng như bị cả nửa thân mình từ bụng đến lưng, bệnh zona thần kinh bị nhiễm khuẩn, có mủ toàn bộ các nốt tổn thương.
- Bệnh zona thần kinh xảy ra khi người bệnh đang điều trị một số bệnh khác như bệnh AIDS, bệnh viêm gan, bệnh ung thư, bệnh tự miễn…
Trong tất cả các trường hợp này, đi khám sớm sẽ giúp chúng ta ngăn chặn không cho zona phát triển, ngăn chặn các biến chứng xảy ra.
Bệnh zona là gì?
Bệnh zona, theo từ chuyên môn là Herpes zoster, là mẫn đỏ da gây ra do virút cùng loại vi-rút thuỷ đậu. Vi-rút gây bệnh này có tên là Varicella zoster. Sau khi bị bệnh thuỷ đậu, vi-rút sống trong dây thần kinh, nguyên nhân tại sao vẫn chưa có lời giải đáp.
Trong một số hoàn cảnh nào đó như xúc động, stress, suy giảm miễn dịch (AIDS, hoá trị liệu ) hay ung thư, vi rút sẽ hoạt động trở lại gây bệnh zona. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, nguyên nhân hoạt động trở lại của virút vẫn chưa có căn cứ. Vi rút này gây ra bệnh thuỷ đậu và bệnh zona, không giống với virút gây mụn nước ở cơ quan sinh dục và ở miệng.
Bệnh zona khởi phát và tiến triển như thế nào?
Trước khi thấy được những mẫn đỏ, bệnh nhân có thể có cảm giác đau rát và nhạy cảm vùng da trước đó vài ngày đến 1 tuần. Bệnh zona khởi đầu là những mụn rộp (mụn nước) trên nền da màu đỏ, những mụn nước mới tiếp tục hình thành từ 3-5 ngày. Mụn nước này thường đi theo đường dây thần kinh của tuỷ sống.
Toàn bộ dây thần kinh liên quan có thể bị, hay những vùng khác không có liên quan đến phân bố dây thần kinh cũng có thể bị. Thường thì bệnh zona chỉ ăn theo một dây thần kinh, hiếm khi bị nhiều hơn một dây thần kinh.
Cuối cùng thì các mụn nước này vỡ ra và bắt đầu chảy nước, bề mặt bên trên khô đi và hoá sẹo. Quá trình này có thể kéo dài 3-4 tuần từ khi bắt đầu bị bệnh đến khi khỏi. Thỉnh thoảng, đau vẫn còn mặc dù không bao giờ nhìn thấy mụn nước, làm dễ lầm lẫn với nguyên nhân đau tại chỗ.
Bệnh zona có lây không ?
Vâng. Bệnh zona có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu. Thay vì bị zona, nhưng những người này lại mắc bệnh thuỷ đậu. Một khi những người này đã mắc bệnh thuỷ đậu thì họ sẽ không bị nhiễm zona từ người khác.
Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm zona, thì họ lại có khả năng bị zona sau này trong cuộc đời. Khi tất cả những mụn nước đã khô, thì không còn khả năng lây được nữa.
Điều trị zona như thế nào ? Tôi sẽ chăm sóc sức khoẻ của mình như thế nào ?
Có một số cách điều trị zona. Thuốc kháng vi-rút như acyclovir (Zovirax) hay famciclovir (Famvir) có thể làm rút ngắn thời gian bị mẫn đỏ da, nếu bắt đầu dùng sớm trong vòng 48 giờ khi xuất hiện mẫn đỏ. Phối hợp thêm thuốc nhóm steroid cũng có thể hạn chế và rút ngắn thời gian bị đau do zona. Tuy nhiên, lợi ích của 2 loại thuốc này vẫn còn hạn chế.
Ngoài thuốc kháng vi-rút, thuốc giảm đau cũng cần thiết để kiểm soát triệu chứng. Vùng da bị bệnh cần phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Người bệnh vẫn có thể được tắm rữa, kỳ cọ bằng xà phòng và nước nơi bị zona mà không bị cấm. Dung dịch aluminum acetate (Burows hay Domeboro"s, có bán ở nhà thuốc) có thể được sử dụng giúp làm khô bề mặt da bị zona và nơi rĩ dịch.
Biến chứng của bệnh zona là gì?
Thường thì bệnh zona được chữa khỏi, và bệnh zona cũng có một số vấn đề. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, mụn nước có thể bị nhiễm thêm một loại vi trùng sẽ gây ra viêm mô tế bào, đây là bệnh nhiễm trùng da. Nếu nhiễm trùng da xảy ra, vùng da trở nên đỏ hơn, nóng, sưng bóng lên và rất đau.
Bạn cũng có thể thấy vệt màu đỏ xung quanh vết thương. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số đó, bạn hãy liên hệ đến bác sĩ của bạn để được chăm sóc. Kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị trong những trường hợp này.
Một biến chứng nữa cũng làm cho người bệnh lo lắng là khi bị zona ở mặt, đặc biệt ở trán và mũi. Trong những trường hợp này, zona có thể làm giảm thị lực. Nếu bạn bị zona ở trán hay ở mũi thì bạn cũng cần được chăm sóc y tế.
Đau dây thần kinh sau bệnh zona là gì ? Và cần phải làm gì khi bị như vậy?
Đau dây thần kinh sau zona là đau khu trú ở vùng có liên quan đến bệnh zona, cơn đau này có thể kéo dài cả tháng.
Biến chứng thường gặp nhất của bệnh zona là đau dây thần kinh sau bệnh zona Đau dây thần kinh sau zona thường kéo dài cả tháng, thậm chí ngay sau khi bệnh zona đã khỏi mà đau thì vẫn còn. Ở những người trên 50 tuổi, bị zona lần đầu, thường bệnh zona gây đau nhiều hơn, người bệnh dễ bị suy sụp hơn. Rõ ràng là điều trị zona bằng steroid và thuốc kháng vi-rút có thể rút ngắn thời gian và tai biến đau dây thần kinh sau zona. Tuy nhiên, chỉ giảm đi đôi chút.
Đau dây thần kinh sau zona có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptyline (Elavil), và các thuốc khác như thuốc chống động kinh gabapentin (Neurontin), carbamazipine (Tegretol), được dùng để giảm đau dây thần kinh do zona.
Cuối cùng, kem capsaicin (Zostrix), là một chất được chiết xuất từ trái ớt, có thể được dùng để thoa lên vùng da bị zona để làm giảm đau, sau khi các mụn nước đã khô. Châm cứu và kích thích điện thần kinh vùng da bị bệnh cũng giúp ích được cho vài bệnh nhân. Lidocain dạng dán da cũng có thể giúp giảm đau dây thần kinh do zona.
Việc chọn lựa thuốc nào là tốt nhất cho bạn, cần phải thảo luận với thầy thuốc của bạn.
Tóm lược bệnh zona
Bệnh zona do vi-rút cùng loại với virút gây bệnh thuỷ đậu, bệnh lây sang người mà người đó trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu.
Bệnh zona còn được gọi là Herpes zoster, bệnh này không liên quan gì đến bệnh nhiễm herpes sinh dục.
Bệnh zona có thể gây đau kéo dài, ngay cả sau khi hết mẫn đỏ da.
Steroids và thuốc kháng virút có thể giúp ngăn ngừa đau lâu dài sau nhiễm zona, nếu bắt đầu điều trị trong vòng 2 ngày đầu sau khi xuất hiện mẫn đỏ da.
Zona do một loại virut tên là Varicella – Zoster. Bệnh gây ra nhiễm trùng tiên phát tức là bệnh thuỷ đậu, còn Zona thực chất là nhiễm trùng tái phát hay mạn tính. Sau khi gây bệnh thuỷ đậu, các virút này trú ngụ trong các hạch thần kinh cảm giác thường ở các hạch thuộc vùng thắt lưng. Zona là sự tái phát của nhiễm trùng muộn. Bệnh xuất hiện ở những người suy giảm miễn dịch, sau sang chấn hoặc các stress khác. Biểu hiện của bệnh là các mụn nước xếp dọc theo một dây thần kinh, đứng thành chùm, không đối xứng, thường chỉ cómột bên cơ thể như ở quanh mắt, mặt, vùng liên sườn, vùng chậu hông, có khi xuống đến chân tay. Các bọng nước và mụn nước hay hoá có lẫn máu, và rất đau rát. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng toàn thân như: Sốt, mệt mỏi. Miễn dịch không có tác dụng bảo vệ và Zona có thể tái phát nhiều lần. Nếu không có bội nhiễm, bệnh khỏi sau 2 – 3 tuần, để lại những vết thẫm màu.
Ở người già, khu vực bị tổn thương thường bị rát, buốt do viêm thần kinh. Sau khi khỏi thường hay đau rát ở vùng đã bị bệnh nhất là khi thay đổi thời tiết.
Điều trị:
Dùng các thuốc làm dịu da như hồ nước, kẽm... không nên bôi thuốc mỡ. Nếu các mụn nước vỡ có bộinhiễm thì có thể dùng các dung dịch như Eosin 2%...
Toàn thân: Có thể dùng kháng Histamin tổng hợp như Phenerga3% hoặc clopherinamin.
Giảmđau bằng paracetamon.
Có thể dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm kết hợp với thuốc diệt virut nếu có tổn thương ở giác mạc.
Nên uống thêm sinh tố B1, B6 và các thuốc an thần.
bệnh không lây, và những tổn thương mụnnước nếu không có bội nhiễm thì hoàn toàn không để lại sẹo.
Bệnh Zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Virus thủy đậu trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Virus sẽ "thức giấc" sau khi gây bệnh thủy đậu nhiều năm trước trong cơ thể của 1 trong số 5 người đã từng bị thủy đậu. Sau đó, virus sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona (giời leo)
Bệnh Zona trong tiếng Anh là Shingles có xuất xứ từ tiếng Latin và Pháp có nghĩa là dây đai, thắt lưng, phản ánh đúng tính chất phân bố của các dải phát ban. Các dải này thường là chỉ ở 1 bên của cơ thể và ở khu vực chi phối của 1 dây thần kinh cảm giác đơn độc.
Tất cả những ai đã từng bị bệnh thủy đậu hoặc đã từng tiêm vaccine đều có thể nhiễm Herpes Zoter gây ra bệnh Zona. Người lớn tuổi, những người bị ung thư, HIV hoặc đã từng cấy ghép mô nên bị giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng, do đó dễ bị bệnh Zona hơn.
Đa số những người bị Zona đều khỏe mạnh. Không cần thiết sử dụng những xét nghiệm đặc hiệu nếu như hệ miễn dịch của bạn còn tốt.
Nguyên nhân
Chưa ai biết được chính xác nguyên nhân vì sao virus thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài khả năng có thể xảy ra là:
Stress
Mệt mỏi
Hệ miễn dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được virus thủy đậu trong trạng thái bất hoạt).
Ung thư.
Các biện pháp điều trị bằng tia xạ.
Làm tổn thương vùng da bị nổi ban
Triệu chứng
Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh Zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể
Triệu chứng đầu tiên của Zona thường là tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở 1 phía của cơ thể. Những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.
Thông thường thì sau khi cơn đau xuất hiện được 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10-12 ngày.
2 - 3 tuần sau, ban sẽ biến mất và vảy rơi ra và có thể để lại sẹo.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Đi khám khi bạn bị đau hoặc nổi ban thành 1 dải ở một phía của cơ thể. Nếu bạn nghĩ bạn bị Zona, đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì những thuốc kháng virus chỉ hiệu quả khi được sử dụng sớm.
Nếu vết ban và vết phồng nổi lên ở mũi hoặc gần mắt, bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì virus có thể lan đến mắt làm tổn thương mắt và mù.
Bạn cũng cần phải đến khám càng sớm càng tốt nếu bạn đang có những bệnh làm suy giảm sức miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó bạn có thể tránh được những biến chứng.
Đến phòng cấp cứu nếu như có các dấu hiệu:
Bệnh Zona kèm với sốt cao hoặc mệt mỏi.
Vết phồng lan ra những khu vực khác của cơ thể.
Lâm sàng và cận lâm sàng
Kiểu đau kinh điển, vết phồng nổi lên thành 1 dải ở 1 bên của cơ thể là tất cả những dấu hiệu cần thiết đủ để bác sĩ chẩn đoán bạn đã bị nhiễm Herpes Zoster. Ban có thể lan ra ngoài dải này hoặc hiếm gặp hơn là lan sang phía bên kia của cơ thể. Đôi khi bệnh nhân chỉ đau theo 1 dải mà không thấy nổi ban.
Có thể bác sĩ sẽ quyết định làm xét nghiệm để xác định xem bạn có bị Zona hay không. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không phải lúc nào cũng cần thiết.
Phết Tzanck: hiện nay ít được sử dụng hơn trước do những kỹ thuật mới đã xuất hiện, người ta rạch vết phồng và lấy dịch cùng với các tế bào da trong đó đặt lên slide. Sau đó nhuộm màu bằng 1 loại thuốc nhuộm đặc biệt rồi đưa lên kính hiển vi để tìm những biến đổi của tế bào gây ra bởi virus. Phương pháp này không thể giúp phân biệt được giữa VZV và Herpes Simplex Virus (HSV), tuy nhiên VZV gây bệnh zona và thủy đậu còn HSV gây ra bệnh Herpes simplex (đôi khi thường được biết đến bằng cái tên Herpes môi hoặc Herpes sinh dục).
Cấy virus hoặc test kháng thể đặc biệt, như DFA (direct fluorescent antibody - kháng thể huỳnh quang trực tiếp), trong sang thương có thể xác định được VZV. DFA thường cho kết quả sau 1 giờ. Xét nghiệm này có thể giúp phân biệt được giữa VZV và HSV. Cấy virus có thể cho kết quả sau 2 tuần hoặc hơn.
Sinh thiết da: lấy một mẩu da ở sang thương và xem xét chúng dưới kính hiển vi. Có thể dùng mô sinh thiết để cấy nếu không có mẩu sang thương nguyên vẹn. Ngoài ra người ta còn có thể dùng PCR (polymerase chain reaction) để phát hiện ra DNA của virus trong mẫu mô được sinh thiết.
Điều trị
Tại nhà:
Nếu bạn nghĩ mình bị Zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm.
Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo. Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa.
Thuốc giảm đau đôi khi cũng cần thiết/
Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào sang thương rỉ mủ trong khoảng 20 phút khoảng 7, 8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô sang thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi sang thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.
Giữ cho khu vực sang thương được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước. Mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với sang thương. Tránh những tiếp xúc da-chạm-da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Dùng thuốc:
Một vài bác sĩ chỉ điều trị triệu chứng của Zona như đau. Một vài thuốc giảm đau được sử dụng, chẳng hạn như acetaminophen (VD Tylenol), và ibuprofen (VD Advil) hoặc thuốc giảm đau tricyclic, đặc biệt là trong trường hợp đau dây thần kinh sau tổn thương (PHN - Postherpetic neuralgia). PHN là những cơn đau kéo dài ở một số người ngay cả sau khi sang thương đã biến mất.
Thuốc kháng virus, như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir), có thể là giảm thời gian phát ban và đau, bao gồm cả PHN. Cần phải bắt đầu sử dụng những loại thuốc này trong giai đoạn sớm của bệnh mới có hiệu quả. Bác sĩ sẽ quyết định bạn cần sử dụng loại thuốc nào.
Đôi khi, corticoid cục bộ có thể được dùng để giảm viêm. Những thuốc cục bộ có thể được sử dụng để làm giảm đau và ngừa nhiễm trùng.
Theo dõi
Sau khi rời khỏi phòng mạch bác sĩ, cần phải uống tất cả những loại thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Nếu bạn ghi nhận được những triệu chứng mới hoặc nếu bạn không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa, hãy thông báo với bác sĩ.
Dự phòng
Không có cách nào để dự phòng Zona cả.
Bạn không thể bị lây bệnh từ những người bị Zona. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bị thủy đậu, bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu từ những tiếp xúc gần gũi với những sang thương hở miệng ở những người bị Zona. Dùng quần áo che phủ sang thương lại giúp giảm nguy cơ lây lan cho người khác.
Vaccine VZV, còn được biết đến là vaccine ngừa thủy đậu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Zona do làm tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại VZV hoặc giữ chúng trong trạng thái bất hoạt. Những cải tiến của loại vaccine này đang được nghiên cứu và có thể giúp ngừa được bệnh Zona trong tương lai.
Tiên lượng
Đa số các trường hợp bị Zona đều tự khỏi có thể có điều trị hoặc không. Ban và đau có thể khỏi sau từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài lâu hơi và thậm chí là tái phát ở người lớn tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi, hoặc có bệnh trầm trọng.
Có thể những cơn đau vẫn còn tiếp diễn sau khi sang thương biến mất. Những cơn đau này được gọi là PHN. Thường gặp ở người lớn tuổi, và có thể là rất nặng nề.
Những biến chứng khác có thể gặp là nhiễm trùng da, nhiễm trùng lây lan đến những cơ quan nội tạng hoặc làm tổn thương mắt. Thường để lại sẹo.
Đây là một chứng bệnh gần giống với bệnh giời leo do vi rút varicella zoster là thủ phạm với những triệu chứng cực kỳ khó chịu, tốc độ lây lan nhanh và có nguy cơ để lại di chứng nữa.
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa tiểu não Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu Tìm hiểu về bệnh viêm họng Tìm hiểu về bệnh viêm gan siêu vi C Tìm hiểu về bệnh viêm xoang mũi Tìm hiểu về bệnh viêm nhiễm phụ khoa Tìm hiểu về bệnh sỏi tiết niệu Tìm hiểu về bệnh sỏi thận Tìm hiểu về bệnh sốt siêu vi Xem tướng chọn nhân viên Tìm hiểu về bệnh sốt phát ban ở trẻ em Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu khiến bạn buồn phiền, lo lắng (ST).
Thời điểm chuyển mùa thu đông đồng ruộng thường đã bước qua vụ gặt, ngoài đồng côn trùng hết chỗ trú. Vì thế, cứ nơi nào có ánh đèn sáng là lũ côn trùng lại theo ánh sáng bay vào nhà, hoặc bám đậu vào những quần áo phơi ở ngoài trời… Do đó, mọi nhà đều có nguy cơ tiếp xúc với côn trùng cao hơn so với các thời điểm khác trong năm.
Lại thêm khi bị côn trùng đốt, bạn thường có thói quen hay một phản xạ tự nhiên là dùng tay đập chết côn trùng. Theo đó, một mặt những độc tố trong cơ thể côn trùng sẽ giải phóng ra và gây kích ứng lên bề mặt da. Mặt khác do vùng da bị ngứa ngáy bỏng rát nên bạn thường sờ tay gãi vào vùng bị độc tố và sau đó lại sờ vào các vùng da khác trên cơ thể hoặc sờ sang người khác làm lây lan nhanh chóng..
Triệu chứng của bệnh
- Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, đau rát như bị bỏng ngoài da.
- Sau 1,2 ngày, vị trí đau rát xuất hiện 1 hồng ban sưng phù.
- Vết hồng ban này sẽ có nhiều chùm mụn nước, hạch bạch huyết vùng lân cận có thể sưng to.
- Hồng ban thường xuất hiện một dải một bên cơ thể và thường có ở mặt ngực, bụng, lưng, tứ chi với mụn nước kèm cảm giác đau rát.
-Trong vòng 1 - 2 tuần sau khi xuất hiện, các mụn nước vỡ ra, khô đi, đóng mày và bệnh khỏi.
Điều trị như nào?
Khi bị bệnh bạn nhất thiết phải đi khám da liễu để được điều trị bằng các thuốc kháng vi rút hoặc thuốc kháng viêm chứ không thể tự điều trị bằng các thuốc giảm đau thông thường vì không có hiệu quả.
Việc phát hiện và điều trị sớm trong vòng 1 ngày đầu sau khi hồng ban xuất hiện (chưa phát ban) sẽ giảm thiểu đau, giảm cảm giác khó chịu, làm lành mạnh các mụn nước và ngăn chặn bệnh lan rộng.
Bên cạnh đó, bạn cần nghỉ ngơi hoàn toàn và chú ý ăn uống để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Một số di chứng sau bệnh
Có thể phải sở hữu những sẹo lõm
Khi bị bệnh nếu không được uống thuốc kháng vi rút và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải sở hữu những sẹo lõm lớn nhỏ trên da hoặc làm da bị mất sắc tố trở nên loang lổ ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ thẩm mỹ của bạn.
Có thể bị nhiễm trùng
Đây cũng là một nỗi lo lắng lớn cho những nhân bị bệnh này ghé thăm đấy. Nhưng nếu được điều trị sớm và đúng cách, bạn sẽ không bị bội nhiễm vi khuẩn tại chỗ. Ngợớc lại, nếu điều trị muộn, bạn sẽ làm cho vết loét rộng hơn, sâu hơn và kéo dài thời gian lành bệnh đôi khi gây nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết.
Đau thần kinh sau zona
Nguyên nhân, nếu không điều trị kịp thời, vi rút sẽ xâm nhập vào thần kinh và sẽ gây xơ hóa các đầu mút dây thần kinh ngoại biên điều này gây nên đau thần kinh.
Lời khuyên:
Do những biểu hiện của bệnh khá trầm trọng thường để lại những di chứng nặng nề nên nếu xuất hiện biểu hiện bệnh, nhất thiết bạn phải đi khám bác sỹ da liễu ngay từ một ngày đầu khi bệnh chưa phát ban nhé.