Trái cây tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu


Không chỉ là những quả tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu mà còn tốt cho cả thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ


5 LOẠI QUẢ RẤT TỐT CHO BÀ BẦU

Dưa chuột

Được đánh giá là loại quả rất tốt cho bà bầu không muốn béo phì vì nó chứa lượng calo rất thấp nên khiến mẹ bầu không bị tăng cân nhanh.

Mặc dù chứa ít calo nhưng dưa chuột lại có rất nhiều lợi ích:

- Vì dưa chuột có nhiều nước nên nó có tác dụng chống mất nước trong thời kì mang thai.

- Lượng chất xơ ở vỏ dưa chuột giúp mẹ bầu giảm táo bón thai kì.

- Vitamin K có trong dưa chuột giúp xương của bà bầu chắc khỏe.



Tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều dưa chuột vì nó có thể gây đầy hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó, dưa chuột chứa nhiều nước nên lợi tiểu, khiến mẹ bầu dễ bị tiểu rắt.

Vì dưa chuột dễ bị phun nhiều thuốc trừ sâu nên mẹ bầu cần cẩn trọng khi lựa chọn và chế biến.

Cà chua

Có thể mẹ bầu sẽ bất ngờ với tác dụng cải thiện lưu thông máu của cà chua. Nhưng điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì cà chua có tác dụng lọc máu nên nó cũng có tác dụng cải thiện lưu thông máu trong thời kì mang thai.

Được liệt vào danh sách những loại quả rất tốt cho bà bầu vì nó còn có nhiều lợi ích khác:

- Trong cà chua có một chất được gọi tên là axit nicotinic giúp giảm cholesterol trong máu, vì vậy nó có tác dụng ngăn ngừa rối loạn nhịp tim ở phụ nữ mang thai.

- Ăn cà chua sẽ giúp mẹ bầu bổ sung một lượng vitamin K cần thiết có tác dụng ngăn ngừa chứng xuất huyết và mất máu khi vượt cạn.

- Cà chua rất giàu vitamin A, tốt cho thị giác của thai nhi phát triển.



Tuy nhiên các mẹ bầu cũng nên lưu ý không nên ăn quá nhiều cà chua vì nó có thể làm tăng nhịp tim ở người mẹ.

Cà tím

Nếu mẹ bầu nào có nguy cơ bị mắc chứng tiểu đường thai kì thì cà tím là một loại quả rất tốt cho mẹ bầu vì các chất có trong cà tím sẽ giúp duy trì hàm lượng đường ổn định trong máu. Nhờ thế, nó ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Cà tím tuy không được nhiều mẹ bầu yêu thích nhưng nó có rất nhiều lợi ích:

- Cà tím giàu axit folic nên giúp bé phòng chống những khuyết tật về ống thần kinh.

- Ngoài tác dụng ngừa dị tật bẩm sinh ở não cho thai nhi, axit folic còn giảm thiểu hàm lượng homocysteine trong máu (homocysteine là một axit amin, nếu quá cao sẽ gây nên hiện tượng cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch).



Tuy nhiên, bà bầu mắc bệnh thận thì không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao. Đây là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.

Mẹ bầu không nên ăn cà tím sống hoặc nấu chưa chín kỹ có thể làm rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ.

Quả nho

Nho cũng được xếp trong danh sách những loại quả rất tốt cho bà bầu vì vitamin A và hợp chất flavonol trong nho có tác dụng phát triển thị giác cho bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

Không những thế, nho còn có rất nhiều tác dụng:

- Cũng giống như cà chua, trong nho có chứa nhiều vitamin K giúp đông máu, có lợi cho quá trình chuyển dạ.

- Những bà bầu bị bệnh khớp, hen... nếu ăn nho thường xuyên, bệnh sẽ được kiểm soát vì nho chứa các yếu tố kháng viêm.

- Kali và natri trong nước ép nho kích thích phát triển hệ thần kinh cho thai nhi.

- Magiê trong nho giúp giảm chuột rút cho bà bầu.

- Nho là một trong số ít loại quả hoàn toàn không có cholesterol, lại có lượng kalo thấp, giúp bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

- Resveratrol - một thành phần quan trọng của nho giúp chống lại các bệnh thần kinh ở phụ nữ mang thai.



Tuy nhiên không vì có quá nhiều lợi ích như trên mà mẹ bầu có thể ăn nho thỏa thích. Khi ăn nho cần lưu ý những điều sau:

- Vì vỏ nho có thể gây đầy bụng, khó tiêu nên khi ăn mẹ bầu nên bỏ vỏ.

- Ăn quá nhiều nho có thể gây tiêu chảy nên mẹ bầu cần kiểm soát lượng nho ăn vào.

Quả cherry (còn gọi là anh đào)

Lý do cherry được xếp vào danh sách những loại quả rất tốt cho bà bầu vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa nên làm tăng khả năng miễn dịch cho phụ nữ mang thai.

- Cũng giống như cà tím, cherry còn có khả năng duy trì lượng đường ổn định trong máu, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.

-  Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các anthocyanins tìm thấy trong cherry giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, tăng cường sức khỏe cho bộ não thai nhi.


- Nếu mẹ bầu nào mắc chứng mất ngủ trong khi mang thai thì cherry có chứa một hợp chất chống oxy hóa gọi là melatonin, hỗ trợ ngủ ngon ở phụ nữ mang thai bị mất ngủ.

Quả cherry khá an toàn khi ăn, tuy nhiên ở những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm thì nên cẩn thận vì nó có thể gây dị ứng cho một số người.

9 LOẠI TRÁI CÂY BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN NHIỀU


Một số loại trái cây mùa hè không có lợi cho sức khỏe bà bầu nên chị nên cần hạn chế.
Trước khi mang thai bạn có thể tự do ăn uống theo sở thích vì hầu hết những loại thực phẩm bổ sung vào cơ thể đều không có hại và nếu có ăn quá nhiều thì sức đề kháng của bạn cũng có thể chống đỡ được. Tuy nhiên, khi có thai thì hoàn toàn khác, bạn cần cẩn trọng trong việc tìm kiếm những nguồn thực phẩm sao cho em bé phát triển toàn diện nhất hoặc ít ra cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.

Mùa hè thời tiết nóng nực sẽ khiến chị em bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống và xu hướng thích ăn hoa quả cũng tăng lên. Đây cũng là mùa dồi dào các loại hoa quả như dưa hấu, đào, táo… Tuy nhiên, có một số loại quả bà bầu không nên ăn nhiều vì chúng không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Dưới đây là những loại quả bà bầu không nên ăn nhiều:

Dưa hấu ướp lạnh

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. 

Quả vải

Quả vải có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em bầu cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

Táo mèo

Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Quả nhãn

Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

Đu đủ xanh


Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể bạn sẽ sảy thai.

Tuy vậy đu đủ chín (thật chín) lại được cho là rất tốt cho thai phụ. Đu đủ chín chứa nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và còn giúp thai phụ thoát khỏi chứng táo bón và ợ nóng.

Đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sảy thai. 

Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

Dứa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai.

Tuy nhiên nếu đã qua ngày sinh dự kiến thì dứa có thể giúp ích cho bạn. Nhưng nói như vậy không phải dùng dứa để kích thích sinh nở bởi mỗi quả dứa tươi chỉ chứa một lượng bromelain rất nhỏ, phải ăn ít nhất 7 quả dứa tươi/ngày, may ra mới cảm nhận được những cơn co thắt tử cung.


Đậu phộng

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, bà bầu ăn nhiều đậu phộng dễ làm tăng nguy cơ em bé sinh ra có xu hướng bị dị ứng với loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do chất đạm trong đậu phộng mà các thai phụ ăn có thể đi vào bào thai gây triệu chứng trên. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.

Đậu tương, đậu nành

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Viện Hopkins đã đặt ra giả thuyết rằng liệu ăn đậu tương khi mang thai có gây ra sự bất bình thường ở cơ quan sinh sản cũng như thiểu năng tình dục ở các bé trai hay không? Tuy chưa có câu trả lời thuyết phục nhưng tốt nhất là chúng ta tự nên tránh ăn nhiều vì chúng có thể an toàn cho chúng ta nhưng lại gây bất lợi cho thai nhi.




Món ngon hàng ngày cho bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Tác dụng của quả bơ với bà bầu


(ST)
bà bầu uống canxi từ tháng thứ mấy
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Bạn cần biết rằng canxi rất cần thiết cho sự phát triển răng và xương của thai nhi. Vì vậy, người mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú phải được bổ sung dưỡng chất này đầy đủ. Đặc biệt khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg; 3 tháng giữa là 1.000 mg; 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500 mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển. Nếu bà bầu không bổ sung đủ canxi qua chế độ ăn uống thì thai nhi sẽ tự lấy canxi từ cơ thể người mẹ để phát triển. Vì vậy mà phụ nữ sau sinh thường bị loãng xương hoặc gặp các bệnh lý về xương khớp.
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Ủa ăn j để có thêm canxi
hơn 1 tháng trước - Thích
ăn chôm chôm thường xuyên có ảnh hưởng đế thai nhi không
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Không nên ăn quá nhiều vì trong chôm chôm có tính nóng, ba bau an chom chom nhiều có thể ảnh hưởng tới thai nhi, bà bầu ăn nhiều chôm chôm sẽ đối diện với nguy cơ sâu răng, loãng xương, mệt mõi mãn tính, tóc mỏng, suy yếu móng tay móng chân và không thể duy trì có thể khỏe mạnh. Vậy nên bà bầu ăn chôm chôm cần lưu ý : Không ăn quá nhiều chôm chôm trong giai đoạn thai kỳ để bé được khỏe mạnh và đẩy đủ dưỡng chất.
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Tập thể dục như thế nào để giúp thai nhi khoe
hơn 1 tháng trước - Thích
A bưởi co dc k ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận