Top những thay đổi bất ngờ khi mang thai

Thay đổi hiển nhiên

Bản năng “làm ổ”

Nhiều bà bầu có cảm giác muốn được chuẩn bị, trang trí cho ngôi nhà để chào đón em bé. Càng gần đến ngày sinh, bạn càng thấy mình háo hức khi lau dọn nhà cửa, việc mà bạn không bao giờ nghĩ mình sẽ làm trong 9 tháng mang thai. Ham muốn này giúp biến ngôi nhà thành một chốn có ích hơn khi sinh con, giúp bạn có thêm thời gian để bình phục và nuôi dưỡng con sau khi sinh. Nhưng bạn nên lưu ý không được làm những gì quá sức.

Không thể tập trung

Trong 3 tháng đầu thai kì, nhiều phụ nữ bị mệt mỏi, ốm nghén. Kể cả những người có bản năng chuẩn bị cho kì sinh cao thì vẫn trải qua một giai đoạn mất tập trung, hay quên. Mối bận tâm về em bé cũng như sự thay đổi hormone là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bạn có thể lên danh sách để giúp bạn có thể nhớ ngày, giờ dễ dàng.

Thay đổi cảm xúc

Hội chứng tiền mãn kinh và mang thai có nhiều điểm giống nhau. Ngực sưng, căng hơn, hormone thay đổi và bạn cũng thấy tính khí của mình thất thường hơn. Bạn có thể đang cười rất tươi và khóc thật to chỉ ngay sau đó có một phút. Cảm xúc thay đổi rất phổ biến trong thai kì, xuất hiện thường xuyên ở 3 tháng đầu và tháng cuối thai kì.

Tác động ngoài mong đợi của bầu bí

Cỡ ngực

Ngực to ra là dấu hiệu đầu tiên của thai kì. Ngực thường to ra trong 3 tháng đầu thai kì bởi lượng estrogen và progesterone tăng lên. Ngực bà bầu tiếp tục tăng cho đến tận tháng cuối thai kì.

Ngoài ra, phổi của bạn cũng có kích cỡ tăng lên vì phải hít vào lượng khí oxy cho cả bạn và em bé nên cỡ ngực cũng tăng lên. Bạn nên thay áo ngực vài lần trong thời kì mang thai.

Làn da

Da bạn đẹp hơn là do sự thay đổi hormone và da căng hơn để phù hợp với cơ thể đang lớn dần lên. Bà bầu có lượng máu tăng cao lên để cung cấp thêm cho dạ con và đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của thai nhi. Máu được tăng cường đổ đến các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận.

Một số phụ nữ lại bị những đốm nâu, đen trên mặt. Một số lại có một đường chỉ đen bên dưới rốn, núm vú thâm hơn, âm đạo và hậu môn cũng lớn hơn. Tác động của bầu bí khiến cơ thể sản sinh ra nhiều sắc tố. Sự tăng sắc tố này không thể tránh khỏi nhưng có thể làm giảm bớt bằng việc dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài trời.

Mụn cũng phổ biến trong thai kì do tuyến bã nhờn tiết ra nhiều. Không chỉ mụn bùng phát trong dịp này mà còn cả nốt ruồi và tàn nhang cũng to và đậm màu hơn. Quầng thâm xung quanh núm vú cũng sậm màu hơn. Quầng thâm này sẽ có màu đậm vĩnh viễn, còn những thay đổi như mụn, tàn nhang thì sẽ biến mất sau khi sinh.

Tóc và móng

Hormone thay đổi làm cho tóc bà bầu mọc nhanh hơn, mượt mà hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi này không phải là vĩnh viễn, Nhiều người quay trở lại mái tóc như trước sau khi ngừng cho con bú. Nhiều bà bầu thấy rằng họ bị mọc lông ở những vùng không mong muốn như ria mép, bụng, xung quanh núm vú.

Móng tay, móng chân cũng có thay đổi lớn trong thời kì này. Móng sẽ mọc nhanh và cứng hơn. Tuy nhiên, một số người lại dễ bị gẫy móng hơn. Nếu bạn thấy có hiện tượng đó thì hãy cắt thường xuyên và không nên dùng sơn móng tay.

Cỡ giầy

Lượng nước tăng lên trong cơ thể khiến nhiều bà bầu bị sưng phù ở chân và cần đi giầy cỡ lớn hơn. Đi những đôi hở mũi sẽ giúp bà bầu dễ chịu hơn, đặc biệt là trong ngày hè oi bức này.

Không đứng vững

Khi mang bầu, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone relaxin giúp xương mu và xương chậu chuẩn bị cho sinh nở. Relaxin làm lỏng dây chằng, khiến bạn không đứng vững và dễ bị thương. Khi tập thể dục hay nâng vật, bạn nên làm chậm rãi, tránh những cử động bất thình lình.

Căng giãn tĩnh mạch, trĩ và táo bón

Căng giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân, cơ quan sinh dục do lượng máu tăng lên vì hormone. Triệu chứng này sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng bạn có thể làm giảm triệu chứng bằng cách:

* Tránh đứng và ngồi một chỗ trong thời gian dài

* Mặc quần áo rộng

* Đi bít tất dài

* Đặt chân lên một cái tựa khi ngồi

Bệnh trĩ, tức là căng giãn tĩnh mạch ở ruột thẳng, cũng thường xuất hiện trong thai kì. Do lượng máu tăng và dạ con đè lên xương chậu, mạch máu ở ruột thẳng có thể lớn lên và tạo thành những chỗ lồi ra, lõm vào. Bệnh trĩ có thể rất đau, chảy máu, nhức sau khi đi đại tiện.

Táo bón cũng rất phổ biến trong thai kì do hormone làm chậm lượng thức ăn đi qua dạ dày ruột. Những tháng cuối thai kì, dạ con sẽ đè vào ruột nên chất thải cũng khó có thể được đào thải ra ngoài một cách dễ dàng.

Cách tốt nhất để chống lại táo bón và trĩ là ngăn chặn chúng. Chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn giúp cho phân ra ngoài đều.

Lúc sinh con cũng có nhiều điều bất ngờ

- Chỉ 1 trong 10 bà mẹ bị vỡ ối trước khi cơn co bóp dạ con bắt đầu. Một số phụ nữ không có hiện tượng đó và bác sĩ có thể sẽ phải phá vỡ màng ối nếu khung xương chậu đã giãn nở. Nếu con sinh đủ ngày, đủ tháng, thông thường sẽ có từ 2,1-5,9 cốc nước ối. Một số người cảm giác muốn đi tiểu ngay lập tức, khiến bị phun nước khi màng ối bị vỡ. Nước ối thường có mùi dễ dịu, không màu.

- Một số phụ nữ buồn nôn, chóng mặt, có người lại bị tiêu chảy hay đầy hơi ngay trước khi co bóp dạ con.