Tim mạch

CÁC TRIỆU TRỨNG VỀ TIM MẠCH

Sau thời kỳ mãn kinh, các bệnh về tim mạch thường xuyên xảy ra ở nữ giới giống như ở nam giới. Ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, các vấn đề về tim mạch hiếm thấy xảy ra bởi vì còn sự hiện diện của oestrogen. Đau thắt ngực là một cơn đau ép giữa ngực xuất hiện khi gắng sức và giảm đi khi nghỉ ngơi. Đây là một dấu hiệu báo động. Nếu không được nghỉ ngơi, cơn đau có thể nặng hơn và nan ra cổ, hàm răng và cách tay. Cuối cùng cơn đau trở nên nặng đến độ bạn buộc phải ngưng ngay những việc đang làm. Đau ngực là một dấu hiệu báo cho trước các cơ tim của bạn không nhận đủ oxy cần thiết. Bạn nên để ý đến chứng đau ngực của mình và đến bác sĩ khám kiểm tra tim nếu triệu chứng trở nên trầm trọng.

Các triệu trứng khác có liên quan đến sức khoẻ của tim gồm: hồi hộp, đánh trống ngực; thở gấp khi gắng sức. Bạn có thể phát hiện ra khi tập các động tác thể dục bình thường cũng làm bạn bị hụt hơi một cách lạ lùng và khi leo lên vài nấc thang cũng làm bạn có cảm giác như bị đứng hơi trong lồng ngực.

Còn nếu bạn đang mắc phải những triệu trứng khác như: chóng mặt, nhức đầu, thị giác yếu đi, bạn hãy đi đo huyết áp vì rất có thể bạn bị mắc chứng tăng huyết áp.

DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ CHO CÁC TRIỆU CHỨNG TIM MẠCH

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc về tim mạch như thuốc hạ huyết áp; thuốc chen Beta, thuốc lợi tiểu; thuốc trợ tim; thuốc giãn mạch vành.

Ví dụ như đối với chứng đau ngực, có thể dùng thuốc giãn mạch vành để kiểm soát nó bất cứ khi nào bạn bị cơn đau, thậm chí bạn cũng có thể uống một viên trước khi tập thể dục để phòng ngừa đau ngực.

Nếu lượng cholesterol trong cơ thể bạn cao, bác sĩ có thể kê toa cho bạn loại thuốc hạ cholesterol và làm giảm biến chứng tim mạch, sau đó bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Nếu bạn mắc bệnh tim mạch, có những phương pháp trị liệu hiệu quả như máy tạo nhịp, bắc cầu mạch vành hoặc bóng tạo hình mạch vành tuỳ theo tình trạng bệnh lý.

DINH DƯỠNG VÀ THỂ DỤC

Vì chứng béo phì là một yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh tim mạch, nên các bạn cố gắng giảm cân nếu bạn đang dư vài kg so với trọng lượng lý tưởng. Hãy bớt ăn các loại mỡ, tránh chất đường và các loại thực phẩm chỉ có colori, hạn chế số lượng muối. Chế độ ăn kiêng gồm nhiều loại trái cây, rau quả, các loại cá có nhiều dầu, giảm thiểu các loại mỡ có động vật và các sản phẩm nhiều sữa có thể giúp cơ thể các bạn hạn chế mức cholesterol, làm giảm nguy cơ tim mạch. Ăn tỏi cũng có thể cải thiện được tình hình sức khoẻ về hệ tim mạch cho bạn. Nếu không thích mùi tỏi, bạn có thể dùng tỏi dạng viên không mùi. Việc hút thuốc lá có liên quan trực tiếp đến nguy cơ cao về bệnh tim mạch, do đó cai thuốc lá là một trong các giải pháp hữu hiện nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được để bảo vệ cho trái tim của mình.

Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức cho tim đang ở tình trạng bệnh và cũng làm giảm tình trạng cao huyết áp, chứng này có thể dẫn đến vấn đề về tim. Các bạn hãy cố gắng bơi lội, đi xe đạp hoặc chạy (nếu bạn không thích tập thể dục trong phòng). Nếu bạn có bệnh về tim mạch, hãy hỏi ý bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện.

HÌNH DÁNG CƠ THỂ VÀ BỆNH TIM MẠNH

Trước khi mãn kinh, tỷ lệ vòng eo so với vòng mông nhỏ hơn 0.8 và ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sau mãn kinh, sự phân bố lớp mỡ trên cơ thể thay đổi và nguy cơ mắc bệnh tim mạch gia tăng. Bạn có thể đánh giá nguy cơ của mình bằng cách chia số đo vòng eo so với số đo vòng mông. Nếu kết quả là con số trên 0.8, bạn rơi vào nhóm có nguy cơ cao. Thí dụ: 74 cm/99 cm = 0.74 (nguy có thấp), 81 cm / 99 cm = 0.81 (nguy cơ cao).
(St)