Trắc nghiệm tính cách và chọn nghề nghiệp phù hợp rất chuẩn

Trắc nghiệm tính cách và chọn nghề nghiệp phù hợp rất chuẩn. Vì sao Bill Gates trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft khổng lồ mà không phải là một kiến trúc sư hay một nhà giáo? Vì sao Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ đàn dương cầm nổi tiếng mà không phải là một doanh nhân? Vì sao Ernest Hemingway là nhà văn với những kiệt tác bất hủ mà không phải là một nhà khoa học?






TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH VÀ CHON NGHỀ NGHIỆP


Trắc nghiệm: Tính cách nào nghề nghiệp nấy?












Hẳn bạn sẽ trả lời ngay “Vì họ có tài năng thiên bẩm trong những lĩnh vực này”. Chính xác như vậy. Thế nhưng, bạn có biết chính tính cách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nghề nghiệp phù hợp của mỗi con người?

Bạn có muốn biết mình thuộc típ người nào và nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất không? Mời bạn tham gia bài trắc nghiệm sau:

Hãy trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu duy nhất trong từng cặp câu trả lời mô tả đúng nhất về bạn. Hãy trả lời như chính con người thật của bạn, đừng chọn câu trả lời mà bạn muốn hay phải như vậy.

1. Nếu mô tả về mình, bạn là người:

a. Nói nhiều hơn là nghe người khác nói.
b. Lắng nghe người khác nhiều hơn là nói.

c. Chú ý các tiểu tiết.
d. Chú ý bức tranh toàn cảnh và những việc có thể xảy ra.

e. Quyết định mọi việc rất khách quan.
f. Quyết định mọi việc theo giá trị riêng của chúng và cảm nhận của bạn.

g. Thực hiện đúng kế hoạch đặt ra, không muốn thay đổi.
h. Linh hoạt khi thực hiện các kế hoạch.

2. Trong những buổi họp mặt hay tranh luận cùng bạn bè, bạn …

a. Thích là tâm điểm của sự chú ý.
b. Cảm thấy thoải mái khi ở một mình.

c. Thích những giải pháp thực tế.
d. Thích những ý tưởng sáng tạo.

e. Thường tranh luận cho vui.
f. Cố gắng tránh tất cả tranh luận và đối đầu.

g. Rất chú trọng đến thời gian và luôn đúng giờ.
h. Ít quan tâm đến thời gian và thường trễ hẹn.

3. Quan điểm sống của bạn là …

a. Hành động trước khi suy nghĩ.
b. Suy nghĩ thật “chín” trước khi hành động.

c. Chỉ tin vào kinh nghiệm thực tế.
d. Chỉ tin vào bản năng mà thôi.

e. Xem trọng tính trung thực và công bằng.
f. Xem trọng sự hòa thuận và tình thương.

g. Làm việc trước, chơi sau.
h. Chơi trước và làm việc sau.

4. Trong công việc, bạn …

a. Thích “đóng vai chính”.
b. Thích “ẩn mình” sau “hậu trường”.

c. Chú ý mọi chi tiết và nhớ tất cả sự việc.
d. Chỉ chú ý những điều mới lạ.

e. Nguồn động viên chính là thành tích đạt được.
f. Cảm thấy “ấm lòng” vì sự công nhận của sếp.

g. Quyết định mọi việc khá dễ dàng.
h. Có thể ra quyết định khá khó khăn.

5. Nhìn chung bạn có khuynh hướng …

a. Thoải mái và nhiệt tình.
b. Độc lập và kín đáo.

c. Có óc thực tế - thấy điều cụ thể trước mắt.
d. Có óc sáng tạo – thấy điều có thể làm được.

e. Bị thuyết phục bởi những lập luận có lý.
f. Bị thuyết phục bởi cảm giác của bản thân.

g. Chỉ cảm thấy thoải mái khi mọi việc đã có kế hoạch rõ ràng.
h. Thích tự do và ứng biến tùy lúc.

Đến đây, hãy thống kê câu trả lời của bạn!

Ví dụ:
Bạn đã trả lời như sau:

Câu trả lời

a

b

c

d

e

f

g

h

Số lần

2

3

4

1

3

2

3

2

 Chọn ra 4 câu bạn đã trả lời nhiều lần nhất:
• Bạn chọn 3 lần Câu b: Bạn là người hướng nội - Introvert.
• Bạn chọn 4 lần Câu c: Bạn là người nhạy bén, sắc sảo - Sensor.
• Bạn chọn 3 lần Câu e: Bạn hành động thiên về lý trí - Thinker.
• Bạn chọn 3 lần Câu g: Bạn rất quy củ và quyết đoán - Judger.
* Vậy bạn là típ người ISTJ (xem bảng sau để biết nghề nghiệp phù hợp với bạn).

Khám phá xem bạn thuộc típ người nào nhé!

Câu a: bạn thuộc típ người hướng ngoại (Extrovert).

*Bạn rất năng động và là người của xã hội, bạn quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh mình.

Câu b: bạn thuộc típ người hướng nội (Introvert).

*Bạn rất kín đáo và cẩn thận. Bạn giao tiếp không nhiều lắm nhưng nội dung giao tiếp thật sâu sắc.

Câu c: bạn là người nhạy bén, sắc sảo (Sensor).

*Bạn thường chú ý đến tất cả sự việc và tiểu tiết xung quanh.

Câu d: bạn là người có trực giác mạnh (Intuitive).

*Bạn quan tâm đến mối quan hệ giữa các sự việc. Bạn là người giàu tưởng tượng và sáng tạo.

Câu e: bạn là người thiên về lý trí (Thinker).

*Bạn quyết định mọi việc rất khách quan và không dựa theo quan điểm cá nhân.

Câu f: bạn là người thiên về cảm tính (Feeler).

*Bạn thường dựa trên các tiêu chuẩn cá nhân và cảm giác của mình để quyết định mọi việc.

Câu g: bạn thuộc típ người quy củ và quyết đoán (Judger).

*Bạn thích một môi trường làm việc có tổ chức và ngăn nắp.

Câu h: bạn là người thích quan sát (Perceiver).

*Bạn rất linh hoạt, ham hiểu biết và có một chút tinh thần “nổi loạn”.

Và bây giờ hãy khám phá xem nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất nhé.

ENFJ (Extrovert, Intuitive, Feeler, Judger)

Bạn là người dễ
cảm thông và độc đáo. Bạn thích làm việc trong môi trường ngăn nắp. Bạn
rất có trách nhiệm. Khi làm bất cứ việc gì, bạn thường dồn hết tâm trí
của mình vào đó.
*Bạn có thể trở thành một Chuyên viên quảng cáo, Biên tập tạp chí, Nhà sản xuất các chương trình TV, Nhân viên marketing, Nhà văn/Nhà báo.

ENFP (Extrovert, Intuitive, Feeler, Perceiver)

Thật tuyệt
vời! Bạn rất thông minh và luôn muốn học hỏi nhiều hơn. Bạn nói khá
nhiều và là người khá thoải mái. Bạn rất nhiệt tình, có nhiều sáng
kiến. Bạn thường dễ dàng vượt qua mọi khó khăn.

*Nghề nghiệp phù hợp với bạn: Nhân viên quảng cáo, chuyên viên Phát triển phần mềm, Nhà báo, Nhà thiết kế, Giám đốc sáng tạo.

ENTJ (Extrovert, Intuitive, Thinker, Judger)

Bạn khá thân thiện với mọi người. Tuy nhiên bạn là người rất kiên quyết và thẳng tính. Vì vậy bạn có thể làm tổn thương người khác. Bạn rất quyết đoán và ngăn nắp.

*Bạn có thể trở thành: Giám đốc điều hành, Tư vấn viên, chuyên viên nhà đất, Nhân viên marketing, Nhà phân tích tài chính.

ENTP (Extrovert, Intuitive, Thinker, Perceiver)

Bạn rất có duyên. Mọi người đều thích bạn vì bạn là người thân thiện và thoải mái. Bạn rất sáng tạo, nhưng cũng dễ thay đổi. Khả năng phân tích của bạn khá tốt.

*Bạn nên làm những công việc:Đầu tư ngân hàng, Người viết quảng cáo, Hoạch định chiến lược, Phát thanh viên radio/TV.

ESFJ (Extrovert, Sensor, Feeler, Judger)

Bạn rất năng động và tràn đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên bạn khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bạn là người ngăn nắp và có trách nhiệm. Bạn không thích sự thay đổi.

*Bạn có thể là một chuyên gia kinh doanh Bất động sản, Bác sĩ thú y, Giáo viên, Y tá, Nhân viên kinh doanh, Nhân viên du lịch.

ESFP (Extrovert, Sensor, Feeler, Perceiver)

Bạn khá thoải mái và khôi hài. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng bạn cảm thấy mình hơi bốc đồng nhé! Tuy nhiên bạn rất ham học hỏi. Bạn rất năng động và yêu các hoạt động xã hội.

*Bạn có thể trở thành một Giáo viên mầm non, Bác sĩ chuyên khoa, Bác sĩ thú y, Nha sĩ.

ESTJ (Extrovert, Sensor, Thinker, Judger)

Bạn có khuynh hướng nói thẳng những điều bạn nghĩ. Bạn rất thực tế, khó thay đổi ý kiến và nghiêm túc. Bạn yêu thích tính truyền thống và rất giỏi quyết định mọi chuyện.

*Bạn có thể trở thành Nhân viên kinh doanh, Nhân viên bất động sản, Dược sĩ, Sĩ quan.

ESTP (Extrovert, Sensor, Thinker, Perceiver)

Bạn là người năng động, vui vẻ và quyến rũ nhưng hơi bốc đồng. Bạn thích thử thách và luôn luôn muốn học hỏi thêm nhiều điều mới lạ. Bạn cũng là người hiếu kỳ, điềm đạm và suy nghĩ lôgic.

*Bạn có thể trở thành Nhân viên y tế, Môi giới chứng khoán, Nhân viên bảo hiểm, Kỹ sư, Nhân viên du lịch.

INFJ (Introvert, Intuitive, Feeler, Judger)

Bạn khá sáng tạo và có khả năng làm việc độc lập. Bạn luôn luôn suy nghĩ kĩ trước khi làm bất cứ việc gì. Bạn luôn dành hết đam mê cho những gì mình làm.

*Nghề nghiệp phù hợp với bạn là: Giáo viên, Chuyên viên huấn luyện, Biên tập viên, Giám đốc sáng tạo, Nhà văn.

INFP (Introvert, Intuitive, Feeler, Perceiver)

Bạn khá
trầm lặng, kín đáo và tốt bụng. Thỉnh thoảng bạn khá nhạy cảm nên cũng
dễ bị tổn thương. Bạn là người sáng tạo, độc đáo và giàu trí tưởng
tượng.

*Những nghề thích hợp với bạn: Chuyên gia nhân sự, Nhà nghiên cứu, Nhà tâm lý học, Thông dịch viên, Thủ thư, Thiết kế thời trang, Biên tập viên.

INTJ (Introvert, Intuitive, Thinker, Judger)

Bạn thích
sự độc lập và ngăn nắp. Bạn là người giàu trí tưởng tượng. Bạn có óc
phân tích và lôgic. Bạn luôn khát khao nâng cao năng lực và kiến thức
của mình. Bạn khá thận trọng và kín đáo.

* Những nghề phù hợp với bạn: Nhà văn tự do, Hoạch định truyền thông, Kiến trúc sư, Quản trị mạng, Phát triển phầnmềm.

INTP (Introvert, Intuitive, Thinker, Perceiver)

Bạn khá trầm lặng. Bạn có khả năng làm việc độc lập cao. Người khác có thể kể với bạn những bí mật của họ vì bạn là người rất kín đáo. Bạn là người sáng tạo và khéo léo, nhưng bạn cũng hay thay đổi.

*Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Chuyên viên phân tích tài chính, Nhà kinh tế học, Nhạc sĩ, Thiết kế Web, Xây dựng chiến lược.

ISFJ (Introvert, Sensor, Feeler, Judger)

Bạn là người cẩn thận, hiền lành và sâu sắc. Bạn làm việc chăm chỉ, có óc tổ chức và kiên quyết. Bạn rất quan tâm đến người khác. Bạn thích cuộc sống ổn định và giúp đỡ người khác.

*Những nghề thích hợp với bạn gồm Thủ thư, Người trang trí nội thất, Chăm sóc khách hàng, Nhân viên kế toán, Giáo viên.

ISFP (Introvert, Sensor, Feeler, Perceiver)

Bạn rất tốt bụng và dễ cảm thông. Bạn là người chu đáo và trung thực. Bạn khá nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên bạn rất dễ thích ứng với sự thay đổi.

*Bạn có thể trở thành Nhân viên thiết kế, Chăm sóc khách hàng, Đầu bếp, Nha sĩ.

ISTJ (Introvert, Sensor, Thinker, Judger)

Bạn là người trầm lặng. Bạn rất cẩn thận, trung thực và tỉ mỉ. Bạn thích sự ổn định, nhưng bạn cũng có thể thích nghi với sự thay đổi. Bạn làm việc chăm chỉ và rất có trách nhiệm.

* Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Môi giới bất động sản, Quản lý dữ liệu, Kế toán, Thanh tra xây dựng, Quản lý văn phòng.

ISTP (Introvert, Sensor, Thinker, Perceiver)

Bạn là một người rất thực tế. Bạn thích sự độc lập và yên tĩnh. Đôi lúc bạn cũng bốc đồng. Bạn là người theo chủ nghĩa khách quan và không dễ xúc động.

*Những nghề thích hợp với bạn: Lập trình vi tính, Cảnh sát, Lính cứu hỏa, Dược sĩ.

Bạn biết đấy không có gì là hoàn hảo cả. Nhưng chúng tôi hy vọng bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn khám phá khả năng thật sự của mình. Từ đó bạn sẽ xác định được đâu là công việc phù hợp nhất với bạn để phát triển đúng hướng cho sự nghiệp của mình.


Cách lựa chọn nghề nghiệp tương lai

 Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc.

Sau một thời gian làm công tác hướng nghiệp cho các bạn học sinh phổ thông, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi lựa chọn nghề nghiệp với các bạn.

Tránh những việc không đúng đắn khi chọn nghề

- Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của bố, mẹ và người thân. Do gia đình có nghề nghiệp truyền thống hoặc có mối quan hệ sẵn có nên thường áp đặt con cái theo ý muốn của mình.

- Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm, của bạn bè và của người yêu.

- Chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình.

- Chọn nghề may rủi theo kiểu chọn đại.

- Chọn nghề chỉ ở bậc đại học.

- Chọn nghề theo "mác", theo "nhãn", theo phong trào.

- Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không.

- Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế, cá nhân hoặc gia đình.

- Chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội.

- Nhờ những người dùng phương pháp thần bí lựa nghề giúp bạn như các nhà chiêm tinh, thầy bói (xem chỉ tay, chữ viết, coi tướng...).

Cần xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào

Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn...,  các trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn.

Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa việc chọn nghề qua việc làm bài trắc nghiệm. Việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế... ở xung quanh ta, và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.Ví dụ: làm báo tường, viết bài gửi cho các báo... để xem mình có phù hợp với nghề báo không; làm thủ quĩ cho lớp để xem mình có phù hợp nghề kế toán không...

Bạn có thể tới các công ty, trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục, nơi đó họ có đủ sách, tài liệu, kiến thức về các nghề nghiệp để tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, người nhà, bạn bè... để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào.

Hãy tham dự các buổi thuyết trình của các báo cáo viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Hãy đến thư viện, lên Internet để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm. Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề.

Trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn. Hỏi về cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triển...

Khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì, để từ đó có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp.

Hãy để sự lựa chọn của mình mở ra với nhiều nghề nghiệp khác nhau.

Cần tìm hiểu nhiều về những ngành nghề mà mình lựa chọn

Trong mỗi ngành nghề, ít nhất là phải biết các yêu cầu sau về nghề:

- Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.

- Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề.

- Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó.

- Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề.

- Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học.

- Học phí, học bổng.

- Bằng cấp và cơ hội học lên cao .

- Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.

- Tìm hiểu khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp.

- Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề.

- Những chống chỉ định y học.

- Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Xác định năng lực học tập của bạn

Bạn có thể dùng phối hợp một số cách sau:

- Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường bạn muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với sức học của mình cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn.

- Giải thử đề thi đại học ba năm gần đây và so sánh điểm chuẩn với ngành học ở trường mà mình định thi vào để ước lượng năng lực, khả năng trúng tuyển của mình.

- Nhờ thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá, nhận xét.

Trên cơ sở đó bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân, từ đó chọn ngành học, trường thi cho phù hợp với năng lực của mình.

Nhận diện tính cách để tìm nghề phù hợp

- Trong quá trình tư vấn hướng nghiệp, tôi thường gặp rất nhiều thắc mắc xoay quanh mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tính cách.

Đại loại như: “Nhiều thông tin cho biết muốn chọn nghề phải căn cứ vào sở thích. Nhưng em đã thấy nhiều anh chị đi trước phải đổi nghề sau khi tốt nghiệp chính nghề đó, vì họ không còn thích nghề đó nữa. Vậy là sao?” và “Dù tôi nóng tính hay lạnh lùng, hướng ngoại hay hướng nội... miễn tôi thích nghề đó và lại có bằng cấp, tay nghề, kiến thức, vậy tại sao tôi chưa đủ tự tin để chọn nghề đó được?”.

Bạn chỉ có thể vững tin khi cả năng lực và tính cách của bạn đều xứng đáng để cho bạn tự tin. Lòng tự tin (từ sở thích cảm tính) có thể thôi thúc bạn khi chọn nghề. Nhưng khi học nghề và nhất là khi hành nghề sau này, lòng tự tin không còn phụ thuộc vào sở thích như trước. Khi đó, nó phụ thuộc vào năng lực và đặc biệt phụ thuộc vào tính cách của bạn. Sở thích chỉ tạm thời, dễ thay đổi tùy hứng. Còn tính cách thì hầu như khó đổi, thậm chí “khó dời hơn cả núi sông”.

Nhiều bạn trẻ chỉ chăm chú theo sở thích cảm tính mà chọn nghề nên đã bị “dội” khi học nghề và hành nghề, rồi phải lo đổi nghề sau nhiều năm mất công mất của để theo học. Khi đối mặt với nghề, chạm vào những thử thách khắc nghiệt của nghề, họ không những bị hẫng hụt do sở thích tiêu tan, còn bị “dội” do tính cách không hợp với đòi hỏi của nghề đó. Đó cũng là lúc họ không còn tự tin, càng không đủ tạo niềm tin nơi tuyển dụng dù họ có đầy năng lực và bằng cấp.

Người ta chỉ muốn tiếp nhận và giao việc cho bạn khi tính cách của bạn có đủ “chỉ số niềm tin” cho nghề đó (bên cạnh chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ). Đòi hỏi niềm tin ở đây không phải từ bạn mà từ nghề nghiệp, nhất là từ người tiếp nhận bạn (nhà chuyên môn, người tuyển dụng). Họ muốn biết tính cách của bạn có phù hợp với đòi hỏi của nghề hay không.

Dân gian có câu “Chọn mặt gửi vàng” hoặc “Không giao trứng cho ác” cũng với ý nghĩa thâm sâu đó. Nếu biết bạn là người ưa cẩn thận, trọng chữ tín, người ta mới giao việc lớn cho bạn. Còn nếu biết bạn chỉ ưa hình thức mà không trọng thực chất, người ta chẳng những không giao việc lớn mà còn “canh chừng” bạn trong từng việc nhỏ. Bởi thế, sớm muộn bạn cũng bị cơ chế của nghề nghiệp ấy gạt ra vì tính cách của bạn không phù hợp với đặc trưng của nghề.

Chính vì thế, khi trắc nghiệm hướng nghiệp, nhà chuyên môn không chỉ trắc nghiệm năng lực, còn trắc nghiệm cả tính cách của bạn. Nếu xét thấy bạn ưa nóng tính, dễ bức xúc chẳng hạn, lại muốn chọn ngành ngoại giao hay nghề dạy học, nhà chuyên môn sẽ khuyên bạn nên đổi hướng, rẽ sang ngành khác hi vọng phù hợp hơn.

Ngược lại, nếu thấy có đủ năng lực mà lại điềm tĩnh, mẫn tiệp, biết tự kiềm chế cao, người ta sẽ khuyên bạn cứ yên tâm chọn ngành quan hệ quốc tế hay nghề dạy học.








Bài trắc nghiệm tính cách hay
Trắc nghiệm công việc phù hợp với bạn cực thú vị .
Trắc nghiệm tính cách
Trị liệu tình dục
Biểu hiện của người đàn ông chung thủy
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc marketing
Kinh nghiệm thi đại học môn Hóa để đạt kết quả cao
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc công ty Nhật
Cách để quên một người một cách dễ dàng


(ST)