Trái cây tốt cho bệnh bao tử và những loại nên tránh
Cách muối dưa chuột bao tử cực ngon
Dưới đây là một số loại trái cây, rau quả có tác dụng chữa đau dạ dày hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh mà bạn có thể tham khảo.
NHỮNG TRÁI CÂY, RAU QUẢ TỐT CHO BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Nước ép ắp cải
Năm 1948, các nhà khoa học đã phát hiện trong cải bắp có một chất chống loét gọi là vitamin U, giúp chữa loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày – ruột, viêm đại tràng. Do vitamin U bị huỷ ở nhiệt độ cao, nên dùng nước ép cải bắp tươi để đạt hiệu quả cao nhất.
Một ký lá cải bắp tươi sẽ cho 500 – 700ml nước ép, nếu giã tươi lấy nước cốt thì được 350 – 500ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1.000ml, chia làm 4 - 5 lần (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng 2 tháng, sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa quá sâu.
Nộm cà, tỏi
Cà tím 1 quả, tỏi, xì dầu, giấm vừa đủ. Cà rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ, chần qua nước sôi. Tỏi đập dập băm nhỏ, cho vào bát cà, tra xì dầu, giấm trộn đều. Cà có giá trị chữa bệnh rất cao, có thể làm cho dạ dày và ruột bớt nhiệt, chữa viêm dạ dày, ruột có hiệu quả.
Ngoài ra, cà tím, rau hẹ, củ cải trắng, đậu que, khoai tây, rau cải thìa... cũng là những loại rau củ rất tốt cho người đau dạ dày.
Cà tím
Cà tím là loại quả rất giàu dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày.
Cà tím chữa viêm dạ dày
Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Chuối
Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày. Được biết đến với chức năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định.
Tuy nhiên nếu ăn chuối tiêu xanh, lúc bụng đói có thể gây cồn cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là ở người đã có bệnh viêm dạ dày tá tràng. Vì thế bạn có thể chuyển sang ăn các loại chuối như chuối già, chuối cau…, chọn chuối chín vừa và chỉ nên ăn chuối khi no. Chuối có tác dụng bảo vệ dạ dày do có tác dụng trung hòa axit dạ dày.
Đu đủ
Thêm một loại trái cây nhiệt đới khác được liệt kê vào danh sách thân thiện với dạ dày là đu đủ. Ăn đu đủ chín thường xuyên có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp tiêu thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh.
Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Ví dụ như dưa chuột, dưa hấu là những loại hoa quả có tính hàn, người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
NHỮNG THỨC ĂN NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY KHÔNG NÊN ĂN
Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày.
Theo Ths. Bs. Lê Thị Hải, Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cơ chế sinh bệnh viêm loét dạ dày là đều do axit làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axit làm viêm loét dạ dày có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.
Vì vậy, người viêm loét dạ dày nên không nên ăn những loại thức sau:
- Các loại thực phẩm có độ axit cao; các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, cà muối, dấm , mẻ, tương ớt...
- Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối , hành...
- Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè...
- Các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc...
Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày (Ảnh minh họa)
- Không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo...
- Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích...
- Không ăn sữa chua, các loại nước ngọt có ga.
- Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị, dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng.
- Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới.
- Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 - 3 giờ.
- Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường luộc, hấp, hạn chế xào, rán.
Những thức ăn nên ăn
- Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn cháo, cơm nát, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng...
- Các loại khoai: khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp.
- Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om.
- Sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát.
- Đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, thạch, chè.
- Nước uống: nước lọc, nước khoáng...
LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN SỚM TẠM BIỆT BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Làm thế nào để điều trị tốt hơn bệnh đau dạ dày? 8 lời khuyên dưới đây không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh này mà còn là thói quen rất đáng khuyến khích để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt. Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.
Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.
Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.
Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.
7. Uống trà ấm
Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
Món ngon hàng ngày cho bà bầu
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
(ST)